Tại sao sản xuất giá trị dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:

+ Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao dộng làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

+ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.

+ Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.

Như vậy, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực chất của quy luật này là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này quyết định toàn bộ sự vận động của chủ nghĩa tư bản, một mặt nó là động lực thúc đẩy sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, mặt khác lại làm tăng mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #decuong