Câu 1
Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá, mối quan hệ giữa chúng, ý nghĩa phương pháp luận về sản xuất hàng hóa dưới chế độ XHCN trong nền ktế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Trả lời:
*Hai thuộc tính của hàng hoá:
Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên "hàng hoá".
HÀNG HÓA là gì? Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. VD:gạo, đường, bột,... đều là hàng hóa về vật chất; phần mềm,dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh,...là hàng hóa phi vật thể
Hàng hóa có hai thuộc tính:giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.Về giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. VD: gạo để ăn, quạt làm mát,... Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau: Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định. Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Một vật khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng là hàng hoá. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hoá thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi.Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Về giá trị hàng hóa, lấy ví dụ đơn giản như sau: Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá trị trao đổi. Trong ví dụ này, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo. Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau: Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa.
*Mối quan hệ giữa chúng:
Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa. Một vật muốn trở thành hàng hóa thì không thể thiếu bất kỳ một thuộc tính nào trong hai thuộc tính trên. Ta có thể thấy một vật có ích tức là có giá trị sử dụng nhưng không do lao động tạo ra tức là không có lao động xã hội kết tinh trong đó thì không phải là hàng hóa, ví dụ như: không khí, ánh nắng mặt trời...
Mặt mâu thuẫn: Thứ nhất, với tư cách là một giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất vì mỗi hàng hóa có một công dụng khác nhau. Ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá đồng nhất về chất, chúng đều là kết tinh của lao động, đều là lao động được vật hoá. Thứ hai, tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị khác nhau về thời gian và không gian. Cụ thể là giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Nếu không thực hiện được giá trị hàng hóa (hàng hóa không bán được) thì không thực hiện được giá trị sử dụng có thể dẫn đến khủng hoảng sản xuất "thừa". Thứ ba, người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là mặt giá trị (tức là lợi nhuận) chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Nói tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
*Ý nghĩa phương pháp luận về sản xuất hàng hóa dưới chế độ XHCN trong nền ktế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam:
Nước ta là 1 nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tức là nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất đa dạng các loại hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và trao đổi, mua bán trên thị trường TG. Do đó, sản xuất hàng hóa ở nước ta phải đảm bảo 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn còn, nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách quan. Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã xác định phương hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay nước ta còn thiếu vốn, khoa học kĩ thuật chưa được cải tiến đồng bộ, do đó chất lượng hàng hóa chưa cao, giá thành chưa rẻ, mặc dù có được hưởng những ưu đãi về thuế. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự túc tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hóa phát triển sẽ phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên chuyển thành nền kinh tế hàng hóa, kinh tế hàng hóa tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa buộc mỗi chủ thể cải tiến kỹ thuật và đưa công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu -> có thể cạnh tranh về giá cả trong cạnh tranh, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng lực lao động XH. Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, do đó kinh tế hàng hóa kích thích năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế kích thích sự việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ.
Nói tóm lại, sản xuất hàng hóa đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của XH; phải coi trọng cả 2 thuộc tính của hàng hóa để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top