Đề 2
Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a. Trong công ty hợp danh, giám đốc có thể được thuê để điều hành công việc hằng ngày của công ty.
Sai.
Vì: Tại Khoản 2, Điều 179, luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty."
Theo quy định tại Khoảng 18, Điều 4, luật Doanh nghiệp 2014 thì: "Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty."
Từ các quy định nêu trên cho phép suy luận rằng: đối với Công ty hợp danh, các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, trong đó có chức danh Giám đốc, đều do các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm mà không được phép chuyển giao cho người không phải là thành viên hợp danh. Vì vậy, giám đốc Công ty hợp danh chỉ có thể là thành viên Công ty hợp danh mà không được thuê người ngoài.
b. Người không được thành lập công ty thì cũng không có quyền góp vốn vào công ty.
Sai.
Vì: Theo Điểm e, Khoản 2, Điều 18, luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc" thì không được thành lập doanh nghiệp. Nhưng lại không cấm những trường hợp này góp vốn vào doanh nghiệp (theo Khoản 3, Điều 18, luật Doanh nghiệp 2014).
c. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông công ty cổ phần
Sai
Vì: Theo Khoản 1, Điều 135, luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần".
Mà theo Khoản 3, Điều 117: "Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát."
Vì Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông nên nhận định này là sai.
Câu 2: Phân tích chế độ chịu trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. (ko biết đúng hay sai)
Khái niệm: Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định:
"1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ. Trong doanh nghiệp tư nhân không có sự góp vốn như ở các công ti nhiều chủ sở hữu khác, tài sản của doanh nghiệp không có sư tách biệt với tài sản của chủ doanh nghiệp và chủ công ti tư nhân có quyền thuê người quản lý.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không có sự độc lập về tài sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân trách nhiệm tài sản trong kinh doanh trong quan hệ sở hữu vốn. Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của cá nhân, nguồn vốn này sẽ được đăng kí kinh doanh và trở thành vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, số vốn có thể tăng, giảm vốn đầu tư mà không cần khai báo trừ trường hợp vốn đầu tư giảm xuống mức thấp hơn số vốn đăng kí kinh doanh thì phải khai báo với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/06/2010 nghị định số 43/2010/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành. Khi đó, khi doanh nghiệp tư nhân tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì đều phải báo cáo với cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, mọi lợi nhuận thu được sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba. Nhưng đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ.
chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm tài sản trong quan hệ quản lý hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thuê người quản lý, thay mặt chủ sở hữu quản lý và kí kết hợp đồng nhưng chủ sở hữu mới người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân, có quyền định đoạt đối với tài sản của doanh nghiệp và không phải chia sẻ quyền lực với bất cứ đối tượng nào khác trong doanh nghiệp. Ngược lại, người được thuê quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng được chủ doanh nghiệp trả công từ chính tài sản của doanh nghiệp. Khoản tiền này hai bên thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng.Ba là, chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm tài sản trong việc phân phối lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba. Nhưng đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ
Bốn là, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Do không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân với chủ doanh nghiệp tư nhân nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, doanh nghiệp tư nhân B của ông A có số vốn đầu tư là 1 tỉ đồng. Trong quá trình kinh doanh bị lỗ một 2 tỉ đồng thì ông A phải lấy tài sản dân sự của mình để trả nốt số nợ của doanh nghiệp
Ưu điểm: mọi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thuộc về chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba. Điều này có ý nghĩa khuyến khích mở rộng loại hình doanh nghiệp tư nhân. Hạn chế: Đối với doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào tài sản của chủ doanh nghiệp. Ví thế việc mở rộng kinh doanh doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi lượng vốn "dày" của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp rất dễ mất tất cả do phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản.
Câu 3: Ngày 20/7/2015, Ông A là thành viên công ty TNHH Thành Long gửi văn bản yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình vì phản đối hội đồng thành viên công ty ra quyết định tổ chức lại công ty. Công ty TNHH Thành Long đã bác bỏ yêu cầu này và không chịu mua lại phần vốn góp của ông A. Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên?
Giải:
- Ông A có quyền yêu cầu Công ty Thành Long mua lại phần vốn góp của mình, nếu ông A đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề tổ chức lại công ty (quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 52, luật Doanh nghiệp 2014 về mua lại phần vốn góp) Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.
- Khi có yêu cầu của ông A, nếu không thỏa thuận được về giá thì Công ty Thành Long phải mua lại phần vốn góp của ông A theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu (20/7/2015) ( theo Khoản 2, Điều 52, luật Doanh nghiệp 2014).
- Trường hợp Công ty Thành Long không mua không mua lạiphần vốn góp của ông A thì ông A có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp củamình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. (Khoản 3,Điều 52, luật Doanh nghiệp 2014)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top