Giá trị Thặng dư
2 phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư.Giá trị thặng dư siêu ngạch.Liên hệ với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở nước ta.
1. 2 phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
- K/n : là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Là kết quả lao động của công nhân cho nhà tư bản, phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất TBCN quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.
- Phương pháp
● Giá trị thặng dư tuyệt đối là sản xuất bằng cách kéo dài ngày lao động > thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.Áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản (khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp)
● Giá trị thặng dư tương đối là sản xuất bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội nhờ đó mà kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.Áp dụng trong đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản, kỹ thuật phát triển là cho năng suất lao động tăng lên.
- So sánh :
Giá trị thặng dư tuyệt đối Giá trị thặng dư tương đối
Giống nhau Đều là cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột công nhân để tạo giá trị thặng dư.
• Đều dựa trên cơ sở thời gian lao động thặng dư được kéo dài.
• Đòi hỏi độ dài ngày lao động nhất định, cường độ lao động và năng suất lao động nhất định.
Khác nhau o Phương pháp sản xuất thực hiện bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. o Phương pháp thực hiện tăng năng suất lao động.
o Ngày lao động dịch chuyển về phía phải đồng nghĩa kéo dài ngày lao động. o Ngày lao động dịch chuyển về phía trái tức rút ngắn thời gian lao động tất yếu.
o Áp dụng trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khi kỹ thuật còn thấp. o Áp dụng trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật phát triển hơn.
2. Giá trị thặng dư siêu ngạch: là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó.Là mục đich theo đuổi và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, làm tăng năng suất lao động và giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.Là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
3. Liên hệ
a, Khái quát:
Quy luật về giá trị thặng dư đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong doanh nghiệp. Nước ta đã vận dụng rất tốt vào nền kinh tế:vì phát triển theo định hướng CNXH nên không áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối mà áp dụng sản xuất giá trị thặng dư tương đối và biến tấu của nó vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.Qua đó mà năng lực cạnh tranh ngày càng nâng cao.
b, Thực trạng:năng lực cạnh tranh ở nước ta còn nhiều yếu kém, bị phân hóa
Ưu điểm Nhược điểm
Nguồn lao đông dồi dào, chăm chỉ Nguồn vốn ít
Các doanh nghiệp trở nên tự chủ hơn Cơ sở vật chất không phát triển
Doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhiều Dư thừa về số lượng, yếu về chất lượng
Chuyên môn hóa sản phẩm Khả năng tiếp thu sáng tạo công nghệ mới còn kém
Đã có sự phân công lao động hợp lý Công tác quản lý chưa hiệu quả
Lao động trí tuệ phát triển Sự yếu kém về thương hiệu
Đã bắt đầu có chính sách để giữ nhân tài 1 số doanh nghiệp không có năng lực đổi mới theo tình hình thực tế
Bắt đầu đầu tư cho công nghệ Sự chấp hành luật pháp còn hạn chế
Chất lượng sản phẩm còn kém
:Công nghệ đã đầu tư nhưng chưa hiện đại
1 số Doanh nghiệp dùng mọi cách để tạo lợi nhuận bât chấp nhiều hậu quả
Chính sách nhân sự, người lao động còn nhiều bất cập
Ngân sách Nhà nước chưa đâu tư vào yếu tố con người
Không có kế hoạch cạnh tranh hợp lý
Giáo dục đào tạo k có hiệu quả⇒ không đáp ứng nhu cầu
Khả năng cạnh trạnh bị phân hóa theo cơ cấu ngành, vùng miền
Còn nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất( năng suất lao động thấp+ chi phí sản xuất cao⇒ giá cao⇒ khả năng cạnh tranh yếu)
c, Giải pháp
- Thay đổi tư duy về năng lực cạnh tranh quốc gia đối với mọi tầng lớp cán bộ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
- Chuyển định hướng chiến lược từ tập trung tăng trưởng nhanh sang định hướng về tạo dựng năng lực cạnh tranh và cải thiện năng lực cạnh tranh.
- Xác định mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp cho thời kỳ mới
- Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp
- Xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh
- Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp.
- Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý
- Bố trí nguồn nhân sự hợp lý( ai có trình độ thế nào thì làm công việc đó)
- Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các
- Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt.
- Tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt
- Hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp Việt
- Tạo lập và phát triển thị trường công nghệ
- Nâng cao chất lượng nguồn nhận lực
- Thúc đẩy hội nhập quốc tế
d, Kết luận:
Tiếp tục vận dụng những phương pháp sản xuất giá tị thặng dư đông thời học tập từ những nước phát triển, các doanh nghiệp nước ta có thể đẩy mạnh kích thích sản xuất,tăng năng suất lao động tiết kiệm chi phí sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp đất nước thoát khỏi đói nghèo, nền kinh tế thị trường XHCN bền vững hơn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top