de cuong ktvm2

                                                                                                                                     ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ 2

1.

     

Sử dụng mô hình đường ngân sách và đường bàng quan để giải thích:

a)

     

Việc người tiêu dùng thường thích nhận trợ cấp bằng tiền hơn.

Trợ cấp là một khoản thanh toán, chủ yếu là của chính phủ, mà người nhận không cần phải thực hiện một dịch vụ tương ứng để đáp lại.

Việc người tiêu dùng thích nhận trợ cấp bằng tiền hơn có thể được giải thích qua ví dụ sau:

Thanh là một học sinh xuất sắc, nhà trường muốn khuyến khích hỗ trợ Thanh bằng cách thưởng cho bạn một phiếu học Tiếng Anh trị giá 300K. Xét trường hợp Thanh thích chi tiêu ít hơn 300K cho việc học Tiếng Anh. Nếu vậy, việc trợ cấp bằng tiền sẽ cho phép Thanh phân chia tùy ý theo sở thích nhưng việc trợ cấp bằng hiện vật mà cụ thể là phiếu học Tiếng Anh sẽ buộc Thanh phải chi tiêu cho việc học Tiếng Anh ở mức cao hơn bình thường. Đường ngân sách của Thanh ở phía trợ cấp bằng hiện vật sẽ bị gấp khúc và đường bàng quan U3 khi trợ bằng hiện vật trong trường hợp này sẽ thấp hơn  đường bàng quan U2 khi trợ cấp bằng tiền thể hiện mức độ thỏa dụng thấp hơn. Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu là A3 do đó ít được ưa thích hơn A2.

Như vậy, trợ cấp bằng hiện vật đã buộc An phải chi tiêu nhiều  hơn cho việc học Tiếng Anh, do đó, An sẽ thích nhận trợ cấp bằng tiền hơn. Với mọi người tiêu dùng, vấn đề xảy ra cũng tương tự như ví dụ này.

b)

     

Hình dạng đặc biệt của đường cung về lao động.

Xem xét trường hợp của Mai, một dịch giả. Một ngày Mai thức 16 tiếng. Cô dành một phần thời gian này cho việc nghỉ ngơi, giải trí, nghiên cứu một số lĩnh vực mình thích… thời gian còn lại để dịch bài. Mỗi giờ lao động Mai kiếm được 40$ và cô sử dụng số tiền đó để tiêu dùng hàng hóa. Do vậy, tiền lương của Mai phản ánh sự đánh đổi mà cô phải đối mặt giữa nghỉ ngơi và tiêu dùng. Với mỗi giờ nghỉ ngơi phải từ bỏ, Mai lao động thêm 1 giờ và kiếm được 40$ cho tiêu dùng.

Hình vẽ sau biểu thị giới hạn ngân sách của Mai. Nếu dành cả 16 giờ cho hoạt động nghỉ ngơi, cô khong tiêu dùng. Nếu dành cả 16 giờ cho lao động hàng ngày, cô kiếm được mức tiêu dùng là 640$ nhưng không có thời gian nghỉ ngơi. Nếu làm việc 8 tiếng mỗi ngày, Mai có 8 tiếng nghỉ ngơi và có mức tiêu dùng hàng ngày là 320$.

Hình vẽ sử dụng các đường bàng quan biểu thị sở thích của Mai về tiêu dùng và nghỉ ngơi, ở đây tiêu dùng và nghỉ ngơi là 2 “hàng hóa” mà Mai phải lựa chọn. Do Mai luôn luôn ưa thích nhiều thời gian nghỉ ngơi và nhiều thời gian tiêu dùng hơn, nên co ưa thích những điểm trên đường bàng quan cao  hơn so với những điểm nằm trên đường bàng quan thấp hơn.

Với mức lương 40$/giờ, Mai lựa chọn kết hợp tiêu dùng và nghỉ ngơi biểu thị bằng điểm “tối ưu”. Đây là điểm nằm trên đường giới hạn ngân sách vào đường bàng quan cao nhất-U2

Hình này biểu thị giới hạn ngân sách của Mai khi quyết định số giờ lao động, các đường bàng quan của Mai với tiêu dùng và nghỉ ngơi cũng như điểm tối ưu của cô.

Giả sử tiền lương của Mai tăng lên 50$/giờ, hình vẽ sau phản ánh hai kết cục có khả năng xảy ra. Trong mỗi trường hợp, đường giới hạn ngân sách biểu htị trên đồ thị phía bên trái xoay ra phía bên ngoài thừ BL1 sang BL2. Trong quá tình đó, đường giới hạn ngân sách trở nên dốc hơn, phản ánh sự thay đổi giá tương đối. Với mức lương cao hơn, Mai có nhiều tiêu dùng hơn cho mỗi giờ nghỉ ngơi mà cô từ bỏ.

Trước tiên, xét hiệu ứng thay thế khi tiền lương của Mai tăng , việc nghỉ ngơi trở nên tốn kém một cách tương đối so với tiêu dùng và điều này khuyến khích Mai thay thế nghỉ ngơi bằng tiêu dùng. Nói cách khác, hiệu ứng thay thế khiến Mai lao động nhiều hơn để đáp ứng lại tiền lương cao hơn và điều này có xu hướng làm cho đường cung về lao động dốc lên.

Xem xét hiệu ứng thu nhập: khi tiền lương của Mai tăng, cô chuyển tới đường bàng quan cao hơn. Mai trở nên khá giả hơn so với trước đây. Nếu tiêu dùng và nghỉ ngơi đều là hàng háo thông thường, Mai muốn sử dụng sự gia tăng phcú lợi này để thưởng thức cả mức tiêu dùng và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nói cách khác, hiệu ứng thu nhập làm Mai lao động ít hơn và điều này có xu hướng làm cho đường cung về lao động ngả về phía sau.

Nói chung, nếu hiệu ứng thay thế lớn hơn heiẹu ứng thu nhập, Mai sẽ lao động ít hơn và ngược lại. Do vậy, đường cung về lao động có thể dốc lên hoặc ngả về phía sau.

c)

     

Sự thay đổi hành vi tiêu dùng trước sự biến động của lãi suất.

Xem xét quyết định của An -  một nhân viên căn phòng đnag lên kế hoặc cho việc mua xe máy mới trong 1 năm:

- Thời kỳ 1: An lao động và gửi tiết kiệm

- Thời kỳ 2: An dùng tiền tiết kiệm mua xe máy

Giả sử tổng thu nhập của An là 5 triệu đồng/1 tháng. An phân chia khoản thu nhập này cho tiêu dùng và tiết kiệm. Hết thời gian tiết kiệm 1 năm, An tiêu dùng khoản tiền đã tiết kiệm bao gồm cả lãi suất cho việc mua xe máy mới.

Giả sử lãi suất tiết kiệm là 10%/năm với mỗi đồng An tiết kiệm và có thể dùng 1,1 đồng trong tương lai. Coi việc tiêu dùng trong thời kì 1 và mua xe trong thời kì 2 là 2 hàng hóa mà An cần lựa chọn. Lãi suất quyết định gia tương đối giữa 2 hàng hóa này cho thấy giới hạn ngân sách và lựa chọn tối ưu. Nếu không tiết kiệm, An có thể tiêu dùng 60 triệu trong 1 năm và không có tiền để mua xe. Nếu tiết kiệm hết, sau 1 năm An có 66 triệu. Đường bàng quan phản ánh sở thích tiêu dùng của An trong 2 thời kì. Điểm A1 thể hiện lựa chọn tiêu dùng và tiết kiệm tối ưu.

Khi có sự gia tăng lãi suất lên đên 15% làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách ra phía ngoài thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: (1) An tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn hoặc (2) An tăng cả tiêu dùng và tiết kiệm.

TH1:

An tiêu dùng ít đi trong thời kì 1 và tăng tiết kiệm. Do hiệu ứng thay thế, lãi suất tăng khiến việc chi tiêu trở nên rẻ tương đối do với hiện tại nên An tiêu dùng nhiều hơn cho việc mua xe trong tương lai và tiêu dùng ít hơn trong hiện tịa. Nói cách khác, hiệu ứng thay thế khiến An tiết kiệm nhiều hơn.

BL1

BL1

BL2

BL2

TH2:

An tăng cả tiêu dùng và tiết kiệm trong 2 thời kì. Do hiệu ứng thu nhập, khi lãi suất tăng, An chuyển sang đường bàng quan cao hơn và trơ rnên khá giả hơn. Nếu tiêu dùng thời kì 1 và 2 đều là hàng hóa thông thường thì An có xu hướng muốn sử dụng sự tăng lãi suất tiết kiệm để tiêu dùng nhiều hơn trong cả 2 thời kì. Nói cách khác, hiệu ứng thu nhập khiến An tiết kiệm ít hơn.

Kết luận:

Nếu hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập, An sẽ tiết kiệm nhiều hơn và ngược lại, nếu hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế, An sẽ tiết kiệm ít hơn. Sự gia tăng lãi suất có thể khuyến khích hoặc cản trở tiết kiệm.

 

2.

     

Thế nào là phân biệt giá cấp 1, cấp 2, cấp 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa 3 hình thức phân biệt giá này và lấy ví dụ minh họa.

(Câu này có khái niệm là chuẩn thôi, còn lại thì…… ^^ b xem xem thế nào nhá)

Phân biệt giá cấp 1

Phân biệt giá cấp 2

Phân biệt giá cấp 3

Khái niệm

Phân biệt giá cấp 1 (phân biệt giá theo từng khách hàng/phân biệt giá hoàn hảo) là thực hiện định giá khác nhau cho từng khách hàng.

Phân biệt giá cấp 2 (phân biệt giá theo từng khối hàng tiêu dùng) la thực hiện việc định giá khác nhau cho nhưungx khối lượng tiêu dùng khác nhau.

Phân biệt giá cấp 3 (phân biệt giá theo từng nhóm khách hàng) là hình thức phân biệt giá bằng cách chia khách hàng thành 2 hay nhiều nhóm với các đường cầu riêng biệt.

Giống

Đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng càng nhiều càng tốt

Khác

- Là việc định giá cho từng khách hàng

- Phân biệt giá theo từng khối hàng tiêu dùng tức mua càng nhiều giá càng giảm.

- Khách hàng được chia làm nhiều nhóm và doanh nghiệp sẽ đặt giá cho từng nhóm khách hàng.

- Trên thực tế rất khó thực hiện.

 - Áp dụng cho những doanh nghiệp có tính kinh tế nhờ quy mô, có thể đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

- Phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhưng không phải bao giờ cũng đúng.

Ví dụ

Mua bán đất đai, đấu giá????????

Bán sỉ và bán lẻ hàng hóa (tức bán với số lượng lớn và số lượng ít)

Định giá vé máy bay (loại thường và hạng sang/đặc biệt/VIP), giá đồ uống, thực phẩm đóng hộp (nổi tiếng và không nổi tiếng).

 

3.

     

Phân biệt trò chơi hợp tác và bất hợp tác. Lấy ví dụ minh họa.

Trò chơi hợp tác

Trò chơi bất hợp tác

Phân biệt

KN: Là trò chơi mà người chơi có thể dàm phán những cam kết ràng buộc lẫn nhau cho phép họ cùng lập những chiến lược chung.

KN: Là trò chơi mà người chơi không thế đàm phán và thực thi có hiệu lực  các cam kết ràng buộc.

Nguy cơ rủi ro thấp

Nguy cơ rủi ro cao

Ví dụ

Việc mua một chiếc áo ngoài chợ có thể là một trò chơi hợp tác: Nếu chi phí ban đầu cho chiếc áo đó là 200K và người mua đánh giá nó là 300K, một giải pháp hợp tác cho trò chơi này có thể có vì một thỏa thuận mua bán chiếc áo ở bất kì mức giá nào nằm trong khoảng 201K đến 299K đều mang lại thặng dư tiêu dùng cho người mua và lợi nhuận cho người bán, đồng thời cũng làm cả hai bên cùng được lợi.

Việc mua bán đất có thể là một trò chơi không hợp tác: người mua lập kế hoạch mua một mảnh đất của người bán nhưng lại không biết trả giá như thế nào. Trên thực tế, giá trị mảnh đất đó lại phụ thuộc vào một dự án xây dựng khu công nghiệp gần đó, nếu mảnh đất nằm trong diện giải tỏa, nó gần như sẽ vô giá trị, nhưng nếu mảnh đất không nằm trong diện giải tỏa, vị trí đại điểm của nó sẽ rất phù hợp cho người mua khi xây dựng một cửa hàng kinh doanh. Như vậy, giá trị của mảnh đất trong trường hợp này có thể giao động từ 0 – 2 tỷ. Nhưng trong trường hợp này, người mua không hề biết mảnh đất có thuộc diện giải tỏa hay không mà chỉ có người bán mới biết điều đó khi chấp nhận giá người mua đưa ra, giá đó phải cao hơn giá trị của mảnh đất theo quan điểm của người  bán. Khi đó, người mua phải cân  nhắc mức giá nên đưa ra. Trò chơi này khá mạo hiểm, nguy cơ rủi ro rất lớn, với cương vị người mua đất, trong trường hợp không nắm được thông tin như vậy thì tốt nhất là không nên mua để tránh bị mất trắng.

4.

     

Phân tích chiến lược và trạng thái cân bằng của trò chơi không hợp tác.

Một trò chơi được gọi là không hợp tác nếu không thể đàm phán và thực thi có hiệu lực các cam kết ràng buộc.

Ví dụ như việc mua bán đất có thể là một trò chơi không hợp tác: người mua lập kế hoạch mua một mảnh đất của người bán nhưng lại không biết trả giá như thế nào. Trên thực tế, giá trị mảnh đất đó lại phụ thuộc vào một dự án xây dựng khu công nghiệp gần đó, nếu mảnh đất nằm trong diện giải tỏa, nó gần như sẽ vô giá trị, nhưng nếu mảnh đất không nằm trong diện giải tỏa, vị trí đại điểm của nó sẽ rất phù hợp cho người mua khi xây dựng một cửa hàng kinh doanh. Như vậy, giá trị của mảnh đất trong trường hợp này có thể giao động từ 0 – 2 tỷ. Nhưng trong trường hợp này, người mua không hề biết mảnh đất có thuộc diện giải tỏa hay không mà chỉ có người bán mới biết điều đó khi chấp nhận giá người mua đưa ra, giá đó phải cao hơn giá trị của mảnh đất theo quan điểm của người  bán. Khi đó, người mua phải cân  nhắc mức giá nên đưa ra. Trò chơi này khá mạo hiểm, nguy cơ rủi ro rất lớn, với cương vị người mua đất, trong trường hợp không nắm được thông tin như vậy thì tốt nhất là không nên mua để tránh bị mất trắng.

5.

     

Phân tích lợi thế của người đi trước.

Lợi thế của ngươi đi trước dựa trên cơ sở của trò chơi tuần tự tức là người chơi sẽ tuần tự tiến hành từng bước đi.

Xem xét trường hợp hai nhà ở gần nhau cùng có ý định mở quán, hoặc là bia hoặc là rượu, trong đó họ sẽ chỉ thành công nếu một nhà bán rượu và nhà còn lại bán bia. Và nhu cầu thị trường là có cho cả hai loại hàng này, nhưng mỗi nhà chỉ đủ nguồn lực cho việc bán rượu hoặc bán bia mà thôi. Khi đó ma trận lợi ích của hai nhà được cho trong ma trận:

Nhà 2

Bia

Rượu

Nhà 1

Bia

-8         -8

15        30

Rượu

30        15

-8         -8

Từ ma trận có thể thấy, rượu chắc chắn bán chạy hơn bia (lợi nhuận 30 so với 15). Giả sử hai nhà không biết kế hoạch của nhà kia như thế nào, phải thông báo độc lập và đồng thời quyết định của mình. Thế thì cả hai nhà có thể cùng bán rượu và cùng lỗ vốn.

Giả sử nhà 1 có thể mở quán trước, chúng ta sẽ có trò chơi tuần tự: nhà 1 sẽ mở quán bán rượu hoặc bia trước, và sau đó là nhà 2. Khi quyết định, nhà 1 phải cân nhắc phản ứng hợp lý của nhà 2, vi họ biết rằng dù họ bán bia hay bán rượu thì nhà 2 cũng sẽ phản ứng lại bằng cách bán loại khác. Vì vậy, nhà 1 sẽ mở quán bán rượu, biết rằng nhà 2 sẽ phản ứng lại bằng việc bán bia. Như vậy nhà 1 thu được lợi nhuận bằng 30, nhà 2 thu được lợi nhuận bằng 15 và nhà 1 đạt được lợi thế của người đi trước.

6.

     

Phân tích kết cục của trò chơi lặp lại và hợp tác trong hai trường hợp:

Trò chơi lặp lại và hợp tác là trò chơi diễn ra nhiều lần một cách lặp đi lặp lại, trong đó, người chơi có phản ứng cùng chiều với đối thủ.

Giả sử trong một khu phố có hai nhà hàng. Xét ma trận lợi ích về việc đặt giá, lợi nhuận tính theo triệu đồng/tháng.

Nhà hàng 2

Giá thấp

Giá cao

Nhà hàng 1

Giá thấp

20        20

80        60

Giá cao

-50       70

60        60

Nếu cả hai nhà hàng cùng đặt giá cao thì họ sẽ cùng thu được lợi nhuận cao hơn so với khi cùng đặt giá thấp (60 so với 20). Tuy nhiên nếu nhà hàng 1 dặt giá cao mà nhà hàng 2 đặt giá thấp thì nhà hàng 1 sẽ bị lỗ 50 tr trong khi nhà hàng 2 được lãi 70 tr và ngày càng phát đạt hơn, đó hẳn là một nguy cơ tồi tệ.

Nếu đây là trò chơi lặp lại, cứ đầu tháng, 2 nhà hàng lại thực hiện việc báo giá thì tốt nhất là hai nhà hàng nên làm theo chiến lược “ăn miếng trả miếng” nghĩa là nếu nhà hàng 1 dặt giá cao thì nhà hàng 2 nên đặt giá cao. Khi nhà hàng 2 đặt giá thấp thì nhà hàng 1 lại đặt giá thấp. Khi nhà hàng 2 tăng giá thì ngay lập tức nhà hàng 1 cũng tăng giá.

a)

     

Số lần chơi lặp lại vô hạn.

Giả sử trò chơi được lặp lại vô hạn lần. Nói cách khác, nhà hàng 1 và đối thủ của họ cứ đặt giá đi đặt giá lại  từ tháng này qua tháng khác mãi mãi. Hành vi hợp tác (nghĩa là cùng đặt giá cao) đó là một sự phản ứng hợp lý đối với chiến lược ăn miếng trả miếng vì nếu trong một tháng, nhà hàng 2 đặt giá quá  thấp và cắt giảm thị phần của nhà hàng 1 thì trong tháng đó họ sẽ thu được lợi nhuận lớn. Nhưng nhà hàng 2 biết rằng tháng sau nhà hàng1 sẽ đặt giá thấp, như vậy lợi nhuận của họ sẽ bị giảm và sẽ thấp chừng nào 2 nhà hàng cùng đặt giá thấp. Do trò chơi được lặp đi lặp lại vô hạn lần nên thua lỗ sẽ vượt quá cái lợi ngắn hạn trong tháng đầu tiên cắt giảm giá. Như vậy cắt giảm giá là không hợp lý.

b)

     

Số lần chơi lặp lại hữu hạn.

Nếu trò chơi được lặp lại hữu hạn trong 1 năm tức 12 tháng và nhà hàng 2 tin rằng nhà hàng 1 có lý trí, họ sẽ tu duy như sau: Vì nhà hàng 1 chơi “ăn miếng trả miếng” nên nhà hàng 1 không thể cắt giảm giá cho đến tận tháng cuối cùng. Họ nên cắt giảm giá trong tháng cuối vì khi đó nhà hàng 1 sẽ thu được lợi nhuận cao và sẽ không thể trả đũa. Do đó nhà hàng 2 đoán rằng nhà hàng 1 sẽ đặt giá cao cho đến tận tháng cuối cùng rồi sau đó đặt giá thấp. Tuy nhiêndo cả 2 nhà hàng đều đoán ra điều này nên họ sẽ giảm giá ở tháng gần cuối vì sẽ không có sự hợp tác ở tháng cuối. Tư duy đó được áp dụng cho từng tháng trước nên kết quả hợp lý duy nhất cho cả 2 nhà hàng là đặt giá thấp cho cả năm đó.

7.

     

Thế nào là đe dọa suông? Đe dọa thật sự? Lấy ví dụ minh họa

.

KN đe dọa suông, đe dọa thực sự????

Ví dụ: Giả sử có một hợp tác xã nông nghiệp trồng lúa gạo hoặc lúa mì và hàng sản xuất bánh A sản xuất bánh kem mini (dùng bột lúa mì) hoặc bánh gạo (dùng bột gạo). Khi HTX bán chủ yếu sản phẩm của họ cho hãng sản xuất bánh, ta có ma trận lợi ích sau (tr đồng):

Hãng bánh A

Bánh kem

Bánh gạo

HTX

Lúa mì

5          8

5          0

Lúa gạo

2          2

10        5

Như vậy, ta có trò chơi tuần tự, hãng A đưa ra quyết định sản xuất bánh kem hoặc bánh gạo. Qua ma trận ta thấy, tốt nhất là hãng A nên sản xuất bánh kem để thu được lợi nhuận bằng 8tr và HTX khi đó sẽ thu được lợi nhuận bằng 5tr.

Tuy nhiên, HTX lại thích sản xuất lúa gạo và hãng A sản xuất bánh gạo hơn vì khi đó HTX sẽ thu được lợi nhuận bẳng 10tr thay vì 5tr và hãng A thu được lợi nhuận bằng 5tr thay vì 8tr.

Giả sử HTX đê dọa rằng họ sẽ trồng lúa gạo bất kể hãng A làm gì và khó có nguồn cung nào thỏa mãn được hãng A. Nếu hãng A tin, họ sẽ sản xuất bánh gạo để tránh khó khăn trong việc tìm nguồn xung lúa mì phù hợp. Nhưng sự đe dọa đó không đáng tin cậy vì nếu hãng A đưa ra thông báo dự định sản xuất bánh kem thì HTX không thể thực hiện ý định của họ bởi dựa vào ma trận, trong trường hợp hãng A sản xuất bánh kem thì lựa chọn tối ưu của HTX phải là trồng lúa mì chứ không phải là lúa gạo.

Nhưng nếu ma trận thay đổi thành:

Hãng bánh A

Bánh kem

Bánh gạo

HTX

Lúa mì

0          8

0          0

Lúa gạo

2          2

10        5

Từ ma trận này có thể thấy, chiến lược ưu thế của HTX là trồng lúa gạo, do vậy, bất kể hãng A sản xuất bánh kem hay bánh gạo thì HTX cũng không trồng lúa mì mà sẽ trồng lúa gaoh. Nếu hãng A sản xuất bánh kem thì HTX tốt nhất là nên bán lúa gạo cho hãng khác và thu được lợi nhuận bằng 2tr chứ không nên sản xuất lúa mì để không thể thu được gì, trong khi đó, hãng A nếu sản xuất bánh kem thì cũng chỉ thu được lợi nhuận thấp hơn và bằng 2tr. Rõ ràng với ma trận sau khi đã thay đổi này thì hãng bánh A sẽ muốn sản xuất bánh gạo để thu được lợi nhuận bằng 5tr còn HTX khi đó sẽ thu được lợi nhuận bằng 10tr.

Tuy nhiên, chiến lược kiểu này khá mạo hiểm vì nếu không nắm vững ma trận lợi ích và ngành hoặc đột nhiên hãng bánh A lại tìm được nguồn cung khác, thậm chi là với chi phí thấp hơn thì HTX sẽ không thể đạt được lợi ích mà có khi lại còn bị phá sản.

8.

     

Phân tích các hình thức ngăn chặn gia nhập ngành. Lấy ví dụ minh họa.

Hãng độc quyền A đang ở trong ngành hàng không phải đối phó với hàng B là hãng mới có khả năng gia nhập ngành. Hãng A muốn B phải đứng ngoài ngành để có thể tiếp tục đtặ gái cao và thu lợi nhuận độc quyền theo đơn vị tỷ USD. Ta có ma trận 1:

Hãng B

Gia nhập

Đứng ngoài

Hãng A

Gia nhập

25        10

50        0

Đứng ngoài

10        -5

20        0

Nếu hãng B gia nhập thị trường, hãng A sẽ phải quyết định hoặc (1) đặt giá cao thích ứng và hi vọng hãng B cũng làm thế hoặc (2) đặt giá thấp gây chiến tranh giá cả. Hãng B để gia nhập ngành đồng thời phải chi 15 tỷ $ cho kinh phí đầu tư ban đầu. Kết quả lợi nhuận, thiệt hại của các hãng được thể hiện trong ma trận 1 ở trên.

Gải sử hãng A đe dọa mở rông sản lượng và mở rộng cuộc chiến giá cả buộc hãng B pahri đứng ngoài ngành. Nếu hãng B tin vào mối đe đoạn, họ sẽ không gia nhập để tránh bị thiệt hại 5 tỷ $. Nhưng dựa vào ma trận 1 có thể thấy đe dọa này không đáng tin cậy vì điều tốt nhất với hãng A khi hãng B gia nhập ngành là thích ứng và duy trì giá cao (góc trên bên trái).

Giả sử hãng A đầu tư mở rộng năng lực và quy mô hoạt động, tham gia cuộc chiến giả cả khi sự gia nhập xảy ra. Giả sử việc mở rộng năng lực và quy mô tiêu tốn 20 tỷ $ và sẽ làm giảm lợi nhuận nếu hãng độc quyền A duy trì giá cao dù hãng B có gia nhập ngành hay không. Khi đó đe dọa của hãng A về việc tham gia chiến tranh giá cả là đáng tin cậy hoàn toàn vì hãng A có thêm năng lực và quy mô nên có lợi thế khi tiến hành chiến tranh giá cả hơn là duy trì giá cao. Vì vậy, hãng B biết sự gia nhập ngành sẽ gây chiến tranh giá cả và quyết định đứng ngoài thị trường là hợp lý. Như vậy, hãng A có thể duy tì giá cao và ngăn chặn gia nhập ngành. Ma trận 2:

Hãng B

Gia nhập

Đứng ngoài

Hãng A

Gia nhập

5          10

30        0

Đứng ngoài

10        -5

20        0

9.

     

Thế nào là phân tích cân bằng tổng quát? Lấy ví dụ minh họa.

Phân tích cân bằng tổng quát là phân tích cân bằng xác định giá và lượng ở tất cả thị trường trong cùng một lúc, và trực tiếp xem xét những tác động phản hồi (tác động phản hồi là sự điều chỉnh giá và lượng trong một thị trường do sự điều chỉnh giá và lượng trong các thị trường có liên quan gây ra)

Ví dụ: Giá tour du lịch trong nước tăng làm dịch chuyển đường cung về tour du lịch trong nước. Giá tour du lịch trong nước cao hơn sẽ làm tăng cầu giá tour du lịch nước ngoài và do đó làm tăng giá của loại tour này. Giá tour du lịch nước ngoài tăng cao hơn sẽ làm tăng cầu về tour du lịch trong nước làm đường cầu dịch chuyển sang phải và tiếp tục làm tăng giá tour du lịch trong nước. Thị trường cung cấp các tour du lịch trong nước và nước ngoài sẽ tiếp tục tác động qua lại lẫn nhau cho đến khi đạt được sự cân bằng.

10.

 

Thế nào là hiệu quả trong trao đổi? Lấy ví dụ minh họa (sử dụng sơ đồ hộp Edgeworth và đường hợp đồng). Liên hệ giữa đường hợp đồng và đường giới hạn khả năng thỏa dụng.

Hiệu quả trong trao đổi mà cụ thể là sự hiệu quả trong trao đổi hàng hóa là khi mà không ai có thể được lợi  hơn mà không làm người kia bị thiệt.

Ví dụNam và Giang có tổng cộng 20 quyển sách và 16 đĩa phim. Bảng dưới đây cho thấy ban đầu Nam có 12 quyển sách và 6 đĩa phim còn Giang có 8 quyển sách và 10 đĩa phim. Để xác định xem việc trao đổi giữaNam và Giang có lợi hay không, ta cần xem xét sở thích của hai người về sách và đĩa phim. Giả sử vị Giang có nhiều đĩa phim và ít sách nên tỷ suất thay thế cận biên (MRS) của sách cho đĩa phim của Giang là 3 tức để có được một quyển sách, Giang sẵn sàng từ bỏ 3 đĩa phim. Nhưng MRS củaNam chỉ là ½, tức làNam sẽ từ bỏ ½ đĩa phim để lấp 1 quyển sách.

Cá nhân

Phân bổ ban đầu

Trao đổi

Phân bổ cuối cùng

Nam

12S, 6D

-1S, +1D

11S, 7D

Giang

8S, 10D

+1S, -1D

9S, 9D

(S: quyển sách; D: đĩa phim)

Như vậy là trao đổi sẽ cùng có lợi cho cả hai bên vìNamđánh giá đĩa phim cao hơn Giang và Giang đánh giá sách cao hơnNam. Tỷ lệ trao đổi phụ thuộc quá trình thương lượng nhưng kết quả có thể có làNamđổi 1 quyển sách lấy 1 lượng bất kì giữa ½ và 3.

Giả sử Giang đề nghị đổi 1 đĩa phim lấy 1 quyến sách và Nam đồng ý. Cả 2 khi đó sẽ cùng được lợi.Namsẽ có nhiều đĩa phim hơn, thứ mà cậu quý hơn sách và Giang sẽ có nhiều sách hơn, thứ mà cậu quý hơn đĩa phim.

Sơ đồ hộp Edgeworth:

Trong hộp Edgeworth, mỗi điểm mô tả một lô hàng hóa của người tiêu dùng. Lô hàng hóa củaNamđược tính từ gốc tọa độ OH, lô hàng hóa của Giang được tính từ gốc tọa độ OL, ví dụ điểm I biểu thị phân bố ban đầu giữa sách và đĩa phim. Tính từ OH, theo trục hoành phía dưới,Namcó 12 quyển sách, theo trục tung bên trái là 6 đĩa phim. Như vậy vớiNam, I biểu thị 12S và 6D, để lại 8S và 10D cho Giang. Tính từ tọa độ OL, phân bố sách của Giang là 8S được xác định theo trục hoành phía trên và phân bố đĩa phim là 10D xác định theo trục tung bên phải. Từ điểm I qua K đến L ta thấyNamtừ bỏ 1S lấy 1D, từ I qua M đến L, Giang từ bỏ 1D lấy 1S. Như vậy ta thấy ảnh hưởng của sự trao đổi giữa Nam và Giang, điểm L biểu thị các lô hàng của cả Nam và Giang sau khi tiến hành trao đổi 2 bên cùng có lợi

Đường hợp đồng: đường này đi qua tất cả các phân bố mà đường bàng quan củaNam và Giang tiếp xúc nhau. Mọi điểm trên đường đều có hiệu quả vì một người không thể được lợi thêm mà không phải làm cho người kia bị thiệt.

Liên hệ đường hợp đồng và đường giới hạn khả năng thỏa dụng

Di chuyển từ trái sang phải thể hiện sự tăng lên trong độ thỏa dụng củaNamvà di chuyển từ trên xuống dưới thể hiện sự giảm đi trong độ thỏa dụng của Giang. Tại điểm OH Giang không có sách hay đĩa phim nên độ thỏa dụng bằng 0, tại điểm OL Nam cũng không có sách và đĩa phim. Các điểm E, F, G đều tương ứng với các điểm trên đường hợp đồng và đều là các điểm hiệu quả, điểm H  biểu thị một phân bố không có hiệu quả vì bất kỳ sự trao đổi nào trong vùng đánh dấu đều làm cho cả hai bên cùng được lợi. Tại L, cả hai bên cùng có lợi nhưng điểm L lại không thể đạt được vì không có đủ sách và đĩa phim để tạo ra mức thỏa dụng tương ứng với điểm đó.

11 : Phân tích trạng thái cân bằng tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh ?

- KN : Cân bằng tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh (cân bằng cạnh tranh) là một tập hợp mức giá ở đó có lượng cầu bằng lượng cung vì tất cả người bán, người mua đều là những người chấp nhận giá.

- Đặc điểm :

+ Trong thị trường canh có nhiều người bán và người mua nên nếu mọi người không thích tỷ lệ trao đổi thì họ có thể tìm một người bán khác để nhận được trao đổi có lợi hơn.

+ Mỗi người mua và người bán coi giá của hàng hóa là cố định và quyết định mua hoặc bán bao nhiêu ở những giá đó.

- Chú ý :

+ Không phải tất cả các mức giá đều phù hợp với trạng thái cân bằng.

+ Sự mất cân bằng giữa cung và cầu chỉ là tạm thời.

+ Có sự khác nhau quan trọng giữa sự trao đổi hai người và nên kinh tế có nhiều người. Khi chỉ có hai người tham gia, việc mặc cả sẽ dẫn đến một kết quả không xác định, nhưng khi có nhiều người tham gia thì giá của các hàng hóa được xác định bởi những sự lựa chọn kết hợp giữa những người mua và những người bán hàng hóa.

+ Sự phân bố trong thị trường cạnh tranh là hiệu quả.

Kết luận : Trên quan điểm của người tiêu dùng thì cân bằng cạnh tranh có những đặc điểm sau :

+ Vì các đường bàng quan tiếp xúc với nhau nên tất cả các tỷ suất thay thế biên (MRS) giữa hai người tiêu dùng là bằng nhau.

+ Vì mỗi đường bàng quan tiếp xúc với đường giá nên MRS của quần áo cho thực phẩm của mỗi người bằng tỷ số giá của hai hàng hóa, một cách tổng quát, nếu PG và PT là giá của quần áo và thực phẩm thì : MRSH  TQ = PQ / PT = MRSL TQ

(MRSH : MRS của Hương, MRSL : MRS của Lan)

12 : Thế nào là hiệu quả trong sản xuất ? Sử dụng khái niệm đường hợp

đồng và đường giới hạn khả năng sản xuất để phân tích hiệu quả trong sản xuất ?

- Hiệu quả trong sản xuất: ????????????

- Phân tích hiệu quả trong sản xuất :

+ Ta sử dụng sơ đồ hộp Edgeworth, nhưng biểu thị các đầu vào của quá trình sản xuất trên mỗi trục. Trong đó đầu vào lao động được biểu thị trên trục hoành, đầu vào vốn được biểu thị trên trục tung. Tổng số giờ lao động là 50 và tổng số giờ máy đang sẵn sàng được sử dụng cho quá trình sản xuất là 30. Mỗi gốc tạo độ biểu thị một sản phẩm đầu ra. Gốc tạo độ OT biểu thị thực phẩm, còn gốc tọa độ OQ biểu thị quần áo.

+ Mỗi điểm trên sơ đồ biểu thị đầu vào lao động và vốn được dùng để sản xuất thực phẩm và quần áo. Ví dụ, điểm A thể hiện 35 giờ lao động, 5 giờ vốn trong việc sản xuất thực phẩm, và 15 giờ lao động, 25 giờ vốn trong việc sản xuất quần áo. Mỗi phương thức kết hợp vốn và lao động để sản xuất ra 2 hàng hóa được biểu thị bằng một điểm trên đồ thị như : A, B, C, D…

+ Mỗi đường đồng lượng biểu thị tổng sản lượng hàng hóa có thể đạt được bằng tất cả các cách kết hợp lao động và vốn, không phân biệt đó là do một hay nhiều hãng sản xuất ra. Giả sử, ta vẽ ra 3 đường đồng lượng về thực phẩm là 50T (biểu thị tất cả các cách kết hợp lao động và vốn để tạo ra 50 đơn vị thực phẩm), 60T, 80T xuất phát từ gốc tạo độ OT, các đường đồng lượng này biểu thị  sự tăng lên trong sản lượng khi ta di chuyển từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải do có sự tăng lên của một hoặc cả haii đầu vào. Ta cũng vẽ được các đường đồng lượng về quần áo là 10Q (biểu thị tất cả các cách kết hợp lao động và vốn để tạo ra 25 đơn vị quần áo) 25Q và 30Q xuất phát từ gốc tọa độ OQ, các đường đồng lượng này biểu thị sự tăng lên của một hoặc cả hai đầu vào. Qua sơ đồ, ta thấy điểm A đồng thời biểu thị 50 đơn vị thực phẩm và 25 đơn vị quần áo, mỗi mức sản lượng đó gắn với 1 cách kết hợp các đầu vào sản xuất khác nhau.

13 : Dùng khái niệm tỷ suất chuyển đổi cận biên để giải thích hình dạng

của đường giới hạn khả năng sản xuất và quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng.

- KN :

+ Đường giới hạn khả năng sản xuất : là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp sản lượng hiệu quả khi sử dụng các đầu vào nhất định.

+ Tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng (MRS) : đo lường lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hóa này so với hàng hóa kia, hay mức độ sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng cho một  đơn vị hàng hóa tăng thêm (thực phẩm) dưới hình thức tiêu dùng ít hàng hóa khác đi (quần áo).

+ Tỷ lệ thay thế cận biên trong sản xuất (MRT) : đo lường chi phí sản xuất hàng hóa này so với hàng hóa kia, hay chi phí cho một đơn vị hàng hóa tăng thêm (thực phẩm) dưới hình thức sản xuất hàng hóa khác ít đi (quần áo).

- Giải thích :

+ Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa trong sản xuất (MRT) hay MRT là trị tuyệt đối của đường giới hạn khả năng sản xuất tại mỗi điểm

+ Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết chi phí biên của việc sản xuất hàng hóa này so với chi phí biên của việc sản xuất hàng hóa kia. Ở mọi điểm dọc đường giới hạn khả năng sản xuất, điều kiện sau luôn đúng :

MRT = MCT / MCQ

14 : Phân tích hiệu quả trong thị trường đầu ra.

- KN :

+ Một nền kinh tế chỉ sản xuất hiệu quả các đầu ra nếu với mỗi người nếu tiêu dùng đều có tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng MRS bằng tỷ lệ thay thế cận biên trong sản xuất MRT.

+ Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng (MRS) : đo lường lợi ích biên của việc tiêu dùng hàng hóa này so với hàng hóa kia, hay mức độ sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng cho một đơn vị hàng hóa tăng thêm (thực phẩm) dưới hình thức tiêu dùng ít hàng hóa khác đi (quần áo).

+ Tỷ lệ thay thế cận biên trong sản xuất (MRT) : đo lường chi phí sản xuất hàng hóa này so với hàng hóa kia, hay chi phí cho một đơn vị hàng hóa tăng thêm (thực phẩm) dưới hình thức sản xuất hàng hóa khác ít đi (quần áo).

- Chú ý :

+ Khi các thị trường đầu ra là cạnh tranh hoàn hảo :

Tất cả người tiêu dùng phân bổ ngân sách của mình sao cho tỷ lệ thay thế biên của hai hàng hóa bằng tỷ số giá. Đối với hai hàng hóa thực phẩm và quần áo, ta có : MSR = PT /PQ. Đồng thời, mỗi hãng tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất cho đến điểm mà ở đó giá bằng chi phí biên, tức là PT = MCT và PQ = MCQ. Vì tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng bằng tỷ lệ thay thế biên trong sản xuất, nên :

MRT = MCT / MCQ = PT / PQ = MRS

+ Khi các thị trường đầu ra và đầu vào là cạnh tranh :

Sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi MRT = MRS, điều kiện này chỉ là cách biểu thị khác đi của nguyên tắc lợi ích biên – chi phí biên, việc sản xuất thực phẩm và quần áo cũng được chọn sao cho lợi ích biên của việc tiêu dùng thêm một đơn vị thực phẩm đúng bằng chi phí biên của việc sản xuất thực phẩm, điều đó cũng đúng cho việc tiêu dùng và sản xuất quần áo.

Kết luận :

Trong thị trường đầu ra cạnh tranh, mọi người tiêu dùng tại điểm tỷ lệ thay thế cận biên MRS của họ bằng tỷ số giá. Người sản xuất chọn các mức sản lượng sao cho tỷ lệ thay thế biên MRT của họ bằng tỷ số giá. Vì MRS = MRT nên thị trường đầu ra cạnh tranh hiệu quả. Bất kỳ tỷ số nào khác cũng dẫn đến dư cầu về hàng hóa này và dư cung về hàng hóa kia.

15 : Lấy ví dụ về tình trạng người mua, người bán thiếu thông tin. Cho

biết những hậu quả hiện tượng này.

Ví dụ :

Thị trường ôtô

Giả sử có 2 loại xe được đem bán : xe chất lượng cao và xe chất lượng thấp

Tương ứng sẽ có 2 thị trường : thị trường xe chất lượng cao và thị trường xe chất lượng thấp.

Thị trường xe chất lượng cao : SH là đường cung, DH là đường cầu

Thị trường xe chất lượng thấp : SL là đường cung, DL là đường cầu

SH cao hơn SL vì những người có xe chất lượng cao thường do dự khi bán chúng và họ muốn nhận được mức giá bán cao hơn. Tương tự, DH cao hơn DL vì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn cho xe chất lượng cao.

Người bán những chiếc xe dùng rồi biết về chất lượng của nó hơn người mua. Còn những người mua chỉ biết về chất lượng của nó sau khi đã mua và sử dụng một thời gian.

Ban đầu, người mua có thể coi mọi chiếc xe đều có chất lượng trung bình. Điều đó làm đường cầu về xe chất lượng cao DH dịch chuyển sang trái, hình thành đường cầu về xe chất lượng trung bình DM. Tươg tự như vậy, đường cầu về xe chất lượng thấp DL dịch chuyển sang phải tới DM. Đường cầu về loại xe trung bình DM nằm giữa DH va DL. Kết quả là số xe chất lượng cao được bán giảm đi và số xe chất lượng thấp được bán tăng lên.

Khi người mua nhận ra rằng các loại xe đem bán đều có chất lượng thấp, cầu của họ sẽ thay đổi. Họ cho rằng các loại xe đem bán đều có chất lượng từ thấp đến trung bình, đường cầu về xe ôtô cũ sẽ dịch chuyển xuống dưới tới DLM. Sự dịch chuyển này còn tiếp tục đến khi chỉ có xe chất lượng thấp được bán. Khi đó, vì giá thị trường quá thấp, không còn xe chất lượng cao được đem ra bán. Do đó, những người mua đã giả định đúng rằng mọi chiếc xe đem ra bán đều co chất lượng thấp. Lúc này, đường cầu sẽ là DL.

Trong một số trường hợp, thị trường vẫn đạt được một trạng thái cân bằng mà mức giá tại đó vẫn thích hợp để một số xe chất lượng cao bán được. Tuy nhiên, số xe chất lượng cao bán được nói trên đã thấp hơn rất nhiều so với trường hợp người mua phân biệt được chất lượng của xa trước khi mua.

Đó là do tình trạng thông tin không tương xứng làm hàng hóa chất lượng thấp có thể loại bỏ hàng hóa chất lương cao ra khỏi thị trường.

Ví dụ này giải thích lý do vì sao những người bán hàng đồ cũ có chất lượng cao (vẫn còn hoàn hảo) vẫn phải chấp nhận mức giá thấp hơn nhiều so với số tiền mà họ đã mua nó.

Hậu quả :

 

Những sản phẩm dùng rồi được bán với giá thấp hơn nhiều so với những sản phẩm mới vì có tình trạng không tương xứng về chất lượng của chúng. Người bán “đồ cũ” thường biết rõ hơn về chất lượng sản phẩm so với những người mua tiềm năng. Người mua có thế thuê chuyên gia để kiểm tra sản phẩm, nhưng người bán đã từng sử dụng nó và biết nhiều hơn về nó. Ngoài ra, việc “đồ cũ” bị bán đi cũng cho thấy có thể nó đang ở tình trạng “không hoàn hảo”. Người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi “Vì sao người ta lại muốn bàn một sản phẩm vẫn còn tốt ?”. Kết quả là người mua tiềm năng luôn nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và điều đó là hoàn toàn chính đáng.

Như vậy, thông tin không cân xứng sẽ dẫn đến thất bại của thị trường

Trong một mô hình lý tưởng với các thị trường hoạt động hoàn hảo, người tiêu dùng có khả năng lựa chọn sản phẩm chất lượng cao hoặc chất lượng thấp tùy thuộc vào thu nhập, thị hiếu…. của mình.

Trên thực tế, do không dễ dàng xác định được chất lượng của “đồ cũ” nên giá của chúng thường giảm và những “đồ cũ” có chất lượng cao vẫn bị loại bỏ khỏi thị trường.

16 : Phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thông tin trên thị

trường nói chung và thị trường lao động nói riêng.

* Trên thị trường lao động :

- Tác phong bên ngoài : Khi đến dự phỏng cấn, những người công nhân có thể ăn mặc nghiêm chỉnh. Nó sẽ chuyển tải một số thông tin nào đó. Nhưng những người không có năng lực làm việc cũng có thể ăn mặc nghiêm chỉnh đề xin được việc. Như vậy, việc thể hiện tác phong bên ngoài là “một tín hiệu yếu” vì nó không có tác dụng trong việc phân biệt người có năng lực và không có năng lực.

- Giáo dục : là một tín hiệu mạnh vì có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao năng suất làm việc của lao động. Những người có năng lực làm việc tốt thường học cao hơn. Như vậy, có thể dùng trình độ học vấn để phát tín hiệu về năng lực của lao động cho các hãng và nhờ đó tìm được việc làm được trả lương khá hơn. Trình độ học vấn của người lao động có thể được xác định bằng nhiều tiêu thức (thời gian đi học, số và loại bằng cấp, danh tiếng của cơ sở đào tạo, bảng điểm…). Các hãng dễ dàng kiểm tra được trình độ lao động dựa vào những tiêu thức trên.

* Trên thị trường nói chung :

- Danh tiếng và tiêu chuẩn hóa :

+ Một doanh nghiệp được coi là có danh tiếng nếu nó đã cung cấp những loại sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm và tên tuổi của nó được nhiều người biết đến

+ Tiêu chuẩn hóa là hệ thống các quy định về kỹ thuật được áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm cùng loại.

+ Doanh nghiệp có danh tiếng và được tiêu chuẩn hóa thuận lợi hơn nhiều các doanh nghiệp khác trong việc tiếp cận thị trường. Nhờ danh tiếng, doanh nghiệp có được sự chú ý của mọi người, và nhờ đó, có thể bán được nhiều sản phẩm hơn những doanh nghiệp khác. Việc tiêu chuẩn hóa hoạt động của doanh nghiệp cũng có tác dụng tương tự. Người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm của một doanh nghiệp mà anh ta biết chắc chắn rằng những sản phẩm này được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật đã được giám sát và kiểm tra chặt chẽ.

+ Điều đó giải thích vì sao thương hiệu và nhãn mác lại có tầm quan trọng như vậy. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh phải coi danh tiếng và tiêu chuẩn hóa là yếu tố có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Bảo hành và bảo đảm :

+ Bảo hành và bảo đảm là cam kết của người sản xuất về những dịch vụ hậu mãi đối với các loại hàng hóa và dịch vụ được đưa ra bán.

+ Bảo hành và bảo đảm là một trong những hình thức “phát tín hiệu thị trường” được ứng dụng trong thị trường hàng lâu bền. Đây là một phương pháp hiệu quả vì người tiêu dùng có thể dễ dàng phân loại sản phẩm. Hàng hóa chất lượng thấp thường phải sửa chữa trong thời gian bảo hành nhiều hơn và người sản xuất phải trả tiền cho những dịch vụ đó. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận nên những hàng hóa chất lượng kém thường không cung cấp dịch vụ bảo hành dài hạn.

+ Người tiêu dùng hoàn toàn có thể coi dịch vụ bảo hành dài hạn như là một dấu hiệu cảu chất lượng cao và họ sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm đó.

17 : Thế nào là ngoại ứng tiêu cực, ngoại ứng tích cực ? Lấy VD minh

họa.

- Ngoại ứng tiêu cực : Là tác động bên ngoài gây tổn hại cho người khác nhưng không phải trả chi phí.

VD : Doanh nghiệp khai thác than đá gây ô nhiễm môi trường sinh sống của người dân trong vùng trong quá trình khai thác than, nhưng không phải chi trả cho tiền bồi thường cho những người dân đó.

- Ngoại ứng tích cực : Là tác động bên ngoài mang lại lợi ích cho người khác nhưng không được nhận đúng số tiền lẽ ra được hưởng.

VD : Doanh nghiệp trồng rừng làm cho môi trường trong lành hơn nhưng họ không được chi trả đúng cho những gì họ đã tạo ra.

18 : Phân tích hai cách được sử dụng để khắc phục ngoại ứng tiêu cực.

Khi một tác động bên ngoài khiến cho thị trường không đạt được phân bổ có hiệu quả, thì chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách.

Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm soát để điều chính hành vi một cách trực tiếp.

Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra  những kích thích sao cho các nhà quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề.

Chính phủ có thể sửa chữa ảnh hưởng bên ngoài bằng cách quy định rằng một số hành vi mang tính chất bắt buộc hoặc bị cấm. Ví dụ, hành động thải hóa chất độc hại xuống nguồn nước bị coi là tội phạm. Trong trường hợp này chi phí ngoại biên đối với lợi ích mà người gây ô nhiễm nhận được. Do vậy, chính phủ thiết lập một chính sách mang tính chỉ huy và kiểm soát nhằm ngăn cản hành động này.

Song trong hầu hết các trường hợp gây ô nhiễm tình huống không phải đơn giản như vậy. Bất chấp những mục tiêu được một nhà môi trường công bố, việc ngăn cấm tất cả các hàng động gây ô nhiễm là việc không thể thực hiện. Ví du, như phương tiện giao thông kể cả xe ngựa đều gây ra ô nhiễm mà chúng ta không muốn thấy song chính phủ không thể cấm mọi phương tiện giao thông. Do vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn tình trạng ô nhiễm xã hội phải so sánh giữa chi phí và ích lợi để quyết định loại hình và mức độ nguy hiểm cho phép. Các quy định về môi trường có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Ví dụ :

- Yêu cầu các nhà máy chỉ được gây ra một mức độ ô nhiễm tối đa nào đó

- Yêu cầu các doanh nghiệp lựa chọn một công nghệ cụ thể nào đó nhằm cắt giảm chất thải…

Tuy nhiên, để làm được việc đó đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định và chính phủ thường khó thu thập đủ những thông tin này.

Thay vì điều chỉnh hành vi để đối phó với tác động bên ngoài, chính phủ có thể sử dụng các chính sách dựa trên thị trường để khuyến khích tư nhân đạt hiệu quả xã hội. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng chính phủ có thể hạn chế và kiểm soát tác động tiêu cực bằng cách đánh thuế vào những hoạt động gây ra tác động tiêu cực và trợ cấp cho những hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực

19 : So sánh nguồn lực tài sản chung và hàng hóa công cộng.

(câu này ko có trong sách, t tự làm, xem rồi cho ý kiến nhé!!)

Các nguồn lực tài sản chung

Hàng hóa công cộng

KN

- là những nguồn lực mà bất kỳ người nào cũng có thể tự do sử dụng

- là yếu tố tự nhiên có sẵn

- là những hàng hóa mà một người dùng rồi thì những người khác vẫn có thể đồng thời sử dụng được.

- là hàng hóa do Chính phủ cung cấp

Đặc điểm

sở hữu – sử dụng – quản lý

- thuộc sở hữu Chính phủ (t nghĩ là có thể không thuộc sở hữu chung nữa).

VD : nước, không khí,… (cái này không thuộc CP mà), đất (cái này thường thuộc sở hữu CP, tùy luật pháp các nước)

- thường được sử dụng quá mức (hoặc ở trong tình trạng chưa được sử dụng đúng mức, VD như những nguồn năng lượng xanh, t nghĩ thế :D)

- do Nhà nước quản lý và thu lệ phí sở dụng

- thuộc sở hữu Chính phủ.

- việc sử dụng có sự kiểm soát của Nhà nước

- do Nhà nước quản lý, thu phí (trực tiếp hoặc gián tiếp)

Tính chất

- dẫn đến tính phi hiệu quả trong nền kinh tế.

- có thể mang đồng thời cả tính loại trừ và cạnh tranh, hoặc  không

- dẫn đến tính phi hiệu quả trong nền kinh tế.

- có 2 loại :

+ thuần túy : đồng thời không mang cả tính cạnh tranh và tính loại trừ

+ ko thuần túy : mang ít nhất 1 trong 2 tính chất trên

20 : Phân tích trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa công cộng.

Mức cung cấp hàng hóa công cộng thường đã được xác định bằng số lượng hàng hóa công cộng sản xuất trong một nền kinh tế tùy thuộc nhiều vào các quyết định của Chính phủ. Vì vậy, giả thiết đường cung hàng hóa công cộng là đường nằm ngang tại mức thuế t và đó cũng chính là đươgn chi phí biên.

Mức cung hiệu quả hàng hóa cá nhân được xác định bằng việc so sánh lợi ích biên của một đơn vị bổ sung với chi phí biên của việc sản xuất đơn vị đó. Hiệu quả đạt được khi lợi ích biên và chi phí biên bằng nhau. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho hàng hóa công cộng, nhưng sự phân tích thì khác. Với hàng hóa công cộng, chúng ta phải hỏi mỗi cá nhân đánh giá một dơn vị sản phẩm bổ sung đó đáng giá bao nhiêu. Lợi ích biên thu được bằng cách cộng các giá trị này của tất cả mọi người hưởng thụ hàng hóa đó. Sau đó, để xác định mức cung hiệu quả hàng hóa công cộng, chúng ta phải cho tổng các lợi ích biên bằng chi phí sản xuất biên.

Trên đồ thị, đường cung và đường cầu hàng hóa công cộng gặp nhau tại E. Điểm E được gọi là điểm cung hàng hóa công cộng có hiệu quả vì tại đó, lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ hàng công cộng đúng bằng chi phí biên của việc sản xuất ra lượng hàng đó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: