Đề cương đường lối CM
câu 1: phân tích văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu động lực phát triển-trang4
câu 2: vì sao đảng xác định kẻ thù trước mắt là bọn phản động thuộc địa và tay sai trong giai đoạn 36-39? điều này có ý nghĩa gì trong việc tập hợp lực lượng cáchmạng lúc đó-trang5
Câu 3: tại sao con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội-trang6
Câu 4: tại sao nghị quyết 13 xác định phải ổn định phát triển hòa bình để tập trung phát triển kinh tế-trang7
câu 5: nguyên nhân hạn chế của công nghiệp hóa trước đổi mới-trang7
câu 6: giai đoạn ngàn cân treo sợi tóc là giai đoạn nào?vì sao? vì sao đảng chủ trương "tổ quốc và dân tộc là trên hết "-trang8
Câu 7: Nêu và phân tích những quan điểm mới của đảng ta trong đường lối đấu tranh và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay (5 điểm)-trang9
Câu 8(2 điểm): Nêu rõ những vấn đề chưa dc trong bản luận cương thang 10-1930. Tại sao nói đảng ta đã giải quyết dc những vấn đề đó trong gđoạn 36-39?-trang13
Câu 9 ( 5đ) : nêu cơ sở của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kì đổi mới of đảng cộng sản, nêu ý nghĩa-trang13
Câu 10 (2đ) : nêu vấn đề dân tộc dân chủ thời kì 39-45-trang14
Câu 11 (1,5 đ ): hệ thống chính trị ở nc ta đc thiết lập vs mục đích nào, tại sao-trang15
Câu 12 ( 1,5đ) : các hình thức phân phối ở nc ta bao gồm những hình thức nào, hệ thống nào là chủ yếu nhất?-trang16
Câu 13: khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa hiện đại hóa-trang16
câu14: Văn kiệnnàođánh dấuquá trình hội nhập quốc tế?Vì sao? trang17
Câu 15:văn hóa đa dạng mà thống nhất? Cơ sỏ? Ý nghĩa thực tiễn-trang17
câu 16 : Các nước tư bản đã coi nước ta là nên kinh tế thị trườngchưa? Tại sao?-trang18
câu 17 : tại sao nong dan VN ko lanh dao...... dc CM?-trang19
Câu 18 (5d): Văn hóa là một mặt trận của cách mạng Việt Nam. Quan điểm này xuất hiện đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng. Vì sao Đảng ta lại coi văn hóa là một trong những mặt trận của cách mạng Việt Nam?trang19
câu 19 (2d): Vì sao Đảng ta lại xác định lực lượng đánh đuổi thực dân Pháp là toàn dân.-trang22
Câu 20 (1.5d): Nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ thống trị của Pháp giúp chúng ta nhận ra được yêu cầu cơ bản nào của xã hội. Điều đó được thể hiện thông qua cương lĩnh đầu tiên như thế nào?-trang22
Câu 21 (1.5d): kết luận từ thực tiễn công nghiệp hóa của nước ta giai đoạn 1976-1981 của Đảng?-trang23
Câu 22 (5d) : Văn kiện nào của đảng đánh dấu bước chuyển biến trong đường lối đối ngoại sang đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế ?-trang24
Câu 23 (2d) : Nêu quan điểm của Đảng về vai trò của KH_CN trong quá trình CNH, HDH của nứoc ta, vì sao?-trang26
câu 24 (1.5d) : Nội dung cuộc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 39-45, vì sao nói đây là sự quay trở lại với định hướng của HCM ở hội nghị thành lập Đảng-trang26
câu 25 (1.5d) : Nhân tố đóng vai trò chủ yếu, mở đường cho quá trình đổi mới ở nước ta thuộc lĩnh vực nào ? cho VD và cm?-trang27
Câu 26 : Chủ trương nâng "vấn đề xã hội” lên thành "chính sách xã hội" là trong nghị quyết nào của Đảng.Ý nghĩa thực tiễn của chủ trương đó-trang27
câu 27: Nhược điểm của cương lĩnh tháng 10-trang29
câu 28 : Kinh tế thị trường là gì?Sự khác nhau giữa mục đích kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản và kinh te thi truong định hướng XHCN.Tại sao có sự khácnhau đó?-trang29
Câu 29: Phân tích quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa phải gắn liền vs nền kinh tế tri thức. Cơ sở lý luận và thực tiễn của qđiểm này-trang30
Câu 30: Điểm khác nhau giữa cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 và luận cương tháng 10. Tại sao lại có những điểm khác nhau này-trang31
Câu 31 : Thể chế kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?-trang31
Câu 32: 2 vấn đề cấp bách về văn hóa mà Đảng ta phải giải quyết ngay sau khi giành đc chính quyền năm 1945-trang32
câu 1: phân tích văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu động lực phát triển
v văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩysự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị; xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người.
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH
Văn hoá được tạo thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc kinh tế XH. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá XH
- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển
+ Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo con người thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc .Vì vậy nó là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của dân tộc đó
+ Kinh nghiệm đổi mới thành công chứng minh luận điểm trên
+ Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển
+ Vai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường
+ Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường
+ Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng XH mới
- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển
+ Mục tiêu: dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu văn hoá
+ Chiến lược phát triển kinh tế XH xác định: mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đó là chiến lược phát triển bền vững
+ Trong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu XH. Văn hoá vẫn thường bị xem là đứng ngoài kinh tế. Hệ qủa là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị s
câu 2: vì sao đảng xác định kẻ thù trước mắt là bọn phản động thuộc địa và tay sai trong giai đoạn 36-39? điều này có ý nghĩa gì trong việc tập hợp lực lượng cách mạng lúc đó
trong các ngày 6, 7, 8-11-1939, Trung ương Đảng họp ở Bà Điểm, Hóc Môn (Gia Định) để bàn các chủ trương của Đảng trong tình hình mới, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần...
Hội nghị phân tích sâu sắc tính chất, hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới; vai trò, vị trí của Đông Dương trong cuộc chiến tranh đó; bản chất sâu xa trong các chính sách phản động của thực dân Pháp; thái độ chính trị của các giai cấp trong xã hội Việt Nam trước biến động của thời cuộc và vạch ra đường lối chính trị, phương hướng, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Hội nghị nhận định, phát xít Nhật sẽ chiếm Đông Dương. Bộ máy cai trị ở Đông Dương đang từng bước phát xít hoá, một thứ phát xít thuộc địa tàn bạo và những kẻ đứng đầu bộ máy đó đang mưu toan thoả hiệp, đầu hàng phát xít Nhật. Các chính sách phản động của đế quốc Pháp đẩy nhân dân đến chỗ cùng cực, lay động hầu hết các giai cấp, tầng lớp xã hội, làm cho mâu thuẫn xã hội vốn sâu sắc giữa Pháp với các tầng lớp nhân dân càng thêm sâu sắc, đòi hỏi được giải quyết. Những nhận định và phân tích tình hình đó là cơ sở cho việc định ra phương hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân đi tới giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.
Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với tình hình mới. Trong điều kiện chiến tranh thế giới đã nổ ra và bọn thống trị ở Đông Dương thi hành các chính sách vô cùng tàn bạo, chà đạp lên mọi quyền sống của nhân dân, Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương lúc này là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc, tính chất cuộc cách mạng hiện tại là cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành hoàn toàn độc lập cho dân tộc: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập
b.ý nghĩa trong việc tập hợp lực lượng cách mạng
Để thực hiện những mục tiêu trước mắt đó, ĐCSĐD có chủ trương thành lập 1 hình thức mặt trận dân tộc thống nhât rộng rãi bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân, lúc đầu có tên gọi là Mặt trận nhân dân phản đế ĐD sau đổi tên thành mặt trận DCĐD (3/1938). Mặt trận này tập hợp hết thảy các giai cấp. đảng phái, các tầng lớp nhân dân có xu hướng dân chủ tiến bộ ở Đông Dương nhằm thực hiện mục tiêu đòi dân chủ dân sinh, chống C/tranh FX, bảo vệ hoà bình.
Câu 3: tại sao con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội
Để xem xét vai trò nguồn lực của con người, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phối của nó đến sự thành bại của công cuộc đổi mới đất nước. Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại, vai trò quyết định nguồn lực của con người được biểu hiện ở những điểm như sau:
- Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng chỉ có tác dụng khi có ý thức của con người. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp. các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người và phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất.
- Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi và trí tuệ lại là nguồn lực vô tận. Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận.
- Thứ ba: Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ. Ở những nước này lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới 1/2 tổng giá trị tài sản quốc gia.
Thứ tư: Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Câu 4: tại sao nghị quyết 13 xác định phải ổn định phát triển hòa bình để tập trung phát triển kinh tế
Sau chiến tranh, vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.
Mặt khác, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan khiến nền kinh tế VN rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên TG. Vì vậy, nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. để thu hẹp k/c phát triển giữa nước ta với các qgia khác ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước còn cần phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của quan hệ đối ngọai, tháng 5/1988, Bộ CTri đã ra Nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳng định “củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế”
câu 5: nguyên nhân hạn chế của công nghiệp hóa trước đổi mới
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hết sức lạc hậu, những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội.
câu 6: giai đoạn ngàn cân treo sợi tóc là giai đoạn nào?vì sao? vì sao đảng chủ trương "tổ quốc và dân tộc là trên hết "
a. Giai đoạn ngàn cân treo sợi tóc là giai đoạn 1945-1946. bởi vì:
-đối ngoại :
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã gặp phải muôn vàn khó khăn thử thách.Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, quân đội các nước đồng minh lũ lượt kéo vào nước ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc lũ lượt theo sau các tổ chức phản động như Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Cách) nhằm cướp chính quyền của ta.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh ra sức mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2
+ Trong khi đó, chính quyền cách mạng của ta vừa mới được thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu.
- đối nội:
+ Nền nông nghiệp nước ta vốn đã nghèo nàn lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh, kết quả là nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Lại gặp nạn lụt lội, hạn hán nặng nề khiến hơn nửa số ruộng đất nông nghiệp không cày cấy được. Nhiều số xí nghiệp của ta vẫn nằm trong tay tư bản Pháp, nhiều cơ sở công nghiệp chưa được phục hồi sản xuất, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
+ Tàn dư lạc hậu của đế quốc và phong kiến để lại là hết sức nặng nề, hơn 90% dân ta không biết chữ.
+ Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng. Trong kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa điều khiển được ngân hàng Đông Dương. Trong lúc đó, bọn Trung Hoa dân quốc lại tung ra thị trường nước ta loại tiền trung quốc đã mất giá khiến thị trường ta càng thêm rối loạn.
b. Đảng ta chủ trương tổ quốc trên hết dân tộc trên hết
- Chưa bao giờ, bộ máy chínhquyền trung ương ở nước ta lại bị đặt trong tình thế hiểm nghèo đến như vậy, không những là sự phá hoại từ trong ra ngoài của các phe nhóm phản động hoặc ngoại thù, mà đó còn là cái thế "ngàn cân treo sợi tóc", đất nước vừa mới trải qua một giai đoạn cực kỳngắn ngủi (5 năm chìm đắm dưới ách thực dân và phát xít), nhưng hậu quả thảm khốc hơn hẳn những giai đoạn trước đó, trước tiên là cái chết của 2 triệu đồng bào không phải vì bom đạn, mà vì cái đói - một hiện thực quá thảm khốc ở một xứ sở "rừng vàng bể bạc"như nước ta, một Chính phủ không vững vàng trong việc giải quyết dứt điểm nạn đói, kểnhư mất uy tín.
- Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và
sáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.
- Trong tình huống như vậy nếu ta sơ xuất 1 chút thì khả năng mất nước rất lớn mà mất nước là mất tất cả, không còn tư do ,độc lập ,không còn cơm no áo ấm và không còn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội được nữa…
ð Vì vậy vân mệnh của đất nước bây giờ là trên hết “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”
Câu 7: Nêu và phân tích những quan điểm mới của đảng ta trong đường lối đấu tranh và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay (5 điểm)
1.Đường lối CNH
- “Một là, CNH gắn với hiện đại hóa và CNH, HĐH gắn với ptr kinh tế tri thức”. Trong bối cảnh kt thế giới đang ptr mạnh mẽ, CM KHCN tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xh, nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường ptr CNH kết hợp với HĐH.Nước ta thực hiên CNH, HĐH khi trên tg kt tri thức đã ptr, xác định lợi thế của các nc đi sau Đảng đã đặt kt tri thức là yếu tố quan trọng của nền kt và của CNH, HĐH
- “Hai là, CNH, HĐH gắn với ptr kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập ktqt”.CNH, HĐH được thực hiện trong nền kt thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần do đó CNH, HĐH ko chỉ là vc của NN mà là vc của toàn dân, của mọi thành phần kt, trg đó kt NN giữ vai trò chủ đạo. CNH, HĐH ở nc ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kt, vì vậy hội nhập là tất yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nc ngoài, CN hiện đại, kinh ng quản lí …
- “Ba là, lấy phát huy ngưồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự ptr nhanh và bền vững”. trong các yếu tố tgia vào qtr CNH, HĐH yếu tố con người luôn đc coi là yếu tố cơ bản vì vậy NN đặc biệt chú ý đến ptr giáo dục đào tạo trong cả nc
- “Bốn là, KH và CN là nền tảng và dộng lực của CNH, HĐH”. KHCN có vai trò qđịnh đến tăng nslđ, giảm chi phí sx, nâng cao lợi thế ctr và tốc độ ptr kte nói chug. Vì vậy muốn đẩy nhanh qtr CNH, HĐH thì ptr KHCN là tất yếu
- “Năm là, ptr nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kt đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng Xh, bảo vệ mtrg tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học” . sự ptr nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với vc bảo vệ mtrg tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học là mtr sống và hđ kt của cng. Bảo vệ mtrg tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ đk sống của cng và cũng là một nd của ptr bền vững.
2.Đường lối xây dựng nền kt thị trường định hướng XHCN
- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Coi kinh tế là vấn đề quan trọng trên hết nhất, việc xây dựng đổi mới nèn kinh tế tạo tiền đề cho phát triển các mặt của đời sống nhân dân. Đồng thời đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm làm cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu qủa hơn. Cần xây dựng hệ thống chính trị hoạt động nhanh hiệu quả phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, kịp thời và là tiền đề cho kinh tế phát triển.
- Đổi mới toàn diện đồng bộ có kế thừa có bước đi hình thành và cách làm phù hợp. Cần phải xác định hướng đi rõ ràng , đồng thời phải có kế thừa rút kinh nghiệm từ những sai lầm cũng như những thàng tựu đã đạt được trước đó.
- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và mối quan hệ giữa các bộ phận này với xh nhằm giải quyết nhanh có trách nhiệm và có hiẹu quả những vấn đề đặt ra trong xh, thúc đẩy xh không ngừng phát triển.
3.Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề Xh
- Một là “Vh là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự ptr KT-XH”. Văn hóa thấm nhuần trong mỗi cng, được truyền lại tiếp nối qua các thế hệ và tác động đến cs hàng ngày của mỗi chúng ta. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong vc bồi dưỡng, phát huy nhân tố cng và xd XH mới. vì vậy muốn ptr KT-XH cần đặc biệt quan tâm đến vđề văn hóa.
- Hai là “ nền VH mà chúng ta xây dựng là nền vh tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” . chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ động tham gia hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các QG song vẫn giữ đc bản sắc văn hóa truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc
- Ba là “nền VH VN là nền Vh thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dt VN”
- Bốn là “ giáo dục đào tạo, cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đt là động lực ptr ktxh, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dt, xây dựng thành công của CNXH. KHCN là nd then chốt của mọi hđ, là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kt và củng cố an ninh quốc phòng.
- Năm là “ văn hóa là một mặt trận, xd và ptr văn hóa là một sự nghiệp cm lâu dài, đòi hỏi pải có ý chí cm và sự kiên trì, thận trọng”
4.Đường lối đối ngoại
- “Đảm bảo lợi ích dân tộc đồng thời thực hiện nhiệm vụ hội nhập quốc tế theo khả năng của VN”. Phải đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính là xd thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN vì độc lập dân tộc vì cuộc sống hòa bình ấm lo hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc tế theo khả năng của VN cùng các dân tộc trên thế giới vì hòa bình độc lập và phát triển.
- “Giữ vững độc lập tự chủ tự cừơng đi đôi với đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đi đôi với bảo vệ nền độc lập của tự chủ của mình, hội nhập nhưng ko hòa tan. Đồng thời phát quan hệ hội nhập đa dạng hóa đa phương hóa với tất cả các nước trên thế giới nhằm tranh thủ vốn khoa học công nghệ kinh nghiệm quản lý.. của các nước nhằm đẩy nhanh quá trình CNH HDH.
- “Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ tránh đối đầu nhưng vẫn phải đấu tranh dưới các hình thức mức độ thích hợp”. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống kinh tế quốc tế bình đẳng công bằng cùng có lợi. Hợp tác phát triển nhưng không có nghĩa là không đấu tranh, phải khẳng định vị thế của VN, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc XHCN.
- Kết hợp đối ngoại của đảng ngoại giao của nhà nước với ngoại giao của nhân dân nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc phát triển các hoạt động đối ngoại song phương đa phương cần hướng mạng vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác định hội nhập quốc tế là của toàn dân.Đây là nhiệm vụ của toàn dân của tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức vì lợi ích của việc hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giữ vững ổn định chính trị kinh tế xã hội giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập quốc tế. bảo vệ phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập xây dựng kiểm soát và chế tài xử lý xâm phạm của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh gây hại cho sự phát triển của đất nước văn hóa con người VN kết hợp hài hòa giữ gìn và páht huy giá trị truyền thống với việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới.
- “Đẩy nhanh nhịp độ cải cách chể chế cơ chế chính sách kinh tế phù hợp với cam kết gia nhập quốc tế”. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, cần tận dụng các ưu địa của việc gia nhập WtO tích cực hội nhập nhưng phải theo lộ trình thích hợp.
- “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng phát huy vai trò của nhà nước mặt trận và các đoàn thể, quyền làm chủ của nhânh dân trong tiến trình hội nhập kinh tế xã hội”. tăng cường sự lãnh đạo của đảng, tập trug xd cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xd giai cấp công nhân trong thời địa mới xd nhà nứoc phat quyền XHCN của dân, do dân vì dân .
Câu 8(2 điểm): Nêu rõ những vấn đề chưa dc trong bản luận cương thang 10-1930. Tại sao nói đảng ta đã giải quyết dc những vấn đề đó trong gđoạn 36-39?
v Những mặt còn thiếu sót của Luận cương:
- Ko nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dt VN và đế quốc Pháp, từ đó ko đặt vđề dtộc lên hàng đầu mà đặt nặng vấn đề đtr giai cấp.
- Trong tập hợp ll,chưa đgiá đúng vai trò của tiểu TS, trí thức, phủ nhận mặt tích cực của TS Dtộc và 1 bộ phận địa chủ nhỏ. Từ đó LC ko đề ra được 1 chiến lươc liên minh dt và gcấp rộng rãi trogn cuộc đtr chống ĐQ xâm lược và tay sai
v Chủ trường và nhận thức của Đảng trong gđ 36-39
- Xđ nvụ trước mắt: “chống phát xít, chống ctr đquốc và bọn phản động tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình” -> đặt nv dân tộc lên trên nv đtr gc
- Tập hợp LL bao gồm các gc, dt, đảng phái,, đoàn thể ctri, xh và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau với nòng cốt là liên minh công-nông -> cm toàn dân
ð KL: Đảng đã gq được những sai lầm của LC trong gđ 36-39
Câu 9 ( 5đ) : nêu cơ sở của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kì đổi mới of đảng cộng sản, nêu ý nghĩa.
1. Cơ sở của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ mở rộng hội nhập KTQT tki đổi mới
v Tính tất yếu: lý do 1 QG pải quan hệ với bên ngoài
- Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lenin: sự ptrien của KHCN sẽ kéo theo sự ptrien của LLSX, khi LLSX ptr sẽ đòi hỏi thị trường mở rộng mà thị trường trong nươc thì quá nhỏ bé ko đ.ứng đủ nhu cầu -> pải mở rộng quan hệ QTế.
- Khi CNTB chuyển sang gđ ĐQ thì tính tất yếu trên đặt ra như một nhu cầu cấp bách
- Tư tưởng HCM về qhệ qtế: “ các nước phương đông vốn có sức mạnh nhưng do rơi vào thế đơn độc, vì đơn độc nên sm bị suy yếu, do đó bị pTây thôn tính”
ð QHQT là xu thế ko thể đảo ngược của TG ngày nay
v Vị trí của đường lối đối ngoại
- Quan hệ giữa nội lực và ngoại lực: nếu sự phát triển do ngoại lực thì sự phát triển này là ảo, chúng có thể bị sập bất cứ lúc nào, yếu tố quan trọng ở đây là nội lực. đúng như HCM đã nói: “ thực lực là cái chiêng,ngoại giao là cái tiếng”
- Đối ngoại thực chất là cánh tay nối dài của đối nội. Muốn đất nước phát triển cần tận dụng triệt để cánh tay này
v Tình hình thế giới từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX
- Cách mạng KHKT phát triển mạnh mẽ, tđộng mạnh mẽ đến ktế toàn cầu
- Xu thế chung của tg là hòa bình và hợp tác phát triển, thực hiện các cs đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ qtế, mở rộng tăng cường liên kết hợp tác với các nc ptr để tranh thủ vốn, KT, CN, mở rộng thị trường, học hỏi kng tổ chức, quản lí sản xuất kinh doanh
v Yêu cầu nhiệm vụ của CM VN:
- Sau ctr sự chống phá của các thế lực thù địch gay nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực gây khó khăn, cản trở cho sự ptr của CM VN, cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến khùng hoảng kinh tế- XH trầm trọng ở nc ta. Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình trang đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng qh hợp tác với các nc, tạo mtrg quốc tế thuận lợi để tập trung xd kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nc ta.
- Mặt khác, do hậu quả nặng nề của ctr và các khuyết điểm chủ quan mà nền kt VN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nguy cơ tụt hậu xa so với nhiều nc trong khu vực và kt tgiới là một trong những thách thức lớn đối với cm VN. Chính vì vậy, nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. để gq vấn đề này, ngoài vc phát huy nguồn lực trogn nc, cần pải tranh thủ các ng lực từ bên ngoài, tham gia vào cơ chế đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
2. Ý nghĩa
Tự chém nhé ;) câu này bạn k rõ ;;)
Câu 10 (2đ) : nêu vấn đề dân tộc dân chủ thời kì 39-45
Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, ban chấp hành trung ương đảng đã họp hội nghị TƯ6 tháng 11-1939 hội nghị TƯ 7 tháng 11-1940 và hội nghị TƯ 8 tháng 5-1941. Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước BCH TƯ đã chỉ thị đưa vấn đề nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Mối quan hệ giai cấp dân tộc :
- Đây là vấn đề quan trọng liên quan tới sự thành bại của cm,vấn đề này được giải quyết sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên. Nghị quyết tw 8 chỉ rõ trong lúc này ko giải phóng được dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp lầm than.
- Đảng đưa lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
ü Mối quan hệ dân tộc dân chủ: Đảng chỉ rõ 2 vấn đề này là 2 nội dung, 2 nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau trong cm. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh cần phải tập trung và nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc. đảng chủ trương đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu.
ü Mối quan hệ dân tộc quốc tế: Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dtộc dân chủ ở từng nước đông dương. Đảng chỉ rõ mối quan hệ này tạo đk để nhiều nước thành công, đảng chủ trương chuẩn bị mọi điều kiện có thể nhất để tận dụng điều kiện quốc tế đứng lên giành chính quyền.
Câu 11 (1,5 đ ): hệ thống chính trị ở nc ta đc thiết lập vs mục đích nào, tại sao
- Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (gđ 1945-1954) mục đích của HTCT thời kỳ này là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với khẩu hiệu “ dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết” , đánh đổ phong kiến đế quốc xâm lược, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH.
- Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản (1954-1975). Mục đích nhằm thực hiện chế độ làm chủ tập thể XHCN trên phạm vi nửa nước. Do cách mạng VN mới thắng lợi ở MB, MN còn chịu ách thống trị của đế quốc.
- Hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm VN (1975-1986 ). Mục đích thực hiện chế độ làm chủ tập thể XHCN trên phạm vi cả nước theo cơ chế vận hành của hình thức chuyên chính “ Đảng lãnh đạo, ND làm chủ, nhà nước quản lý”. Do VN đã giành được độc lập hoàn toàn, cm VN chuyển sang gđ mới
- Hệ thống chính trị sau đổi mới. HTCT giai đoạn này nhằm các thực hiện thắng lợi CNH HDH, phát triển tăng trưởng kinh tế theo định hướng XHCN, thực hiện dân chủ XHCN , Xây dựng hoàn thiện cơ cấu đảng lãnh đạo nhà nước qlý nhân dân làm chủ , với sự lãnh đạo tối cao của đảng.
Câu 12 ( 1,5đ) : các hình thức phân phối ở nc ta bao gồm những hình thức nào, hệ thống nào là chủ yếu nhất?
Các hình thức phân phối trong thời kỳ trước đổi mới:
- Bao cấp thông qua giá : Nhà nước quyết định giá trị tài sản thấp hơn giá trị thực tế trên thị trường. Việc hoạch tóan kinh tế chỉ là hình thứ.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu : nhà nước quyết định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng thông qua tem phiếu.
- Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của NSNN nhưng không rằng buộc về trách nhiệm. các doanh nghiệp lỗ thì nhà nước bù, mà lãi thì nhà nước thu.
Trong thời kỳ đổi mới nhà nước phát triển kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường theo sự định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dự trên quy luật kinh tế thị trường, Thành phần kinh tế nhà nước với việc thực hiện yêu cầu nhiệm vụ mà đảng nhà nước giao cho. Tùy theo từng thời điểm nhiện vụ nhất định sẽ có những chính sách và sự phân phối khác nhau.
Câu 13: khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trả lời:
· khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa hiên đại hóa
- khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung
- Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc.
- Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
câu 14: Văn kiện nào đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế? Vì sao?
- Nghị quyết số 13 của bộ chính trị đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của dảng ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của đảng (thang12/1986), trên cơ sở nhận thức đặc điểm nổi bật của thế giới là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất, Đảng ta nhận định: “ xu thế mở rộng, phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xh ở nước ta. Từ đó đảng chủ trương phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới và đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nc ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa, với các nc công nghiêp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nc ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Câu 15:văn hóa đa dạng mà thống nhất? Cơ sỏ? Ý nghĩa thực tiễn
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa việt nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt nam có nền văn hóa chung nhất. sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất. không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc.
cơ sở:
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh,người việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học nghệ thuât.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông hồng chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa của người chăm ở Nam trung bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa và ng Khơ me đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây nguyên.
· Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay.
Ý nghĩa: hơn 50 dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa việt nam và củng cố sự thống nhất dân tộc
câu 16 : Các nước tư bản đã coi nước ta là nên kinh tế thị trường chưa? Tại sao?
- các nước tư bản chưa coi nước ta là nền kinh tế thị trường vì:
· Nền kinh tế nước ta là 1 nền kinh tế hỗn hợp- nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tức nó không phải là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng không phải là nền kinh tế thị trường tư bản cn và cũng chưa hoàn toàn là nền kt thị tr xã hội cn, vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội cn.
· Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho mô hình kt thị tr ở nước ta khác với kinh tế thị trường các nước tư bản
· Mục tiêu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “ dân giàu nước mạnh xã hội cân bằng dân chủ văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đới sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo khuyến khích mọi ng vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ ng khác thoát nghèo… => mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con ng, giải phóng lực lượng sx, phát triển kt nâng cao đời sống cho mọi ng, mọi ng đều đc hưởng thành quả phát triển => thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản.
câu 17 : tại sao nong dan VN ko lanh dao...... dc CM?
giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội VN, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân vn đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do nhưng giai cấp này không thể lãnh đạo đc cách mạng vì: Trình độ nhận thức có hạn nên phần nào ảnh hưởng tới tri thức cách mạng (Sự giác ngộ CM, giác ngộ CNMLN) Nên không thể lãnh đạo được các tầng lớp khác (nhất là giới trí thức) trong xã hội. - Không phải là giai cấp vô sản .... Dù ít hay nhiều giai cấp nông dân cũng có tài sản, như mảnh vườn, ao cá, đất đai, nhà cửa... Vì vậy giai cấp nông dân có tính tư hữu cao... => không có tính cách mạng triệt để trong cuộc CM đánh đổ cái cũ XD cái mới. - Do đặc thù của giai cấp nông dân về điều kiện sống & lao động.... Nên giai cấp này không có tính tập thể cao, tính kỷ luật cao & tính tổ chức cao ..... Những yếu tố quan trọng để tập hợp các tầng lớp khác cùng tham gia cách mạng
Câu 18 (5d): Văn hóa là một mặt trận của cách mạng Việt Nam. Quan điểm này xuất hiện đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng. Vì sao Đảng ta lại coi văn hóa là một trong những mặt trận của cách mạng Việt Nam?
Văn hóa là 1 mặt trận:
- xây dựng và phát triển văn hóa là 1 sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
- bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con ng, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là 1 quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian. Trong công cuộc đó, “xây” đi đôi với “chống”, lấy “ xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp lên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện” diễn biến hòa bình”.
Quan niệm này xuất hiện trong văn kiện nào của đảng?
- Năm 1943. Ban thường vụ trung ương đảng họp tại võng la( đông anh hà nội) đã thông qua bản đề cương văn hóa việt nam do đồng chí tổng bí thư trường chinh trực tiếp dự thảo. đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập đảng ta họp bàn và có chủ trương kịp thời về văn hóa văn nghệ việt nam vào thời điểm tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đề cương xác định văn hóa là 1 trong 3 mặt trận( kinh tế chính trị văn hóa) của cách mạng việt nam và đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới: dân tộc hóa( chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa), đại chúng hóa( chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại và xa dời quần chúng), khoa học hóa( chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học). nền văn hóa mới việt nam có tính chất dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung. Có thể coi đề cương văn hóa việt nam là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh của đảng về văn hóa trước cm tháng 8 mà ảnh hưởng của nó còn có tác động sâu rộng đến mãi sau này.
- Đường lối văn hóa kháng chiến đc dần hình thành tại chỉ thị của ban chấp hành trung ương đảng về kháng chiến kiến quốc( thangs11-1945) trong bức thư về nhiệm vụ văn hóa việt nam trong công cuộc cứu nc và xây dựng nước hiện nay của đồng chí Trường chinh gửi chủ tịch HCM(16/11/1946) và tại báo cáo chủ nghĩa Mác và văn hóa việt nam( trinh bày trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần thuws2, tháng 7/1948).
Vì sao Đảng ta lại coi văn hóa là một trong những mặt trận của cách mạng Việt Nam.
HCM nói: 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu, thế mà hơn 90% đồng bào ta mù chữ, vì vậy tôi đề nghị mở chiến dịch để chống nạn mù chữ. Chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộc VN bằng những thói xấu lười biếng gian sảo tham ô và những thói xấu khác. Vì vậy phải giáo dục lại nhân dân làm cho dân tộc chúng ta trở thành 1 dân tộc dũng cảm yêu nc yêu lđ… mở 1 chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần kiệm liêm chính…mục tiêu làm chi nhân dân thoát khỏi mù chữ và thói hư tật xấu do chế độ cũ để lại, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến ,có trình độ văn hóa ngày càng cao có hiểu biết cần thiết về khoa học kỹ thuật tiên tiến để xây dựng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống văn hóa và vật chất.
câu 19 (2d): Vì sao Đảng ta lại xác định lực lượng đánh đuổi thực dân Pháp là toàn dân.
Dưới tác động của của chính sách cai trị và chinh sách kinh tế van hóa giáo dục của thực dân xã hội VN đã diễn ra quá trìh phân hóa giai cấp sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: có 2 hướng một là theo thực dân pháp bóc lột đàn áp nông dân, và một số theo hướng có lòng yêu nước căm thù giặc tham gia chống pháp dưới nhièu hình thức khác nhau.
Giai cấp nông dân: lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Vn. Bị dàn áp bóc lột một cách nặng lề.
Giai cấp công nhân VN: ra đời sau cuộc khai thắc thuộc địa lần thứ nhất. tập trung nhièu ở các thành phô lớn.
Giai cấp tư sản VN: bị tư sản pháp cạnh tranh chèn ép
Giai cấp tiểu tư sản VN: học sinh sinh viên viên chức người là nghề tự do.
Dưới sự chính sách thống trị củathực dân pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Vn trên tất cả các lĩnh vực. các giai cấp, tầng lớp trong xã hội VN đều mang thân phận của người dân mất nước và ở mức độ khác nhau đề bị bọn thực dân pháp áp bức bóc lột.
Chính vì vậy xã hội Vn ngoài mẫu thuẫn cơ bản giữa nhân dân chủ yếu là nông dân , với giai cấp địa chủ phong kiến , đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với bọn thực dân pháp xâm lược.
Thấy được mâu thuẫn này và để giải quyết mâu thuẫn này trong cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản VN HCM đã xác định lực lượng đấu tranh đánh đuổi thực dân pháp là toàn dân.
Câu 20 (1.5d): Nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ thống trị của Pháp giúp chúng ta nhận ra được yêu cầu cơ bản nào của xã hội. Điều đó được thể hiện thông qua cương lĩnh đầu tiên như thế nào?
Trong xã hội VN chủ yếu có 2 mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân chủ yếu la nông dân với giai cấp địa chủ pk và mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thực dân pháp xâm lược
Khi nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản này nhằm xác định rõ yêu cầu cơ bản là phải giải quyết 2 mâu thuẫn này . thực tiễn VN đã đặt ra 2 yêu cầu cơ bản là: một là đánh đuổi thực dân pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc tự do cho nhân dân, hai là , xóa bỏ chế độ phong kiến giành chính quyền dân chủ cho nhân dân chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Yêu cầu cơ bản này đã được thể hiện qua cương lĩnh đầu tiên.
Trong cương lĩnh đã xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
Trong đó : về chính trị : đánh đổ đế quốc chủ nghĩa phát và bọn phong kiến làm cho nước Vn hoàn toàn được độc lập. Về kinh tế: tịch thu ruộng đất cảu bọn phong kiến chia cho dân cày bỏ sưu thuế . Về văn hóa giáo dục : cho dân được quyên tự do tổ chức tự do ngôn luận tham gia học tập…
Do đây là mâu thuẫn của toàn nhân dân với thực dân pháp và phong kiến lên cương lĩnh cũng xác định lực lượng cách mạng là tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Câu 21 (1.5d): kết luận từ thực tiễn công nghiệp hóa của nước ta giai đoạn 1976-1981 của Đảng?
Giai đoạn 1976- 1981 là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm về CNH được triển khai trên cả nước.
Nhiệm vụ : Đã được đại hội của Đảng lần thứ IV thông qua với đường lối quan điểm là đẩy mạnh CNH XHCN xây dựng cơ sở vạt chất kỹ thuật của CNXH đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
Ưu tiên:
Phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, xây dựng hình thành cơ cấu công nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong 1 cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
Kết quả :
Kế hoạch 5 năm 1976 -1981 đo đại hội IV đề ra đã đặt được nhiều thành tựu trong khôi phục kinh tế( các công trình xây dựng nhà máy điện, xi măng.. gấp rút hoàn thành đi vào hoạt động, Xây dựng thêm nhiều cơ sờ sản xuất mới và mở rộng nhiều nhà máy, khu công nghiệp.. Mở rộng canh tác, xâydựng mới các hợp tác xã nông nghiệp…) văn hóa , giáo dục y tế, giao thông mở rộng và phát triển hơn, tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa bỏ.
K ế họach 5 năm 1976-1980 vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất. Sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lí kinh tế, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăm cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Câu 22 (5d) : Văn kiện nào của đảng đánh dấu bước chuyển biến trong đường lối đối ngoại sang đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế ?
Trong đại hội làn thứ VI của đảng (12-1986) đảng ta đã nhìn nhận và khẳng định rõ đường lối đối ngoại trong thới kỳ mới “mở rộng đa phương đa dạng hóa quan hệ quốc tế ”.
Hoàn cảnh lịch sử hình thành
Thế giới: những năm 80 cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi tầng lớp đời sống nhân dân, quốc gia dân tộc.
Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu sắc. 1990 chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ mở ra thời kỳ mới, thiết lập trật tự thế giới mới.
Xu hướng thế giới là hoà bình hợp tác phát triển. xu thế chạy đua phát triển kinh tế. Từ đó hình thành lên dường lối đối ngoại của các nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế tranh thủ sự viện trợ vốn khoa học công nghệ trình độ quản lý….
Việt Nam: do sự cấm vận bao vây chống phá từ cuối thập niên 70, và những sai lầm trong đường lối kinh tế đã làm cho ta vất phải cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế xã hội. vì vậy đòi hỏi trước mắt là phải giải tỏa vấn đề đối đầu thù địch \, mở rộng quan hệ hợp tác khẳng định vị thế của Việt Nam.
Do hậu quả của chiến tranh đường lối sai lầm những khuyết điểm chủ quan dẫn đến nền kinh tế việt nam càng tụt hậu so với thế giới. đòi hỏi phải tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài.
Trước những đòi hỏi cấp bách như vậy trong đại hội đảng lần thứ VI của Đảng đã đề quan điểm đường lối đối ngoại.
Quá trình hình thành phát triển đường lối
Trong giai đoạn 1986- 1996 Đảng xác lập rõ đường lối đối ngoại động lập tự chủ mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Đây là lần đâu tiên thuật ngữ đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế được nêu ra.
Đại hội VI đã nhận định xu thế phân công lao động xã hội, hợp tác giữa các nước không phân biệt chế độ kinh tế- xã hội là điều kiện cần đưa nước ta xây dựng CNXH.
Chủ trương kết hợp sức mạnh trong thởi đại mới yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ngoài hệ thống XHCN các nước công nghiệp phát triển… theo nguyên tác bình đẳng cùng có lợi.
Xây dựng luật đầu tư nước ngoài tại VN tranh thủ nguồn lực của thế giới.
Đưa ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ vàccác chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới khẳng định mục tiêu chiếm lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân là củng cố giữ vững hòa bình phát triển kinh tế.
Thiết lập quan hệ hợp tác đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Kết luận : như vậy đaị hội lần thứ VI và nghị quyết 13 đã đánh dấu sự đổi mới tư duy quốc tế và chuyển hướng toàn bộ chiếm lược đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Câu 23 (2d) : Nêu quan điểm của Đảng về vai trò của KH_CN trong quá trình CNH, HDH của nứoc ta, vì sao ?
Vai trò của KH_CN trong quá trình CNH HDH được đảng khẳng định qua quan điểm “ khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CHN HDH”
Khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến sự phát triển của năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên CNXH từ 1 nền kinh tế kém phát triển tiềm lực về khoa học công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH HDH thì phảỉ gắn liền với kinh tế tri thức và phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức súc đang được đặt ra. Đẩy mạnh việc phát triển khoa học công nghệ các ngành công nghệ như công nghê thông tin công nghê sinh học, các ngành công nghê vật liệu mới.
câu 24 (1.5d) : Nội dung cuộc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 39-45, vì sao nói đây là sự quay trở lại với định hướng của HCM ở hội nghị thành lập Đảng
Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Mâu thuẫn trước mắt là phải giải quết mâu thuẫn giữa dân tộc với bọn đế quốc, phát xít Phát Nhật
Hai là, quyết định thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện tại.
Có thể nói đây là sự quay trở lại với định hướng của HCM ở trong hội nghĩ thành lập đảng. Nội dung nay chính là sự thể hiện quay lại với bản cương lĩnh tháng 2 -1930 của đảng. Trong cương lĩnh của HCM đã xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn của dân tộc VN với bọn thực dân phát, đánh đổi đế quốc chủ nghĩa pháp và bọn phong kiến xây dựng hòa bình. Nêu rõ lực lượng cách mạng là toàn dân, phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong xã hội để đấu tranh, thực hiện cuộc cách mạng.
câu 25 (1.5d) : Nhân tố đóng vai trò chủ yếu, mở đường cho quá trình đổi mới ở nước ta thuộc lĩnh vực nào ? cho VD và cm?
Nhân tố đóng vai trò chủ yếu , mở đường cho quá trình đổi mới ở nước ta thuộc lĩnh vực kinh tế. Có thể nói khi đảng chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoach hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý cuả nhà nước. thể chế kinh tế mới đã đi vào đời sống và phát huy hiệu quả tích cực tăng trưởng bền vững, khắc phục khủng hoảng kinh tế xh tạo ra tiền đề cần thiết thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện địa hóa.
Thực tế đã chứng minh năm 2010 vừa qua nước ta có thu nhập bình quân đầu người 1024USD/ người/ năm thóat khỏi nước trung bình kém lên nước có thu nhập trung bình. Tốt độ tăng trưởng qua các năm trung bình các năm >7% , cơ cấu ngành kinh tế cớ sự chuyển biến rõ rệt tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm xuống tỷ trọng công nghiệp xây dựng dịch vụ tăng lên năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 24.5% đến 2005 giảm xuống còn khoảng 20% , công nghiệp chiếm trên 40%.... tỷ lệ nghèo đói, số người biết chữ phổ cập giáo dục…. cơ bản đã hoàn thành.
Câu 26 : Chủ trương nâng "vấn đề xã hội” lên thành "chính sách xã hội" là trong nghị quyết nào của Đảng.Ý nghĩa thực tiễn của chủ trương đó
- Đại hội VI (12-1986) đã có nhận thức mới về vấn đề xã hội: Coi vấn đề xã hội là hết sức quan trọng do đó đã nâng vấn đề lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng những mục tiêu xã họi lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Ngay trong khuôn khổ của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… Do đó, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài phù hợp với yêu cầu khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
ý nghĩa thực tiễn của chủ trương:
Qua 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đã đạt nhiều thành tựu:
- Tính năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.
- Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận.
- Đã coi phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững; có cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo.
* Hạn chế:
- Áp lực gia tăng dân số còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải; Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã hội chưa được bảo đảm.
- Sự phân hóa giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại; Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội; Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và bị tàn phá
- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an ninh xã hội chưa được đảm bảo.
* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do tăng trưởng kinh tế vấn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của xã hội; quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.
câu 27: Nhược điểm của cương lĩnh tháng 10
Luận cương chính trị tháng 10-1930
- Từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp lần thứ nhất tại Hương cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Nhược điểm của luận cương tháng 10-1930:
> Luận cương chính trị không nếu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
> Luận cương đánh giá không chính xác vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
+ Sở dĩ có những điểm khác nhau nói trên là do Hội nghị 10-1930 chưa nhận thức đúng đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, đồng thời, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa và lại chịu ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Do vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
câu 28 : Kinh tế thị trường là gì?Sự khác nhau giữa mục đích kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản và kinh te thi truong định hướng XHCN.Tại sao có sự khácnhau đó?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Câu 29: Phân tích quan điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa phải gắn liền vs nền kinh tế tri thức. Cơ sở lý luận và thực tiễn của qđiểm này
a) Nội dung
- Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nội dung cơ bản của quá trình này là:
+ Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vồn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
+ Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
+ Giảm chi phí trung gain, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế tri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trong của nông nghiệp giảm, còn nông nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế vùng: cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân, xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng. Nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
- Phát triển kinh tế biển: xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, có trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.
- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
Câu 30: Điểm khác nhau giữa cương lĩnh chính trị tháng 2 năm 1930 và luận cương tháng 10. Tại sao lại có những điểm khác nhau này
+ Luận cương 10-1930 đã đưa ra cách giải quyết nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng, có một số điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2-1930.
> Luận cương chính trị không nếu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
> Luận cương đánh giá không chính xác vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
+ Sở dĩ có những điểm khác nhau nói trên là do Hội nghị 10-1930 chưa nhận thức đúng đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, đồng thời, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa và lại chịu ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Do vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Câu 31 : Thể chế kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phat triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nói cách khác thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế-xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa.
Câu 32: 2 vấn đề cấp bách về văn hóa mà Đảng ta phải giải quyết ngay sau khi giành đc chính quyền năm 1945:
Một là, cùng với diệt giặc đối phải diệt giặc dốt. Hồ chí minh nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, thế mà hơn 90% đồng bào chúng ta mù chữ, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.
Hai là, chế độ thực dân đã hủ hóa dân tộc việt nam bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Mở 1 chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần kiệm liêm chính.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top