Câu 18
Tầm quan trọng thực tiễn (Đối với thiên nhiên và con người), ứng dụng của động vật chân khớp? Các biện pháp phòng trừ gây hại ?
* Vai trò thực tiễn:
- Là nhóm loài đông nhất trong thế giới động vật, sinh sản nhanh số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn, phân bố mọi vùng, sinh cảnh => là thành viên không thể thiếu trong hệ sinh thái.
- Là thành phần quan trọng tham gia thụ phấn cho các loài cây, góp phần phát tán các loài thực vật ( côn trùng).
- Tham gia mùn hóa, khoáng hóa thảm mục, góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, hình thành lớp đất màu cho thực vật phát triển, góp phần làm "vệ sinh" môi trường trong hệ sinh thái.
- Là nhân tố quan trọng điều khiển tự nhiên sự cân bằng trong phát triển thực vật( côn trùng ăn lá, côn trùng kí sinh).
- Là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật trong hệ sinh thái.
* Ứng dụng của động vật chân khớp :
- Là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người (tôm, cua, côn trùng).
- Sử dụng các sản phẩm từ chân khớp phục vụ cho đời sống con người: tơ, mật ong, cánh kiến...
- Nhiều sản phẩm của chân khớp được sử dụng trong y dược học ( đông trùng hạ thảo, xác ve sầu...)
- Nhiều loài côn trùng có giá trị về mỹ học(có côn trùng Lucanidae được nhà sưu tập Nhật Bản mua với giá 88000 USD, bướm phượng ở Tam Đảo có giá 100USD).
- Chân khớp có giá trị về khoa học : là sinh vật chỉ thị ô nhiễm môi trường, ý nghĩa trong nghiên cứu di truyền học (ruồi giấm).
- Nhiều loài chân khớp gây hại cho thủy sản, cho nông nghiệp, cho sức khỏe con người, hướng ứng dụng để hạn chế tác hại của chúng là nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp phòng chống.
- Khoa học nghiên cứu về bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng ra đời (viện bảo vệ thực vật, viện sốt rét KST&CT....)
* Các biện pháp ứng dụng phòng chống chân khớp gây hại:
- Biện pháp phòng dịch
- Biện pháp canh tác
- Biện pháp cơ học và lý học
- Biện pháp hóa học
- Biện pháp sinh học (sử dụng thiên địch)
- Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top