ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG

ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG

Câu 1. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt,chương trình tóm tắt của Đảng CSVN ( cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ) ???

 * Hoàn cảnh lịch sử :

- Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) được tiến hành trong thời gian từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930

   +Thông qua các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Đó là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

   +Sau này Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đã phản ánh những nội dung cơ bản nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người trên đất nước Việt Nam.

* Nội dung:

Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:

- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Tính chất giai đoạn và lý luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiên lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là con đường cứu nước mới, khác với những chủ trương, những con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi vào bê tắc và thất bại. Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận MÁC-LÊNIN vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đã thiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghiã xã hội. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng, là cơ sở để giải quyết đứng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng việt Nam.

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là và thổ địa cách mạng:

Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông. ". Tức là nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) là chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc và chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày. Trong đó nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức hội họp, nam nữ bình quyền, v.v; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

- Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng:

Đảng là đội quân tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.

Đảng phải thu phục được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.

Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.

Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để lôi kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ.

Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp”.

+  Phải đoàn kết công nhân, nông dân-đây là lực lượng cơ bản trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời Cương lĩnh nêu rõ: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. đế kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập''. Đây là tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng trên cơ sở đánh giá thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.

+  Để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, Cương lĩnh chỉ ra rằng, phải đoàn kết với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước. Đó là sự thể hiện quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời, Cương lĩnh cũng đã chỉ ra lực lượng chính, động lực chủ yếu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân. Đây là sự thể hiện tính nguyên tắc trong chính sách đại đoàn kết dân tộc và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng cách mạng của Đảng ta. Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được động lực chủ yếu, cơ bản của sự nghiệp cách mạng phản ánh sự mềm dẻo và linh hoạt trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.

 - Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đảng phải liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp để xây dựng một Mặt trận chung nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

 * Ý nghĩa :

Thực tiễn qua trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

-Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương kĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng CỘng sản Việc Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết khủng hoảng về đường lối cách mạng về giai cấp lãnh đạo cach mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

-Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.

Câu 2. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa chuyển hướng chủ đạo chiến lược cách mạng của Đảng ( 1939-1945) ?

A. Hoàn cảnh lịch sử :

Thế giới :

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ với 2 giai đoạn.

- Từ 1/9/1939 - 22/6/1941

Tính chất chiến tranh: CT giữa các tập đoàn đế quốc với nhau, tháng 6-1940: Đức tấn công Pháp và Pháp đầu hàng, Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

- Từ 22/6/1941 - 2/9/1945:

22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi. Một bên là lực lượng Phát xít & một bên là lực lượng đồng minh chống phát xít.

Trong nước :

- Thực dân Pháp thủ tiêu toàn bộ thành quả của phong trào dân sinh 1936-1939:

   + Đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. thẳng tay đàn áp pt đấu tranh của nd, thủ tiêu dân chủ

   + Giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các hội này.

   + Vơ vét sức người sức của phục vụ chiến tranh

- 22/9/1940: Phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn & đổ bộ vào Hải Phòng.

- 23/9/1940: tại Hà Nội, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

B. Nội dung :

Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 6 (11/1939), hội nghị lần thứ 7 (11/1940) và hội nghị lần thứ 8 (5/1941). Trên cơ sở khẳng định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới thứ II và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban chấp hành Trung ương đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:

Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chtranh TG t2 và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp Hành TW đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:

- Một là, đưa nhiệm vụ giải fóng dân tộc lên hàng đầu.

   + Ban Chấp Hành TW nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nc ta đòi hỏi fải dc giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dtộc ta vs bọn đế quốc, phát xít Pháp- Nhật. Bởi “Trong lúc này nếu ko giải quyết dc vđề dtộc giải fóng, ko đòi dc độc lập, tự do cho tòan thể dtộc, thì chẳng những tòan thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ fận giai cấp đến vạn năm cũng ko đòi lại dc”

   + Để tập trung cho nvụ hàng đầu của CM lúc này, BCH TW đã quyết định tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất của bọn đế quốc cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”, “Chia lại ruộng đất cho công bằng và giảm tô, giảm tức” ..

- Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đòan kết, tập hợp lực lượng CM nhằm mục tiêu giải fóng dtộc.

Để tập hợp lực lượng CM đông đảo trong cả nc, BCH TW quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; đổi tên các Hội phản đế thành Hội cức quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc..) để vận động, thu hút mng dân yêu nc ko fân biệt thành fần, lứa tuổi, đòan kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.

- Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nvụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đọan hiện tại.

   + Để đưa cuộc khỏi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần fải ra sức fát triển lực lượng CM, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa CM. BCH TW chỉ rõ việc “chuẩn bị khởi nghĩa là nvụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn htại”. TW quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động fân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa fát triển cơ sở CM, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm.

   + BCH TW xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nc ta: “phải luôn2 chuẩn bị một lực lượng sẫn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù...vs lực lượng sẫn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng fần trong từng địa fương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.

+ BCH TW còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

 C. Ý nghĩa :

- Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vu giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước vào mặt trận Việt Minh.

- Xây dựng lực lượng quân đội thông qua việc thành lập Việt Nam giải phóng quân.

- Đường lối là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

Câu 3. Tại sao Đảng và chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào 19/12/1946. Nêu đường lối kháng chiến do Đảng CS Đông Dương đề ra 1946-1947 ?

* Nguyên nhân :

-Sau CMT8 VN bên cạnh những thuận lợi phải đối măt với vô vàn khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoai xâm đã đưa vận mệnh của dân tộc ta trở lên “ngàn cân treo sợi tóc” với chủ trưng đúng đắn của TW Đ đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình thế hiểm nghèo.

-Đối với Pháp: Ta đã nhân nhượng khi ký hiệp ước Sơ bộ 6/3, tạm ước 14/9, đàm phán với Pháp ở Pháp, ở Đà Lạt nhưng thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa.

   +11/1946 Pháp cho quân nhảy dù xuống Lạng Sơn, đổ bộ xuống Đà Nẵng, nổ súng xâm lược Hải Phòng, cính thức xâm lược miền Bắc VN.

   +12/1946 Pháp liên tục khiêu khích ở HN, ngang nhiên chiếm Bộ tài chính, Bộ giao thông côg chính, gây rối trât tự ở trong thành, đặc biệt ngày 17.18/12/1946 Pháp đã gây ra vụ tà sát đẫm máu ở phố Yên Ninh , Hàng Bún HN, làm hàng trăm đồng bào vô tội bị giết. 10h ngày 18/12 đại diện của Pháp đã gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, yêu cầu giải tán toàn bộ lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát HN cho chúng. Dân tộc VN đừng trước 2 sự lựa chọn: Tự do hoặc quay lại cuộc đời nô lệ. Dưới sự lãnh đạo của Đg 19/12/1946 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với quyết tâm” thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, ko chịu làm nô lệ”

* Nội dung đường lối :

 Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng :

- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến.

- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến :

“ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !

Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.

- Ngày 21/12/1946, Hồ Chủ tịch gửi thư đến nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Tháng 9/1947, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh được xuất bản.

*Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

+ Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc theo khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”.

+ Kháng chiến toàn diện:

 • Lý do:Xuất phát từ thực dân Pháp xâm lược nước ta trên mọi lĩnh vực, do đó pải đánh địch về mọi mặt.

• Về chính trị: Củng cố chính quyền, đoàn kết toàn dân

• Về kinh tế:xây dựng hậu phương về KT vững mạnh đáp ứng cho chiến trừơng về người và của.

• Về văn hóa: Xây dựng nền văn hóa mới nhằm tập hợp toàn dân tham gia đánh giặc, tập hợp được văn nghệ sĩ yêu nước đi theo CM, Văn hóa là 1 mặt trận, ng nghệ sĩ trên mặt trận ấy là 1 chiến sĩ.

• về quân sự: Đối mặt với quân đội nhà nghề như TDP bên cạh phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dtộc ta (lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh..) chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, xây dựng nền quốc phòng toàn dân từng bước iện đại chíh quy.

 + Kháng chiến trường kỳ : áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kỹ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạch, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm cho thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng.

+ Kháng chiến tự lực cánh sinh: là chính nhằm phát huy cao độ khả năng tiềm tàng của dân tộc, "phải tự cấp tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cạnh sinh, khi nào có điều kiện ta tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

* Ý nghĩa :

 - Đường lối kháng chiến trở thành ngọn cờ đưa kháng chiến chống pháp đến thắng lợi, làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp dưới sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc tạo điều kiện để miền Bắc đi lên CNXH làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng hteem nuêmf tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho CNXH và cách mạnh thế giới. Cùng vói nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở cả ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp

 Câu 4.Trình bày đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965- 1975) ?

 a, Bối cảnh lịch sử:

- Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc "Chiến tranh cục bộ" với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.

- Thuận lợi: khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hoá. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển.

- Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961 - 1962, từ năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của "Chiến tranh đặc biệt" (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản.

- Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc "Chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

- Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

 b. Nội dung :

Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc "Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

 Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà".

 Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

 Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. "Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công", đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng "Chiến tranh cục bộ" ra cả nước. Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

c. Ý nghĩa

Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.

- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Câu 5: Trình bày quá trình đổi mới TƯ DUY công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ Đại hội 6 đến Đại hội 11?

Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kí quá độ là thực hiện cho bằng đước ba Chương trình mục tiêu: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Hội nghị Trung ương 7 khóa VII ( tháng 1- 1994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột phá này thể hiện trước hết ở nhận thứ về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản suất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.”

Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) nhìn lại đất nước sau mười năm đổi mới đã có nhận định quan trọng: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu ra ở Hội nghị Trung ương 7 khóa VII.

Đại hội nêu ra sáu qua điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90, thế kỉ XX. Các quan điểm và định hướng này đến nay về cơ bản vẫn đúng và có giá trị chỉ đạo thực tiễn.

Đến Dại hội IX (tháng 4-2001) và Đại hội X (tháng 4-2006), Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa:

- Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian.

- Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đạo tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcphari đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.

- Đại hội XI của Đảng ( 1/2011) đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước CNH - HĐH; chính trị-xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #đường