đề cương hóa phân tích

Đề cương ôn tập Hóa Phân tích – HK2-NH 2015-2016

Lớp: 56CNHH, 57CNSH

I/ Phần bài tập:

1. Nồng độ - Pha chế dung dịch:

- Các cách biểu diễn nồng độ / hàm lượng dd:

C, N (tính đương lượng Đ), P% (w/w, w/v, v/v), nồng độ thể tích (D), cách biểu diễn hàm lượng vi lượng và vết (ppm, ppb)

- Chuyển đổi nồng độ: C ↔ N;

P (w/w, d) ↔ (C, N); P (w/w; d) ↔ P (w/v); (CA, NA) ↔ ppmA (w/v)

- Pha chế dd: Pha loãng dd nồng độ theo đơn vị thể tích; pha loãng nồng độ % (w/w); Pha chế dd chuẩn (từ chất gốc, dùng ống chuẩn)

2. Tính pH dd (acid/baz mạnh; đơn và đa acid/baz yếu; dung dịch đệm; dd muối acid; muối trung hòa của đa baz).

3. Phương pháp chuẩn độ:

a) Tính kết quả trong phân tích thể tích (nguyên tắc chuẩn độ trực tiếp, ngược, thay thế, gián tiếp).

b) Ứng dụng phương pháp phân tích thể tích: Viết sơ đồ tóm tắt quy trình phân tích. Viết phản ứng xảy ra. Tính kết quả.

4. Phân tích khối lượng: Viết sơ đồ tóm tắt quy trình phân tích. Viết phản ứng xảy ra. Tính kết quả

5. Phương pháp đo quang UV-Vis:

+ Chuyển đổi giữa T và A; tính , C, l (dựa trên định luật Lambert – Beer: A = lC)

+ Xác định nồng độ dung dịch phân tích bằng các phương pháp: trực tiếp, so sánh, đường chuẩn, phương pháp thêm chuẩn.

+ Tính toán pha chế dãy chuẩn đo quang (pha dd chuẩn gốc → pha loãng thành các dd chuẩn đo quang).

II/ Lý thuyết

1. Phân loại các phương pháp phân tích định lượng. Nguyên tắc chọn phương pháp phân tích định lượng.

2. Các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích định lượng (nêu, giải thích)? Tầm quan trọng của việc thu mẫu, xử lý mẫu trong quá trình phân tích?

3. So sánh nguyên tắc, ưu - nhược điểm, phạm vi ứng dụng của:

- phương pháp phân tích hóa học và phương pháp phân tích công cụ

- phương pháp phân tích thể tích và phương pháp phân tích khối lượng

4. Chất gốc là gì? Các yêu cầu đối với chất gốc? Nêu một số ví dụ về chất gốc và chất không phải là chất gốc.

5. Nêu và giải thích các yêu cầu đối với phản ứng chuẩn độ.


6. Các cách chuẩn độ trong phân tích thể tích (chuẩn độ trực tiếp, ngược, thay thế, gián tiếp): nguyên tắc, điều kiện áp dụng và công thức tính kết quả?)

7. Khái niệm về: đường chuẩn độ; bước nhảy đường chuẩn độ? Điều kiện để đường chuẩn độ có bước nhảy?

8. Sai số điểm cuối là gì? Quan hệ giữa sai số điểm cuối và mức độ định phân F?

9. Sai số chỉ thị là gì? Nguyên tắc chọn chỉ thị trong chuẩn độ acid-baz và chuẩn độ oxy hóa- khử.

10. Dung dịch đệm là gì? Tính chất và ứng dụng của dung dịch đệm?

11. Tại sao việc chuẩn độ các ion kim loại bằng EDTA thường được tiến hành trong một khoảng pH nào đó thích hợp đối với từng ion kim loại?

12. Chỉ thị màu kim loại là gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi chuẩn độ trực tiếp ion kim loại Mn+ bằng EDTA với sự có mặt của chỉ thị màu kim loại HInd. Màu sắc dung dịch sẽ thay đổi như thế nào ở điểm tương đương? (Xem ví dụ về chỉ thị ET-OO và Murexid)

13. a) Nguyên tắc, điều kiện áp dụng của phép đo bạc bằng phương pháp Mohr, Volhard, Fajans.

b) Để xác định hàm lượng Clorur (Cl-) nên dùng phương pháp Mohr hay Volhard? Giải

thích.

14. Chỉ thị dùng trong chuẩn độ acid – baz và chuẩn độ oxy hóa – khử: Bản chất hóa học; Cách chọn chỉ thị: sự thay đổi màu sắc ở điểm tương đương?

15. Các ứng dụng quan trọng của phương pháp chuẩn độ acid-baz, complexon, kết tủa, oxy hóa - khử trong phân tích thực phẩm (Nguyên tắc – Cách nhận ra ĐTĐ; Viết phương trình phản ứng; Cách tính kết quả)

16. Một số ứng dụng thông dụng của phương pháp phân tích khối lượng (Nguyên tắc, cách tính kết quả). Ví dụ: xác định độ ẩm, hàm lượng tro tổng số, hàm lượng lipid tổng số, xác định bằng phương pháp kết tủa

17. Định luận Lambert – Beer. Cơ sở lý thuyết của phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis?

18. Nêu các khái niệm: độ truyền qua, độ hấp thụ, cực đại hấp thụ, hệ số hấp thụ mol? Tại sao trong phân tích trắc quang-so màu thường đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng ứng với cực đại hấp thụ của chất nghiên cứu?

19. Dung dịch nền là gì? Cách pha chế dung dịch nền? Tại sao cần phải dùng dung dịch nền để hiệu chỉnh máy đo quang trước khi đo độ hấp thụ của dung dịch?

20. Sơ đồ cấu tạo (vẽ sơ đồ, ghi chú các bộ phận, giải thích tính năng của từng bộ phận) và cách vận hành quang kế UV-Vis 1 chùm sáng.

21. Phương pháp so sánh, phương pháp đường chuẩn, phương pháp thêm chuẩn trong phân tích trắc quang – so màu (nguyên tắc, ưu - nhược điểm, trường hợp áp dụng)


Cấu trúc đề thi

Thi tự luận -Thời gian làm bài: 60 phút

4 câu (mỗi câu 2 phần: a, b)

Câu 1: Lý thuyết

Câu 2, 3: Bài tập (lồng ghép lý thuyết dạng vận dụng):

- pha chế dung dịch, tính toán nồng độ

- tính kết quả trong phân tích thể tích (PP chuẩn độ acid-baz, chuẩn độ kết tủa, chuẩn độ phức chất, chuẩn độ oxy hóa – khử)

- phân tích khối lượng

Câu 4: Bài tập tính kết quả trong pp đo quang UV-Vis

----------------------

GV: Hoàng Thị Huệ An

CHÚC CÁC EM THI TỐT

L

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: