de cuong giao duc hoc
Chương 5:
Câu 1: nhiệm vụ của quá trình dạy học?
a) Tổ chức điều khiển nhằm hình thành ở hs hệ thống những tri thức kh phổ thông cơ bản, hiện đại về tự nhiên xã hội tư duy phù hợp với đặc điểm hs và đk đất nước → hình thành hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
- Trong quá trình dạy học GV giúp HS nắm vững hệ thống tri thức khoa học (nhớ, hiểu, vận dụng) nó để thực hiện dưới dạng khái niệm, định lí, đluật.
- Kiến thức dạy học cho HS đảm bảo yêu cầu:
+ tính khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại: là sp của nhận thức khoa học đc kiểm chứng tính phù hợp, đúng đắn bằng các phương pháp khoa học.
+ tính cơ bản những kthuc mang tính chất nền tảng dựa trên đó HS học những kiến thức ở mức độ cao hơn.
+ tính phổ thông là những kthuc tối thiểu cần thiết cho mọi người
+ tính hiện đạilà những tri thức mới phù hợp với sự ptriển of tri thức cập nhập.
+tính toàn diện: đbảo mọi kthuc cả khtn và khxhnv, nghệ thuật, skhoe.
+ tính thực tiễn: phù hợp khả năng nhận thức của HS và đk đất nước.
- Hình thành cho HS hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương ứng trong đó bao gồm các knang, ky xảo chung (giao tiếp, hoạt động nhóm, sd ngôn ngữ, kỹ năng lập kế hoạch, triển khai hoạt động ktra đánh giá) và những kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt của từng môn.
b) Tổ chức điều khiển nhằm hình thành ở HS năng lực hoạt động trí tuệ đặc biệt năng lực tư duy sáng tạo.
- Khái niệm: năng lực hoạt động trí tuệ là tổ hợp những thuộc tính tâm lý đáp ứng yêu cầu của hoạt động trí tuệ giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mức độ cao.
- Năng lực hoạt động trí tuệ của con người nói chung , HS nói riêng, thực hiện trình độ phát triển trí tuệ đc tạo thành trên cơ sở sd hiệu quả các kiến thức đã tích lũy đc vào các thao tác trí tuệ để giải quyết cac nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.
- Trong quá trình dạy học hình thành phát triển năng lực hoạt động trí tuệ cho HS là hình thành hoặc ptriển những phẩm chất của hoạt động trí tuệ như:
+ tính định hướng của hoạt động trí tuệ: khả năng nhanh chóng và chính xác, xác định được phương pháp giải quyết vấn đề.
+ bề rộng và chiều sâu của hoạt động trí tuệ: bề rộng là khả năng am hiểu của HS về nhiều lĩnh vực kiến thức khoa học thuộc về các môn học tự nhiên, xh. Chiều sâu là khả năng nhận biết bản chất nội dung kiến thức, thiết lập đc mối liên hệ mang tính quy luật giữa những kiến thức thuộc các môn học gần gũi.
+ tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ: khả năng di chuyển nhanh hoạt động nhận thức từ tình huống này sang tình huống khác, từ lĩnh vực nhận thức này sang lĩnh vực nhận thức khác.
+ tính mềm dẻo: khả năng giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau (logic quy nap: đi từ cụ thể đến khái quát or ngược lại theo logic diễn dịch từ khái quát đến cụ thể).
+ tính độc lập:thể hiện HS tự xác định mức độ nhận thức , tự lựa chọn nội dung, sd các phương pháp, hình thức cụ thể … để giải quyết nvụ nhận thức.
+ tính phê phán, tính nhất quán, tính khái quát của hoạt động trí tuệ.
c) Trên cơ sở trên hình thành và phát triển ở HS thế giới quan nhân sinh quan khoa học lí tưởng và những phẩm chất cần thiết của con người.
- Thế giới quan nhân sinh quan khoa học : đc hiểu là những quan điểm của con người về thế giới khách quan và con người, trong quá trình dạy học trên cơ sở hình thành kiến thức khoa học cần giúp HS hình thành TGQ, NSQ khoa học, đây là TGQ, NSQ của chủ nghĩa Mac leenin và chủ tịch HCM.
- Lý tưởng: biểu tượng về cái mà con người cho là cao đẹp và có mong muốn đạt tới, trong dạy học việ c giúp HS hình thành những biểu tượng cao đẹp phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của bản thân có vai trò thúc đẩy H/s vượt qua những khó khăn trở ngại để học tập và rèn luyện tốt, phấn đấu đạt tới những mục đích sống cao đẹp.
- Hình thành cho HS những phẩm chất cần thiết:
+ những phẩm chất mang tính truyền thống: yêu nc, đkết, hiếu học, nhân ái…
+ những phẩm chất mang tính hiện đại: tiếp thu năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng, kỹ năng tạo nghiệp, khoan dung, tính kỷ luật…
d) Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ:
Các nhiệm vụ có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau trong đó;
- Nhiệm vụ 1: (hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) đc coi là cơ sở nền tảng để hình thành phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành TGQ, NSQ khoa học các phẩm chất cần thiết của con người .
- Nhiệm vụ 2: (phát triển năng lực hình thành trí tuệ) đc thực hiện đến 1 mức độ nhất định nào đó sẽ ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nhiệm vụ 1(khi HS hình thành đc các phẩm chất của hoạt động trí tuệ như tính định hướng, bề rộng và chiều sâu, tính độc lập, mềm dẻo và linh hoạt, sẽ giúp HS có điều kiện để củng cố mở rộng đào sâu những kiến thức đã tích lũy đc . phát triển hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo)
- Nhiệm vụ 3: (hình thành TGQ, NSQ lý tưởng và phẩm chất) đc coi là mục tiêu và hệ quả của 2 nhiệm vụ đầu nghĩa là: dạy kiến thức, kỹ năng phải hướng đến phát triển toàn diện nhân cách, giáo dục phẩm chất cần thiết của con người. (thông qua dạy chữ để dạy người, thông qua dạy học để giáo dục HS) ngược lại những kết quả nhiệm vụ 1 và 2 ở giai đoạn kế tiếp .
→ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các nhiệm vụ:
Nvu 1 Nvu 1’
Nvu 3 Nvu 3:…
Nvu 2 Nvu 2’
Giai đoạn 1 giai đoạn 1’ kế tiếp giai đoạn 1’
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top