Đề cương môi trường

                         

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: LUẬT MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Khái niệm Luật môi trường?

Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường song của con người.

-

         

Là một môn khoa học chuyên ngành.

-

         

Là một lình vực pháp luật chuyên ngành.

Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường?

( Điều 2 luật bảo vê môi trường ).

Là các

 

cơ quan nhà nước; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 3: Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật môi trường Việt Nam

:

Chia làm hai giai đoạn:

-

         

Giai đoạn trước 1986:

Khó có các văn bản riêng về luật môi trường.:

+ Chỉ liên quan đến mộ số khía cạnh của bảo vệ môi trường xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước.

+ Các quy định về môi trường hoặc lien quan nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau.

+ Được ban hành chủ yếu bằng hình thức văn bản dưới luật.

=> Trong giai đoạn này luật môi trường không phát triển, có thể nói là sự thiếu vắng mạnh mẽ. Có những lý do sau:

+ Trong thời gian này vì hoàn cảnh chiến tranh không cho phép nước ta chú ý đến việc bảo vệ môi trường.

+ Trong thời gian này các biến động xấu của thiên nhiên do sự hủy hoại của môi trường chưa cao, đây cũng là lí do dẫn tới tình trạng là ít người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

+ Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa phải là hệ thống pháp luật hoàn thiện, các ngành luật chưa phát triển, nên luật môi trường chua phát triển là điều tất yếu.

-

         

Giai đoạn 1986 đến nay

: Luật môi trường phát triển mạnh mẽ:

+ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Tiếp đó là Bộ luật hàng hải 1990. luật đất đai 1993, luật đầu khí 1993…

+ Đại hội Đảng lần thứ VII xác định việc bảo vệ môi trường là một bộ phận chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2000.

+ Hiến pháp 1992 đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ hiến định.

+ Quốc hội thông quan Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993.

+ Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế về môi trường, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lình vực môi trường.

=> Ta có thể thấy do các yếu tố khách quan cũng như được sự quan tâm của nhà nước, thời kì này vấn đề môi trường rất được quan tâm, đưa vào các chế định của nhà nước và đưa ra được bộ luật riêng bảo vệ môi trường.

Câu 4: Luật môi trường với mối tương quan với sự phát triển kinh tế, xã hội

-

         

Giữa  môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Luật môi trường đưa ra bảo vệ địa bàn và đối trượng của kinh tế xã hội.

-

         

Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. Kinh tế xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế phát triển. Bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai

Câu 5: Hiện trạng môi trường và vai trò pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

-

         

Hiện trạng môi trường:

+ Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác như: Rừng bị tàn phá, sự gia tăng của các chất thải chưa chất khí CFCs ở mức độ lớn, sự gia tăng của dân số. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho không khí nóng lên dẫn đến những thay đổi bất thường của khí hậu

+ Những thảm họa thiên nhiên như: động đất, sạt lở đất, những trạn địa trấn gây ra những trận sóng thần, núi lửa phun trào gây ra những hậu quả nghiêm trọng, chứa đựng các nguy cơ đối với môi trường.

+ Sự suy thoái của

 

tầng Ô Zôn là một điều đáng lo ngại về tác động xấu đến môi trường: Các tia cực tím có thể xâm nhập được vào Trái Đất, nhiệt độ tăng lên.

+ Sự gia tăng dân số, sự gia tăng nhu cầu sản xuất tiêu dung dẫn đến sự gia tăng chất thải, đặc biệt là chất thải rắn có

 

thê gây ngu hại đến môi trường.

+ Sụ suy giảm của nhiêu loài thực vật, diệt vong của nhiều loài động vật ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, dẫn đến các môi trường sống của nhiều hệ sinh thái khác cũng bị ảnh hưởng.

=> Hiện nay môi trương đang là vấn đề quan trọng cần được sự quan tâm bảo vệ.

- Vai trò của pháp Luật:

+ Quy định các quy tăc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường

+ Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc cá nhân, tổ chức, phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường.

+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.

+ Ban hành các tiêu chuẩn môi trường.

+ Giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Câu 6: Các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường:

-

         

Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành

: con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài, con người có quyền được hưởng một cuộc song hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên. Vì vậy mọi chin sách môi trường phải lấy con người làm ưu tiên số 1

-

         

Tính thống nhất trong quản lý và bảo về môi trường:

+ Các chính sách và các quy định pháp luật về môi trường phải được ban hành dưới sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường.

+ Điều hành phải đặt dưới sự điều hành của một cơ quan thống nhất.

+ Các công cụ kĩ thuật quan trọng cảu quản lý môi trường cần được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước.

-

         

Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững

: Bảo về môi trường phải có sự gắn kết hài hòa với phát triển kin tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quóc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

-

         

Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa:

Môi trường khác với các hiện trượng xã hôi ở chỗ khả năng khôi phục hiện trạng là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém. Chính vì thế ngăn ngừa các hành vi gây thiệt hai cho môi trường được chú trọng hơn các hình phạt hoặc các chế tài.

Câu 7: Khái niệm phát triển bền vững, các yếu tố hợp thành phát triển bền vững

-

         

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của phát triển hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết họp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảm đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

-

         

Các yếu tố hợp thành pháp triển bền vững: Yếu tố con người; Quyền phát triển; Sự cần thiết chăm sóc của môi trường.

Câu 9:

 

Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường? các biện pháp phòng chống và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường?

a.Ô nhiễm môi trường

Khái niệm:

Là sự biến đổi thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật ( Khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).

Nguyên nhân:

Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu từ chất gây ô nhiễm


Chất gây ô nhiễm gồm các loại sau: Chất gây ô nhiễm tích lũy ( chất dẻo, chất phóng xạ) và chất gây ô nhiễm không tích lũy ( tiếng ồn).;Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương, phạm vi vùng và phạm vi toàn cầu.;Chất gây ô nhiễm có thể xác định ( chất thải từ các cơ sở kinh doanh) và chất gây ô nhiệm không thể xác định ( chất thải dùng trong nông nghiệp).; Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục ( chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh) và chất thải không liên tục ( tràn dầu).

-Mức độ ô nhiễm.

+Ô nhiễm : khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành

 

phần môi trường đó.

+Ô nhiễm nghiêm trọng: khi hàm lượng 1 hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng một hoặc một số chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.

+Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng:

 

khi hàm lượng của 1 hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của 1 hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.

b. suy thoái môi trường.

-Khái niệm:

Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến thành phần môi trường ( khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).

-Cấp độ suy thoái môi trường:

Suy thoái môi trường; Suy thoái môi trường nghiêm trọng; Suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng

Nguyên nhân suy thoái môi trường:

Sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

c. Sự cố môi trường.

-Khái niệm:

Là những tai biến hoặc rủi ro trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

-Biểu hiện:-

Những tai biến hoặc rủi ro xảy ra với môi trường dưới tác động của yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả 2 yếu tố kết hợp lại;Sự cố môi trường do nguyên nhân nào cũng để lại hậu quả nguy hại cho con người vả thiên nhiên.

-Một số sự cố môi trường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại:

Bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, nứt đất, mưa axit, núi lửa phun trào, mưa đá..;Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật, của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật…;Sự cố tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, vỡ đường ống…;Sự cố hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, kho chứa phóng xạ..

d.Các biện pháp phòng chống, kiếm soát ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

-Các hình thức pháp lý:

+Quy hoạch, kế hoạch hóa việc

 

bảo vệ môi trường.:Coi các yêu cầu bảo vệ môi trường là nội dung không thể thiếu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.;Thường xuyên điều tra đánh giá trự lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.;Các khu vực , hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức các khu bảo tồn thiên nhiên.;Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường với các khu đô thị, khu dân cư.;Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường đảm bảo giới hạn an toàn các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm, tạo cơ sở pháp lý để xử lý những trường hợp vi phạm.

+Quản lý chất thải:Đối với chất thải có khả năng tái chế, sử dụng, pháp luật khuyến khích việc tái chế sử dụng ở mức cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất các chất thải phải xử lý bằng biện pháp chon, lấp, đốt..;Đảm bảo thực hiện đúng quy trình khoa học đối với các chất thải phải xử lý bằng biện pháp chôn lấp, tiêu hủy;Quy định chặt chẽ và chi tiết đối với chất thải nguy hại từ khâu quản lý, thu gom, lưu giữ đến khâu vận chuyển và xử lý.

+Có chế tài đảm bảo tính răn đe hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiêm môi trường.

Câu 10. Khái niệm ĐTM và ĐMC? Những nội dung cơ bản của pháp luật ĐTM?

Khái niệm

Luật BVMT năm 2005 định nghĩa ĐTM và ĐMC như sau:

-ĐTM

( Đánh giá tác động môi trường) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

-ĐMC

( Đánh giá môi trường chiến lược) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

-ĐTM và ĐMC được có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:

+Góc độ quản lý:

là một biện pháp quản lý nhà nước về môi trường.

+Góc độ khoa học

: là những nghiên cứu về mối liên hệ, những tác động biện chứng giữa các chính sách, hoạt động phát triển và môi trường.

+Góc độ pháp lý:

là hệ thống các quan hệ pháp luật hình thành giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất thực hiện các chính sách, hoạt động phát triển trong việc khảo sát và đánh giá các tác động phát triển đó với các yếu tố của môi trương cũng như các biện pháp giảm thiểu các tác động đó.

-Nôi dung cơ bản của pháp luật ĐTM:Nội dung báo cáo ĐTM:

+Liệt kê, mô tả chi tiết hạng mục công trình dự án kèm theo qui định về ko gian, thời gian và khối lượng

 

thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình, dự án.

+Đánh giá chung về hiện trạng môi trường thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.

+Đánh giá chi tiết tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.

+Các biện pháp cụ thể giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.

+Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành.

+Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

+Ý kiến của UBND cấp xã; các ý kiến ko tán thành việc triển khai dự án; đại diện cộng đồng dân cư.

+Chỉ dẫn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

-Thẩm định ĐTM:

thẩm định ĐTM được tiến hành thông qua 1 trong 2 cách:

+Cách 1: Hội đồng thẩm định ( Bộ TN và MT, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan chuyên môn,..)

+Cách 2: Thông qua tổ chức tổ chức dịch vụ thẩm định.

Note:

Cả 2 hình thức thẩm định chỉ mang tính chất tư vấn, thẩm quyền thẩm định vẫn thuộc cơ quan chịu trách nhiệm đối với quyết định phê duyệt ĐTM.

-Hoạt động sau thẩm định ĐTM:

Trách nhiệm của chủ dự án

+Báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án nội dung của quyết định phê duyệt báo cao ĐTM.

+Niêm yết công khai tại các điaạ điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giam sát.

+Thực hiện đầy đủ, đúng nội dung bảo vệ môi trương trong ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt ĐTM.

+Thông báo cho cơ quan phê duyệt ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

+Chỉ đưa công trình vào thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên.

-Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt ĐTM.

+Thông báo quyết định phê duyệt ĐTM cho UBND cấp tỉnh thực hiện dự án; UBND cấp tỉnh thông báo nội dung phê duyệt báo cáo ĐTM do mình hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ phê duyệt cho UBND cấp huyện, cấp xã nơi thực hiện dự án.

+Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện ĐTM được phê duyệt.

Câu 11. Tiêu chuẩn môi trường là gì? Ý nghĩa pháp lý của tiêu chuẩn môi trường?

-Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:

Là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trương.

-Ý nghĩa pháp lý của tiêu chuẩn môi trường:

+Tiêu chuẩn môi trường là cở sở khoa học để xác định môi trường sống của con người; xác định mức độ ô nhiễm đối với từng thành phần môi trường cụ thể; xác định các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm

+Thông qua tiêu chuẩn môi trường, các chủ thể biết được quyền và nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực môi trường

+Tiêu chuẩn môi trường là căn cứ pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà con người gây ra đối với môi trường, từ đó có cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Câu 12. Chất thải và chất thải nguy hại ? Những nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.

-Chất thải:Chất thải

là vật chất thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

-Phân loại chất thải:

+Căn cứ vào tính chất của chất thải: chất thải rắn, chất thải khí, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải ở dạng mùi, chất phóng xạ và hỗn hợp khác.

+Căn cứ vào nguồn phát sinh: chất thải sinh hoạt;

 

chất thải công nghiệp; chất thải y tế.

+Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải đến môi trường: chất thải thông thường; chất thải nguy hại.

_Chất thải nguy hại, những nội dung chủ yếu của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở VN.

Khái niệm:

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

-Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở VN

.

+Chất thải nguy hại tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường tự nhiên. Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới cũng như VN, pháp luật qui định rất chặt chẽ và chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải nguy hại trong từng công đoạn của quá trình quản lý chất thải nguy hại.

+Việc quản lý chất thải

nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Điều 70 Luật BVMT).

+Việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại phải đảm bảo không dò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường;

 

các tổ chức, cá nhân phải có phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không được để lẫn chất thải với chất thải nguy hại ( Điều 71 Luật BVMT).

+Việc vẫn chuyển chất thải nguy hại

phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp; phương tiện vận chuyển phải đảm bảo các điều kiện an toàn không để rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường trong quá trình vẫn chuyển; chỉ những tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ những điều kiện nhất định mới được vẫn chuyển chất thải nguy hại ( Điều 72 Luật BVMT).

+Việc xử lý chất thải nguy hại

phải được tiến hành bằng phương pháp khoa học, bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. Chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý được thải bỏ, chôn lấp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Điều 74Luật BVMT).

Câu 13.

Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Đồng thời với những thành quả do sự phát triển kinh tế đem lại, cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng mà sự đe doạ từ việc phát thải các chất thải nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Nhận thức rõ được điều đó, chúng ta đã sớm nhận ra các yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra là không làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, đồng thời ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những tác hại do chất thải nguy hại gây ra cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng.


Luật bảo vệ môi trường 2005 và Quy chế quản lý chất thải nguy hại đã được ban hành nhưng việc quản lý chất chải nguy hại vẫn không ít khó khăn, trở ngại mà những nguyên nhân, những tồn tại chủ yếu xuất phát từ 2 vấn đề sau:

-Thứ nhất, thực trạng các văn bản pháp luật:

+

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của chúng ta hiện nay vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể; thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại; các địa phương áp dụng chưa thống nhất và còn nhiều lúng túng và nhất là thiếu các chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm.

-Thứ hai

, thực trạng áp dụng các văn bản pháp luật:

+

Việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại hiểu biết và nâng cao được ý thức tự giác trong việc thực hiện trách nhiệm của mình; việc thực hiện chức năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi; vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất thải nguy hại; việc xác định mức độ vi phạm và các chế tài xử phạt, v.v... Nhưng có thể nói, sau một số năm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, chúng ta

chưa giải quyết được

thấu đáo các vấn đề trên và thực sự chưa thu được những kết quả khả quan như mong đợi do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

+Trong đó, có những nguyên nhân chính là:

+

Ý thức thực hiện pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nói riêng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại bộ phận nhân dân chưa cao. Điều này cũng xuất phát từ sự nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế và bản thân pháp luật môi trường hiện nay do ảnh hưởng của nhiều vấn đề xã hội nên còn mang nặng tính tuyên truyền, giáo dục và thiếu tính răn đe.

+

Việc thực hiện các quy định pháp luật bắt buộc của các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý chưa được nghiêm túc và triệt để, nhất là trong các cơ sở công nghiệp. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là công tác thanh tra môi trường còn kém, các chế tài xử phạt chưa nghiêm minh và chưa có tính răn đe cao. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân hết sức quan trọng khác là việc đầu tư kinh phí cho công tác này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh trong kinh doanh.

Câu 14. Pháp luật về bảo vệ môi trường đất

-Những văn bản quan trọng chứa đựng nội dung có liên quan đến việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất:

+Luật BVMT năm 2005; Luật Đất đai 2003; pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001; pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; NĐ 78/CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; NĐ 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004…

+Các văn bản về đăng ký chính thức, đăng ký bổ xung và đăng ký đặc cách một số loại thuốc thực vật được phép sử dụng và hạn chế dùng ở VN năm 1998, 1999, 2000..

-Pháp luật về các hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:

+Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng sy thoái và ô nhiễm tài nguyên đất ( khoản 2 Điều 11 Luật đất đai 2003) đối với tất cả các nhóm đất ( đất trông lúa nước; đất mặt nước ven biển; đất chuyên dụng; đất mặt bằng xây dựng…)

+Đầu tư lao động, tiền vốn và áp dụng các thành tựu mới vào việc tăng hiệu quả sử dụng đất.

+Bảo vệ, cải tạo đất trong khi tiến hành các hoạt động trên đất, phục hồi khi có ô nhiễm, suy thoái đất xảy ra.

+Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến tài nguyên đất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động sinh hoạt của cộng đồng.

+Quy định chặt chẽ, có biện pháp cưỡng chế, xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên đất.

-Tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến địa phương

Câu 15: Pháp luật về bảo vệ môi trường khi khai thác tài nguyên lòng đất

-Chủ thể (

điều 51-luật khoáng sản):Doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã-> Khai thác làm

 

vật liệu xây dựng, khai thác tận thu

-Nội dung

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;

b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;

d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;

đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;

2. trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

-Cơ quan thẩm quyển chung:chính phủ;UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

-Cơ quan chuyên môn: bộ, sở

 

TNMT;bộ và cơ quan ngang bộ; thanh tra chuyên ngành về khoáng sản

+ThÈm quyÒn chung cña c¸c c¬ quan nhµ n­íc :

a)Giảiqu

y

ếttheothẩmqu

y

ềnchoth

u

êđấthoạtđộ

n

gkh

o

áng

s

n

,

s

ửdụ

n

ghạ

t

ầng

k

ỹthuật

v

à các

vấ

n

đ

ề kh

á

c có li

ê

n quancho

t

c

h

ức, cá

n

hân đ

ư

ợc p

h

ép hoạt

đ

ộngkho

á

ng

s

ản

t

ại địa ph

ư

ơ

ng th

e

o quy định

c

ủapháp l

u

ật;

b)Th

chiệnc

á

cbiệnph

á

pbảo

v

ệmôit

r

ường,kh

ng

s

ảnchưakhaith

á

c

,tàinguyênthiên nhiên kh

á

c theo quy định

c

ủa ph

á

p luật; bảo đảm an ninh, t

r

ật

t

ự an toàn xã hội

t

ại khu vực có kh

o

áng

s

ản;

c) Báocáo

y ban nhân

d

ân

c

p trên t

r

ực tiếp tình h

ì

nh hoạtđ

ngkh

o

áng

s

ản trênđịa b

à

n;

d) Tuyên tru

y

ền, phổ bi

ế

n, giáo d

c p

p

l

uật

v

ề kh

o

áng sản;

đ

)

Th

a

n

h

tra

,

kiể

m

tra

,

x

l

ý

v

i

phạ

m

ph

á

p

l

u

t

v

khoá

n

g

sả

n

the

o

thẩ

m

quyền

e) cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản

Câu 16 : Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên đất

-Chủ thể

thực hiện những hành vi vi phạm về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất : các cá nhân , tổ chức , người nước ngoài được nhà nước giao , cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất

-Đối tượng

:

Do lấn chiếm đất đai; Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích; Chuyển mục đích sử dụng trái phép Thực hiện không đúng các nghĩa vụ trước nhà nước : nộp thuế…; Thực hiện các hành vi VPPL về bảo vệ môi trường

-Hình thức xử lý :

Xử lý vi phạm hành chính : áp dụng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1/7/2002 ; nghị định 04/CP ngày 10/1/1997 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất…

 

: mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng ; tước quyền sử dụng đất , tịch thu hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên đất , buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…

Xử lý hình sự : được quy định tại điều 184 “ tội gây ô nhiễm đất ”

Câu 17 : Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

-Vai trò của nhà nước

+

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước : là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng nước, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới trữ lượng , chất lượng nước của quốc gia

+Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước : quy định các chuẩn mực , giới hạn về hóa học, sinh học nhằm xác định tính chất nước, dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

+Tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch , quy hoạch về khai thác sử dụng , bảo vệ , phát triển tài nguyên nước : là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định hay, phân loại , đánh giá trữ lượng , chất lượng, sự vận động của các nguồn nước trong phạm vi từng khu vực, từng địa phương và trong cả nước.

+Cấp thu hồi giấy phép tài nguyên nước :là chứng thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ liên quan nhằm buộc các chủ thể này khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

+Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống khắc phục sự cố môi trường do sự vận động bất thường của nước gây ra

-Vai trò của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước

+Bảo vệ chất lượng , trữ lượng nguồn nước : nghiêm cấm thực hiện những hành vi có khả năng làm tổn hại tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước ( làm suy thoái, can kiệt…) hoặc phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ( theo quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 16/3/2003 )

+Bảo vệ các công trình thủy lợi m khí tượng thủy văn và các công trình công cộng khác liên quan tới việc bảo vệ , phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước ( công trình cấp thoát nước , rừng phòng hộ …)

+Phòng chống , khắc phục hậu quả , tác hại do nước gây ra

Câu 18 : Xử lý vi phạm trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

-Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là :

hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực thực hiện xâm hại đến quan hệ pháp luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, gây ô nhiễm suy thoái nước.

-Chủ thể :

các cá nhân, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh được Nhà nước cho phép khai thác, sử dụng nước

+Đối tượng :

Không được CQNN cấp giấy phép;Sử dụng lãng phí ; Không tiến hành xử lí chất thải, nước thải trước khi xả, thải vào các nguồn nước

.

         

.

         

….

-1 số trường hợp không cần cấp phép :

+Khai thác sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

+Khai thác sử dụng ở quy mô gia đình, nguồn nước biển cho sản xuất muối và nuôi trồng hải sản

-Hình thức xử lý vi phạm:

+Xử lý vi phạm hành chính

: pháp lênh xử lý VPHC 2002 ; nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004…

1,Phạt từ 100.000 – 500.000 : cho hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới 2 lần

2,Phạt từ 2000.000 – 8000.000 cho hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn từ 2 lần trở lên

3,15 triệu – 30 triệu đồng cho hành vi xả thải có chứa chất nguy hại vượt tiêu chuẩn cho pháp ( danh mục các chất nguy hại được liệt kê bởi tổ chức y tế thể giới WHO )

4,60 triệu – 70 triệu cho hành vi xả thải nước có chứa chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho phép

+Xử lý hình sự : được quy định tại điều 183 BLHS 1999.

Câu 19 : Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở VN

1Pháp luật về hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí :

tiêu chuẩn môi trường không khí là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng, của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường

+Quy định tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh:

quy định nồng độ tối đa cho phép của một số khí thải NO­­2 , SO2…nhằm sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

+Tiêu chuẩn thải khí đối với nguồn thải tĩnh

: nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ các hình thức xử lý khác đối với chất thải .

+Tiêu chuẩn thải khí đối với nguồn thải động:

nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng.

2.Pháp luật về phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí

+Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng môi trường không khí của các cơ quan nhà nước :

"Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững".

3.Các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:

+Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.

+Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

+Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

+Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế

-Hoạt động ĐTM

: hoạt động sự liệu trước những tác động tiêu cực có thể gây ra cho không khí xung quanh đồng thời dự tính các biện pháp hữu hiệu để ngăn chạn chúng .

-Hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí

: đây là hoạt động thông báo của CQNN về chất lượng hiện có của không khí trên địa

 

bàn , thông tin về những diễn biến của môi trường không khí trong tương lai và cả những dự báo về các hiện tượng ô nhiễm không khí có thể xảy ra

-Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí :

Điều 93. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường ( Luật bảo vệ môi trường 2005 )

-Hoạt động cải thiện chất lượng không khí :

Thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường : trồng cây xanh , làm sạch không khí, hấp phụ khí thải…

4.Pháp luật về hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí

-Các cơ quan có thẩm quyền chung

+Chính phủ:

chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm không khí

+Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

ban hành các văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương cũng như chỉ đạo thực hiện các băm bản đó, thẩm định báo cáo ĐTM, cấp giấy phép về môi trường cho các cơ sở công nghiệp theo thẩm quyền…

+Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

+Bộ tài nguyên và môi trường:

là cơ quan chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất và trực tiếp trước chính phủ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí

+Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ

+Sở tài nguyên và môi trường:

giúp UBND thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương, tiến hành các hoạt động thanh tra môi trường không khí, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại tố cáo VPPL về môi trường…

Câu 20: Thực trạng vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng.

Khái niệm

:Suy thoái rừng là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần rừng, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên

Kiểm soát suy thoái rừng có thể được hiểu là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất trồng rừng nhằm kiểm soát và cải thiện tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng trên phạm vi cả nước

         

Các hoạt động kiểm soát

:

-

         

Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

à

Đưa ra kế hoạch chính sách phát triển, bảo vệ rừng trong tương lai.

-

         

Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

-

         

Kiểm soát suy thoái rừng loại rừng thông qua những quy chế pháp lý khác nhau.

-

         

Kiểm soát suy thoái rừng thông qua hoạt động kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng quý hiếm.

-

         

Kiểm soát suy thoái rừng thông qua việc thiết lập hệ thống cơ quan quản lý, bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương. Hiệu quả của công tác kiểm soát suy thoái rừng, phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan này.

Thực trạng

:

-

         

Tình trạng phá rừng, buôn lậu gỗ, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng: tính đến hết tháng 11/2011, cả nước đã phát hiện trên 26.700 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng. Trong đó, trên 3.100 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích gần 2.000 ha, tăng 257 ha (15%) so với cùng kỳ năm 2010, chủ yếu là rừng sản xuất.

-

         

Tình trạng vi phạm pháp luật chung về bảo vệ môi trường xảy ra thường xuyên, dẫn đến ô nhiễm nặng, nhiệt độ cao dẫn đến cháy rừng thường xuyên làm suy giảm diện tích rừng.

-

         

Việc chăm sóc bảo vệ rừng của những cá nhân, hộ gia đình, … chưa được hiệu quả, đất rừng cằn cỗi, hiệu quả trồng rừng còn yếu, đất rừng bỏ hoang còn nhiều, tình trạng để đồi trọc phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và kiểm soát suy thoái rừng dẫn đến những hậu quả sau:

-

         

Trong vòng chưa đầy 50 năm, độ che phủ rừng giảm từ 43% xuống còn 28% diện tích cả nước, và chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên thuỷ.

-

         

Rừng phía bắc giảm sút trầm trọng nhất, trong vòng 48 năm giảm từ 95% xuống còn 17%. Nhiều tỉnh miền núi cũng "trọc hoá" như Lai Châu (7,88%), Lào Cai (5,38%).

-

         

Đến nay, cả nước có tới 33,3% diện tích tự nhiên là đồi núi trọc.

-

         

Độ che phủ của rừng phòng hộ đầu nguồn chỉ còn 20%, mà mức báo động là 30%.

-

         

Ước định tỷ lệ mất rừng hằng năm là 120.000-150.000 ha.

Nguyên nhân

của sự vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng:

-

         

Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái.

-

         

Các biện pháp chế tài nói chung chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và răn de những hành vi vi phạm (Theo NĐ 156/2007/NĐ-CP: Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ nhóm IV đến nhóm VIII: Phạt tiền từ 500.000 đồng/m3 đến 700.000đồng/m3 nếu khai thác trái phép đến 6m3

à

vẫn còn là ít so với lợi nhuận có được khi buôn lậu)

-

         

Yếu tố môi trường chưa thực sự được coi trọng và tính đến nhiều trong quá trình xây dựng và ban hành luật.

-

         

Hệ thống kiểm lâm còn lỏng lẻo, ít người khó đối phó với số lượng lâm tặc ngày một tăng cao

-

         

Dân số tăng nhanh, đói nghèo gia tăng, nạn thất nghiệp trở lên phổ biến

à

nạn khai thác trái phép lan rộng

Câu 21 : pháp luật về bảo tồn di sản

1,Vai trò của di sản văn hóa đối với môi trường và việc bảo vệ di sản văn hóa

-Di sản văn hóa vật thể : di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là một thành phần của môi trường => nó góp phần tạo ra sự đa dạng về cảnh quan môi trường => đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con ng' => đóng góp lớn vào thu nhập quốc dân

-Các yếu tố tác động tới di sản :

+Thiên nhiên : Làm mất or giảm giảm dần giá trị vốn có của di sản ( hiện tương

 

mưa gió, lũ lụt, hạn hán, khí hậu nhiệt đới)

+Con người:Hoạt động du lịch;Hành vi lấn, chiếm bất hợp pháp đất di tích; Việc trùng tu, tôn tạo k đúng phương pháp khoa học, k tôn trọng các yêu tố nguyên gốc của di tích

-các biện pháp bảo vệ di sản : Biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ di sản; Biện pháp khoa học, kĩ thuật nhằm bảo quản, tu bổ và phục hồi di sản; Biện pháp pháp lý

2Nội dung chủ yếu của pháp luật di sản văn hóa vật thể

2.1. Di sản liên quan trực tiếp đến môi trường và những dạng cụ thể của nó trong pháp luật Việt Nam

- Điều 1 luật di sản văn hóa quy định : di sản gồm:di sản VH vật thể và Di sản Vh phi vật thể

-Để xác định 1 loại tài sản có phải di sản văn vật thể hay ko phụ thuộc vào ý chí, sự đánh giá của cơ quan giám định và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-Di sản VH vật thể : quy định tại khoản 2 điều 4 luật di sản VH. Tồn tại dưới dạng “những sản phẩm vật chất” mà chúng ta có thể nhìn thấy, nắm bắt được

+ di tích lịch sử văn hóa : quy định tại khoản 3 điều 4 luật DSVH

+ danh lam thắng cảnh : được định nghĩa tại khoản 4 điều 4 luật DSVH. Những tiêu chí xác định một địa điểm là danh lam thắng cảnh được quy định tại khoản 2 điều 28 luật di sản VH

1.2

 

các quy định về công nhận và bảo vệ di sản văn hóa vật thể liên quan trực tiếp đến môi trường

-Các quy định về xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh :

điều 29. 30. 31. 54 và 55 các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, kiểm kê , phân loại và xếp hạng di tích.

Note : trường hợp đc xếp hạng nhưng sau đó xác định k đủ tiêu chuẩn or bị hủy hoại k thể phục hồi => cquan thẩm quyền có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng di tích

-

         

Các quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể :

+ quy định nhằm xác định chủ sở hữu của di sản ( 3 loại sở hữu): Sở hữu toàn dân; Sở hữu của cộng đồng, cơ sở tôn giáo ; Sở hữu tư nhân

;

->Di sản VH là loại ts đặc biệt nên chủ sở hữu không chỉ có quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của luật DS mà còn theo quy định của Luật DSVH

-

         

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với di sản văn hóa được quy định tại điều 14,15,16 luật di sản văn hóa .

 

Khi thực hiện các biện pháp tu bổ , bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại điều 15, 34, 35 luật di sản VH. Kinh phí cho các hoạt động này thuộc trách nhiệm của bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính

-

         

Ngoài trách nhiệm cho việc quản quản, tu bổ và phục hồi nhằm nâng cao hiệu quả như : đầu tư cho việc đào tạo, tuyên truyền nâng cao ý thức… đc quy định tại điều 9 luật di sản văn hóa

-

         

Mọi cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm bảo vệ di sản. Tổ chức, cá nhân nào có thành tích trong việc bảo vệ di sản đc Nhà nước khen thưởng theo quy định tại điều 10, 15, 24 luật DSVH

2.3 Các quy định cụ thể bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

-

         

Các quy định nhằm xác định khu vực bảo

 

vệ di tích

+

đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di tích đã đc xếp hạng phải đc

 

bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt theo quy định tại điều 98 luật Đất đai và khoản 1 điều 8 luật DSVH.

+ để quản lí và bảo vệ di tích xác định các khu vực di tích : Khu vực I : chứa những yếu tố nguyên gốc của di tích; Khu vực II : là vùng đệm để bảo vệ cảnh quan môi tr' sinh thái của di tích

-

         

Quy định nhằm bảo vệ di tích trước hoạt động của con người

+ pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến di tích quy định tại điều 13 luật di sản văn hóa

+ các hoạt động trùng tu, tôn tạo dc thực hiện tại khu vực I ko đc làm ảnh hưởng

 

tới tính nguyên trạng của di tích

+

 

tại khu vực II có thể thực hiện hoạt động trùng tu nhưng k đc làm ảnh hưởng tới cảnh quan , kiến trúc và môi trường sinh thái của di tích

Việc thực hiện các hoạt động trên phải có sự đồng ý của Bộ trưởng bộ VHTT (

 

đối vs di tích cấp quốc gia ) và đồng ý của chủ tích UBND cấp tỉnh ( đối vs di tích cấp tỉnh ) quy định tại khoản 2 điều 32 luật di sản VH

3 Trách nhiệm pháp lý đối với đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo tồn di sản

Hành vi vi phạm pháp luật di sản đc thể hiện dưới các dạng :

+ Phát hiện di sản trong lòng đất, dưới biển mà ko tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt

+ trộm cắp, chiếm giữ di sản VH bất hợp pháp

+ Xây dựng, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử - VH, danh lam thắng cảnh trái phéo or k

 

đúng ndung của giấy phép

+lấn chiếm, sử dụng trái phép or hủy hoại di tích lịch sử - văn hóa , danh lam thắng cảnh

+ có hành vi làm hư hại di sản or ảnh hưởng tới giá trị của di sản

+ xuất khẩu trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

-Các dạng trách nhiệm pháp lý:trách nhiệm hành chính;Trách nhiệm kỷ luật;Trách nhiệm dân sự;Trách nhiệm hình sự

1,

 

trách nhiệm hành chính

-Được áp dụng khi hành vi phạm PL di sản Vh chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự

-Khi áp dụng cần căn cứ vào nguyên tắc chung pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và nghị định 31/2001 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa thông tin

2, trách nhiệm kỷ luật

-Là biện pháp pháp lý do cơ qun nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm

 

quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ or VPPL chưa đến mức truy cứu trách nhiệm HS

-Mức độ kỉ luật quy định tại điều 72 luật di sản VH

3, Trách nhiệm hình sự

-Là loại là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp dụng đối với cá nhân có hành vi VPPL di sản VH

-Đc quy định tại BLHS 1999

4, trách nhiệm dân sự

-Xuất hiện khi tổ chức, cá nhân chiếm giữ, sử dụng, định đoạt

 

bất hợp pháp or gây thiệt hại, làm ảnh hưởng tới giá trị của di sản VH

- Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu ng có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi VP, trả lại di sản, trong tr' hợp ng có hành vi VP k tự nguyện chấm dứt hành vi VP và trả lại TS => chủ sở hữu có quyền yêu cầu TA or cơ quan nhà nc có thẩm quyền buộc ng đó chấm dứt hành vi và trả lại di sản

J

-Trường hợp ng vi phạm gây thiệt hại => chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS

Câu 22.

 

Khái niệm và phân loại tranh chấp môi trường? cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường?

aTranh chấp môi trường

Tranh chấp MT là xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về

 

quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố MT, về quyền được sống trong MT trong lành và quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm MT gây nên

·

        

Phân loại

-

Tranh chấp giữa: tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản

 

xuất trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và các yếu tố MT

- Các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư > < các tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệ hại do ô nhiễm MT gây nên (cả

 

việc đòi bồi thường từ các sự cố MT)

-Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác

bCơ chế giải quyết

-Là hệ thống thống nhất

các phương tiện pháp lý đặc thù

, thông qua đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuẫn giữ các bên tranh chấp, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bảo vệ trật tự xã hội

-Các phương tiện pháp lý đặc thù:

 

Các nguyên tắc;Hệ thống Pl;Tổ chức bộ máy NN và con người thực thi PL -Các nguyên tắc: Công quyền can thiệp; Phòng ngừa;Phối hợp, hợp tác; Người gây ô nhiễm phải trả giá; Tham vấn chuyên gia

-

Các phương thức giải quyết:

Thương lượng;Hòa giải;hành chính; Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền như tư pháp

                                                           

1. Thương lượng

:Đại diện cho lợi ích cộng đồng, lợi ích XH bị xâm hại ( tranh chấp MT có yếu tố nướcngoài,tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố MT gây nên…) Có quyền: đàm phán thương lượng, quyền khởi kiện; Đại diện cho nhóm đồng lợi ích Giữa các chủ thể đại diện; Đối vs bên gây hại, tùy trường hợp, chủ thể tiến hành thương lượng có thể là người có hành vi gây hại hoặc người đại diện

             

2. Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền

-Hành chính:

Cán bộ địa chính cấp phường,xã; Cơ quan chuyên môn; Sở TN&MT; Cục bảo vệ MT

-Tòa án:gồm: thẩm quyền theo đối tượng và thẩm quyền theo lãnh thổ

+thẩm quyền theo đối tượng:gồmTÁND cấo tỉnh: sơ thẩm: đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài

  

và TÁND cấp huyện: sơ thẩm: những trường hợp còn lại

+thẩm quyền theo lãnh thổ: gồm Nơi bị đơn cư trú, làm việc (bị đơn là cá nhân) và Nơi bị đơn có trụ sở ( bị đơn là tổ chức)

-Trình tự giải quyết tranh chấp

B1: kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh trong đơn khiếu kiện

B2: hướng dẫn bênbị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

B3: tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích các bên xung đột

Câu 25: Việc thực thi các nghĩa vụ cơ bản trong các Công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

1Tìm hiểu chung

“Điều ước quốc tế về môi trường” là tên gọi chung của các điều ước quốc tế có mục tiêu điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Tên goi của điều ước quốc tế có thể là công ước, hiệp định, nghị định thư, thỏa thuận,…

Việt Nam đã tích cực tham gia vào gần 20 các điều ước quốc tế về môi trường trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có rất nhiều điều ước quốc tế mang tính toàn cầu. Việt Nam cũng đã xây dựng một hệ thống quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động ký kết, gia nhập cũng như thực hiện điều ước quốc tế về môi trường nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện các điều ước này tại Việt Nam.

Đối với Việt Nam, việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Sự tham gia này thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường toàn cầu. Mặt khác, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, tài chính góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường trong nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

      

    

Hiện nay, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện 6 điều ước quốc tế về môi trường thuộc 2 lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục: lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm gồm:

1.

    

Công ước đa dạng sinh học (CBD).

2.

    

Nghị định thư Catagena về an toàn sinh học.

3.

    

Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế là nơi cư trú của loài chim nước.

4.

    

Hiệp định về trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (Hiệp định ACB).

5.

    

Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới.

6.

    

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).

         

Ngoài ra, Tổng cục Môi trường cũng có sự tham gia hợp tác nhất định thực hiện một số điều ước khác như Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và Công ước Rotterdam

Việc thực thi 1 số điều ước quốc tế

Thứ nhất,

về Công ước đa dạng sinh học:

Công ước CBD được coi là công ước quốc tế đầu tiên và duy nhất giải quyết một cách toàn diện các vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Việc điều tra và tư liệu hóa nguồn gen là một trong những nội dung quan trọng của Công ước. Công ước cũng đã đưa ra vấn đề quản lý tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thống và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức đó. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sinh học đã được đặt ra và cụ thể hóa bằng Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Các nội dung trong Công ước là cơ sở cho các bên tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế phù hợp nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền của mỗi quốc gia.

Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này từ ngày 16/11/1994. Kể từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tư nguồn lực để thực thi các cam kết và nghĩa vụ đối với Công ước và quan trọng hơn nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quý giá của quốc gia. Sau gần 20 năm thực hiện Công ước CBD, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ; điều tiết nhiều mảng khác nhau của lĩnh vực bảo tồn, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Công ước CBD và các Công ước khác mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam bảo tồn hiệu quả tài nguyên sinh vật, đảm bảo an toàn môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững.

Thứ hai

: Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học

Đây là một văn bản pháp lý đầu tiên của cộng đồng quốc tế nhằm tạo điều kiện để đạt tối đa các lợi ích mà công nghệ sinh học có thể mang lại, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tiềm tàng tới môi trường và sức khỏe con người.

Nghị định thư góp phần bảo đảm múc độ bảo vệ thỏa đáng trong lĩnh vực chuyển giao, xử lý và sử dụng an toàn sinh vật biến đổi gen có được từ công nghệ sinh học, có thể có các tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, đồng thời quan tâm đến các rủi ro đối với sức khỏe con người và chú trọng đặc biệt đến vận chuyển xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng khuyến cáo rằng, các sinh vật và các sản phẩm biến đổi gen, trước khi được công nhận là sản phẩm hàng hóa, cần phải được thử nghiệm trong nhà kính và ngoài đồng ruộng để đánh giá mối nguy hiểm tiềm tàng của chúng. Ngoài ra, việc sử dụng chúng phải tuân theo các quy định của từng quốc gia về an toàn sinh học đối với sinh vật và sản phẩm biến đổi gen.

Ngày 20/1/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học. Trong thời gian qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết với Nghị định thư như lồng ghép nội dung quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen thông qua các văn bản như Luật BVMT 2005; Quyết định 212/2005/QĐ-TTg về Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Đồng thời, nội dung an toàn sinh học cũng được lồng ghép trong các văn bản đang được soạn thảo như Kế hoạch hành động ĐDSH.

Thứ ba:

Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước

Nội dung chính của Công ước là bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước chủ yếu làm nơi cư trú của chim nước.

Việt Nam là một trong 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước ngày 20/11/1989. Ngay sau khi tham gia Công ước, Vườn quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam.

Tiếp đó là Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia Ba Bể, Vườn quốc gia Tràm Chim đã được công nhận là khu Ramsar của Việt Nam. Hiện Việt Nam đang nỗ lực để có thể đưa thêm các vùng đất ngập nước vào trong Danh sách này, đồng thời quyết định thành lập các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

Thứ tư:

Hiệp định về Trung tâm ĐDSH ASEAN(ACB)

Trung tâm ACB được chính thức phát động tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN chính thức vào ngày 27/9/2005. Ngày 13/10/2005, tại Công văn số 5908/VPCP-QHQT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ trưởng Bộ TN&MT thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định thành lập Trung tâm ĐDSH ASEAN. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định là một hoạt động nhằm tăng cường hợp tác khu vực ASEAN về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Chính vì vậy, ngày 9/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt Hiệp định thành lập Trung tâm ĐDSH ASEAN và giao cho Bộ TN&MT làm cơ quan đầu mối quốc gia. Hoạt động của ACB tập trung vào 5 chủ đề chính: Xây dựng chính sách và hợp tác; Xây dựng năng lực về thể chế và nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực quản lý bằng kỹ thuật số; Tăng cường nhận thức về giá trị ĐDSH; Thiết lập cơ chế tài chính bền vững.

Trung tâm ACB là một tổ chức quốc tế liên chính phủ của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, là một thiết chế có mục đích tạo lập, thúc đẩy và phát triển sự hợp tác, điều phối giữa các nước thành viên ASEAN, với các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế liên quan trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, cũng như sự chia sẻ công bằng nguồn lợi ĐDSH trong

Thứ năm:

Công ước Basel

Công ước có mục tiêu cơ bản là kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, các chất thải khác được quy định bởi Công uớc Basel, phòng ngừa và giảm thiểu sự hình thành cũng như quản lý hợp lý về môi trường những chất thải này, tích cực thúc đẩy việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ sạch hơn.

Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước Basel ngày 13/3/1995. Cho tới nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý chất thải nguy hại tạo căn cứ để thực hiện tốt Công ước Basel. Trong các văn bản hiện hành, Luật BVMT năm 2005 đóng vai trò quan trọng. Ngoài việc đưa ra các định nghĩa như chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu, Luật BVMT 2005 ghi nhận nguyên tắc cấm nhập khẩu chất thải, được phép xuất khẩu chất thải, đáp ứng đúng quy định của Công ước. Ngoài ra, một số văn bản của Chính phủ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc tạm nhập tái xuất hàng hóa (bao gồm chất thải), hay các quy định của Bộ TN&MT như Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT về số phế liệu được phép nhập khẩu theo danh mục hoặc Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải nguy hại cũng góp phần xây dựng cơ sở bảo đảm thực thi Công uớc Basel.

Thứ sáu:

Công ước Stốckhôm

Công ước Stốckhôm là một hiệp ước toàn cầu có mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân (POP). Tham gia ký kết Công ước Stốck-hôm ngay từ năm 2001, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng một hệ thống pháp lý, thể chế để quản lý an toàn hóa chất, chất thải nguy hại, trong đó có POP. Luật BVMT (2005) quy định cụ thể về việc quản lý chất thải nguy hại và ngăn ngừa ô nhiễm. Ngày 10/8/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất hữu cơ khó phân hủy (Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg). Ngoài ra, Việt Nam đã có các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong quản lý hóa chất, chất thải độc hại nói riêng và BVMT nói chung.

2.

     

Nhận xét, đánh giá

Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, việc điều phối và thực hiện 6 điều ước quốc tế còn tồn tại một số bất cập:

-Hệ thống chính sách pháp luật về môi trường của Việt Nam tuy đã đáp ứng yêu cầu về nội dung và số lượng nhưng vẫn còn chồng chéo, không rõ ràng. Bên cạnh đó, sự lồng ghép các chính sách kế hoạch của từng ngành có liên quan đến việc thực hiện các điều ước còn nhiều hạn chế.

-Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và cơ quan đầu mối trong việc thực hiện các nghĩa vụ của các điều ước còn chưa chặt chẽ, bên cạnh đó năng lực của cơ quan đầu mối còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

-Để thực hiện các điều ước hiệu quả đòi hỏi cần có sự chia sẻ thông tin liên quan đến điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc điều phối và trao đổi thông tin còn tản mạn ở nhiều đơn vị khác nhau, chưa có đơn vị đầu mối và chưa được tổ chức thành mạng lưới ở quy mô quốc gia. Mặt khác, các cơ chế hỗ trợ khác để thực hiện điều ước còn chưa đủ, ví dụ về nghiên cứu khoa học, giám sát, quan trắc thành phần môi trường, nguồn tài chính còn thiếu và sử dụng chưa hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: