ĐỊA LÍ BIỂN- ĐẢO

Nước ta có đường bờ biển dài 3260km, diện tích phần biển Đông của nước ta khoảng 1tr km vuông, có hơn 3000 đảo lớn nhỏ, Quần Đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng, Quần Đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa

Câu 1: Giới hạn từng bộ phận vùng biển nước ta:

- Biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáo lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
+ Nội thủy: là vùng biển tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển cách đường cơ sở 12 hải lí
+ Vùng tiếp giáo lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các quốc gia ven biển, vùng nàu cách lãnh hải 1w hải lí
+ Vùng đặc quyền kinh tế : là vùng nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế, vùng này có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở
+ Thềm lục địa: là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa. Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo về, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa.

Câu 2: Những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

- Khai thác nuôi trồng và chế biến thủy sản
+ Nước ta có đường bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1tr km.  Có nhiều nguồn lợi hải sản khá phong phú,  có hơn 2000 loài cá trong đó hơn 110 loài có giá trị kinh tế cao, hơn 100 loài tôm, 1 số loài có giá trị xuất khẩu cao ngư tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,...
+ Tổng trữ lượng hải sản là 3.9 đến 4tr tấn, cho phép khai thác 1.9tr tấn / năm
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn,... Thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ nước mặn
- Du lịch viển đảo : dọc thưo bờ biển từ Bắc vào Nam có trên 100 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp thuận lợi cho xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú. Khai thác xhees biến khoáng sản: biển nước ta là nguồn muối vô tận đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ, dọc vờ biễn có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá tr8j xuất khẩu, cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải, Cam Ranh
- Thềm lục địa có nhiều dầu khí trữ lượng lớn
- Gtvt biển nằm gần nhiều ruyến đường quan trọng, ven biển có nhiều vũng vịnh có thế xây dựng cảng nước sâu

Câu 3: Tại sao cần ưu tiên phát triển hải sản xa bờ?

- Tài nguyên hải sản có giới hạn và đang cạn kiệt nhất là vùng biển ven bờ do khai thác vô tổ chức dẫn đến cạn kiệt thủy sản ven bờ
- Trừ lượng 4tr tấn khả năng đánh bắt 1.9tr tấn nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt vượt hơn 2tr tấn / năm chủ yếu là đánh vắt ven bờ vì vậy cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ để tránh nguy cơ cạn kiệt thủy sản ven bờ

Câu 4: Tại sao phải phát triển tổng gợp các ngành kinh tế biển?

- Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển và sự ohats triển của 1 ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác
- Tài nguyên biển nước ta đa dạng, phong phú. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường

Câu 5: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
+ Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
+ Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững

Câu 6: Nêu 1 số bãi tắm từ Bắc vào Nam

- Trà cổ, đồ sơn, sầm sơn, cửa lò, mỹ khê, quy nhơn, nha trang, mũi né, vũng tàu,...
- Khu du lịch biển: Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu

Câu 7: Kể tên một số khoáng sản ở nước ta mà em biết.

- Tài nguyên biển:
+ Muối là nguồn tài nguyên vô tận
+ Dọc bờ biển có nhiều vãi cát chứa oxit titan
+ Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh
- Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa

Câu 8: Vì sao nghề làm muối phát triển mạnh ở Nam Trung Bộ?

- Ở đây có nhiệt độ trung bình cao
- Số giờ nắng trong năm lớn
- Nước biển có độ mặn cao
- Ít sông đổ ra biển

Câu 9: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và vảo vệ an ninh quốc phòng?

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
- Đối với nền kinh tế:
+ Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
+ Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.-

Câu 10: Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.

- Vùng thềm lục địa có nhiều bể trầm tích chứa dầu, khí
- Trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khá lớn: vài tỉ tấn dầu, vài trăm tỉ m3 khí thiên nhiên.
+ Sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí:
- Sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục dầu khí đã được thành lập.
- Năm 1981, việc thăm dò và khai thác dầu khí được đẩy mạnh.
- Năm 1986, đã khai thác dầu thô ở mỏ Bạch Hổ . Sau đó, hàng loạt mỏ dầu và khí thiên nhiên được dựa vào khai thác
- Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên hơn 17 triệu tấn (các năm gần đây), phần lớn dầu thô khai thác được xuất khẩu.

Câu 11: 1 số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta

- Hải phòng, cửa lò, đà nẵng, cảng hải phòng, cảng cửa lò, nha trang, cam ranh, phan thiết, vũng taud, rạch giá
- Tuyến giao thông đường biển: hải phòng- cửa lò, đà nẵng- quy nhơn- phan thiết- vũng tàu, hải phòng- đà nẵng,...

Câu 12: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta?

- Giảm chi phí vận chuyển, góp phần hạ giá thành sản phẩm
- Đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với bên ngoài
- Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng đầu ra của các mặt hàng
- Thuận lợi hơn trong việc xuất nhập khẩu
- Tăng cường giao lưu với quốc tế, học hỏi các kĩ thuật, đưa nước ta thành một cường quốc trên trường quốc tế

Câu 13: Nguyên nhân dẫn rới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo nước ta. Hậu quả.

- Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
+ Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
+ Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
+ Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
+ Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
- Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
+ Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
+ Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
✴ Hậu quả:
+ Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta.
+ Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
+ Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Câu 14: Trình bày những phương hướng chính và biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường biển đảo.

- Phương hướng:
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu.
+ Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
- Biện pháp:
+ Nghiêm cấm khai thác tài nguyên biển bừa bãi
+ Cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức
+ Huy hoạch khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lí
+ Bảo về và trồng rừng ngập mặn ven biển
+ không thải chất độc hại ra biển.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #điali9