Đề cương môn dân sự.
Câu 2: Khái niệm đặc điểm năng lực pháp lý dân sự của cá nhân.
Khái niệm:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân dược hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng, là tiền đề và là điều kiện cần thiết để tham gia vào các quan hện pháp luật dân sự. Khả năng này được pháp luật ghi nhận chi tất cả cá nhân từ lúc sinh ra và chấm dức khi các nhân đó chết hoặc bi tuyên bố là đã chết. Năng lực pháp luật là một mặt của năng lực chủ thể của cá nhân.
Đặc điểm:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có những đặc điểm sau:
-Một là: Năng lực pháp luật đân sự của các nhân do Nhà nước qui định trong các văn bản pháp luật trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hôi vào hình thái kinh tế - xã hội tồn tại một thời điểm lịch sử nhất định. Do vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hóa sinh ra mà do mỗi Nhà nước nhất định ghi nhận, quy định cho cá nhân; ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự được qui định khác nhau.
-Hai là, trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội song những quốc gia khác nhua thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân khác nhau. Trong cùng một quốc gia, cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng vào những thời điểm lịch sử nhất định thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân qui định khác nhau.
-Ba là, mọi cá nhan đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự. Khoản 2 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005 qui định: “mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nahu”. Qui định này xuát phapts từ qui định của Hiến pháp là mọi công dân đều bình đẵng trước pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự cảu các nhân không bị hạn chế bở bất cứ lý do nào, các cá nhan đều bình đẵng về việc hưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ dấn ự không phụ thuộc vào khả năng nhận thức, thể chất….
-Bốn là, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là một thược tính nhân thân không thể chuyển dịch. Năng lực pháp luật dân sự do pháp luật qui định , Nhà nược không cho phép cá nhân tự hạn chế năng lực pháp luật dan sự của mình hay hạn chế năng lực pháp luật dân sự của người khác.
-Năm là, tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho “khả năng” trở thành những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể thông qua các qui định của pháp luật.
Câu 3: Khái niệm dặc điểm năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
Khái niệm năng lực hành chi dân sự của cá nhân.
Điều 14 Bô luật dân sự 2005 qui định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành chi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành ci dân sực của cá nhân không chỉ bao gồm khả năng tạo ra các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dấn ự bằng chính hành vi của mình mà còn phải tự chịu trách nhiệm về những hậu quả pháp lý do chính hành vi của hộ mang lại.
Đặc điểm:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau. Việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự dựa vào đột uổi và khả năng nhận thức để phân biệt thành các mức độ khác nhau.
-Một là, năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của minhfcos quyền tự tham gia vào csac quan hện pháp luật dân sự một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vị do họ thực hiện.
-Hai là, mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ giám định có thẩm quyền. Theo qui định của Bộ luật dân sự, việc tuyên bố mất năng lực hành vi thuộc thẩm quyền của toàn án và theo thủ tục tố tụng dân sự. Trước khi đưa vụ án ra xét xử để quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Tòa án phải trưng cầu giám định và có kết luận của tổ chức giám định pháp ý tâm thần (chư skhoong phải của cơ sở ý tế khác) đẻ tránh tình trạng có sai sót, nhầm lẫn trong việc quyết định.
Trường hợp cá nhân bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện.
-Ba là, không có năng lực hành vi dân sự; Người chua đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của người chua đủ 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
-Bốn là, hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 23 Bộ luật dấn ựu 2005 qui định: “Người nghiện hoặc kích thích khác dẩn đến phá tán tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích có liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan Tòa án ra quyết định là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”
-Năm là, năng lực hành vi dân sự một phần: Người có năng lực hành vi dân sự một phần là người có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một giới hạn nhất định, ngoài ra các quan hệ dân sự khác phải có sự đồng ý của người đại diện mới có giá trị pháp lý.
Câu 4: Phân biệt giữa người có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khái niệm năng lực hành vi dân sự:
Điều 14 BLDS 2005 qui định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự:
Thông thường năng lực hành vi dân sự chấm dứt khi người đó chết hoặc tòa án tuyên bố là đã chết. Người thành niên cũng có thể bị tuyên mất năng lực hành vi khi có những điều kiện với những trình tự thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Khi bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịnh dân sự của người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Trong trường hợp cá nhân nào đó bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Theo qui định thì khi mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án mà phải thông qua hành vi của người khác có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi của người đã thành niên cũng có thể bị hạn chế trên cở sở những điều kiện và thủ tục được qui định tại Điều 25 BLDS. Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18. Việc hạn chế này áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình. Khi tòa tuyên tố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có hợp đồng của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo qui định người đó hoặc người có quyền, lợi liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 5: Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố đã chết.
Mất tích:
Được qui định từ Điều 78 đến Điều 80 trong BLDS 2005. Điều kiện tuyên bố mất tích:
1. Biệt tích từ 2 năm trở lên đã tiến hành thông báo tìm kiếm theo pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết.
2. Thẩm quyền và thủ tục tuyên bó mất tích. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thường trú cuiar người khởi kiện hoặc nơi thường trú cuối cùng của người mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định là mất tích theo quy định từ Điều 330 đến Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tài sản người bị tuyên bố mất tích quản lý theo quyết định của Tòa án. Người đang quản lý thài sản của người văng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định của pháp luật.
Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chòn của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mât tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý, nếu không có người ngày thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý, nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Hủy bỏ quyết định mất tích:
Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thwucj là học còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền lợi liên quan tòa án quyết định hủy bỏ quyết định mất tích, tuy nhiên quyết định ly hôn vẩn có hiệu lực.
Tuyên bố đã chêt:
Được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 81 đến Điều 83
1. - Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luạt mà vẩn không có tin tức là còn sống.
- Biệt tích đã 3 năm mà không có tin tức là còn sống hay đã chết. Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các qui định thoong báo tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Thời hạn 5 năm được tính theo khoản 1 Điều 78 của Bộ luật dân sự.
- Biệt tích sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẩn không có tin tức là còn sống. Trong trường hợp này bộ luật dấn ự không qui định thông báo tìm kiếm. Ngày chiến tranh kết thúc có thể là ngày hòa bình, ngày ký hiệp định đình chiến, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh.
- Bị tai nan hoặc thảm họa thiên tại mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó vẫn không có tin tức là còn sống. Người tuyên bố là đã chết phải trong số người bị nan hoặc thảm họa thiên tai những không xác định được hoặc không tìm thấy thi thể nạn nhân.
2. Thời điểm xác định ngày chết: Tòa án xác định ngày chết của người đó thường là ngày xảy ra tai nạn, thảm họa hoặc thiên tai (ghi rõ ngày quyết định), trong trường hợp không xác định được ngày chết thì ngày quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật là ngày chết.
3. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết: Các quan hệ nhân thân giải quyết như một người đã chết, quan hệ hôn nhân và gia đình, các quan hệ nhân thân khác. Tìa sản được giải quyết theo pháp luật thừa kế.
4. Hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết. Trường hợp người bị tuyên bố đã chêt trở về hoặc có tin tức xác thực người đó còn sống, thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Khi Tòa án ra quyết đinh hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chêt việc giải quyết hậu quả pháp lý như sau:
-Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố đã chết được phục hồi. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu chưa kết hôn thì quan hệ hôn nhân được khôi phục.
-Quan hệ tài sản. Người bị tuyên bố đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận phải trả lại tài sản hiện còn.
Câu 5: Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp pháp nhân.
Câu 9: Tài sản là gì. Vé số cá phải là tài sản không ? Vì sao ?
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giấy và các quyền tài sản.
-Vật ; Là bộ phạn của thế giwosi vật chất có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giưới vật chất cũng được coi là khách thể của quan hệ pháp luật. Bộ luật dấn ự 2005 quy định vật thay vi vật có thực theo Bộ luật dân sự 1995 để cho phép các giao dịch đối với những tài sản được hình thành trong tương lai.
-Tiền : là một loại hàng hóa, một vật cùng loại đặc biệt trong lưu thông dân sự. Tiền là phương iteenj lưu thông và thanh toán, tiền được xác định bằng số lượng biểu hiện tiền tệ giấy bạc chứ không phải là số tờ giấy bạc. Với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự tiền chủ yếu đóng vai trò thanh toán các khoản nơ, có thể thay thế các vật khác. Tuy nhiên với tư cách là đại diện cho chủ quyền quốc gia người sở hữu tiền phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của pháp luật.
-Giấy tờ có giá : ví dụ như các loại séc, cổ phiếu, công trái, sổ tiết kiệm,…. Bộ Luật dân sự 205 qui định giấy tờ có giá. Tuy nhiên, việc qui định giấy tờ có giá để các tài sản này được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
-Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền tự giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trogn giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản có thể là quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền của chủ sở hữu các tìa sản trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữ công nghiệp….)
Vé số có thể là tài sản. Nếu tờ vé số đó trúng giải. Vì khi vé số đã trúng giải thì nó có thể quy đổi thành tiền. Trở thành vật có giá trị.
Câu 10 : Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và qui định.
Câu 11 : Thời hiệu khỏi kiện vụ án dân sự theo qui định của pháp luật hiện hành.
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
Câu 12: Thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Câu 13: Nội dung của quyền sở hữu. Trong 3 quyền, quyền nào quan trọng nhất? Vì sao?
Quyền sở hữu là tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Khái niệm quyền sở hữu - được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.
- Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản. BLDS Việt Nam hiện hành tuy không định nghĩa trực tiếp như vậy nhưng có quy định rằng: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”.
Nội dung quyền sở hữu.
I. Quyền sử dụng
Dùng và thu hoa lợi, lợi tức - Điều 198 BLDS quy định: “quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”. Như vậy, với tư cách là một trong những nội dung của quyền sở hữu, quyền sử dụng bao gồm quyền khai thác công dụng của tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản. “Khai thác công dụng” nghĩa là chủ sở hữu tự mình thụ hưởng các lợi ích vật chất từ một tài sản không sinh lợi hoặc không được khai thác về phương diện kinh tế. “Thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản” được hiểu là việc chủ sở hữu được thụ hưởng những kết quả từ khai thác sự sinh lợi của tài sản mà vẫn bảo tồn chất liệu của tài sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hai quyền này không nhất thiết phải tồn tại song song trên cùng một tài sản.
Chủ sở hữu có quyền quyết định phương thức sử dụng tài sản (dùng hay không dùng tài sản) cũng như cách thức thu hoa lợi, lợi tức (trực tiếp khai thác hoa lợi, tự nhiên của tài sản, hoặc để cho người khác khai thác thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn). Tài sản có thể được sử dụng hoặc được khai thác trực tiếp bằng chính chủ sở hữu hoặc bởi một người khác không phải là chủ sở hữu (khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định)
Hạn chế quyền sử dụng - Điều 199 BLDS quy định: “Chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Đây là nguyên tắc chung mà luật viết đã dự liệu để hạn chế quyền sử dụng chủ động, ngăn ngừa sự lạm dụng. Ngoài ra, pháp luật còn có những quy định hạn chế quyền sử dụng thụ động trong một số trường hợp đặc thù khác đã được thừa nhận trên thực tế
II. Quyền định đoạt.
Định đoạt vật chất và định đoạt pháp lý - Theo Điều 201 BLDS “Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho một người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.”. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có thể định đoạt tài sản bằng cách chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản. Như vậy, chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản về phương diện vật chất (tiêu dùng, thiêu hủy, chuyển hóa thành một hình thức tồn tại khác...), hoặc về phương diện pháp lý (chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, góp vốn kinh doanh...). Cũng như quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu có thể do chính chủ sở hữu hoặc do một người khác thực hiện Mọi trường hợp định đoạt tài sản ngoài khuôn khổ giới hạn của quyền tự định đoạt của chủ sở hữu cũng như định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác đều bị xem là những giao dịch vô hiệu. Cũng có trường hợp, tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải do hiệu lực của việc thực hiện quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, mà do pháp luật quy định (như trong các trường hợp trưng mua, trưng dụng vì mục đích an ninh quốc phòng, giải tỏa có đền bù để thực hiện quy hoạch đô thị...).
Hạn chế quyền định đoạt - Quyền định đoạt có thể bị hạn chế trong những trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích của người khác mà việc bảo vệ những quyền lợi này hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Luật viết quy định nhiều cách thức hạn chế quyền định đoạt khác nhau, như:
- Quyền định đoạt số phận pháp lý của một tài sản bị Nhà nước cấm hoặc hạn chế một cách trực tiếp bằng các quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 55 Luật doanh nghiệp 12/6/1999; Điều 741 BLDS; Điều 78b khoản 1, 2 Luật Đất đai sửa đổi ngày 02/12/1998 ...).
- Quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản được Nhà nước hạn chế và kiểm soát một cách gián tiếp thôyng qua vai trò của một tổ chức hay một cá nhân.
III. Quyền chiếm hữu
Khái niệm - Theo Điều 189 BLDS: “Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình”. Việc nắm giữ và quản lý ở đây bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác) hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ).
Điều 189, đoạn 2 quy định thêm rằng: “Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong những trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định”. Trong bối cảnh hiện tại, luật viết hiện hành ghi nhận sự khác nhau về chế độ pháp lý của người chiếm hữu với tư cách là chủ sở hữu và người chiếm hữu tài sản của người khác trong quá trình thực hiện quyền chiếm hữu của mình đối với tài sản. Chúng ta lần lượt nghiên cứu sự khác nhau của hai chế độ pháp lý này:
a) Chiếm hữu của chủ sở hữu
a1) Các yếu tố của quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được hình thành từ hai yếu tố:
Yếu tố khách quan (corpus) - đặc trưng bằng việc thực hiện các quyền thuộc nội dung của quyền sở hữu, thể hiện thành các giao dịch mang tính chất vật chất có tác động đến tài sản chẳng hạn như cất giữ đồ trang sức, cư trú trong nhà, canh tác trên đất, cho thuê tài sản.... Luật Việt Nam hiện hành xếp các giao dịch này thành hai nhóm:
- Các giao dịch nắm giữ: là các giao dịch mà thông qua đó, chủ sở hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát vật chất của mình. Vật không nhất thiết phải nằm trong tay chủ sở hữu theo nghĩa đen mà chỉ cần vật được đặt dưới quyền năng kiểm soát vật chất tiềm tàng của chủ sở hữu.
- Các giao dịch quản lý: là các giao dịch mà thông qua đó chủ sở hữu có thể kiểm soát được sự tồn tại của tài sản (về phương diện vật chất hay về giá trị) cũng như kiểm soát cả việc sử dụng, khai thác tài sản. Kiểm kê, định giá, bảo quản, tiêu dùng, cư trú, canh tác, ... là những giao dịch quản lý.
Luật Việt Nam quy định “quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ tài sản”. Như vậy, trong luật Việt Nam không có khái niệm “chiếm hữu thông qua vai trò của người khác” hay “chiếm hữu dưới danh nghĩa người khác”. Hay nói cách khác, một người có quyền chiếm hữu tài sản của người khác chỉ trong điều kiện chủ sở hữu không chiếm hữu tài sản đó. Tuy nhiên, thời gian chiếm hữu của người khác sẽ được tính như một phần thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu khi xem xét về tình trạng chiếm hữu liên tục. (Điều 196 BLDS)
Nói một cách tổng quát rằng: trong trường hợp tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu theo nghĩa đầy đủ; còn trong trường hợp tài sản được giao cho người khác chiếm hữu, thì chủ sở hữu chỉ được coi là người chiếm hữu khi cần tính thời gian chiếm hữu liên tục chứ không phải là trường hợp người chiếm hữu theo nghĩa vật chất. Ta gọi chiếm hữu theo nghĩa đầy đủ là chiếm hữu vật chất và pháp lýcòn chiếm hữu theo ý nghĩa của Điều 196 là chiếm hữu pháp lý.
Yếu tố chủ quan (animus) - đặc trưng bằng thái độ tâm lý của chủ sở hữu trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến tài sản được chiếm hữu, thể hiện bằng cung cách cư xử mang tính chất quyền lực đối với tài sản (có quyền sở hữu đối với tài sản mà không phải báo cáo với bất kỳ ai về những vấn đề liên quan đến tài sản và không buộc phải giao tài sản co bất kỳ người nào. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào có thái độ tâm lý như vậy cũng là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.Bởi lẽ, thái độ tâm lý đó hoàn toàn khác với sự ngay tình.
Yếu tố chủ quan được cấu thành từ hai yếu tố: ý chí và dự định. Ý chí phải được bày tỏ bởi một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Dự định chính là những xử sự của người chiếm hữu nhằm khẳng định quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
a2) Xác lập quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Hội đủ corpus và animus - Quyền chiếm hữu vật chất và pháp lý được xác lập khi hội đủ hai yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Riêng yếu tố chủ quan không những phải có mà còn phải được pháp luật thừa nhận. Nếu yếu tố chủ quan tuy có nhưng không được pháp luật thừa nhận thì người chiếm hữu sẽ ở trong tình trạng chiếm hữu thực tế mà không không có quyền chiếm hữu. Luật viết gọi đó là tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình.
Quyền chiếm hữu của người quản lý tài sản - Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan không nhất thiết phải hội đủ vào bản thân chủ sở hữu bởi có trường hợp các yếu tố này xuất hiện ở người không phải là chủ sở hữu và cũng không xem mình là chủ sở hữu, đó là người quản lý tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được đặt trong nhiều trường hợp: chủ sở hữu là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng nhận thức được hành vi của mình; chu sở hữu vắng mặt hoặc mất tích; chủ sở hữu chết; được chỉ định làm người quản lý di sản thừa kế... Khi đó, người quản lý tài sản thực hiện các tác động vật chất lên tài sản mà mình quản lý, thể hiện thái độ tâm lý của chủ sở hữu trong quá trình thực hiện những giao dịch đó. Tuy nhiên, chỉ có corpus của người quản lý còn animus được người quản lý thể hiện không hoàn hảo, bởi tài sản - đối tượng của việc chiếm hữu - thuộc sở hữu của người khác.
a3) Mất quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chỉ mất corpus - Việc chủ sở hữu không tự mình nắm giữ, quản lý tài sản nhưng vẫn duy trì thái độ xử sự của của chủ sở hữu đối với tài sản chỉ khiến cho chủ sở hữu mất quyền chiếm hữu vật chất chứ không mất quyền chiếm hữu pháp lý. Chính vì lẽ đó, chủ sở hữu vẫn được coi là người chiếm hữu liên tục đối với tài sản dù không tự mình nắm giữ tài sản. Mất corpus có thể xảy ra một cách tự nguyện (trong các trường hợp chủ sở hữu giao kết hợp đồng cho thuê, cho mượn, ủy quyền quản lý và sử dụng tài sản...), cũng có thể xảy ra một cách không tự nguyện (có hai loại: cóanimus với sự ngay tình và có animus với sự không ngay tình).
Chỉ mất animus - Trong các trường hợp chủ sở hữu đã bán tài sản của mình co người khác và đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua; nhưng do điều kiện khách quan mà người mua chưa thể tự mình nắm giữ và quản lý tài sản mà yêu cầu người bán tiếp tục quản lý tài sản trong một thời gian nhất định. Khi đó, người bán vẫn có quyền chiếm hữu vật chất nhưng không có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý, bởi tài sản vào lúc này thuộc quyền sở hữu của người khác.
a4) Chiếm hữu không hoàn hảo.
Dẫn nhập - Điều 255, khoản 1 BLDS quy định: ” người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chiếm hữu...”. Từ nội dung điều luật, ta có thể rút ra một nguyên tắc rằng quyền sở hữu theo thời hiệu sẽ không được xác lập nếu thiếu bất cứ một trong những yếu tố nào đã được quy định tại Điều 255BLDS. Vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào là chiếm hữu không liên tục, chiếm hữu gián đoạn, chiếm hữu không công khai, hoặc những trường hợp khác không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo Điều 255 BLDS.
Chiếm hữu không liên tục - Theo Điều 196 BLDS, “việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”. Như vậy, để có sự chiếm hữu liên tục với tư cách chủ sở hữu cần có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có sự liên tục của corpus và animus.
- Không có sự tranh chấp của người thứ ba về tài sản.
Những trường hợp chiếm hữu không đáp ứng đầy đủ những điều kiện này sẽ được xem là sự chiếm hữu không liên tục.
Chiếm hữu không công khai - Theo Điều 197 BLDS, “việc chiếm hữu được coi là công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình”. Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của khái niệm chiếm hữu công khai chính là sự công khai của corpus, nghĩa là người chiếm hữu thực hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm. Và ngược lại, sự chiếm hữu trở nên không công khai một khi các giao dịch tạo thành corpus được thực hiện không minh bạch hoặc giấu giếm nhằm ngăn chặn sự truy tìm tài sản của người có quyền kiện đòi lại tài sản. Khi đó, sự chiếm hữu công khai với tất cả mọi người, trừ người có quyền kiện đòi lại tài sản vẫn là sự chiếm hữu công khai theo ý nghĩa pháp lý. Do đó, có thể nói rằng sự chiếm hữu công khai theo ý nghĩa pháp lý chỉ là một khái niệm tương đối.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình -Theo Điều 195 BLDS: “Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”
a5) Hiệu lực của quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Bảo vệ quyền chiếm hữu - Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được bảo vệ trong khuôn khổ những quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu được ghi nhận tại các Điều từ 263 đến 266 BLDS. Theo đó, người chiếm hữu là chủ sở hữu đích thực đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu trái pháp luật, và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Luật viết hiện hành ghi nhận trường hợp một người xác lập quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản đó. Trường hợp này, trên thực tế có thể phân thành hai nhóm:
Chiếm hữu ngay tình - Người chiếm hữu trong trường hợp này có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chiếm hữu do thời hiệu vá có quyền đối với một phần hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong trường hợp phải trao trả tài sản cho chủ sở hữu đích thực
Chiếm hữu không ngay tình - Luật không thừa nhận quyền chiếm hữu của người chiếm hữu không ngay tình trong trường hợp này và cũng không thừa nhận tình trạng chiếm hữu không ngay tình. (khoản 1, Điều 606 BLDS)
b) Chiếm hữu tài sản của người khác
Tình trạng chiếm hữu chỉ có corpus - Một khi việc chiếm hữu không có yếu tố chủ quan (animus) mà chỉ có yếu tố khách quan (corpus)thì người chiếm hữu đang ở trong tình trạng chiếm hữu tài sản của người khác. Điều 189 BLDS ghi nhận những trường hợp chiếm hữu hợp pháp của người khác, bao gồm: người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu, người phát hiện và nắm giữ tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm và tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu và một số trường hợp khác do pháp luật quy định. Tất cả những người này đều có quyền xác lập những giao dịch mang tính chất vật chất tác động lên tài sản với tư cách của một người có quyền đối với tài sản của người khác chứ không phải đối với tài sản mà mình là chủ sở hữu.
Hiệu lực của việc chiếm hữu tài sản của người khác - Người chiếm hữu tài sản của người khác luôn có nghĩa vụ giao trả tài sản cho chủ sở hữu. Nghĩa vụ hoàn trả phải được thực hiện tại một thời điểm nào đó tùy theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc người chiếm hữu tài sản của người khác không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Người chiếm hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ trong trường hợp quyền chiếm hữu của mình bị xâm phạm theo các quy định tại các Điều từ 263 đến Điều 266 BLDS. Tuy nhiên, việc chiếm hữu tài sản của người khác chỉ được bảo vệ trong trường hợp bị xâm hại với điều kiện người chiếm hữu chứng minh được tính hợp pháp của tình trạng chiếm hữu đó của mình. Cũng cần lưu ý rằng các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản của người khác không thể được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên tham gia mối quan hệ kết ước làm phát sinh việc chiếm hữu đó.
Theo đó thì quyền chiếm hữu là quyền quan trong nhất trong 3 quyền.
Câu 17: Hộ gia đình. Tại sao là chủ thể hạn chế của quan hệ pháp luật dân sự.
Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, theo qui định của Bộ luật dân sự 2005, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khsc do pháp luật qui định là chủ thể của quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này.
Hộ gia đình không tham gia đầy đủ vào mọi quan hệ dấn ự mà chỉ tham gia vào những quan hệ do pháp luật qui định trong đó các quan hệ liên quan đến quyền chuyển sử dụng đất, vay vốn ngân hàng để sản xuất nông lâm – ngư nghiệp và một số lĩnh vực khác do pháp luật qui định.
Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 106 đến điều 110 qui định hộ gia đình là chủ thể độc lập trong một số quan hệ dân sự là ghi nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ gia đình, hình thức tổ chức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quấn, vai trò của gia đình trong đời sống cộng đồng xã hội ta, nhất là nông thôn. Hộ gia đình được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật.
Đại diện của hộ gia đình: Đại diện của hộ gia đình là chủ hộ (cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên là chủ thộ).
Tài sản chung của hộ gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng choc hung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản của hộ.
Trách nhiệm dân sự hộ gia đình là vô hạn. Chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. Chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ, nếu không đủ thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng.
Hộ gia đình là chủ thể hạn chế của quan hệ luật dân sự vì năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật qui định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực – đó là “hoạt động kinh tế, chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật qui định” (Điều 106 BLDS).
Như vậy, hộ gia đình chỉ là chủ thể hạn chế trong các quan hệ dân sự, chỉ được tham gia vào các quan hệ dân sự liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất: Chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở, vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…. và tham gia một số quan hệ khác phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của chung của cả hộ.
Câu 18: Tổ hợp tác. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác.
Theo qui định của Bộ luật dân sự 2005 ( từ Điều 111 đến Điều 120), tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện một công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủa thể trong quan hệ luật dân sự.
Kinh tế hợp tác mà tổ hợp tác là một loại hình tổ chưc sđơn giản, một yêu cầu tất yếu nảy sinh từ nhu cầu và lợi ích của việc phối hợp những nỗ lực chung của người lao động, thông qua con đường liên kết tự nguyện, phát huy sức mạnh cộng đồng, tương trợ lẩn nhau để giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh. Khi đủ điều kiện trở thành pháp nhân thì đăng ký tại cơ quan nhà nước thẩm quyền.
Tổ hợp tác thông qua người đại diện của tổ. Đại diện là tổ trưởng do tổ viên bầu ra. Tổ trưởng có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc qui định của luật dân sự.
Người đại diện có thể xác lập, thực hiện giao dịch theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả tổ hợp tác (theo khoản 2 Điều 113 Bộ luật dân sự).
Qui định “theo quyết định đa số tổ viên” thì hành vi của người đại diện mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả tổ chức còn có nhiều cách biểu hiện khác nhau.
Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác.
Tổ hợp tác chịu trách nhiệm chung bằng tài sản chung của cả tổ nếu tài sản chung của cả tổ không đủ thì các tổ viên phải liên đới chịu trách nhiệm theo phần ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình (trách nhiệm vô hạn).
Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 106 đến Điều 110 qui định hộ gia đình là chủ thể độc lập trong một số quan hệ dân sự là ghi nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế hộ gia đình, hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với tập quán, vai trò của gia đình trong đời sống cộng đồng xã hội ta, nhất là nông thôn. Trong các cvawn bản được ban hành từ những năm 1990 đến nay hộ gia đình cùng đã được ghi nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật (ví dụ Luật đất đai qui định gia đình là chủ thể trogn quan hệ sử dụng đất). Trong thực tiễn hiện nay cũng như hướng phát triển kinh tế-xã họi nước ta trong tương lai, việc pháp luật qui định hộ gia đình là chủ thể độc lập là đề coa hơn vai trò “đơn vị kinh tế tự chủ”, coi đây là nhân tố quan trong, lâu dài để phát triên, đổi mới kinh tế ở nông thôn.
Về đại diện của Hộ gia đình: Đại diện của hộ gia đình là chủ hộ (cha, mẹ Hoặc một thàng viên khác đã thành niên là chủ hộ).
Về tài sản chung của hộ gia đình: Tài sản chung ủa hộ gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng tròng của hộ gia đình, tài sản do các thàng viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tafisanr khác mà các thành viên thỏe thuận là tài sản của hộ.
Về trách nhiệm dân sự của hộ gia đình: Hộ gia đình chịu trách nhiệm về dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì cách thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng (trách nhiệm vô hạn).
Hộ gia đình là chủ thể giới hạn của quan hệ pháp luật dân sự.
Hộ gia đình tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì phải có năng lực dân sự. Năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật qui định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực – đó là “ hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doang khác do pháp luật qui định” Điều 206 BLDS.
Như vậy, hộ gia đình là chủ thể hạn chế trong các quan hệ dân sự, chỉ được tham gia vào các quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất: Chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở, vây vốn ngân hành để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…. và tham gia một số quan hệ khác phục vụ nhu vầu sản xuất kinh doang chung của cả hộ. Việc hạn chế năng lực chủ thể của hộ gia đình liên quan đến tính chât các quan hệ dân sự cũng như những đặc thù gia đình nói chung và hộ gia đình nói riêng. Đó là sự cộng đồng các thành viên trong gia đình, là những trật tự gia đình truyền thống cũng như sự phân hóa các gia đình thành các hộ gia đình hay một hộ gia đình thành nhiều hộ gia đình.
Câu 19 Những qui định khác về quan hệ sở hữu? Ý nghĩa của qui định này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top