De cuong mac 2
1. Hàng hóa và 2 thuộc tính hàng hóa? Lượng giá trị hàng hóa?
2. Tính chất 2 mặt của LĐ hàng hóa ( 6%)
3. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ (11%)
4. Nội dung, yêu cầu, tác dụng của quy luật giá trị (15%)
5. Hàng hóa sức lao động, tiền công trong tư bản (21%)
6. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, 2 pp nâng cao trình độ bóc lột GTTD (27,8%)
7. Các phạm trù: Tư bản bất biến, khả biến; tỉ suất gtrị thặng dư, khối lg. giá trị thặng dư; tư bản cố định, lưu động (35,1%)
8. Quy luật giá trị thặng dư (40,7%)
9. Tích lũy tư bản (43.5%)
10.Các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền( đầu sỏ tài chính, xuất khẩu tư bản) (47,3%)
11.Ng nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nc (58,5%)
12.Thành tựu và giới hạn của CNTB độc quyền (63%)
13.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp côg nhân (67,5%)
1. Thế nào là gttd siêu ngạch? so sành gttd siêu ngạch và gttd tương đối. tại sao nói gttd siêu ngạch là 1 hình thức biến tướng của gttd tương đối?
- Giá trị thặng dư siêu ngạch
+ Là phần giá trị thặng dư thu đc do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. + GTTDSN là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hóa
- Giá trị thặng dư tương đối:
+ Là giá trị thặng dư đc tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian LĐ thặng dư lên ngay trong đk độ dài ngày LĐ vẫn như cũ.
- Tại sao nói…..biến tướng?
Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ. Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sản xuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào việc mua sắm sức lao động và tư liệu sản xuất. Còn mục đích của nhà tư bản khi chi tiền ra mua sắm các thứ đó chẳng có gì khác hơn là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà mình đã ứng chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.
Các tư liệu sản xuất như nhà xưởng, công trình kiến trúc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,... là tư bản bất biến. Nó không thay đổi lượng giá trị trong quá trình sản xuất mà chỉ chuyển hóa giá trị của nó sang các sản phẩm mới được sản xuất ra. Nó không thể là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Còn sức lao động thì trong quá trình tiêu dùng, tức là trong quá trình sử dụng nó vào lao động sản xuất, nó có khả năng tạo ra giá trị mới mà giá trị mới này lại lớn hơn giá trị của bản thân nó. Sức lao động là tư bản khả biến.
Nhà tư bản sử dụng tính chất khả biến đó vào mục đích tạo ra cho mình giá trị thặng dư. Chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư này là hành vi được gọi đích danh là “bóc lột”. Đó là nói chung, còn cụ thể, trong quá trình sản xuất, hành vi “bóc lột” giá trị thặng dư còn được nhà tư bản thực hiện bằng sự gia tăng giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, tức là kéo dài tuyệt đối thời gian của ngày lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất từng sản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Việc tăng giá trị thặng dư còn được một số nhà tư bản thực hiện bằng cách hạ thấp giá trị của hàng hóa do xí nghiệp mình sản xuất so với giá trị xã hội của hàng hóa đó. Số giá trị tạo ra bằng cách này được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Chỗ khác nhau giữa chúng chỉ là một bên thu được do tăng năng suất lao động xã hội, còn bên kia - bên giá trị thặng dư siêu ngạch - thì được tạo ra nhờ biết áp dụng kỹ thuật mới, biết áp dụng công nghệ tiến bộ và các phương pháp quản lý hoàn thiện hơn trong tổ chức sản xuất. Trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm đoạt, vì vậy mà luôn luôn có cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê chống lại sự chiếm đoạt đó: Đấu tranh chống kéo dài thời gian làm việc trong ngày để chống bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối; đấu tranh chống việc nhà tư bản rút ngắn thời gian lao động cần thiết và tăng tương ứng lao động thặng dư để chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. Cuộc đấu tranh chống bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch về thực chất là sự phản ứng lại đối với những cải tiến trong áp dụng kỹ thuật mới, phản ứng lại sáng kiến trong ứng dụng công nghệ tiến bộ và việc áp dụng những phương pháp tổ chức sản xuất hoàn thiện hơn... Thật ra, sự đấu tranh của giai cấp thợ thuyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa để chống lại sự bóc lột giá trị thặng dư nói chung, là nhằm vào một chủ điểm: Chống việc nhà tư bản chiếm đoạt hoàn toàn giá trị thặng dư cụ thể là cả ba thứ giá trị thặng dư vừa nêu trên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top