De cuong GDCD

Câu 1:

*Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân , tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội , làm cho mọi hoạt động của cá nhân ,tổ chức diễn ra trong vòng trật tự,ổn định.Pháp luật được nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

*Các đặc trưng cơ bản của pháp luật:

-    Pháp luật có tính quy phạm phổ biến:  vì pháp luật  là khuôn mẫu chung ,được áp dụng nhiều lần,ở nhiều nơi,đối với tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

-    Pháp luật mang tính quyền lực ,bắt buộc chung :vì pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước .Mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

-    Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+Các văn bản pháp luật phải dễ hiểu để mọi người thực hiện theo

+Hình thức phải phù hợp với quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản qyu phạm pháp luật

+ Nội dung văn bản phải phù hợp với Hiến pháp

Câu 2: Phân tích bản chất của pháp luật? Pháp luật có mối quan hệ thế nào với kinh tế, chính trị và đạo đức?

+ Bản chất của pháp luật: < 2 bản chất >

BẢN CHẤT GIAI CẤP

_ Vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

_ Pháp luật do nhà nước ta xây dựng và ban hành, thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhận dân lao động.

_ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

_ Là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào.

BẢN CHẤT XÃ HỘI

_ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành

Bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống

Phản ánh nhu cầu, lợi ích, tâm tư, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân

Ứng dụng trong thực tiễn nhằm tạo ra sự ổn định, phát triển của pháp luật

+ Mối quan hệ của pháp luật đối với:

* KINH TẾ

_ Là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại tạo điều kiện cho nhau

_ Một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế.

_ Nội dung của pháp luật do nội dung của các quan hệ kinh tế quyết định.

_ Khi quan hệ kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của pháp luật

_ Pháp luật có tính độc lập tương đối. Nếu như pháp luật phản ánh đúng quy luật kinh tế khách quan thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại.

* CHÍNH TRỊ

_ Là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận những quan điểm, yêu cầu của giai cấp cầm quyền:

Tập trung trong mối quan hệ giữa những đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.

Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có vai trò chi đạo trong việc xây dựng, thực hiện Pháp luật.

Qua Pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước

* ĐẠO ĐỨC

_ Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước cố gắng đưa vào đó những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, tiến bố, phù hợp với sự phát triển của xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực dân sự

_ Các quy phạm đạo đức được đưa vào quy phạm pháp luật sẽ được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

_ Pháp luật được coi là phương tiện bảo vệ các quy tắc đạo đức truyền thống.

Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Phân tích sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật?

+ Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhânm tổ chức.

+ Sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

* Giống: Là quá trình thường xuyên trong cuộc sống với sự tham gia của cá nhân, tổ chức, nhà nước.

* Khác:

Sử dụng pháp luật

Thi hành pháp luật

Tuân thủ pháp luật

Áp dụng pháp luật

- Các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho làm.

- Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà nhà nước quy định phải làm

- Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ pháp luật đề ra quy định làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ của cá nhân, tổ chức

- Các trường hợp

+ Các quyền, nghĩa vụ công dân không tự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quy định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cơ quan nhà nước đưa ra quy định xử lý những người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật hoặc những bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Thế nào là Vi phạm pháp luật? Ví dụ? Nêu các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Theo em Vi phạm pháp luật có gì giống và khác với vi phạm đạo đức?

Định nghĩa:Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật ,có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật

Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động-làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật (ví dụ: đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông) hoặc không bằng hành động –không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế)

Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.

. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người khi đạt đến một độ tuổi nhất định theo  quy định pháp luật và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình là sai , trái pháp luật và có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.

Sự giống và khác nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức:

- Giống nhau : đều là các hành vi của  một cá nhân hay tổ chức gây ra một hậu quả không tốt dối với mọi người xung quanh

-Khác nhau:

                        Vi phạm pháp luật

                         Vi phạm đạo đức

-Bị truy cứu trách nhiêm và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

-Là các hành vi vi phạm nhưng điều mà pháp luật không cho phép.

-Không bị xử phạt

-Là hành vi vi phạm những nguyên tắc sống có từ lâu đời được ông cha truyền lại và đã trở thành chuẩn mực cuộc sống

Câu 5: Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng với nó? So sánh vi phạm hành chính và vi phạm hình sự? Cho ví dụ?

-          Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định trong bộ luật Hình sự. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phả chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án.

-          Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.

-          Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự.

-          Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

Vi phạm hành chính

Vi phạm hình sự

Giống nhau

-          Là những vi phạm pháp luật.

-          Là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Khác nhau

-          Mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm

-          Phải chịu trách nhiệm hành chính

-          Mức độ nguy hiểm cao

-          Người vi phạm gọi là tội phạm

-          Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ví dụ

Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định trong bộ luật Hình sự với các tội như: Tội giết người ; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ; Tội hiếp dâm ; Tội lây truyền HIV cho người khác ; …

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm hành chính xâm phạm quy tắc nhà nước về kinh tế. Nhưng nếu số lượng hàng giả lớn ( hoặc gây hậu quả nghiêm trọng ) thì bị coi là tội phạm hình sự.

Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là vi phạm hành chính. Nhưng nếu vi phạm đó gây thiệt hại về tính mạng thì bị coi là tội phạm hình sự.

Câu 6: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. Ý nghĩa?

Khái niệm :Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật

Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ

-Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau

-Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được thể hiện như sau:

+Thứ nhất, Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình

Quyền: bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác…

Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, lao động công ích, đóng thuế…

Quyền và nghĩa vụ của công dân đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật

+Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội…

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

-Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật

-Công dân dù ở địa vị nào,làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa:

-Áp dụng trách nghiệm pháp lí không chỉ có tác dụng trừng phạt mà còn có tác dụng răn đe những người khác, giáo dục họ và mọi công dân có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh

-Từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.

-Đảm bảo cho công dân thực hiện đươc quyền và nghĩa vụ của mình.

-Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân,của xã hội.

Câu 7:

Bình đẳng trong kinh doanh:

Kinh doanh : là việc thực hiện liên tục 1 hoặc 1 số giai đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm đem lại lợi nhuận.

Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá hân ,tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế  từ việc lựa chọn nghành nghề ,địa điểm kinh doanh ,hình thức kinh doanh , đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh doanh  đều bình đẳng theo quy định pháp luật.

Nội dung:

 Mọi cá nhân ,tổ chức có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù   hợp với khả năng

Mọi công dân nếu đủ khả năng có thể lập công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân

Mọi  doanh nghiệp có quyền mở rộng quy mô kinh doanh ,chủ động tìm kiếm thị trường,khách hàng  và kí kết hợp đồng lao động.

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ:kinh doanh đúng nghành,nghề đã đăng kí, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường ,cảnh quan, di tích lịch sử...

Trách nhiệm của Nhà nước :

Thừa nhận sự tồn tai của các lọa hình doanh nghiệp

Quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt đọng kinh doanh ,cụ thể hóa quy định trong  Luật doanh nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập của doanh nghiệp

Quy định nam nữ bình đẳng trong thành lập doanh nghiệp ,tiến hành sản xuất ,kinh doanh ,quản lí doanh nghiệp ,tiếp nhận thông tin ,thị trường, nguồn lao động.

Câu 8:  Phân tích nội dung bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Chính sách bình đẳng về dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội?

Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

-Bình đẳng về dân tộc:

. Khái niệm: - Dân tộc là 1 bộ phận của dân cư quốc. Không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da, đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển

.Nội dung: 

        + Chính trị: Bình đẳng giữa các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ cao thấp đều có đại biểu trong bộ máy chính quyên nhà nước. Quyền công dân được tham gia vào bộ máy nhà nước, thảo luận góp ý vấn đề chung, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Và có quyền được tham gia quản lí Nhà nước, xã hội.

        + Kinh tế: Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế còn có sự chênh lệch. Chính sách phát triển kinh tế nhắm rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện cho dân tộc thiều số phát triển.

       + Văn hóa, giáo dục: Xuất phát từ nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa đa dạng trong sự thống nhất nên nhà nước đề ra chính sách bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc có tình đoàn kết giữa các vùng miền. Cùng với tiếng phổ thông các dân tộc được dùng tiếng nói riêng của mình.

      + Giáo dục: Các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ dân trí, để rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc, Đảng và nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục. Nhà nước dành nguồn đầu tư để mở mang hệ thống trường lớp của các dân tộc thiểu số. Có chính sách học bổng và ưu tiên với các đồng bào dân tộc.

. Chính sách của Đảng và nhà nước:

       + Ghi nhận trong hiến pháp và luật tại điều 5 hiến pháp năm 1992.

       + Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với các vùng đồng bào dân tộc.

       + Nghiêm cấm hành vi chia rẽ và kì thị dân tộc.

- Bình đẳng giữa các tôn giáo:

.Khái niệm:

       + Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, quan niệm giáo lí và hình thức lễ nghi.

       + Bình đẳng tôn giáo là tất cả các tôn giáo trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của Pháp luật. Những nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

.Nội dung:

       + Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo quy định của Pháp luật.

       + Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận về mặt Pháp lí đều được bình đẳng trước pháp luật.

       + Tại khoản 1 điều 8 trong Pháp lệnh tôn quy định:

                 .Không được phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng tôn giáo.

                 . Những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo đều được Pháp luật bảo hộ.

             .Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân theo quy định của pháp luật.

.Chính sách của Đảng và nhà nước:

       + Thực hiên quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở Pháp luật.

       + Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân góp phần vào công cuộc đổi mới KT-XH.

       + Hưởng các chức sắc giáo hội hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật.

       + Cảnh giác đối với các âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội

       + Các quan hệ quốc tế về tôn giáo phải theo chế độ chính sách quan hệ đối ngoại của nhà nước.

Chính sách dân tộc tôn giáo có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là:

Tôn giáo, tín ngưỡng đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử nhân loại ở mọi quốc gia, qua nhiều thể chế chính trị. Tuy thịnh suy mỗi thời một khác, nhưng vai trò và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội không như nhau.

 Người Việt Nam, dù là dân tộc thiểu số hay đa số, có tôn giáo hay không có tôn giáo, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, trong sâu thẳm của tâm hồn họ vẫn ẩn chứa niềm tự hào về nguồn gốc huyền thoại con Rồng, cháu Tiên của mình. Mọi người đều quý trọng mảnh đất thiêng liêng hình chữ S, mà ở đấy mỗi tấc đất đều thấm máu và mồ hôi của ông cha qua nhiều thế hệ dựng nước và giữ nước. Nơi ấy có hồn thiêng sông núi, có linh hồn ông bà tổ tiên kết đọng ở Đền Hùng - cội nguồn của dân tộc Việt. Vì vậy, việc gắn đạo với đời, tôn giáo với dân tộc để cho "nước vinh đạo sáng" luôn là tâm nguyện của mọi người bao đời nay, dễ gì để cho ai đó có toan tính phân ly, chia tách.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: