ĐÔNG NAM BỘ

Gồm: TPHCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, BRVT
Diện tích: 23550km vuông
Dân số: 10.9 triệu người (2002)

Câu 1: Xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

- Phía Bắc và Đông giáp Tây nguyên, Duyên hải nam trung bộ; phía Tây và Tây bắc giáp Campuchia; phía Nam và Đông nam giáp ĐBSCL; phía Đông và Đông nam giáp biển đông.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối Tây nguyên, Duyên hải nam trung bộ với ĐBSCL, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa phía Nam
+ Giáp ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực- thực phẩm số 1 của cả nước, giáp Tây nguyên giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Biển đông đem lại tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch,dịch vụ kinh tế biển
+ Từ TPHCM với khoảng 2h bay có thể đi được tới thủ đô các quốc gia ĐNA nên có lợi thế giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước trong khu vực.

Câu 2 : Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của ĐNB. Vì sao ĐNB có điều kiện phát triển kinh tế biển?

- Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt
- Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt,  các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu,...
- ĐNB có tiềm năng phát triển kinh tế biển vì:
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn và đang được khai thác
+ Nguồn lợi thủy sản phong phú
+ điều kiện giao thông, du lịch biển

Câu 3 : Vì sao phải bảo về và phát triển rừng đầu nguồn,  hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB ?

- Trên quan điểm môi trường và phát triển bền vững thì đất, rừng và nước là những điều kiện quan trọng hàng đầu
- Lưu vực sông Đồng nai là lưu vực hầu như phủ kín khu vực ĐNB. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn,  đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thủy bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thủy là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu, do đô thị hóa và công nghiệp phát triển mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB.

u 4 : Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở ĐNB so với cả nước.

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư,  xã hội ở ĐNB (1999) cao hơn cả nước: mật độ dân số,  thu nhập bình quân đầu người 1 tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình tỉ lệ dân số thành thị.
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư,  xã hội ở ĐNB (1999) thấp hơn cả nước : tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn  tỉ lện gia tăng tự nhiên cảu dân số bằng mức trung bình cả nước (1,4%)

Câu 5 : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB?

+ Địa hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt
+ Mặt bằng xây dựng tốt,  các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu,...
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn và đang được khai thác
+ Nguồn lợi thủy sản phong phú
+ Điều kiện giao thông, du lịch biển
+ Biển ấm,  ngư trường rộng, hải sản phong phú
+ Hệ thống sông Đồng nai có tiềm năng thủy điện và thủy lợi lớn
- Khó khăn:
+ Thường xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô
+ Đất liền ít khoáng sản
+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị càng tăng

Câu 6 : Vì sao ĐNB có sức thu hút mạnh mẽ đối vố lao động cả nước?

- ĐNB có nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình cả nước như thu nhập bình quân đầu người 1 tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hóa. Cơ cấu ngành nghề đa dạng nên có nhiều khả năng tìm kiếm việc làm. Hiện nay do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về ĐNB để tìm kiếm việc làm với hy vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.

Câu 7 : Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở ĐNB.

- Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, vùng Tàu.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.
- Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. 
- Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ, quan trọng nhất là Thủ Dầu Một.

Câu 8 : Nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở ĐNB. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước,  Đồng Nai
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa
+ Hồ tiêu: Đồng Nai,  Bình Phước, Bà Rịa
+ Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương
- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này vì:
+ Đất badan và đất xám có diện tích lớn, địa hình đồi lượn sóng
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, chế độ gió ôn hòa phù hợp vói cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh)
+ Người dân có kinh nghiệm trồng cây và lấy mũ đúng kĩ thuật
+ Có nhiều cơ sở chế biến
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 9 : Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng.

- Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270 km vuông, chứa 1.53 tỉ mét khối nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và Củ Chi € TPHCM
- Hồ thủy điện Trị An bên cạnh chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An còn góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đông Nai

Câu 10 : Nhận xét tình hình sản xuất công nghiệp nước ta kể từ khi thống nhất đất nước.

- Trước 1975:
+ Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài
+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn Chợ Lớn
- Sau 1975:
+ Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng ( 59.3 năm 2002 )
+ Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực- thực phẩm. 1 số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao
+ Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TPHCM ( chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu
+ Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

Câu 11 : Nhờ những điều kiện gì mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nhiệp lớn nhất cả nước?

- Đất badan màu mỡ và đất xám bạc màu trên phù sa cổ thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy mô lớn
- Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại câu công nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định
- Tài nguyên nước phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai
- Nguồn nhân lực dồi dào, người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp
- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,  kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện, xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, phục vệ nông nghiệp, có nhiều trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, có các cơ sở sản xuất và bán các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu,... Giao thông vận tải rất phát triển.
- Thị trường tiêu thụ lớn
- Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát cây triển cây công nghiệp

Câu 12 : Vì sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

- Vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội
- Có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội: đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, thềm lục địa giàu dầu khí
- Là vùng kinh tế năng động có trình độ cao
- Lao động dồi dào, lành nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường
- Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- ĐNB có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất ó với cả nước,  công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP ( 59.3% năm 2002 ), nông lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ ( 6.2% ) nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng,  khu vự kinh tế dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng

Câu 13 : Hoạt động xuất khẩu của TPHCM có những thuận lợi gì?

- Có vị trí địa lí thuận lợi
- Cơ sở hạ tầng tương đối goàn thiện và hiện đại, có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất
- Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu
- Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài

Câu 14 : ĐNB có điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

- Có TPHCM là đầu mốt quan trọng hàng đầu ở ĐNB và cả nước
- Dân số đông, mức sống người dân cao
- Có nhiều đô thị lớn
- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh
- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm.  TPHCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước

Câu 15 : Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?

- TPHCM là trung tâm du lịch phía Nam
- ĐNB có dân số đông, thu nhập cao
- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng rất phát triển, bãi biển đẹp, quanh năm ấm, chan hòa ánh nắng, khách du kịch đông.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #điali9