de cuong khnh te dat

KINH TẾ ĐẤT

Câu 1. Trình bày và phân tích khái niệm kinh tế đất.

♦ Kinh tế tài nguyên đất là môn khoa học nghiên cứu những quy luật kinh tế trong việc sử dụng đất đai. Những kiến thức đó rất cần thiết cho mọi đối tượng từ nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách đến nhà quản lý doanh nghiệp nhằm trang bị những lý luận cơ bản và thực tiễn cho việc quản lý sử dụng có hiệu quả về đất đai.

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.

- Đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: Đá, thực vật động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu cỏ cây sinh vật sống trên đất và trong lòng đất.

- Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống loài người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định, chất lượng của đất phụ thuộc vào độ phì nhiêu của nó.

- Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, không có đất đai không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là địa điểm, cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, các công trình phúc lợi khác…

- Đất đai là nguồn của cải, tài sản cố định hoặc đầu tư cố định là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

- Con người khai thác bề mặt đất để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người, khai thác bề  mặt đất đai và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khái thác đất đai gắn liền với sự tiến hóa của xã hội. Quá trình đó ngày càng làm con người gắn chặt với đất đai, quan hệ giữa con người với đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau. Mặt khác con người ngày càng nhận thức và hiểu biết về khoa học kỹ thuật khám phá và khai thác kho báu trong lòng đất phục vụ cho mục đích của mình.

Câu 19. Những biện pháp khai thác đất chưa sử dụng?

- Tiến hành điều tra khảo sát đánh giá đúng thực trạng đất chưa sử dụng, phát hiện tiềm năng lợi thế của đất ở từng vùng sinh thái

- Thực hiện quy hoạch bố trí sản xuất và sử dụng đất đai. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên các vùng có quy mô khai thác đất đai lớn

- Bố trí lao động và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các phương án quy hoạch

- Xây dựng hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng tập trung các nguồn lực của NN và mọi tầng lớp dân cư khai thác có hiệu quả đất đai

- Thực hiện ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để khai thác các vùng đất chưa sử dụng trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chính sách khoa học và công nghệ.

Phát triển mô hình VAC, RVAC những mô hình khai thác đất trung du và miền núi theo phương thức canh tác sinh thái bền vững, thực hiện tốt các hệ thống nông lâm kết hợp.

Câu 2. Sự cần thiết của khoa học kinh tế tài nguyên đất.

Vai trò khoa học kinh tế tài nguyên đất:

- Đất đai giới hạn bởi bề mặt của quả địa cầu và trong lãnh thổ của từng quốc gia. Đất đai không chỉ phục vụ cho nhu cầu của sản xuất nông lâm nghiệp mà còn phục vụ cho tất cả các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Tài nguyên đất là một nguồn lực đối với mọi quốc gia. Nguồn lực ấy có hạn. Sự hạn hẹp về bề mặt diện tích đất đai, cùng với sự hạn chế trong việc khai thác tiềm năng đất đai do tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào khai thác đất đòi hỏi con người phải biết tính toán, đánh giá đầy đủ vầ đất đai không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt kinh tế của đất đai.

- Mặt khác dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, những nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên. Đất đai để sản xuất nông nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm nuôi sống con người ngày càng có xu hướng giảm sút, trong khi những nhu cầu về đất đai cho các ngành khác ngày càng tăng lên như xây dựng giao thông, nhà ở và nhất là quá trình đô thị hóa tăng lên làm cho nhóm đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên.

- Đất đai lại rất đa dạng và phong phú có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, đất đai màu mỡ để trồng trọt canh tác cũng không phải là nhiều, những đất đai thuận lợi dễ khai thác đã được khai thác, đất đai có điều kiện khó khăn chưa được khai thác cho sản xuất thì thường gặp những trở ngại về kỹ thuật và khả năng kinh tế, những điều kiện khác để khai thác sử dụng chúng.

- Những bất cập trong cung – cầu đất đai đang đặt ra cho con người những bức bách cần giải quyết. Trên phạm vi mỗi quốc gia, diện tích đất đai bị hạn hẹp như vậy cần phải làm gì để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này, để vừa cải tạo bồi dưỡng đất vừa bảo vệ môi trường sinh thái trên phạm vi quốc gia và từng tiểu vùng lãnh thổ của các quốc gia.

à Vì vậy việc nghiên cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất là sự cần thiết khách quan và đòi hỏi phải được xem xét một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật về khoa học đất và các khoa học tự nhiên khác cùng những khoa học về kinh tế phát sinh trong từng thời đại nhất định. Khoa học kinh tế tài nguyên đất đóng vai trò xứng đáng trong hệ thống khoa học kinh tế vì tài nguyên đất chiếm vị trí quan trọng trong sự giàu có và làm tăng nguồn của cải xã hội đối với mỗi quốc gia. Đất đai kết hợp với lao động là nguồn gốc của mọi của cải.

Nhiệm vụ của khoa học kinh tế tài nguyên đất:

- Nghiên cứu những tính quy luật chung trong việc sử dụng tài nguyên đất. Việc nghiên cứu những tính quy luật chung trong sử dụng đất là cần thiết nhằm trang bị những kiến thức chung nhất về kinh tế đất, từ đó giúp chúng ta tìm ra được những tính quy luật trong sử dụng có hiệu quả  đai đất.

- Nghiên cứu những xu thế, quy luật và tính quy luật vận động của các loại đất sử dụng trên phạm vi quốc gia và từng vùng lãnh thổ.

- Các phương pháp xem xét đánh giá đất đai trên phương diện kinh tế.

- Tìm ra phương hướng những giải pháp sử dụng có hiệu quả các loại đất đai.

Câu 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất.

Đối tượng nghiên cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất:   

- Đất đai trên phạm vi lãnh thổ  của một quốc gia là vô cùng rộng lớn. Đất đai bao gồm cả phần bề mặt và phần bề sâu trong lòng đất. Khoa học kinh tế tài nguyên đất nghiên cứu phần bề mặt đất (bao gồm cả phần mặt nước) đã, đang và sẽ được sử dụng và khai thác.

- Như vậy bề mặt đất đai và các loại đất đai đã, đang  và sử dụng là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của khoa học kinh tế tài nguyên đất.

- Các chính sách KT-XH của Nhà nước trực tiếp hay gián tiếp có liên quan có liên quan đến đất đai, những luật và các quy định dưới luật về khai thác sử dụng, bảo vệ đất đai của Nhà nước qua các thời kỳ cũng được xem xét trong quá trình nghiên cứu của khoa học kinh tế tài nguyên đất.

- Việc nghiên cứu và xem xét bề mặt đất đai và các loại đất đã đang và sẽ được sử dụng không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà ngay trong từng vùng, từng tiểu vùng cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng trong khoa học kinh tế tài nguyên đất.

● Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp khoa học chung nhất cho mọi khoa học. Vì vậy khoa học kinh tế tài nguyên đất cũng sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở nền tảng trong phương pháp luận nghiên cứu của mình.

+ Phương pháp này coi tài nguyên đất như là một sự vật hiện tượng, một đối tượng trực tiếp, đặt nó trong sự vận động gắn liền với sự vận động môi trường sinh thái, trong đó có sự tác động của con người. Sự tác động của con người vào việc cải tạo đất hoặc chuyển hóa các loại đất phải nằm trong mối quan hệ biện chứng hợp quy luật. Sự biến hóa của đất đai, đặc biệt là sự biến hóa về mặt sử dụng và sự thay đổi các chế độ sở hữu phụ thuộc vào các chế độ xã hội và dự vận động trong quá trình lịch sử nhất định.

+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất là một phương pháp tư duy khoa học nhằm tìm tòi và rút ra những quy luật và tính quy luật chung nhất chính xác và cụ thể trong quá trình sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, tùy theo cụ thể của từng nơi từng lúc.

- Phương pháp thống kê phân tổ, so sánhcũng được sử dụng rộng rãi và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu khoa học kinh tế tài nguyên đất. Phương pháp này giúp cho sinh viên nắm được quy luật chung số lớn đối với đất đai trên tổng thể, từng loại đất, sự biến động của chúng và mối quan hệ giữa các loại đất trên  phạm vi quốc gia và từng vùng.

- Phương pháp chuyên khảo, điều tra, phân tích cũng là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế nói chung cũng như trong kinh tế tài nguyên đất.

Câu 4. Bản chất của địa tô là gì?

- Địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu đất đai.

- Chế độ sở hữu về ruộng đất có 3 hình thức sở hữu cơ bản:

+ Sở hữu nhà nước:+ Sở hữu tập thể:+ Sỡ hữu tư nhân

- Quy mô sử dụng đất: quy mônhỏ của nông dân tự do, quy mô lớn của địa chủ.

- Hình thức sử dụng đất: Người sở hữu ruộng đất – địa chủ hay chủ đất có quyền sử dụng ruộng đất theo ý muốn của họtrực tiếp kinh doanh hoặc gián tiếp là cho người khác thuê.

- Trong nông nghiệp dưới xã hội tư bản tồn tại 3 giai cấp đối lập nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: địa chủ, chủ tư bản kinh doanh nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp.

- Người sở hữu ruộng đất – địa chủ hay chủ đất có quyền sử dụng ruộng đất theo ý muốn của họ trực tiếp kinh doanh hoặc cho người khác thuê.

- Để được sử dụng đất của địa chủ vào kinh doanh sản xuất nhà tư bản phải trả cho chủ đất một khoản tiền nhất định theo hợp đồng. Số tiền trả thường được tính theo hàng năm và số tiền được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn riêng của chủ ruộng đất hay nhà tư bản theo mặt bằng chung về mức lợi nhuận trong toàn nền kinh tế.

+ Số tiền trả đó dù trả về ruộng đất canh tác hay là đất xây dựng đều được gọi địa tô. Đó là giá trị kinh tế của quyền sở hữu đất đai của địa chủ. Quyền đó đã mang lại cho chủ ruộng một lợi ích cụ thể là địa tô.

+ Địa tô là hình thái theo đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế tức là đem lại thu nhập cho người sở hữu ruộng đất.

+ Khoản tiền mà chủ tư bản phải trả cho chủ ruộng, trên thực tế dù nhiều hay ít đều được gọi là địa tô. Nhưng xét về bản chất kinh tế chỉ có thể nói: Địa tô là khoản tiền mà chủ tư bản phải trả cho chủ ruộng.à Như vậy bản chất của địa tô là khoản tiền mà chủ  tư bản phải trả cho địa chủ.

Câu 6. Sự khác nhau cơ bản giữa địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II?

Địa tô chênh lệch I

Địa tô chênh lệch II

-          Thu đc từ những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.

-          Gắn với điều kiện tự nhiên.

-          Điều kiện:

+ Giá cả sản xuất trên đất xấu nhất là giá cả sx chung trên thị trường.

+ Có sự chênh lệch điều kiện tự nhiên của đất đai.

+ Tồn tại sự tư hữu về đất đai của địa chủ.

- Địa tô chênh lệch I thuộc về địa chủe vì lợi nhuận siêu ngạch thu đc do điều kiện tự nhiên thuận lợi mang lại.

- Thu đc gắn liền với thâm canh tăng năng xuất là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng 1 đơn vị diện tích.

- Gắn với yếu tố nhân tạo.

- Điều kiện:

+ Cơ sở và xuất phát điểm của địa tô chênh lệch I là địa tô chênh lệch II.

+ Ngoài sự khác nhau về mức độ phì nhiêu còn cộng thêm sự khác nhau trong cách phân phối tư bản của ng kinh doanh nông nghiệp.

+ Địa tô chênh lệch II thuộc về Tb k. doanh Nông nghiệp vì lợi nhuận thu đc do việc thâm canh tăng năng xuất, đầu tư thêm mang lại.

Câu 5. Địa tô chênh lệch là gì? Cho ví dụ minh họa?

Khái niệm: Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

● Địa tô chênh lệch I:

- Khái niệm: Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được từ những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (vị trí, chất đất, khí hậu, chế độ nước, địa hình).

- Điều kiện để có địa tô chênh lệch I:

+  Giá cả sản xuất trên loại đất xấu nhất xã hội cần thiết phải là giá cả sản xuất chung có tác dụng điều tiết trên thị trường.

+ Có sự chênh lệch về các điều kiện tự nhiên của đất đai mà các chênh lệch đó phải dẫn đến chênh lệch về năng suất ruộng đất, cho dù chi phí tư bản là ngang nhau.

+ Vẫn còn có chế độ tư hữu về đất đai của địa chủ.

- Ví dụ: Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi như gần nơi tiêu thụ và gần đường giao thông.

Giá cả sx cá biệt

Giá cả sx chung

Địa tô chênh lệch

Vị trí

TB đầu tư

Tiền thuê LĐ

Sản phẩm

1

1

Gần thị trường

100

20

5

120

24

27

135

15

Xa thị trường

100

20

5

135

27

27

135

0

● Địa tô chênh lệch II:

- Khái niệm: Địa tô chênh lệch II là một hình thái địa tô có được trên cơ sở đầu tư thâm canh của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tức là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.

- Điều  kiện để  hình thành địa tô chênh lệch II:

+ Địa tô chênh lệch I là tiền đề cho địa tô chênh lệch II tức là canh tác song song cùng một lúc những thửa đất có độ phì tự nhiên và vị trí khác nhau.

+ Trong địa tô chênh lệch II ngoài sự khác nhau về mức độ phì nhiêu còn cộng thêm sự khác nhau trong cách phân phối tư bản của người kinh doanh nông nghiệp.

- Ví dụ:

Giá cả sx cá biệt

Giá cả sx chung

Địa tô chênh lệch

Lần canh tác

TB đầu tư

Chi phí lao động

Sản phẩm

2

2

1

100

20

4

120

30

30

120

0

2

100

20

5

120

24

30

150

30

3

100

20

6

120

20

30

180

60

à Như vậy tư bản đầu tư vào ruộng đất càng lớn nền nông nghiệp ngày càng phát triển thì địa tô ngày càng tăng lên. Tư bản đầu tư vào ruộng đất đã đem lại khoản địa tô không theo tỷ lệ với lợi nhuận mà tư bản đã bỏ ra. Địa tô tăng lên cùng với mức tăng của đầu tư.

Câu 8. Địa tô độc quyền là gì? Nguồn gốc của địa tô độc quyền? Địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất nh­ư thế nào trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.

- Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

- Tính chất địa tô độc quyền có ở các khu đất trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ:

+ Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt.

+ Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng.

+ Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao.

Câu 7. Địa tô tuyệt đối là gì? Khi hai ngành kinh tế khác nhau có cấu tạo hữu cơ khác nhau, có cùng một mức đầu tư nếu hai ngành có cùng một tỉ suất giá trị thặng dư thì kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nào sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn? Cho ví dụ minh hoạ?

- Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

- Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuận bình quân.

- Khi hai ngành kinh tế khác nhau có cấu tạo hữu cơ khác nhau, có cùng một mức đầu tư nếu hai ngành có cùng một tỉ suất giá trị thặng dư thì kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nào sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn

- Ví dụ: Có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp là 4/1. Giả sử

m' = 100%, thì giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là:

Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120

Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140

     Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là: 20. Số chênh lệch này là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này không bị bình quân hoá mà chuyển hóa thành địa tô tuyệt đối.

    => Vậy bản chất của địa tô tuyệt đối là một tỷ suất giá trị thặng dư như nhau hoặc một mức bóc lột như nhau những tư bản ngang nhau trong những nghành sản xuất khác nhau tùy theo cấu tạo trung bình khác nhau của chúng đem lại những giá trị thặng dư khác hau.\

Câu 15. Trình bày tóm tắt đặc điểm của quá trình CNH_ Đô thị hóa       .     

- Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, do mối quan hệ ngày càng phát triển và mở rộng giữa thành thị với nông thôn.

+ Nông thôn cung cấp cho khu vực thành thị lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và lực lượng lao động.

+ Thành thị cung cấp cho nông thôn sản phẩm từ công nghiệp, thành thị là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của nông thôn.

- Thị trấn hình thành các chợ, là thị trường linh hoạt và mở cửa để trao đổi với vùng nông thôn, là cầu nối giữa nông thôn với thành thị.

- Thành thị phát triển làm thay đổi thói quen sinh hoạt, sản xuất của người dân nông thôn (người dân tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa, tăng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất).

- Quá trình đô thị hóa do sự phát triển, mở rộng quan hệ của các ngành công nghiệp – nông nghiệp, sự giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa giáo dục.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa làm tăng các đô thị, các đô thị thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

- Hiện nay đô thị phát triển theo 2 hướng: mở rộng trên cơ sở các đô thị cũ, và hình thành các đô thị mới.

Câu 9. Chi phí cơ hội trong sử dụng đất là gì? Cho 1 ví d minh ho? Phân tích ý nghĩa thực tiễn của lý thuyết về chi phí cơ hội trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh?

- Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng nững sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để làm thêm một đơn vị sản phẩm đó. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các sản phẩm khác nhau.

- Chi phí cơ hội là một diện tích đất để sản xuất một loại sản phẩm A chính là sản lượng hoặc giá trị sản lượng của loại sản phẩm B trên diện tích đất đai phải bỏ đi để sản xuất loại sản phẩm A.

- Ví dụ : Chi phí cơ hội để sản xuất mía trên một diện tích đất đai nào đó chẳng hạn đang sản xuất lúa chính là sản lượng lúa hoặc giá trị sản lượng lúa thu được trên diện tích sẽ trồng mía. Người sản xuất chuyển diện tích trồng lúa sang trồng mía thì sản lượng thu được của mía phải bằng hoặc lớn hơn sản lượng hoặc giá trị sản lượng lúa. Trong trường hợp ấy việc chuyển diện tích đất đai từ trồng lúa sang trồng mía mới có ý nghĩa.

- Phân tích ý nghĩa thực tiễn của lý thuyết về chi phí cơ hội trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh:

+ Chi phí cơ hội không đổi trong mỗi quốc gia, nhưng lại khác nhau giữa các quốc gia. Sự khác biệt này là cơ sở làm nảy sinh ra sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Nó cho phép mỗi quốc gia có thể tập trung chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào loại sản phẩm có chi phí cơ hội thấp nhất, sau khi tiến hành trao đổi hàng hóa. Điều này, sẽ làm cho lợi thế kinh tế của từng quốc gia và toàn thế giới đều nâng cao.

+ Luận điểm này cho rằng các nước có quy mô nền kinh tế nhỏ bé vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào các sản phẩm có lợi thế so sánh, thông qua trao đổi mậu dịch quốc tế vẫn nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào ngoại thương trong khi giá cả và tỷ giá trao đổi hàng hóa do các nước có quy mô sản xuất lớn quyết định.

Câu 11. Cho ví dụ về lợi thế t­ương đối trong sử dụng đất đai? Thuyết lợi thế t­ương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu nào?

Thuyết lợi thế tương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu sau đây:

- Mỗi vùng có khối lượng tài nguyên cố định được coi là loại đầu vào duy nhất và quyết định sản lượng tối đa loại sản phẩm có thể làm ra được.

- Do trình độ kỹ thuật sản xuất khác nhau làm cho chi phí sản xuất tương đối ở mỗi vùng khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về năng xuất lao động tương đối.

- Không có hiệu quả kinh tế theo quy mô nên chi phí sản xuất của đơn vị sản phẩm không biến động theo sản lượng.

- Khối lượng tài nguyên được tận dụng hết.

- Trong thương mại không có chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch.

- Thị trường luôn luôn cạnh tranh.

Câu 10. Cho ví dụ lợi thế tuyệt đối trong sử dụng đất đai? Lợi thế tuyệt đối về sản xuất một loại sản phẩm nào đã của mỗi quốc gia hay của một vùng nào đó do điều kiện gì mang lại?

Ví dụ: Để sản xuất 2 loại sản phẩm là gạo và cà phê, chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm mỗi loại ở  2 quốc gia như nhau (tính bằng chi phí):

      Quốc gia A

        Quốc gia B

               Gạo

               4

                3

            Cà phê

               4

                2

      Trong ví dụ trên, quốc gia A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo. Cũng có thể ở một vùng hay một nước có lợi thế tuyệt đối với mọi sản phẩm vì chi phí sản xuất mọi sản phẩm ở đó rẻ hơn các nước khác.

- Lợi thế tuyệt đối về sản xuất 1 loại sản phẩm  nào đó của quốc gia do điều kiện tự nhiên đưa lại. Cũng có thể là do các tác động nhân tạo đưa lại. Những lợi thế do điều kiện tự nhiên hoặc những điều kiện sản xuất khác thuận lợi hơn làm cho việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa ở nước đó hay vùng đó có giá rẻ hơn ở các nước khác, vùng khác..

     Lợi thế tuyệt đối do những điều kiện tự nhiên sản xuất thuận lơi hơn là cơ sở ban đầu cho thương mại quốc tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của thương mại quốc tế, vai trò của lợi thế tuyệt đối ngày càng giảm dần. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa các quan hệ kinh tế như hiên nay. Xu thế đó đã làm cho thương mại không bị giới hạn nhờ lợi thế tuyệt đối giữa các nước phát triển hoặc giữa các nước chậm phát triển với nhau mà còn phát triển giữa các nước phát triển với các nước chậm phát triển- những nước mà hấu hết các sản phẩm sản xuất ra đều không có lợi thế tuyệt đối so với các nước phát triển. Nền thương mại đó đã dựa trên cơ sở lợi thế tương đối.

Câu 11: cho ví dụ về lợi thế tương đối trong sdd đai.thuyết lợi thế tương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu nào?

Ta  xét ví dụ:

CPsx

VN

Nga

Gạo

5

4

Thép

25

16

Kluận: Nga có lợi thế tuyệt đối về thép, gạo so với VN

Nga sẽ có khả năng xuất khẩu gạo hoặc sang VN

Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng những sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để làm them một đơn vị sản phẩm đó. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối để làm ra các sản phẩm khác nhau.

VN

Nga

Gạo

1/5

¼

Thép

5

4

Để làm 1 dvị gạo mất 1/5 dvị thép

Để làm 1 dv thép mất 5 dvị gạo

Kluận: VN có lợi thế tương đối về gạo so với Nga

Nga có lợi thế tương đối về thép so với VN

Như vậy nội dung của thuyết lợi thế tương đối là: các vùng chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội thấp hơn so với các vùng khác.

Thuyết lợi thế tương đối được ứng dụng trong các điều kiện chủ yếu sau đây:

- Mỗi vùng có khối lượng tài nguyên cố định được coi là loại đầu vào duy nhất và quyết định sản lượng tối đa loại sản phẩm có thể làm ra được.

- Do trình độ kỹ thuật sản xuất khác nhau làm cho chi phí sản xuất tương đối ở mỗi vùng khác nhau, nghĩa là có sự chênh lệch về năng xuất lao động tương đối.

- Không có hiệu quả kinh tế theo quy mô nên chi phí sản xuất của đơn vị sản phẩm không biến động theo snar lượng.

- Khối lượng tài nguyên được tận dụng hết.

- Trong thương mại không có chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch.

- Thị trường luôn luôn cạnh tranh.

.

    *Tuy nhiên trong các điều kiện đó không nhất thiết phải có điều kiện về chi phhis sản xuất của đơn vị sản phẩm không biến đổi theo sản phẩm, chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch không có trong thương mại

Câu 12. Lý thuyết lợi thế trong sử dụng đất và có ý nghĩa như thế nào trong công tác quy hoach sử dụng đất đai?:Lý thuyết lợi thế trong sử dụng đất:

- Có thể nói mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến đất đai đều có thể vận dụng lý luận về địa tô, vì vậy đều có thể vận dụng lý thuyết lợi thế.Đương nhiên như đã nói, mức độ vận dụng tùy thuộc vào vị trí của đất đai trong hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng, lựa chọn vị trí của các khu công nghiệp, khu chế xuất…đều có thể vận dụng LTL thế

- Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

+ Đối với Việt Nam để có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết cần tranh thủ khai thác địa tô chênh lệch I để tạo ra lợi thế tuyệt đối và tương đối trong giao thương quốc tế.

+ Ngay ở thị trường nội địa, các vùng đất khác nhau cần có sự bố trí sản xuất phù hợp để tạo ra lợi thế. Bởi vì trong phần lý luận về địa tô, ta đã khẳng định 1 thửa đất không có địa tô – không có lợi thế, trở thành đất có điạ tô – có lợi thế nếu có sự bố trí sản xuất phù hợp. + Theo đó thì việc quy hoạch sử dụng đất đai các loại sẽ có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra lợi thế cho từng vùng cũng như cả nước. Bố trí sản xuất hợp lý là sự kết hợp khai thác cả địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Điều đó cho phép duy trì được tính bền vững của lợi thế trong nông nghiệp. Tính bền vững đó được thể hiện trước hết ở sự đảm bảo bền vững về mặt sinh thái, tiếp đó là sự duy trì được lợi thế với vùng khác, quốc gia khác.

- Địa tô đất đai còn do vị trí tương đối của đất đai chi phối. Trong quan hệ vị trí giữa đất đai với điều kiện khác thì đất là yếu tố di chuyển, trái lại các yếu tố khác có thể thay đổi về con người. Điều này có nghĩa là con người có thể tạo ra vị trí thuận lợi tương đối của đất đai bằng cách xây dựng các cơ sở hạ tầng như giao thông, cảng khẩu… gắn liền với các vùng đất đai đó. Vì vậy có thể tạo ra lợi thế cho đất đai dù đất đó là đất nông nghiệp, khu công nghiệp hay đất đô thị.

Câu 17. Trình bày vai trò của đất khu dân cư nông thôn, cho ví dụ phân tích? Xu hướng biến động đất khu dân cư nông thôn?             

● Vai trò của khu dân cư nông thôn:

- Đất khu dân cư nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng với sản xuất và đời sống.

- Với sản xuất: tham gia trực tiếp vào ngành trồng trọt và chăn nuôi, là chỗ ở của người dân nông thôn.

- Với đời sống: là chỗ dựa, là nền móng của các công trình, nhà cửa nên ảnh hưởng đến chất lượng công trìh, giá thành công trìh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Ví dụ::Ở một số tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười, tình trạng ngập úng vừa làm cho việc xd nhà cửa gặp khó khăn tốn kém vừa làm cho chất lượng công trình bị ảnh hưởng

Để khắc phục tình trạng đó: chính phủ phải cho dân vay tiền để tôn cao nền nhà chống lũ các cơ quan nghiên cứu phải tập trung nghiên cứu tìm các kiểu mẫu xd phù hợp với đk thực tế::://● Xu hướng biến động đất khu dân cư nông thôn:

- Diện tích đất khu dân cư tăng tương đối nhanh do dân số tăng, do chất lượng đời sống của người dân nông thôn được tăng lên (xây dựng các công trình nhà cửa kiên cố hơn, quy mô lớn hơn), nhu cầu tách hộ tăng.

- Diện tích đất khu dân cư nông thôn năm 2005 là 495.549 ha. Nhiều nhất là đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ…

- Diện tích đất khu dân cư nông thôn tăng chủ yếu do chuyển từ đất nông nghiệp sang.

Câu 13. Căn cứ vào các yếu tố tự nhiên của đất đai là chủ yếu, quỹ đất nông nghiệp Việt Nam được phân làm mấy vùng (kể tên các vùng), nêu đặc điểm khái quát của từng vùng.

Quỹ đất nông nghiệp Việt Nam được phân làm 7 vùng là:

-    Vùng Trung du miền núi Bắc bộ.

-    Vùng Đồng bằng sông Hồng.

-    Vùng Bắc Trung bộ.

-    Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

-    Vùng Tây Nguyên.

-    Vùng Đông Nam bộ.

-    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm khái quát của từng vùng:

- Vùng Trung du miền núi Bắc bộ 7.724 nghìn ha, chiếm 76,20% diện tích tự nhiên của vùng và 29,46% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tăng 2.197 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 220 nghìn ha/năm) và 902 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng 945 nghìn ha, chiếm 63,13% diện tích tự nhiên của vùng và 3,60% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, giảm 36 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân giảm 3,6 nghìn ha/năm) và 17 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Bắc Trung bộ 4.057 nghìn ha, chiếm 78,84% diện tích tự nhiên của vùng và 15,47% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tăng 1.068 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 107 nghìn ha/năm) và 86 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ 3.368 nghìn ha, chiếm 75,89% diện tích tự nhiên của vùng và 12,84% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tăng 814 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 81 nghìn ha/năm) và 377 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Tây Nguyên 4.826 nghìn ha, chiếm 88,32% diện tích tự nhiên của vùng và 18,40% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tăng 599 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng khoảng 60 nghìn ha/năm) và 153 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Đông Nam bộ 1.902 nghìn ha, chiếm 80,59% diện tích tự nhiên của vùng và 7,25% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, giảm 37 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân giảm 3,7 nghìn ha/năm) và 58 nghìn ha so với năm 2005.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3.404 nghìn ha, chiếm 83,95% diện tích tự nhiên của vùng và 12,98% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tăng 89 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng 8,9 nghìn ha/năm) và giảm 40 nghìn ha so với năm 2005.

Câu 14. Trình bày mục tiêu của chính sách sử dụng đất nông nghiệp.

*Các chính sách đ hướng tới mục tiêu mang tính tổng quát là:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại;bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng; nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

+ Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu.

+ Có tác động tích cực đến ngành kinh tế quốc dân

+ Kết hợp phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới.

- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản.

- Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

+ Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản; áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

- Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Trung du miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phấn đấu đưa diện tích cây lâu năm đạt trên 3,5 triệu ha.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế thủy sản, nâng cao chất lượng tăng trưởng bền vững, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế thủy sản với đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế thủy sản đóng góp từ 30 - 35% GDP ngành nông nghiệp.

*Các chính sách cần đạt mục tiêu cụ thể sau:

- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp phápcủa ng sdd

- khuyến khích ng sdd đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn… để làm tăng giá trị sdd, thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hóa….

- Kiểm soát và khống chế việc lấn chiếm đất đai

câu 16. Khái niệm đất đô thị, trình bày đặc điểm của đất đô thị.

Khái niệm:

Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng, quốc phòng an ninh, các mục đích khác. (Khái niệm dựa trên Luật đất đai 1993, hiện nay trong quản lý không sử dụng khái niệm đất đô thị)

● Đặc điểm cơ bản của đất đô thị:

- Nguồn gốc của đất đô thị: là từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi có quy hoạch, dự án đầu tư.

- Từng lô đất, từng khu đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng, không giống bất kỳ một vị trí nào.

- Đất đô thị là tài sản đặc biệt có giá trị cao, giá trị từng lô đất phụ thuộc chủ yếu vào vị trí.

Câu18. Kể tên 7 vùng lãnh thổ đất nông nghiệp của VN. Nêu nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và của Đồng bằng sông Cửu Long.

Kể tên 7 vùng lãnh thổ đất nông nghiệp của VN:

     -    Vùng Trung du miền núi Bắc bộ.

-    Vùng Đồng bằng sông Hồng.

-    Vùng Bắc Trung bộ.

-    Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

-    Vùng Tây Nguyên.

-    Vùng Đông Nam bộ.

-   Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 t đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và của Đồng bằng sông Cửu Long:

- Vùng Đông Nam Bộ:

+ Là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ  diện tích đất sd vào nông nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối lớn 41,22%.

+ La vùng đất đai có chất lượng tốt phần lớn là đất nâzn thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày và các cây ăn quả có giá trị kt cao

+ Hiện tại vẫn còn 635.087 ha đất chưa sử dụng trong đó đất có khả năng  đât nông nghiệp chiếm tỉ trọng đáng kể

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Là vùng có tỉ trọng đất  nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước có 1.927 nghìn ha (trong đó có 7 nghìn ha lúa nương), chiếm 46,77% diện tích đất trồng lúa của cả nước

+ Đất đai vùng này được hệ thống song cửu long bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ

+ Được coi là vựa lúacủa cả nước

+Có sản lượng lương thực và sản lượng lương thực hang hóa lớn nhất trong cả nước

Câu 20:Trình bày hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất.

a. Hệ thống chỉ tiêu 1:

- Đánh giá hiệu quả sx trên 1 đơn vị diện tích

+ GTSX (GO) là toàn bộ gía trị sản phẩm tạo ra trong một thời kì nhất định trên 1 đơn vị điẹn tích xđ = sản lượng . giá bán sp

+ Giá trị gia tăng trên 1 đơn vị diện tích (VAT): là gt tăng thêm gt sp mới tạo ra trong qtsx được xác định =GTSX- chi phí trực tiếp = GO- chi phí trung gian ( hay GO- BC= GO- IC)

+ Thu nhập hỗn hợp (NVA): là phần trả cho ng lđ và tiền lãi thu dc tren từng loại hình sdd  Bằng  giá trị gia tăng trừ  tài sản khấu hao và  tiền thuế sdd

+Hiệu quả sx trên 1 dv diện tích chi phí vật chất 1000đ

+ Giá trị sx trên 1 đv chi phí vật chất:GO/BC=HCGO

+ Giá trị gia tăng(VA): VA/BC= HCVA

+Thu nhập hỗn hợp trên 1 đv chi phí vật chất

-Hiệu quả sx trên 1 đv lao động GO/LĐ= HCGO

b. Hệ thống chỉ tiêu 2:

- Đánh giá hiệu quả sx trên 1 đv diện tích

+ Gtsx(GO)

+ Lãi thô(GM): giữa gtsx và chi phí biến đổi.

+Lãi dòng (Ni) : Ni=GO-VC-TC. Là lãi trong sxkd của doanh nghiệp của nông dân

-HQ sx trên 1 đơn vị chi phí:

+ Xđ lãi thô trên chi phí bđôi: GM/VC

+Xđ lãi dòng trrên tổng chi phí : Ni/(VC+FC)

- Hiệu quả trên 1 đơn vị lđ:

+ Lãi thô trên 1 đv lđ: HL= GM/LĐ

+ Lãi dòng trên 1 đvị lđ:Hi=Ni/LĐ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #voixanh