AN TOÀN ĐIỆN
AN TOÀN ĐIỆN
Câu 1: Cho phép tiến hành đóng cắt trên cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không được nhỏ hơn:
_ A. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không nhỏ hơn 1.5m.
_ B. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không nhỏ hơn 2m.
_ C. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không nhỏ hơn 3m
_ D. Khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác không nhỏ hơn 3.5 m.
Câu 2: Phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn vị quản lý lưới điện lưu giữ trong thời gian bao lâu mới được hủy bỏ:
_ A. ít nhất 3 tháng.
_ B. ít nhất 6 tháng.
_ C. Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải được lưu giữ vào hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
_ D. Gồm cả 2 câu A và C.
Câu 3: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt theo thứ tự các biện pháp kỹ thuật an toàn nào sau đây mới đúng?
1/ Cắt điện. 2/ Đặt rào chắn.
3/ Thử điện. 4/ Tiếp địa.
5/ Treo biển " Cấm đóng điện, có người đang làm việc".
_ A. Theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5.
_ B. Theo thứ tự 1, 5, 4, 3, 2.
_ C. Theo thứ tự 1, 5, 3, 4, 2.
_ D. Theo thứ tự 1, 5, 2, 3, 4.
Câu 4: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
_ A. 0.7 m đối với cấp điện áp từ 1kV đến cấp điện áp 15kV.
_ B. 1.0 m đối với cấp điện áp đến 35kV.
_ C. 1.5 m đối với cấp điện áp đến 110kV.
_ D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần thì khoảng cách an toàn đối với cấp điện áp đến 35kV là bao nhiêu?
_ A. 0. 35 m.
_ B. 0.70 m.
_ C. 1.00 m.
_ D. 1.50 m.
Câu 6: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần thì khoảng cách an toàn đối với cấp điện áp đến 110kV là bao nhiêu?
_ A. 0.70 m.
_ B. 1.00 m.
_ C. 1.50 m.
_ D. 2.50 m.
Câu 7: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là:
_ A. 0.35m đối với cấp điện áp đến 15kV.
_ B. 0.60 m đối với cấp điện áp đến 35kV.
_ C. 1.50 m đối với cấp điện áp đến 110kV.
_ D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện đối với cấp điện áp đến 35kV là:
_ A. 0.35 m.
_ B. 0.60 m.
_ C. 0.70 m.
_ D. 1.00 m.
Câu 9: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện đối với cấp điện áp đến 110kV là:
_ A . 0.60 m.
_ B. 1.50 m.
_ C. 2.50 m.
_ D. 4.50 m.
Câu 10: Khi tiến hành cắt điện để làm việc phải thực hiện như thế nào:
_ A. Phải cắt điện sao cho nhìn thấy rõ là phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly từ mọi phía.
_ B. Phải cắt máy cắt, CB ... từ mọi phía.
_ C. Phải cắt tất cả máy cắt và dao cách ly.
_ D. Chỉ cần cắt điện bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ phận truyền động tự động.
Câu 11: Sau khi cắt máy ngắt, cầu dao cách ly cần phải thực hiện điều nào sau đây mới đúng?
_ A. Phải khoá mạch điều khiển lại như: Cắt aptomat, gỡ cầu chảy, khoá van khí nén đến máy ngắt, ...
_ B. Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp sau khi cắt điện phải khoá tay điều khiển và kiểm tra đã ở vị trí cắt.
_ C. Tất cả đều đúng.
_ D. Tất cả đều sai
Câu 12: Việc đóng cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho:
_ A. Công nhân vận hành.
_ B. Công nhân sửa chữa.
_ C. Công nhân sửa chữa đã được huấn luyện.
_ D. Công nhân vận hành có kinh nghiệm và nắm vững sơ đồ lưới điện.
Câu 13: Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền hoặc điều độ Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn và bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác?
_ A. Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác cùng thực hiện.
_ B. Đơn vị quản lý vận hành có thể giao cho đơn vị công tác thực hiện.
_ C. Đơn vị công tác tự thực hiện.
_ D. Phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện.
Câu 14: Việc tháo các biển báo: "Cấm đóng điện! "Có người đang làm việc" tại bộ phận truy ền động của máy ngắt, dao cách ly, ... phải do ai thực hiện?
_ A. Do nhân viên vận hành đương ca thực hiện.
_ B. Do người giám sát đóng, cắt điện thực hiện.
_ C. Do người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế thực hiện.
_ D. Phải do người có trách nhiệm thực hiện.
Câu 15: Ở thiết bị điện điện áp đến 15kV, trong các trường hợp đặc biệt, tùy theo điều kiện làm việc, rào chắn có cho phép chạm vào phần có điện không?
_ A. Cho phép chạm vào phần có điện của thiết bị điện.
_ B. Không cho phép, phải đảm bảo khoảng cách không được nhỏ hơn điều 27 quy định.
_ C. Có thể chạm vào phần có điện, loại rào chắn này (tấm chắn, mũ chụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bị điện. Khi lắp đặt phải mang găng cách điện, đi ủng cách điện và phải có 2 người.
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 16: Quy định khi đặt rào chắn tạm thời:
_ A. Phải đặt cố định chắc chắn.
_ B. Phải đặt chắc chắn bao quanh vị trí làm việc.
_ C. Phải đặt cố định chắc chắn sao cho những người không có nhiệm vụ không thể vào được khu vực cho phép làm việc.
_ D. Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm, người làm việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.
Câu 17: Sau khi đã cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành thử điện ở các vị trí:
_ A. Tại máy ngắt đầu nguồn.
_ B. Tại 2 đầu nơi đơn vị công tác làm việc.
_ C. Tại ngàm dưới cầu dao, dao cách ly đã được cắt điện.
_ D. Tại tất cả các vị trí thiết bị đã được cắt điện.
Câu 18: Nguyên tắc khi kiểm tra không còn điện bằng bút thử điện?
_ A. Thử ở nơi không có điện trước, nơi có điện sau.
_ B. Thử ở nơi có điện trước rồi mới thử nơi cần bàn giao.
_ C. Nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở.
_ D. Cả hai câu B, C.
Câu 19: Đối với 02 đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường (đường kia vẫn vận hành) thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá bao nhiêu:
_ A. 200m.
_ B. 300m.
_ C. 400m.
_ D. 500m.
Câu 20: Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt thêm tiếp đất ở giữa khi khu vực làm việc dài quá:
_ A. 01 Km.
_ B. 02 Km.
_ C. 2,5 Km.
_ D. 03 Km.
Câu 21: Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất như thế nào:
_ A. Đặt tiếp đất bằng cách chập 03 pha với dây trung tính và đấu xuống đất.
_ B. Chú ý cần kiểm tra các nhánh có máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới.
_ C. Gồm cả 02 câu A và B.
_ D. Cả 02 câu A và B đều sai.
Câu 22: Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất như thế nào:
_ A. Đặt một bộ tiếp đất ở đầu nối vào nguồn của cáp ngầm.
_ B. Nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu của cáp ngầm.
_ C. Nếu thiết bị đóng cắt nhìn thấy rõ thì không cần phải làm tiếp đất.
_ D. Cả 03 câu đều sai.
Câu 23: Những công việc về sửa chữa và những công việc không thuộc về vận hành ở các thiết bị điện, theo nguyên tắc chỉ được thực hiện theo:
_ A. Phiếu công tác.
_ B. Lệnh công tác.
_ C. Không cần phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
_ D. Hai câu A, B đều đúng.
Câu 24: Thời gian có hiệu lực của phiếu công tác là bao lâu:
_ A. Không quá 5 ngày tính từ ngày cấp phiếu.
_ B. Không quá 10 ngày tính từ ngày cấp phiếu.
_ C. Không quá 15 ngày tính từ ngày cấp phiếu.
_ D. Không quá 20 ngày tính từ ngày cấp phiếu.
Câu 25: Theo qui trình KTAT điện nếu có nhiều đơn vị cùng tham gia công tác trên cùng một đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng biệt thì phiếu công tác được thực hiện:
_ A. Cùng được cấp chung một phiếu công tác và làm các biện pháp an toàn chung.
_ B. Mỗi đơn vị một phiếu công tác nhưng có cùng biện pháp an toàn.
_ C. Mỗi đơn vị được cấp riêng một phiếu công tác và làm biện pháp an toàn riêng biệt để khi rút khỏi hiện trường không ảnh hưởng gì đến đơn vị khác.
_ D. Tất cả đều sai.
Câu 26: Theo quy trình KTAT điện khi thay đổi nhân viên trong đơn vị công tác thì thực hiện như điều nào sau đây là đúng:
_ A. Do người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo quyết định.
_ B. Do người chỉ huy trực tiếp quyết định.
_ C. Do người cho phép và người chỉ huy trực tiếp quyết định.
_ D. Cả 3 câu đều đúng
Câu 27: Theo quy trình KTAT điện thì những người nào dưới đây chịu trách nhiệm an toàn của phiếu công tác ở lưới điện cao áp?
_ A. N gười cấp phiếu và người lãnh đạo công việc.
_ B. Người cấp phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp.
_ C. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép và nhân viên đơn vị công tác.
_ D. Người cấp phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép và nhân viên đơn vị công tác.
Câu 28: Danh sách những người được giao nhiệm vụ cấp phiếu, lãnh đạo công việc, chỉ huy trực tiếp, giám sát do ai phê duyệt?
_ A. T rưởng Chi nhánh điện hoặc Trưởng Phòng Kỹ Thuật.
_ B. Phó Giám đốc kinh doanh.
_ C. Phó Giám đốc kỹ thuật.
_ D. Trưởng Phòng Điều Độ.
Câu 29: Theo quy trình KTAT điện, các công việc được tổ chức theo phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1.000 V thì ai (chức danh nào?) là người phải ghi vào sổ nhật ký vận hành số phiếu công tác, thời gian cắt điện, thời gian kết thúc công việc và thời gian đóng điện thiết bị?
_ A. Người cấp phiếu công tác.
_ B. Người cho phép vào làm việc.
_ C. Người chỉ huy trực tiếp.
_ D. Nhân viên đơn vị công tác.
Câu 30: Theo quy trình KTAT điện, các công việc được tổ chức theo phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1.000 V thì chức danh người chỉ huy trực tiếp phải có bậc an toàn ít nhất là:
_ A. Bậc 2 trở lên.
_ B. Bậc 3 trở lên.
_ C. Bậc 4 trở lên.
_ D. Phải có bậc 5 an toàn.
Câu 31: Trong phiếu công tác, nếu đáp ứng đầy đủ bậc an toàn cho từng chức danh thì được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
_ A. Được kiêm nhiệm 2 đến 3 chức danh.
_ B. Được kiêm nhiệm tất cả các chức danh.
_ C. Chỉ được đảm nhiệm 1 chức danh duy nhất.
_ D. Chỉ được đảm nhiệm tối đa 2 chức danh.
Câu 32: Kể từ khi cho phép vào làm việc, thì ai là người chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc?
_ A. Người giám sát an toàn điện hoặc người chỉ huy trực tiếp.
_ B. Người lãnh đạo công việc hoặc người cho phép.
_ C. Người chỉ huy trực tiếp hoặc người cho phép.
_ D. Người cho phép.
Câu 33: Trong khi làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp có được phép vắng mặt không?
_ A. Được phép vắng mặt, không cần người thay thế trong thời gian ngắn.
_ B. Không được phép vắng mặt với bất cứ lý do nào.
_ C. Được phép vắng mặt nếu có lý do chính đáng và người được chỉ định thay thế phải có đúng chức danh quy định đồng thời phải có giấy ủy quyền của người chỉ huy trực tiếp và được đơn vị trưởng ký duyệt.
_ D. Cả 03 câu đều sai.
Câu 34: Để làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc. Khi người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) cần vắng mặt mà không có người thay thế thì phải:
_ A. Rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
_ B. Cho ngưng toàn bộ công việc nhưng không cần rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
_ C. Nhân viên trong đơn vị công tác phải tự giám sát lẫn nhau.
_ D. Cử 01 nhân viên bất kỳ tạm giám sát công việc.
Câu 35: Khi tạm ngừng công việc trong ngày để ăn trưa, đối với công việc có cắt điện từng phần. Sau khi nghỉ xong, đơn vị trở lại làm việc thì phải tiến hành những thủ tục nào?
_ A. Đơn vị công tác tiến hành công việc trở lại bình thường.
_ B. Phải tiến hành làm lại thủ tục cho phép vào làm việc.
_ C. Báo cáo lại với người lãnh đạo công việc và người cho phép.
_ D. Người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
Câu 36: Đối với công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác thì khi cần tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa) phải được tiến hành theo thủ tục nghỉ giải lao như sau:
_ A. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc. Các biện pháp an toàn phải để nguyên, nhân viên trong đơn vị công tác chỉ được phép trở lại nơi làm việc khi có mặt người chỉ huy trực tiếp để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc.
_ B. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc và thu hồi các biện pháp an toàn, nhân viên trong đơn vị công tác chỉ được phép trở lại nơi làm việc khi có mặt người chỉ huy trực tiếp tiến hành thực hiện thủ tục cho phép vào làm.
_ C. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc. Nhân viên trong đơn vị công tác được phép trở lại nơi làm việc khi đã tập trung đầy đủ.
_ D. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Nhân viên đơn vị công tác được phép quay lại làm việc tuỳ ý.
Câu 37: Theo quy trình KTAT điện, trong phần quy định về thủ tục nghỉ giải lao thì khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì:
_ A. Nhân viên vận hành không được đóng, cắt điện thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc đơn vị công tác.
_ B. Nhân viên vận hành được phép đóng, cắt điện thiết bị khi biết chắn chắc không có người làm việc trên thiết bị.
_ C. Nhân viên vận hành được phép đóng điện thiết bị để tái lập cung cấp điện trong giờ nghỉ giải lao của đơn vị công tác.
_ D. Câu A, B, C đều sai.
Câu 38: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc phải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn lại các biện pháp an toàn phải thực hiện như thế nào?
_ A. Thu hồi tất cả biển báo, rào chắn, tiếp đất.
_ B. Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ.
_ C. Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ đồng thời phiếu công tác giao lại cho nhân viên vận hành và hai bên phải ký vào phiếu.
_ D. Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ, đồng thời báo với nhân viên vận hành.
Câu 39: Khi đơn vị công tác chuyển từ thiết bị ngoài trời cấp điện áp này, sang thiết bị ngoài trời cấp điện áp khác để làm việc mà không cần cắt điện thì phải làm thủ tục như thế nào?
_ A. Khi làm việc thiết bị nào thì phải viết phiếu công tác cho thiết bị đó.
_ B. Không được sử dụng một phiếu công tác để làm việc trên hai thiết bị khác nhau.
_ C. Chỉ cần một phiếu công tác nhưng phải làm thủ tục di chuyển nơi làm việc.
_ D. Khi công tác ở cấp điện áp khác nhau thì sử dụng phiếu công tác khác nhau.
Câu 40: Khi phiếu công tác đã khoá phiếu, nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót cần sửa lại ngay thì phải thực hiện thủ tục như thế nào?
_ A. Người chỉ huy trực tiếp báo cáo lại cho người lãnh đạo công việc và tiến hành khắc phục sửa chữa .
_ B. Người chỉ huy cho tiến hành khắc phục sữa chữa ngay.
_ C. Người lãnh đạo công việc cho tiến hành khắc phục sửa chữa ngay.
_ D. Người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định "Thủ tục cho phép vào làm việc" như đối với một công việc mới. Việc làm bổ sung này không cần phát thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm.
Câu 41: Cấm tự ý vào và tiếp xúc ở thiết bị để làm việc gì khi có lệnh?
_ A. Tháo biển "Làm việc tại đây".
_ B. Tháo biển "Cấm đóng điện! "Có người đang làm việc".
_ C. Tháo tiếp đất lưu động.
_ D. Tất cả đều sai.
Câu 42: Theo quy trình KTAT điện, đối với các công việc được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác, trong phần quy định về "Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện" thì khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng công việc đã làm xong, khi đó:
_ A. Cấm tự ý vào và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.
_ B. Được vào để thu dọn đồ nghề nhưng cấm tiếp xúc với thiết bị.
_ C. Được vào để thu dọn đồ nghề nhưng phải bảo đảm khoảng cách an toàn.
_ D. Được vào để kiểm tra lại khu vực làm việc còn sót gì không nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
Câu 43: Theo quy trình KTAT điện, đối với các công việc được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác, trong phần quy định về "Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện " thì việc bàn giao phải được tiến hành trực tiếp giữa:
_ A. Công ty xây lắp điện và Ban quản lý dự án địa phương.
_ B. Đơn vị công tác và đơn vị quản lý thiết bị.
_ C. Đơn vị thi công và đại diện chính quyền địa phương.
_ D. Đơn vị thi công và đại diện Ban quản lý dự án.
Câu 44: Khi có nhiều nhóm công tác trên một đường dây và yêu cầu thao tác ở cùng một thiết bị, khi nào mới được đóng điện vào thiết bị?
_ A. Khi có một nhóm tác đã khoá phiếu.
_ B. Khi có hai nhóm công tác đã khoá phiếu.
_ C. Phải khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện.
_ D. Tối thiểu có một nhóm khóa phiếu.
Câu 45: Những người có thể làm việc trên cao có điện hoăc gần nơi có điện là:
_ A. Công nhân có bậc thợ 2/7 trở lên.
_ B. Công nhân tạm tuyển, hợp đồng, học sinh.
_ C. Công nhân có bậc thợ 3/7 trở lên.
_ D. Công nhân có bậc 1 nghề nghiệp trở lên nhưng phải được học tập QTKTAT và sát hạch đạt yêu cầu.
Câu 46: Những người làm việc trên cao phải:
_ A. Tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ an toàn chỉ dẫn.
_ B. Có thể đưa ra các ý kiến khác.
_ C. Câu A và B đúng.
_ D. Câu A và B sai.
Câu 47: Những người làm việc trên cao từ 3m trở lên phải có đầy đủ những yêu cầu nào?
_ A. Có đầy đủ sức khỏe, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh, có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế, đã được học tập, kiểm tra quy trình đạt yêu cầu.
_ B. Đã được học tập, kiểm tra quy trình đạt yêu cầu.
_ C. Phải là công nhân lành nghề, có trình độ an toàn bậc 3.
_ D. Là công nhân quản lý vận hành lưới điện.
Câu 48: Những ai chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn trước khi cho công nhân làm việc trên cao?
_ A. Người lãnh đạo công việc.
_ B. Nhóm trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng.
_ C. Trưởng phòng kỹ thuật hoặc trưởng ca trực vận hành.
_ D. Trưởng phòng điều độ.
Câu 49: Khi làm việc ở những chỗ đông người và xe cộ, tàu, thuyền qua lại thì phải có biện pháp an toàn như thế nào?
_ A. Đặt biển báo "Làm việc tại đây".
_ B. Đặt biển báo "Điện cao áp! Nguy hiểm chết người".
_ C. Đặt biển báo "Chú ý! Công trường", đặt ba -ri-e,..." để ngăn-người, xe cộ và tàu, thuyền không vào khu vực làm việc.
_ D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 50: Nghiêm cấm những người nào làm việc trên cao?
_ A. Công nhân có bậc 2 nghề nghiệp trở lên.
_ B. Công nhân có bậc 1 nghề nghiệp trở lên.
_ C. Những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêu chuẩn sức khỏe khi làm việc trên cao.
_ D. Công nhân của đơn vị ngoài vào công tác theo phiếu công tác dành cho đơn vị ngoài.
Câu 51 : Khi thấy các biện pháp an toàn chưa đề ra cụ thể hoặc chưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền gì?
_ A. Không thực hiện mặc dù chưa đề đạt ý kiến với người ra lệnh.
_ B. Báo cáo với cấp trên khi chưa thông qua ý kiến với người ra lệnh.
_ C. Báo cáo với cấp trên khi đã có ý kiến với người ra lệnh và đã được giải quyết thỏa đáng.
_ D. Đề đạt ý kiến với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết thích đáng thì báo cáo lên trên một cấp và có quyền không thực hiện.
Câu 52: Khi người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm một việc vi phạm Quy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải báo cáo cho người ra lệnh biết. Khi đó công nhân có quyền gì?
_ A/ . Báo cáo lại cho người ra lệnh và người nhận lệnh biết rồi tiếp tục làm việc.
_ B. Có quyền không thực hiện và báo cáo cấp trên.
_ C. Nêu lý do vi phạm và không thực hiện công việc.
_ D. Tiếp tục làm việc nhưng phải báo cáo với người nhận lệnh.
Câu 53: Làm việc trên cao, dây đeo an toàn được mắc vào những bộ phận nào?
_ A. Trên thang di động.
_ B. Những bộ phận dễ gẫy, dễ tuột.
_ C. Những vật cố định chắc chắn.
_ D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 54: Chỉ được trèo lên tháo dây chằng khi cột dựng đã đổ móng được?
_ A. 8 giờ.
_ B. 12 giờ.
_ C. 21 giờ.
_ D. 24 giờ
Câu 55: Trong khi làm việc trên cao, được mang vác dụng cụ, vật liệu nào lên cao cùng người?
_ A. Được mang theo người các dụng cụ nhẹ như kìm, tuốcnơvít, cờ lê, mỏ lết, búa con và được để trong túi quần, áo.
_ B. Được phép mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
_ C. Không được phép mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. Chỉ được phép mang theo những dụng cụ nhẹ, nhưng phải đựng trong bao chuyên dụng.
_ D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 56: Dụng cụ làm việc trên cao được để vào những chỗ nào?
_ A. Để chỗ nào cũng được
_ B. Để vào chỗ ty leo trụ.
_ C. Để trong túi áo, quần.
_ D. Để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
Câu 57: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao và hạ xuống bằng cách nào?
_ A. Tung, ném vật liệu lên cao hoặc xuống đất.
_ B. Dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống.
_ C. Dùng dây buộc để kéo lên và hạ xuống từ từ qua puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
_ D. Dùng dây buộc để kéo lên và hạ xuống từ từ qua puly, không cần người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
Câu 58: Khi làm việc trên những mái nhà trơn, dốc thì như thế nào?
_ A. Cần có những biện pháp an toàn cụ thể ở những vị trí đó. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở.
_ B. Không được làm việc bất cứ lý do gì.
_ C. Cả hai câu A và B đều sai.
_ D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 59: Theo quy trình kỹ thuật an toàn điện, khi làm việc trên thang phải đứng cách ngọn thang ít nhất bao nhiêu mét?
_ A. Đứng cách bao nhiêu mét cũng được.
_ B. 1.5 mét.
_ C. 1.0 mét.
_ D. 0.7 mét.
Câu 60: Theo quy trình kỹ thuật an toàn điện, hàng ngày, trước khi làm việc trên cao công nhân tự kiểm tra như thế nào?
_ A. Kiểm tra lại dụng cụ thi công.
_ B. Không cần kiểm tra lại bất cứ trang cụ nào.
_ C. Kiểm tra dây đeo an toàn bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất, ngã người ra phía sau xem dây có hiện tượng gì không.
_ D. Câu A và C đều đúng.
Câu 61: Những người vào trạm để tham quan, nghiên cứu thì người hướng dẫn là:
_ A. Vận hành viên đương ca.
_ B. Trưởng ca vận hành đương ca.
_ C. Trưởng, phó trạm hoặc kỹ thuật viên của trạm.
_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 62: Những công nhân vào trạm làm việc thì bậc an toàn phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:
_ A. Công nhân thì bậc I trở lên, nhóm trưởng thì bậc V trở lên.
_ B. Công nhân thì bậc II trở lên, nhóm trưởng thì bậc IV trở lên.
_ C. Công nhân thì bậc III trở lên, nhóm trưởng thì bậc V trở lên.
_ D. Công nhân thì bậc II trở lên, nhóm trưởng thì bậc III trở lên.
Câu 63: Những người được vào trạm một mình là:
_ A. Kỹ sư điện.
_ B. Công nhân có bậc 5 an toàn.
_ C. Đơn vị trưởng.
_ D. Người có bậc 5 an toàn nhưng phải có tên trong danh sách đã được duyệt.
Câu 64: Khi thiết bị trong trạm bị sự cố thì đứng cách xa thiết bị đó bao xa?
_ A. 10 mét nếu thiết bị đó đặt trong nhà, 5 mét nếu thiết bị đó đặt ngoài trời.
_ B. 5 mét nếu thiết bị đó đặt trong nhà, 15 mét nếu thiết bị đó đặt ngoài trời.
_ C. 5 mét nếu thiết bị đó đặt trong nhà, 10 mét nếu thiết bị đó đặt ngoài trời.
_ D. 10 mét nếu thiết bị đó đặt trong nhà, 15 mét nếu thiết bị đó đặt ngoài trời.
Câu 65: Theo quy trình KTAT điện thì bậc an toàn đối với những người làm nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị điện mang điện hạ áp trong trạm là:
_ A. Bậc 2 an toàn trở lên.
_ B. Bậc 3 an toàn trở lên .
_ C. Bậc 4 an toàn trở lên.
_ D. Bậc 5 an toàn.
Câu 66: Khi cần mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì:
_ A. Người đứng ngoài giám sát có bậc 4 an toàn trở lên, người vào kiểm tra có bậc 3 an toàn trở lên.
_ B. Người đứng ngoài giám sát có bậc 5 an toàn, người vào kiểm tra có bậc 4 an toàn trở lên.
_ C. Người đứng ngoài giám sát có bậc an toàn cao hơn người vào kiểm tra một bậc.
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 67: Để đóng cắt cầu dao có điện cao áp thì phải như thế nào?
_ A. Phải do 2 người thực hiện và có phiếu thao tác được duyệt.
_ B. Phải do 2 người thực hiện và có phiếu công tác được duyệt.
_ C. Phải do 2 người thực hiện và có lệnh công tác được duyệt.
_ D. Chỉ cần 1 người có bậc an toàn là 5/5
Câu 68: Theo Quy trình KTAT điện thì dụng cụ an toàn dùng để thao tác đóng, cắt FCO phân đoạn của lưới điện 22kV gồm:
_ A. Sào cách điện, găng cách điện, thảm cách điện.
_ B. Sào cách điện, găng cách điện, ủng cách điện. Các dụng cụ này phải có điện áp cách điện phù hợp với điện áp thao tác và còn trong hạn sử dụng.
_ C. Sào cách điện, găng cách điện, ghế cách điện.
_ D. Chỉ cần sào thao tác có điện áp cách điện phù hợp với điện áp thao tác và còn trong hạn sử dụng.
Câu 69: Hãy cho biết, trường hợp nào sau đây thì được phép thao tác đóng, cắt cầu dao cao áp ngoài trời phải sử dụng dụng cụ an toàn:
_ A. Khi trời có mưa, giông.
_ B. Khi trời có mưa nước chảy thành dòng trên các dụng cụ an toàn.
_ C. Khi trời có mưa, giông nhưng đường dây không có điện và trong trường hợp cần thiết.
_ D. Khi trời có mưa, giông nhưng có phiếu thao tác đầy đủ và đúng quy định.
Câu 70: Hãy cho biết, trường hợp nào sau đây thì không được phép thao tác đóng, cắt cầu dao cao áp ngoài trời:
_ A. Khi trời có mưa nhỏ.
_ B. Khi trời có mưa nước chảy thành dòng trên các dụng cụ an toàn.
_ C. Khi trời có mưa, giông nhưng đường dây không có điện.
_ D. Cả 3 trường hợp đã nêu đều không đuợc phép.
Câu 71: Những người đo cường độ dòng điện cao áp bằng đồng hồ kiểu kìm phải được huấn luyện riêng về cách đo, đọc chỉ số và cách giám sát an toàn, nhưng khi đo phải:
_ A. Có phiếu công tác và có 2 người có bậc 3 an toàn trở lên.
_ B. Có phiếu công tác và có 2 người có bậc 4 an toàn trở lên.
_ C. Có phiếu công tác và có 2 người, người đo có bậc an toàn nhỏ hơn người giám sát một bậc an toàn.
_ D. Người có bậc 5 an toàn nhưng phải có tên trong danh sách đã được duyệt.
Câu 72: Khi đo cường độ dòng điện cao áp bằng đồng hồ kiểu kìm, vị trí đo phải thuận tiện và khoảng cách giữa pha:
_ A. Lớn hơn 0,35m.
_ B. Lớn hơn hoặc bằng 0,25m.
_ C. Lớn hơn 0,2 m.
_ D. Lớn hơn 0,15 m.
Câu 73: Khi đo cường độ dòng điện hạ áp thì những trường hợp nào sau đây không được phép thực hiện:
_ A. Đứng trên nền nhà.
_ B. Đứng trên thang di động .
_ C. Đứng trên giá đỡ chắc chắn.
_ D. Cả 3 trường hợp được nêu đều được phép .
Câu 74: Theo Quy trình KTAT điện thì việc cắt điện để công tác được chia làm mấy loại?
_ A. 2 loại: Cắt điện và không cắt điện.
_ B. 2 loại: Cắt điện từng phần và không cắt điện.
_ C. 2 loại: Cắt điện hoàn toàn và cắt điện từng phần.
_ D. 3 loại: Cắt điện hoàn toàn, cắt điện từng phần và không cắt điện.
Câu 75: Những công việc cho phép mở cửa lưới an toàn khi thiết bị vẫn mang điện nhưng cần có phiếu công tác là gì?
_ A. Lấy mẫu dầu máy biến áp.
_ B. Lau chùi sứ cách điện bằng vải.
_ C. Siết lại dây trung tính bị hở.
_ D. Thay tiếp đất vỏ máy biến áp.
Câu 76: Khi làm việc trên thang di động hoặc trên dàn giáo tạm thời thì điều nào sau đây không được phép làm việc:
_ A. Làm việc gần thiết bị mang điện cao áp nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn.
_ B. Làm việc khi bên dưới vẫn có thiết bị mang điện cao áp nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn.
_ C. Làm việc có người giám sát.
_ D. Làm việc không có người giám sát.
Câu 77: Theo Quy trình KTAT điện thì khi làm việc trên hệ thống điện đã cắt điện nhưng cho phép không tiếp đất, người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ an toàn:
_ A. Bậc 3 an toàn trở lên.
_ B. Bậc 4 an toàn trở lên.
_ C. Bậc 5 an toàn.
_ D. Cả 3 trường hợp nêu trên đều không đuợc phép.
Câu 78: Những công việc có cắt điện nhưng phải gở dây tiếp đất để công tác là:
_ A. Kiểm tra điện trở hệ thống trạm.
_ B. Cũng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của cả hệ thống trạm.
_ C. Cả 02 câu đều đúng.
_ D. Cả 02 câu đều sai
Câu 79: Việc có cắt điện nhưng cho phép gở dây tiếp đất để kiểm tra điện trở của hệ thống trạm do nhân viên nào phụ trách? Thủ tục ra sao?
_ A. Nhân viên vận hành phụ trách và phải ghi tên nhân viên đó và vị trí tiếp địa nào vào phiếu công tác.
_ B. Nhân viên vận hành phụ trách và phải ghi tên nhân viên đó và vị trí tiếp địa nào vào phiếu thao tác.
_ C. Nhân viên vận hành phụ trách và phải ghi tên nhân viên đó vào nhật ký vận hành, không cần phải ghi vào phiếu công tác.
_ D. Đơn vị thi công tự thực hiện nhưng phải ghi vào phiếu công tác.
Câu 80: Việc nhân viên vận hành ủy nhiệm việc gở dây tiếp đất để cho nhóm công tác vào củng cố lại tiếp đất của thiết bị trong trạm thì ủy nhiệm cho ai trong phiếu công tác cao áp:
_ A. Người cấp phiếu, bằng cách ghi cụ thể vào phiếu công tác.
_ B. Người chỉ huy trực tiếp, bằng cách ghi cụ thể vào phiếu công tác.
_ C. Nhân viên có bậc 5 an toàn trong nhóm công tác thực hiện.
_ D. Không cho phép ủy nhiệm.
Câu 81: Những thiết bị điện có điện áp 35kV trở xuống, khi cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần tiếp đất phải thỏa mãn yêu cầu nào?
_ A. Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng.
_ B. Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao (1 pha và 3 pha) mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ.
_ C. Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng trên thiết bị đó.
_ D. Phải thõa cả 3 câu A, B, C.
Câu 82: Những thiết bị điện khi cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần tiếp đất (đã thỏa mãn 3 yêu cầu cho phép), điều này chỉ cho phép thực hiện đối với điện áp:
_ A. 15kV trở xuống.
_ B. 22kV trở xuống.
_ C. 35kV trở xuống.
_ D. 110kV trở xuống.
Câu 83: Biện pháp an toàn khi làm việc trên máy ngắt phải:
_ A. Có lệnh cho phép máy ngắt tách khỏi vận hành.
_ B. Có phiếu công tác và phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy cắt.
_ C. Gở cầu chì điều khiển máy cắt và treo các biển báo an toàn ở các khóa điều khiển máy cắt.
_ D. Đầy đủ cả 03 điều kiện nêu trên.
Câu 84: Khi tiến hành thử, điều chỉnh việc đóng, cắt máy cắt, người chỉ huy trực tiếp được phép cắt cầu chì mạch điều khiển và phục hồi khí nén trong bình nhưng chỉ được sự đồng ý của:
_ A. Giám đốc Điện lực.
_ B. Lãnh đạo Đội quản lý vận hành.
_ C. Người cấp phiếu công tác.
_ D. Nhân viên vận hành.
Câu 85: Khi máy cắt đang làm việc thì được phép làm những việc gì?
_ A. Dùng cọ sơn để sơn vỏ máy cắt.
_ B. Lau chùi sứ cách điện bằng chổi chuyên dùng gắn trên đầu sào cách điện.
_ C. Siết lại dây nối đất vỏ máy.
_ D. Không được phép làm việc trên máy cắt khi máy cắt đang vận hành.
Câu 86: Trường hợp nhân viên sửa chữa hoặc thí nghiệm vào buồng ắc-quy làm việc thì người giám sát an toàn là ai?
_ A. Đội trưởng Đội Quản lý vận hành.
_ B. Cán bộ kỹ thuật Đội quản lý vận hành buồng ắc -quy đó.
_ C. Nhân viên vận hành ắc -quy đó.
_ D. Người chỉ huy trực tiếp nhóm công tác.
Câu 87: Việc đóng và cắt tụ điện cao áp do ai thực hiện:
_ A. Hai nhân viên có trình độ an toàn bậc 3 trở lên thực hiện.
_ B. Hai nhân viên có trình độ an toàn bậc 4 trở lên thực hiện.
_ C. Hai nhân viên, một người có trình độ an toàn bậc 2 trở lên, một người có trình độ an toàn bậc 3 trở lên thực hiện.
_ D. Chỉ cần một nhân viên vận hành trạm có bậc 5 an toàn.
Câu 88: Những thiết bị điện dùng để đóng cắt tụ điện cao áp thì thiết bị nào sao đây không được phép dùng?
_ A. Máy cắt không khí.
_ B. Máy cắt dầu.
_ C. Dao cách ly thường.
_ D. LBS.
Câu 89: Khi máy cắt bảo vệ cho bộ tụ điện cao áp làm việc thì chỉ được phép đóng lại khi nào?
_ A. Máy cắt bật lần thứ nhất.
_ B. Tìm ra nguyên nhân và đã sửa chữa xong.
_ C. Kiểm tra bộ tụ không phát hiện hư hỏng.
_ D. Tìm không ra nguyên nhân.
Câu 90: Việc phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện bao nhiêu?
_ A. Tối thiểu 25mm2 và tối đa 250mm2.
_ B. Tối thiểu 22mm2 và tối đa 250mm2.
_ C. Tối thiểu 48mm2 và tối đa 250mm2.
_ D. Cả 3 câu trên sai.
Câu 91: Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải làm gì?
_ A. Cắt điện xong vào làm việc ngay .
_ B. Tiến hành phóng điện các điện tích dư trên bộ tụ xong mới được vào làm việc.
_ C. Tiếp địa xong 2 đầu công tác thì vào làm việc.
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 92: Khi kiểm tra định kỳ đường dây vào ban ngày thì:
_ A. Không được phép trèo lên trụ ở bất kỳ trường hợp nào.
_ B. Trường hợp cần thiết thì cho phép trèo lên cột nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
_ C. Cả 2 câu đều đúng.
_ D. Cả 2 câu đều sai.
Câu 93: Khi thấy dây điện đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng sau khi đã ngăn ngừa mọi người không được tới gần và cử người giám sát thì báo ngay cho:
_ A. Điều độ cơ sở.
_ B. Trưởng đơn vị quản lý vận hành.
_ C. Trưởng ca vận hành lưới điện.
_ D. Cán bộ an toàn bán chuyên trách đơn vị quản lý vận hành.
Câu 94: Khi công tác trên chuỗi sứ thì:
_ A. Cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ, sau khi đã xem xét chuỗi sứ và các phụ kiện khác quanh chuỗi sứ còn tốt và đầy đủ. Người làm việc phải sử dụng dây đeo an toàn phụ mắc vào xà hoặc đầu trụ.
_ B. Không cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ ở bất kỳ trường hợp nào.
_ C. Người làm việc phải sử dụng dây an toàn phụ cài chặt vào xà hoặc đầu trụ.
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 95: Đối với đường dây đã được cắt điện, trường hợp cần thiết:
_ A. Cho phép làm việc ban đêm với điều kiện đủ ánh sáng.
_ B. Cho phép làm việc ban đêm nếu có người giám sát.
_ C. Chỉ cho phép làm việc ban đêm đối với đường dây ưu tiên.
_ D. Cả 3 câu nêu trên đều sai.
Câu 96: Khi công việc đòi hỏi phải cắt điện hoàn toàn trong trạm thì phải có gì?
_ A. Phiếu công tác, phiếu thao tác.
_ B. Chuẩn bị đầy đủ số lượng dây tiếp đất và các biển báo an toàn cần thiết.
_ C. Chuẩn bị đầy đủ số lượng dây tiếp đất và dụng cụ làm việc.
_ D. Gồm cả hai câu A và B.
Câu 97: Những công việc tiến hành bên ngoài hàng rào chắn cố định của trạm thì nhóm công tác:
_ A. Không cần phải có phiếu công tác nhưng phải ghi vào sổ nhật ký vận hành trạm những công việc đã làm.
_ B. Công nhân xây dựng vào trạm làm việc phải có nhân viên vận hành giám sát.
_ C. Cả A và B đều đúng.
_ D. Cả A và B đều sai.
Câu 98: Khi tiến hành công tác trên đường dây giao chéo với đường sắt, đường sông phải làm sao?
_ A. Cử người cầm cờ đỏ đứng để báo hiệu.
_ B. Phải báo trước cho cơ quan quản lý và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho 2 bên.
_ C. Phải thực hiện đầy đủ cả 2 điều kiện A và B nêu trên.
_ D. Cả 2 câu A và B vẫn còn thiếu.
Câu 99: Khi tiến hành công tác trên đường dây giao chéo với đường bộ phải:
_ A. Cử người cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm) đứng hai phía nơi công tác, cách 100m để báo hiệu.
_ B. Phải báo trước cho cơ quan quản lý và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho 2 bên.
_ C. Nếu đường có nhiều xe qua lại phải bắc dàn giáo.
_ D. Thực hiện như câu A và C
Câu 100: Đo tiếp đất khi đường dây đang vận hành phải thõa một trong những điều kiện là:
_ A. Được phép đo điện trở đất khi đường dây đang vận hành khi trời không có mưa, giông, sét.
_ B. Không được phép đo điện trở đất khi đường dây đang vận hành.
_ C. Khi tháo dây tiếp đất trên đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì phải đeo găng tay cách điện.
_ D. Cả 3 câu đều sai.
Câu 101: Công tác trên đường dây cao áp đang vận hành, có trèo lên cao với khoảng cách <2m so với dây dẫn cuối cùng thì phải đảm bảo một trong những quy định là:
_ A. Trời âm u, có sương mù nhưng không có mưa, gió.
_ B. Trời có mưa nhẹ, nước không chảy thành dòng trên thiết bị.
_ C. Cấm tiến hành công tác khi có sương mù, trời âm u, có mưa, gió cấp 4 trở lên, trong đêm tối và ngừng ngay công việc khi có các hiện tượng vừa nêu.
_ D. Tất cả đều sai.
Câu 102: Khi công tác sơn xà, phần trên của cột đường dây đang vận hành yêu cầu:
_ A. Người chỉ huy trực tiếp phải luôn có mặt để giám sát an toàn.
_ B. Chú ý đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần mang điện của đường dây đang vận hành. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà.
_ C. Chổi sơn phải làm bằng cán chuyên dùng, không dài quá 10cm và phải do người đã được huấn luyện để sơn. Tránh để sơn rơi trên dây dẫn và sứ.
_ D. Gồm A, B và C mới đúng.
Câu 103: Khi công tác gần đường dây đang mang điện và người lao động có thể tránh được va chạm đến gần bộ phận mang điện của đường dây đang có điện với khoảng cách nguy hiểm hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì:
_ A. Phải cắt đường dây dẫn điện để tiếp tục công tác.
_ B. Không phải cắt điện đường dây có vùng ảnh hưởng tới đường dây được sửa chữa.
_ C. Phải cắt đường dây theo phiếu công tác
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 104: Khi tháo lắp dây dẫn giao chéo với đường dây đang vận hành, phải:
_ A. Có biện pháp đề phòng dây bật vào đường dây đang vận hành như dùng dây thừng kìm hãm dây dẫn lại.
_ B. Cần phải tiếp địa dây dẫn trước khi đưa lên cột.
_ C. Câu A và B sai.
_ D. Gồm câu A và câu B.
Câu 105: Khi công tác trên đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang vận hành, đơn vị công tác phải:
_ A. Sử dụng các dụng cụ có cách điện chịu được điện áp lớn nhất có thể xuất hiện trên đường dây đã cắt điện.
_ B. Phải tiếp địa hai đầu đường dây, và lập lại mỗi trên mỗi khoảng 500m. Nhưng tối thiểu là 2 đầu khoảng làm việc.
_ C. Chỉ cần đặt tiếp đất tại 2 đầu đường dây.
_ D. Phải gồm câu A và C.
Câu 106: Khi công tác trên đường dây hạ áp đang có điện, yêu cầu:
_ A. Phải thực hiện theo phiếu thao tác và người chỉ huy trực tiếp có bậc IV an toàn trở lên.
_ B. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc III an toàn công tác chỉ được thực hiện khi có sự giám sát chặt chẽ của chỉ huy trực tiếp.
_ C. Người thực hiện công tác phải có tối thiểu bậc III an toàn.
_ D. Người chỉ huy trực tiếp có bậc IV an toàn và công việc phải thực hiện theo phiếu công tác.
Câu 107: Công tác thay ty sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên nhánh hạ áp đi chung cột với đường dây trung áp có cấp điện áp đến 22kV, yêu cầu:
_ A. Không cần cắt điện và phải có phiếu công tác.
_ B. Phải có ít nhất 02 người. Người chỉ huy trực tiếp phải có tối thiểu bậc III an toàn và phải có phiếu công tác.
_ C. Phải cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các nhà.
_ D. Gồm cả 3 câu trên.
Câu 108: Khi công tác căng lại dây, thay dây trên đường dây chính dọc theo tuyến đi chung cột với đường dây cao áp đến 22kV mà không tránh được va chạm, đến gần bộ phận mang điện hoặc không thực hiện các biện pháp an toàn khác thì yêu cầu:
_ A. Cắt điện cả hai đường dây.
_ B. Công việc phải có ít nhất hai người thực hiện và phải có phiếu công tác.
_ C. Chỉ huy trực tiếp có tối thiểu bậc III an toàn.
_ D. Gồm cả 03 câu trên.
Câu 109: Trong công tác trên đường dây hạ áp có điện, nếu có đường dây thông tin đi chung cột thì phải làm sao?:
_ A. Dùng bút thử điện để kiểm tra dây thông tin có bị chạm vào dây cáp lực, kiểm tra có bị hở, tróc vỏ. Khi công tác phải đứng cao hơn đường dây thông tin.
_ B. Không cần kiểm tra, chỉ cần đứng cao hơn đường dây thông tin khi làm việc.
_ C. Chỉ cần sử dụng các dụng cụ có cách điện thích hợp khi làm việc.
_ D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 110: Khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc các phần mang điện hạ áp trong trạm phải:
_ A. Dùng những dụng cụ cách điện có tay cầm tốt, đi giày cách điện, hoặc đứng trên thảm cách điện.
_ B. Phải mặc áo dài tay, cài cúc áo, đội mũ an toàn.
_ C. A và B đều đúng.
_ D. A và B đều sai.
Câu 111: Trong công tác thay chì đường dây hạ thế đang vận hành, yêu cầu:
_ A. Thực hiện khi trời khô ráo, không mưa, gió.
_ B. Có thể thực hiện nếu có mưa nhẹ, nhưng người thao tác phải sử dụng các trang cụ an toàn như: kìm cách điện, găng, tấm ni lông để che khỏi chạm vào dây điện. Quần áo phải khô ráo và cột đứng phải chắc chắn.
_ C. Cấm tuyệt đối công tác này khi trời có mưa dù là mưa nhẹ.
_ D. Câu A và C đúng.
Câu 112: Khi dựng cột gần đường dây cao áp đang có điện phải tiến hành theo gì?
_ A. Phiếu công tác cao áp và người lãnh đạo công việc có trình độ an toàn bậc V.
_ B. Phiếu công tác cao áp và người chỉ huy trực tiếp có trình độ an toàn ít nhất bậc IV.
_ C. Phiếu công tác cao áp, phiếu thao tác và người chỉ huy trực tiếp có trình độ an toàn ít nhất bậc IV.
_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 113: Trong quá trình dựng cột gần đường dây cao áp đang có điện, khi nâng cột phải nối đất:
_ A.Thân của tời nâng cột, hãm cột.
_ B. Các dây chằng kim loại về phía đường dây có điện nếu là cột đang dựng bằng gỗ.
_ C. Toàn bộ dây chằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.
_ D. Gồm cả 03 câu trên.
Câu 114: Được phép lắp đặt các dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang có điện khi:
_ A. Không được phép lắp đặt nếu đường dây cao áp giao chéo chưa được cắt điện và thực hiện đầy đủ các tiếp địa.
_ B. Dây dẫn được lắp đặt đi dưới các dây dẫn của đường dây đang vận hành.
_ C. Cả hai trường hợp được nêu đều đúng.
_ D. Cả hai trường hợp được nêu đều sai.
Câu 115: Lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang có điện:
_ A. Phải tiến hành theo phiếu công tác.
_ B. Phải có người của đơn vị quản lý vận hành giám sát.
_ C. Công việc phải được tiến hành theo đúng quy trình do giám đốc xí nghiệp xây lắp duyệt.
_ D. Phải hội đủ các điều kiện được nêu.
Câu 116: Lắp đặt dây dẫn ở chổ giao chéo với đường dây cao áp đang có điện để đề phòng dây bật văng vào dây dẫn đang mang điện phải:
_ A. Căng 02 dây thừng về hai phía đường dây đang có điện.
_ B. Đầu dây thừng phải buộc vào vật neo chắc chắn dưới đất. Sau khi nó được néo phải buộc chặt vào cột.
_ C. Chiều dài của các dây thừng phải đảm bảo vừa đủ khoảng cách từ dây dẫn định căng đến mặt đất.
_ D. Tất cả các điều kiện được nêu mới đúng.
Câu 117: Yêu cầu về bậc an toàn của người chỉ huy trực tiếp khi tiến hành dựng cột ở gần đường dây đang có điện là:
_ A. Bậc II trở lên.
_ B. Bậc III trở lên.
_ C. Bậc IV trở lên
_ D. Bậc V trở lên .
Câu 118: Trường hợp đang dựng cột có các dây tời, dây chằng hai bên cột qua đường lớn phải làm các biện pháp an toàn nào sau đây?
_ A. Để dây tời, dây chằng hai bên cột qua đường lớn để thuận tiện thi công nhưng phải đặt biển báo cảnh giới giao thông.
_ B. Cấm để dây tời, dây chằng hai bên cột qua đường lớn.
_ C. Trường hợp đặc biệt buộc phải để dây tời, dây chằng hai bên cột qua đường lớn thì phải cử người đứng gác, nhất là khi đang dựng thì phải ra lệnh ngừng giao thông ngay.
_ D. Gồm câu B và C.
Câu 119: Khi cột đang được dựng, góc độ nguy hiểm nhất của cột so với mặt đất là bao nhiêu?
_ A. 45 độ.
_ B. 60 độ.
_ C. 80 độ.
_ D. 90 độ.
Câu 120: Được phép trèo lên cột mới dựng để tháo dây chằng và những thứ khác khi nào?
_ A. Cột đã được dựng thẳng đứng.
_ B. Cột đã được chôn chắc chắn.
_ C. Cột đã được dựng 24 giờ.
_ D. Dây chằng không còn cần thiết nữa.
Câu 121: Nếu lắp những bộ xà nặng trên cột phải do bao nhiêu người ở trên cột thực hiện.
_ A. 1 người làm trên cột.
_ B. 2 người cùng làm trên cột.
_ C. 3 người cùng làm trên cột.
_ D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 122: Khi rải dây qua đường ôtô, thì phải làm dàn giáo cao hơn chiều cao lớn nhất của xe ôtô như thế nào là đúng?
_ A. 1 mét.
_ B. 1, 5 mét.
_ C. 2 mét.
_ D. 2, 5 mét.
Câu 123: Trong quá trình thí nghiệm thiết bị điện cao thế khi nào mới được tháo tiếp đất:
_ A. Đã đấu xong các thiết bị cần thử.
_ B. Sau khi thử nghiệm xong.
_ C. Có lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
_ D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 124: Khi thử cáp cả hai đầu đoạn cáp phải làm như thế nào:
_ A. Phải treo biển " Cấm đóng điện! có người đang làm việc"
_ B. Phải dùng cách điện quấn chặt hai đầu.
_ C. Nếu cáp trong nhà thì phải cử người đứng gác, đồng thời rào lại và treo biển báo "Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người"
_ D. Phải thực hiện như câu A và câu C.
Câu 125: Khi tiến hành thử cáp phải trang bị BHLĐ như thế nào:
_ A. Găng tay cách điện, ủng cách điện.
_ B. Đeo găng tay cách điện, đội nón an toàn
_ C. ủng cách điện, đội nón an toàn.
_ D. Quần áo BHLĐ, đội nón BHLĐ, găng tay cách điện.
Câu 126: Trước khi đóng điện để thử nghiệm, người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện những công việc gì?
_ A. Kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm.
_ B. Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn.
_ C. Kiểm tra số lượng người trong nhóm.
_ D. Gồm hai câu A và B
Câu 127: Trước khi đưa điện vào để thử nghiệm, tất cả công nhân phải thực hiện như thế nào?
_ A. Lui ra một nơi an toàn theo hướng dẫn của nhân viên vận hành.
_ B. Lui ra một nơi an toàn theo hướng dẫn của người chỉ huy trực tiếp.
_ C. Được phép đứng nguyên tại chỗ nếu trang bị đầy đủ trang cụ an toàn và được sự cho phép của người chỉ huy trực tiếp.
_ D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 128: Sau khi thí nghiệm bằng điện áp cao, chỉ được phép xem "Đã cắt điện" khi:
_ A. Cắt điện cầu dao điện đến thiết bị thí nghiệm.
_ B. Cắt điện, thử không còn điện.
_ C. Cắt điện, khử điện tích.
_ D. Đã cắt điện.
Câu 129: Tổ trưởng tổ quản lý vận hành đường dây 471 của Điện lực(X) cử công nhân đi đặt tiếp đất lưu động trong các trường hợp sau đây, theo đ/c trường hợp nào đúng?
_ A. Có 02 người có bậc AT 3/5
_ B. Có 03 người có bậc AT 2/5
_ C. Có 01 người có bậc AT 5/5
_ D. Có 02 người có bậc AT 4/5
Câu 130: Tổ trưởng tổ quản lý vận hành đường dây 479 thuộc Điện lực (X) giao nhiệm vụ cho công nhân của tổ đi đánh lại số cột trên đường dây ( không trèo lên cột) bằng các cách sau đây, theo đ/c cách nào đúng?
_ A. Lệnh công tác.
_ B. Phiếu công tác.
_ C. Phiếu thao tác.
_ D. Giấy phân công nhiệm vụ.
Câu 131: Những công việc nào được phép thực hiện theo lệnh công tác:
_ A. Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc.
_ B. Làm việc ở xa nơi có điện.
_ C. Xử lý sự cố thiết bị do nhân viên vận hành thực hiện trong ca hoặc những người sửa chữa dưới sự giám sát của nhân viên trực vận hành (không cần thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc).
_ D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 132: Khi công việc do đơn vị ngoài cử đến làm việc trên thiết bị của đơn vị QLVH của EVN thì người cấp phiếu công tác là:
_ A. Đơn vị trưởng đơn vị QLVH thiết bị.
_ B. Người có chức danh cấp phiếu công tác của đơn vị QLVH thiết bị.
_ C. Đơn vị trưởng đơn vị công tác.
_ D. Người có chức danh cấp phiếu công tác của đơn vị công tác.
Câu 133: Những công việc nào sau đây phải cử người giám sát an toàn điện:
_ A. Khi đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
_ B. Khi đơn vị công tác không có chuyên ngành về điện.
_ C. Khi đơn vị công tác không có đủ trình độ về an toàn điện.
_ D. Cả 03 câu A, B và C.
Câu 134: Những công việc sau đây cần cấp phiếu công tác mới:
_ A. Khi mở rộng phạm vi làm việc.
_ B. Khi kết thúc công việc nhưng kiểm tra lại thấy cần phải hoàn thiện thêm những khiếm khuyết.
_ C. Khi phát sinh thêm công việc mới (ví dụ nhiệm vụ làm vệ sinh nhưng phát hiện sứ đường dây bị hư hỏng phải thay mới).
_ D. Khi bổ sung tăng cường thêm người làm việc.
Câu 135: Những công việc nào sau đây cần cấp phiếu công tác mới
_ A. Công việc làm trên đường dây cao áp trong nhiều ngày theo phương thức sáng cắt, tối đóng lại vận hành.
_ B. Công việc làm trên đường dây cao áp trong nhiều ngày mà không khôi phục lại hàng ngày.
_ C. Công việc làm cắt điện lần lượt từng trạm biến áp trên một tuyến đường dây đang vận hành.
_ D. Cả A và C.
Câu 136: Trong những trường hợp nào sau đây người giám sát an toàn điện có thể được tham gia kiêm nhiệm:
_ A. Nhân viên trực ca phụ vận hành trạm biến áp.
_ B. Làm thêm nhiệm vụ giám sát chất lượng thi công của đội công tác.
_ C. Tham gia làm việc cùng đội công tác.
_ D. Làm chức danh người cấp phiếu cho đơn vị công tác đó.
Câu 137: Những trường hợp nào sau đây cần thực hiện theo quy định cử người đại diện cho phép vào phiếu công tác:
_ A. Đơn vị công tác làm việc trên hai mạch đường dây của một đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
_ B. Đơn vị công tác thực hiện công việc trên thiết bị của hai đơn vị quản lý vận hành.
_ C.Đơn vị công tác lần lượt tiến hành công việc trên nhiều vị trí đường dây của đơn vị quản lý vận hành.
_ D. Cả A, B và C.
Câu 138: Người đại diện cho phép vào làm việc phải thực hiện những nhiệm vụ nào dưới đây:
_ A. Kiểm tra hết điện, làm tiếp đất tất cả những đường dây trong khu vực công tác cũng như các biệp pháp an toàn khác đầy đủ, thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc.
_ B. Kiểm tra hết điện, làm tiếp đất đường dây do đơn vị mình quản lý, nhận bàn giao và kiểm tra tiếp đất các đường dây do đơn vị quản lý khác thực hiện, chịu trách nhiệm nơi làm việc đã đầy đủ các biện pháp an toàn.
_ C. Thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc theo điều 65 Quy trình KTATĐ.
_ D. Cả B và C.
Câu 139: Để thực hiện công việc liên quan đến thiết bị của hai hay nhiều đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác cần đăng ký thủ tục cắt điện với đơn vị nào dưới đây:
_ A. Điều độ chỉ huy thao tác lưới điện.
_ B. Đơn vị quản lý vận hành đại diện cho phép vào làm việc.
_ C. Tất cả các đơn vị quản lý vận hành liên quan đến biện pháp an toàn chuẩn bị chỗ làm việc.
_ D. Chỉ cần xin nhân viên trực vận hành cho phép.
Câu 140: Trưởng kíp vận hành của TBA 110kV cử nhân viên của trạm đi tháo tiếp đất di động trong các trường hợp sau đây, theo đ/c trường hợp nào đúng?
_ A. 02 nhân viên sửa chữa có bậc AT 4/5.
_ B. 03 nhân viên sửa chữa có bậc AT 2/5.
_ C. 01 nhân viên sửa chữa có bậc AT 5/5.
_ D. 02 nhân viên đang trực ca vận hành có bậc AT 4/5 và 3/5.
Câu 141: Điện áp thử nghiệm găng tay cách điện cao áp :
_ A. 6 KV.
_ B. 9 KV.
_ C. 12 KV.
_ D. Trên 12 KV.
Câu 142: Thời gian thử nghiệm găng, ủng cao áp là :
_ A. Một phút.
_ B. Năm phút.
_ C. Mười phút.
_ D. Mười lăm phút.
Câu 143: Định kỳ thử nghiệm ghế cách điện cao áp là :
_ A. 03 năm một lần.
_ B. 06 tháng một lần.
_ C. 01 một lần.
_ D. Tùy theo tình trạng sử dụng.
Câu 144: Định kỳ thử nghiệm găng, ủng cách điện cao áp là :
_ A. Mỗi quí một lần.
_ B. 06 tháng một lần.
_ C. Năm một lần.
_ D. Tùy theo tình trạng sử dụng.
Câu 145: Theo quy trình kỹ thuật an toàn điện, dây đeo an toàn bao nhiêu lâu mới được thử nghiệm định kỳ ?
_ A. 03 tháng.
_ B. 06 tháng.
_ C. 12 tháng.
_ D. 09 tháng.
Câu 146: Theo quy trình kỹ thuật an toàn điện, dây đeo an toàn được thử nghiệm với thời gian là bao nhiêu phút ?
_ A. 15 phút.
_ B. 30 phút.
_ C. 60 phút.
_ D. 05 phút.
Câu 147: Định kỳ thử nghiệm sào cách điện là :
_ A. Quí một lần.
_ B. Sáu tháng một lần.
_ C. 1 năm một lần.
_ D. Khi cần thiết.
Câu 148: Định kỳ thử nghiệm bút thử điện là :
_ A. Một tháng lần.
_ B. Một quí 1 lần.
_ C. Sáu tháng 1 lần.
_ D. Một năm lần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top