DE CUONG GDQP PTIT HP3
Đề cương GDQP (Học viện công nghệ bưu chính Viễn thông)
Soạn bởi: Quý Ptit
HỌC PHẦN 3
Câu hỏi 1.Trình bày tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK và chuyển động của súng khi bắn?
Súng tiểu liên AK:
- Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng dùng hỏa lự, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một.
- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.
- Tầm ngắm ghi trên thước ngắm từ 100m đến 800m, AKM và AKMS đến 1000m, vạch “п” tương ứng vạch thước ngắm 3.
- Tầm bắn hiệu quả: 400m. Hỏa lực tập trung đến 800m, bắn máy bay, quan dù đến 500m.
- Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0,5m : 350m, với mục tiêu cao 1,5m : 525m.
- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK là 710m/s; AK cải tiến: 715m/s.
- Tốc độ bắn: lí thuyết khoảng 600phát/phút. Chiến đấu: khi bắn liên thanh: 100phát/phút, khi bắn phát một 40phát/phút.
- Khối lượng của súng AK: 3,8kg; AKM: 3,1kg; AKMS: 3,3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối lượng súng tăng 0,5kg.
*Chuyển động cuả súng AK:
a.Chuyển động trước khi lên đạn:
- Đầu thoi đẩy nằm trong khâu truyền khí thuốc.
- Cần định bắn và khóa an toàn ở vị trí trên cùng.
- Lò xo họp tiếp đạn đẩy bàn nâng đạn lên sát gờ giữ đạn.
- Khóa nòng nằm sát mặt cắt sau sung.
b.Chuyển động khi lên đạn:
- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay cò bệ khóa nòng.
- Thả tay kéo bệ khóa nòng. Mấu đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.
- Ngoàm móc đạn vào gờ đáy vỏ đạn,đẩy đầu kim hỏa về sau.Búa được nhấc lên và được giữ ở thế.
c.Chuyển động các bộ phận khi bắn:
- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn liên thanh.
- Bóp cò, ngoàm giữ búa rời tai búa, nhờ tác dụng lò xo đập vào đuôi kim hỏa. Kim hỏa chọc vào hạt lửa, lửa đốt cháy thuốc phóng sinh ra áp lực cho đạn chuyển động. Một phần khí thuốc được trích lại để lên đạn, cứ thế bắn cho hết đạn.
- Nếu bắn từng viên thi gạt cần dịnh cách bắn về vị trí bắn từng viên. Quá trình như trên xảy ra.
Câu hỏi 3.
Súng trường CKC:
- Súng trường CKC trang bị cho từng người sử dụng dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng cấu tạo gọn nhẹ, súng chỉ bắn phát một.
- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100m đến 1000m, vạch “п” tương ứng vạch thước ngắm 3.
- Tầm bắn hiệu quả: 400m; hỏa lực tập trung: 800m; bắn máy bay, quân dù: 500m.
- Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0,5m: 350; với mục tiêu cao 1,5m: 525m
- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s
- Tốc độ bắn chiến đấu: từ 35 đến 40 phát/phút
- Khối lượng của súng: 3,75kg, có đủ 10 viên đạn: 3,9kg.
Chuyển động của các bộ phận súng khi bắn.
-Mở khóa an toàn
-Bóp cò lò xo búa bung ra đẩy búa về phía trước ,búa đập vào đuôi kim hỏa kim hỏa đập vào hạt lửa gây cháy.áp suật khí làm đạn bay đi.Một phần khí bị trích lại để lên đạn tiếp theo bóp cò cứ như thế bắn hết đạn.
Câu 1: VŨ KHÍ HÓA HỌC
1/ Khái niệm:
Vũ khí hóa học là 1 loại vũ khí hủy diệt lớn mà tác dụng sát thương của nó do độc tính của các chất độc quân sự để gây cho người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái
2/ Phân loại:
a)Theo thời gian gây tác hại:
Chia làm 2 nhóm:
-Nhóm chất độc quân sự mau tan: là những chấtđộc quân sự có tg tồn tại dưới 1h, nhiệt độ sôi < 1400C. Các chất độc này thường được sử dụngở trạng thái hơi, khói hoặc lỏng, cóđộ bốc hơi nhanh, gây nhiễmđộc không khí là chủ yếu, gây hại cho người qua đường hô hấp
-Nhóm lâu tan: thời gian tồn tại trên 1h, t0 sôi > 140oC, thường sử dụng dạng lỏng hoặc rắn( bột) ít bay hơi. Gây nhiễmđộc cho các đối tượng, gây tác hại cho người qua đường hô hấp, tiếp xúc và tiêu hóa
Phân loại trên chỉ là tươngđối, còn phụ thuộc vào ngoại cảnh
b)Phân loại theo bệnh lý: 6 nhóm
-Nhóm chất độc thần kinh: Là những chấtđộc quân sự cóđộc tính cao, gây tác hại đối vs hệ thần kinh, làm cho con người bị trúngđộc, mất sức chiến đấu, chết nhanh chóng.
-Nhóm chấtđộc loét da: Là chấtđộc quân sự cóđộc tính cao, hủy hoại da và niêm mạc, bị tổn thương rất khóđiều trị, người bị trúng độc có thể tử vong. Chấtđộc này cóý nghĩa lớn trong quân sự vì khả năng gây tác hại cao, tg tồn tại vàđộ bền tàng trữ cao
-Nhóm chấtđộc toàn thân(câu 7): chấtđộc cóđộc tính cao, xâm nhập cơ thể phá hủy sự trao đổioxi của tế bào, gây nhiễmđộc toàn bộ cơ thể và dẫn đến tử vong.
-Nhóm chấtđộc ngạt thở(câu 8):Là chấtđộc quân sự cóđộc tính cao, gây tổn thương cơ quan hô hấp
-Nhóm chất độc kích thích: là chấtđộc gây tác hại kích thích các tế bào thần kinh k có màng bảo vệở các niêm mạc mắt, mũi, miệng.
-Nhóm chất độc tâm thần: Là những chấtđộc gây cho con người những bất thường về tâm lý
c)Phân loại theo độ độc:
-Chất độc gây chết người: Là những chấtđộc quân sự có độc tính cao, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫnđến chết người sau 1 tg.
-Chất độc gây mất sức chiến đấu: Là những chất độc quân sự có độc tính thấp, khi bị nhiễm chỉ làm mất sức chiến đấu tạm thời trong 1 tg.
Câu 3: Vũ khí hạt nhân là gì? Các nhân tố sát thương , phá hoại và cách phòng chống:
VKHN là loại vũ khí hủy diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng từ phản ứng phân hạch dây truyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu.
Các tác nhân gây sát thương của vũ khí hạt nhân:
1.Sóng xung kích là nhân tố sát thương phá hoaij chủ yếu của vũ khí hạt nhân, chiếm 50% năng lượng của vụ nổ hạt nhân
Sóng xung kích có thể gây sát thương trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là do sức đẩy mạnh của không khí lên cơ thể làm cho các bộ phận của cơ thể bị tổn thương. Gián tiếp là làm đổ sập nhà cửa hầm hào công sự …từ đó đè ép vào người gây chấn thương.
Sóng xung kích có thể gây hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn trực tiếp hoặc gián tiếp vũ khí, trang bị.
Cách phòng chống:
Lợi dụng dịa hình, hầm hào ….để ấn nấp
Hầm hào công sự phải xây dựng kiên cố vững chắc
Cấp cứu người bị thương,chuyền về tuyến sau điều trị người bị thương nặng
Không được lợi dụng những vật dễ đổ vỡ để đề phòng tác hại gián tiếp của song xung kích.
2.Bức xạ quang
Nguồn gốc: Khi bom nổ tạo ra cầu lửa có nhiệt độ cao và áp suất cực lớn không ngừng lan rộng và bốc lên cao. Cầu lửa là do sản phẩm vụ nổ, không khí bị nung nóng tạo thành, phát ra các bức xạ điền từ trong dải sóng quang học. Dòng bức xạ đó gọi là bức xạ quang.
Bức xạ quang là nhân tố quan trọng của vũ khí hạt nhân, chiếm tới 35% năng lượng của vụ nổ, bức xạ quang có phương truyền thẳng, vận tốc rất cao 300.000km/s
Tác hại: tác hại trực tiếp gây bỏng, thiêu cháy hoặc gây mù. Tác hại gián tiếp là bức xạ quang gây các đám cháy lớn gây bỏng.
Với vũ khí trang bị, nhà cửa công trình… bức xạ quang gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp, gây cháy, nóng chảy, hóa than …
Cách phòng chống:
Lợi dụng địa hình địa vật để ẩn nấp.
Chú ý không nhìn vào cầu lửa, nhắm mắt, trang bị cho bộ đội kính bảo vệ mắt, mũ, giày chống cháy.
Hầm hào công sự xây bằng vật liệu khó cháy, có che phủ đủ dày.
Tổ chức cấp cứu người bị bỏng, dập tắt các đám cháy.
Đối với đường dây thong tin hữu tuyến phải chôn sâu dưới đất.
Phân tán vũ khí, trang bị đề phòng cháy.
3.Bức xạ xuyên
Là dòng bức xạ gamma và dòng nowtron được phóng ra từ tâm bỏ ngay lúc xảy ra vụ nổ. Bức xạ xuyên là nhân tố sát thương đặc trưng của vũ khí hạt nhân, chiếm 5%năng lượng vụ nổ.
Bức xạ xuyên khi chiếu vào người sẽ gây những biến đổi sinh học trong cơ thể, thay đổi cấu trúc hóa học của phân tử, gây rối loạn hoạt động trong cơ thể.
Bức xạ xuyên gây hư hỏng các dụng cụ bán dẫn, phim ảnh, gây hại gián tiếp cho người sử dụng.
Cách phòng chống: Nhanh chóng, triệt để lợi dụng địa hình địa vật để ẩn nấp, hầm hào công sự phải có mái che đủ dày để giảm bức xạ xuyên.
Dùng máy đo phóng xạ để đo liều phóng xạ cho lương thực, thực phẩm nguồn nước
Nếu bị bệnh phóng xạ thì uống 1-2 viên thống chống nôn sau đó đưa lên quân y các cấp để điều trị
Đối với vũ khí, trang bị: Bảo vệ, che đậy các bộ phận quang học, phim ảnh.
Dùng máy đo phóng xạ cho vũ khí trang bị , đường xá…
4.Chất phóng xạ:
Là nhân tố sát thương phá hoại đặc trưng của vũ khí hạt nhân chiếm 10% năng lượng của vụ nổ
Chất phóng xạ sinh ra từ 3 nguồn: sản phẩm phân hạch chất phóng xạ cảm ứng, chất nổ hạt nhân chưa tham gia phản ứng
Tác hại:
Đối với người Khi bị chiếu tia beeta, gamma với liều lượng cao sẽ gây nên bệnh phóng xạ cấp tính và mãn tính.
Nhiễm xạ da: d o bụi phóng xạ rơi trực tiếp vào người, các tia phóng xạ xuyên vào co thể gây nên bỏng phóng xạ
Nhiễm xạ bên trong: do bụi phóng xạ qua hô hấp, ăn uống, vết thương gây nên
Đối với trang bị: Chất phóng xạ không gây tác hại cho vũ khí trang bị kĩ thuật nhưng nó gây hại gián tiếp cho người sử dụng.
Cách phòng chống:
Sử dụng khí tài hóa học đúng lúc, chính xác theo lện của người chỉ huy.
Lợi dụng địa hình địa vật để phòng chống
TRang bị khí tài trinh sát bức xạ.
Trang bị khí tài tẩy xạ cho các đối tượng bị nhiễm
Dự đoán tình hình nhiễm xạ và khả năng hoạt động trong khu nhiễm
Trước khi vào khu nhiễm phải uống thuốc phòng nhiễm xạ
Tổ chức cấp cứu, chữa trị cho người bị nhiễm
5.Hiệu ứng điện từ
Là nhân tố thứ 5 gây hại của vũ khí hạt nhân, chiếm 1% năng lượng
Hiệu ứng điện từ làm cho nhiễu các hoạt động của máy vô tuyến , đứt dây điện, làm mất tính cách điện của một số vật liệu gây nên chập điện
Ngoài ra, hiệu ứng điện từ còn gây nên tác hại đối vói các hệ thống điều khiển ở hầm sâu
Cách phòng chống:
Xây dựng hệ thống thu xung điện từ ở các hầm chỉ huy, hầm thông tin
Thiết kế các mạch điện chống xung cao trong các thiết bị điện
Tạm thời tắt máy vô tuyến khi nhận dược tín hiệu thông báo địch sử dụng bom hạt nhân
Câu 5: Vũ khí sinh học là gì? …….
Vũ khí sinh học là vũ khí hủy diệt lớn, dựa vào đặc tính gây bệnh, truyền bệnh của vi sinh vật, vi rút, nấm hoặc do độc tố do sinh vật tiết ra để gây hại hoặc gây bệnh hang loạt cho người, động vật, thực vật
*phòng chống:
a.Vệ sinh phòng dịch thường xuyên
-Thực hiện nếp sống vệ sinh
-Tiêm chủng choi người và vật nuôi
-Diệt côn trùng gây bệnh cho người
b.Đè phòng khi địch dùng vũ khí sinh học:
-Sử dụng khí tài phòng hóa và vũ khí phòng dịch
-Uống thuốc phòng dịch
c.khắc phục hậu quả:
-Nhanh chóng thông báo cho mọi người.Đánh dấu khoanh vùng khu vực lây bệnh
-Diệt trùng khu vực nhiễm
-Tiêu hủy cac nguồn bệnh
-Tổ chức cấp cưu cho người bệnh kịp thời.
1.Bệnh dịch hạch:
Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trangm tẩm cồn long não và đeo kính bảo vệ mắt. Tiêm chủng phòng chống dịch bệnh, Tổ chức diệt chuột và bọ chét ở nơi đông người, tiêm kháng sinh, truyền huyết thanh…
2.Bệnh Dịch tả:
Đối với người lành: Giữ vệ sinh ăn uống, diệt ruồi, nhặng truyền bệnh tiêm phòng tả
Đối với người bệnh: Cách li triệt để, tẩy uế đồ đạc , sau đó sử dụng thuốc kháng sinh chông vi khuẩn và truyền huyết thanh
3.Bệnh đậu mùa:
Hiện nay bệnh chưa có cách điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là cách li người bệnh, tẩy uế đồ dùng, tiêm chủng đậu mùa, và sử dụng các loại thuốc kháng sinh phối hợp với sunphamit đề phòng biến chứng.
4.Bệnh sốt phát ban chấy rận:
Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tẩy uế đồ dùng,
Tiêm kháng sinh, truyền huyết thanh, Tiêm phòng sốt phát ban cho người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm:
5.Bệnh thương hàn:
-bảo vệ nguồn thứcăn, lương thực thực phẩm
-tổ chứcăn chính uống sôi, tiêm vacxin phòng bệnh
-cách ly người bệnh
-dùng các loại thuốcđặc trị như cloroxit hoặc cloromyxetin và các loại thuốc kháng sinh đường ruột khác
6.Bệnh than:
Cách phòng chống:
-Cách lý tuyệt đối vs người và gia súc mắc bệnh
-Chôn sâu xác người và súc vật chết 2m và đổ vôi bột
-Tiến hành tấy uế các trang bị bảo hộ lao động, các nguyên liệu nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
-Quầnáo, đồ dùng sinh hoạt fai nấu hấp trong dd xà phòng hoặc hơi foocmalin, tiêm phòng cho súc vật khỏe
-đối vs người, tiêm vacxin phòng bệnh, trị bệnh bằng thuốc kháng sinh liều cao
7.bênh cúm
-Cách ly người bệnh,nghỉ ngơiăn uốngđủ chất
-Uống thuốc an thần, thuốc giảm ho long đờm
-Điều trị bằng pp dân gian.
Câu 6: Chất độc thần kinh là gì? …….
-Chất độc thần kinh là chất độc quân sự có độc tính cao, gây tác hại đối với hệ thần kinh làm cho người bị nhiễm chất độc mất sức chiến đấu và chết nhanh chóng. Chất độc thần kinh gồm có Vx, Sarin, Soman(GA), Tabun(GD)… đặc biệt là Vx và Sarin được quan tâm nhất. Mĩ và Nga đã sản xuất được Vx và Sarin hai thành phần đưa vào trang bị cho quân đội
-Tính chất: Vx là chất lỏng k màu, k mùi, nhiệtđộ sôi 300oC, ít tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ, nặng hơn nước, bay hơi kém, gây nhiễm độc qua da rất lớn.
-Triệu chứng: tùy theo mức độ mà gây các triệu chứng: con ngươi mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, thở gấp, đi đứng k vững, đau đầu, đau vùng mắt, co giật cơ bắp, co giật toàn thân, da tím tái, tim rối loạn, toàn thân tê liệt và chết. nhiếmđộc nhẹ và cấp cứu kịp thời có thể sống.
-Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:
•Đề phòng: Luôn cảnh giác, phát hiện kịp thời khi địch sử dụng. lợi dụngđịa hình, địa vật, công sự, binh khí, kĩ thuậtđểẩn nấp, sử dụng khí tàiđề phòng, dùng thuốc phòngđộc.
•Cấp cứu: đưa người ra khỏi khu vực nhiễmđộc, dùngống tiêm tựđộng tiêm vào bắp, bỏông tiêm vào túiáo ngực, làm hô hấp nhân tạo.
Nếu k có ống tiêm tự động, dùngống tiêm Atropinsunfat liều cao và PAM đến khi con ngươi giãn ra
•Tiêu độc:
Sử dụng bao tiêu đôc IPP-8 tiêu độc cho da, dd natricabonat 2% hấp nấu quân trang, quân dụng, nếu quân trang bị nhiễm hơi chất độc thần kinh, dùng bao ĐPS để tiêu độc.
Sử dụng hộp tiêu độc IĐP để tiêu độc cho vũ khí
Dùng dung dịch 3/2(canxihipoclorit) 6-8% clo hoạt động để tiêu độc cho địa hình, công sự đường sá......dung dịch 3/2(canxihipoclorit) 2-5% clo hoạt động tiêuđộc cho vũ khí kĩ thuật.
Đối với mắt bị nhiễm độc, dùng nc sạch rửa nhiều lần
Nguồn nước, lương thực thực phẩm bị nhiễm độc k dc sử dụng
Xúc hớt, phủ lấp, đốt để tiêu độc địa hình
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top