Hàng hóa sức lao động.Liên hệ với thị trường lao động ở nước ta hiện nay
1. Hàng hóa sức lao động.
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất
a. Điều kiện, sức lao động biến thành hàng hóa:
- Người lao động là người tự do, và có quyền bán sức lao động của mình.
- Người lao động không có tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Để khỏi chết đói họ không còn con đường nào khác là phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Với tư cách là hàng hóa, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng:
b. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói một cách cụ thể, giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người lao động và gia đình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn.
- Giá trị hàng hóa sức lao động có tính lịch sử và xã hội, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước và từng thời kỳ mà giá trị của hàng hóa sức lao động cao hay thấp.
-Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường là quá trình tiêu dùng nó đã sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần lớn hơn chính là giá trị thặng dư.
2. Liên hệ với thị trường lao động ở nước ta hiện nay.
a, Khái quát:
Với sự phát triển theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đang xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thế thị trường sức lao động cũng trên đà phát triển để đáp ứng như cầu đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay.Để biết thị trường lao động phát triển theo hướng nào ta chỉ có thể đối chiếu nó với lý luận về thị trường hàng hóa của Mac-Lênin. Do vậy, lý luận này có vai trò hết sức quan trọng với việc phát triển thị trường lao động nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.
b , Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
Khó khăn
- Thị trường lao động Việt Nam mới hình thành và phát triển nên có nhiều điểm mâu thuẫn: Nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp
- Lao động trong ngành nông nghiệp thì dư thừa còn lao động ở lĩnh vực công nghiệp, ngành dịch vụ lại thiếu hụt lao động.
- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Sử dụng lao dộng trong các khu vực kinh tế mất cân đối .
- Tỉ lệ việc làm không bền vững chiếm 2/3 hoặc ¾.
- Không được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập ít, ít được bả vệ.
- Chất lượng lao động thấp => lương thấp, năng suất lao động thấp=> cản trở tộc độ tăng trưởng kinh tế.
- Sử dụng nhiều lao động phổ thông tay nghê thấp.
- Ý thức người lao động còn kém do nước ta là một nước nông nghiệp nên phần lớn đều mang nặng tâm lý của một nước tiểu nông.
- Chưa được trang bị các kiến thức và ký năng làm việc theo nhóm, không có khả năng họp tác, gánh chịu rủi ro, ngại phát huy năng lực và chia sẻ kinh nghiệm.
- Về sức khỏe kém so với các nước khác như cân nặng, chiều cao,thể lực.
- Việc trả lương còn bất bình đẳng.
Thuận lợi
- Số lượng lao động tăng nhanh.
- Số lượng lao động dồi dào,lao động trẻ chiếm >50%.
- Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số người lao động cao so với những nước có cùng thu nhập.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao,
- Bảo hộ lao động ngày càng được đề cao .
- Có các bộ luật về quyền của người lao động được đề ra.
- Cải cách tiền lương năm 1993 đã đem lại thay đổi trong hệ thống trả công lao động, đem lại sự hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động .
- Nhà nước đã chú trọng đến đời sống của người lao động và ngươi thân của họ vì vậy họ có thể yên tâm cống hiến hết minh cho công việc.
- Tay nghề của công nhân cũng được nâng cao nhiều hơn , có nhiều các trường dạy nghề được mở.
- Các nhà máy xí nghiệp cũng tạo điều kiện nâng cao chuyên môn cho công nhân như tổ chức các lớp tập huấn hay cử công nhân đi học tiếp thu..
c, Giải pháp.
- thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn , phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy các vùng kinh tế để tạo việc làm.
- Phát triển các làng nghề truyền thống để tạo việc làm.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục để tăng tay nghề cho lao động, tăng sức cạnh tranh.
- Coi trọng công tác hướng nghiệp cho lao động.
- Phân bố dân cư hợp lý để tránh những nơi thiếu lao động nhưng nơi thừa lao động.
- Cần xây dựng quỹ đào tạo chung cho doanh nghiệp của thành phần kinh tế nhằm đào tọa lại nghề cho công nhân bị thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, do chuyển đổi cơ cấu.
- Cần có các biện pháp trợ vốn, thuế cho các doanh nghiệp đưa công nhân mình đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài..
- Xây dựng trường đại học , cao đẳng, trung cấp dạy nghề có cơ sở và chất lượng đào tạo tốt.
- Có những chính sách hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp.
- Thực hiện công tác tuyên truyền về việc làm để người lao động hiểu rõ hơn.
- Xây dựng bộ luật dành cho người lao động và người sử dụng lao động sao cho hợp lý để cả hai bên đều phải hòa hợp.
- Tôn trọng nhân cách , phát huy vai trò làm chủ, yêu dân tộc, yêu đất nước của người lao động,
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao chất lượng
Và cơ cấu dạy nghề theo thị trường lao động, phát triển giáo dục ở các vùng miền núi.
- Chú trọng công tác xuất khẩu lao động , nâng cao chất lượng nghề của lao động , tạo tín hiệu cho cung và cầu giữa thị trường trong nướcvà ngoài nước.
d, Kết luận:
Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập.Chính vì thế, trong tình hình này việc vận dụng lý luận của C.mác là điều hết sức cần thiết vì đây sẽ là tiền đề cho sự định hướng phát triển hàng hóa sức lao động. Muốn vận dụng được lý luận đó thì cần nắm vững, nhận thức đúng về vấn đề. Có như thế thì thị trường lao động VN mới phát triển bền vững.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top