đề cương đường lối cách mạng của ĐCSVN

Câu 1: 

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản

 Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba, tìm hiểu những cuộc cách mạng điển hình trên TG, Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như CMTS Mỹ ( 1776), CMTS Pháp ( 1789) … đồng thời cũng nhận thức được hạn chế của của CMTS. Người quan tâm tới CM tháng 10 Nga (1917) và nhận thấy đây là cuộc CM ưu việt đưa đến tự do hạnh phúc và bình đẳng cho con người

v Năm 1920, Người đọc “Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin. Người nhận thấy đây chính là con đường cứu nước cho cả dân tộc – chủ nghĩa Mác lênin

v Từ năm 1920 – 1930, Người chuẩn bị những yếu tố về chính trị - tư tưởng và tổ chức, hướng tới thành lập Đảng CS 

- Về chính trị - tư tưởng: Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin thông qua các bài đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân. 

Tổ chức các tờ báo: Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong

1925, xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” 

1927, xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”

- Về tổ chức : Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa 

Năm 1924, thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

ð 2 tổ chức này kết hợp lại, tạo ra mối gắn kết để cùng chống lại chủ nghĩa đế quốc

Năm 1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm học tập và truyền bá CN Mác – Lenin

Câu 2:

 Nội dung cơ bản của về đường lối CMVN được nêu ra trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2/1930)

1. - Phương hướng chiến lược: làm CM dân tộc – dân chủ nhân dân tiến lên CN cộng sản

- Nhiệm vụ cách mạng: 

Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn PK, làm cho đn VN hoàn toàn độc lập được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông

Về kinh tế: Đánh đổ Pk, tịch thu ruộng đất của TS chia cho dân cày nghèo 

Về văn hóa – xã hội: Được tự do tổ chức, năm nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa

- Lực lượng cách mạng : Liên kết Công nhân – Nông dân – Tiểu tư sản – Tư sản dân tộc 

- Lãnh đạo CM là giai cấp vô sản, Đảng là đội tiên phong, nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của CMVN

- Phương pháp CM: Bạo lực cách mạng , lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

- Quan hệ giữa CMVN vs CMTG: là 1 bộ phận của CMTG và phong trào Quốc tếCâu 3: Hội nghị lần thứ 8 (5/1941)

- Nhiệm vụ CM là giải phóng dân tộc được đưa lên hàng đầu. NV được đưa ra do hoàn cảnh lịch sử thực tế khi đó, cuộc chiến tranh TG lần thứ 2 bùng nổ và xu hướng phát triển chiến tranh, cùng với đó là tình hình Đông Dương dưới ách cai trị Pháp – Nhât. Ban chấp hành TW nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của nước ta lúc đó là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn ĐQ, PX Pháp – Nhật. Để tập trung cho NVCM lúc đó, BCH TW quyết định gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày ” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ và Việt gian cho dân cày nghèo” .

- Thành lập MT Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng CM nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Thành lập các Hội cứu quốc nhằm vận động, thu hút mọi người dân đoàn kết cứu Tổ quốc, dành độc lập tự do

- Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hình thức đấu tranh: đấu tranh bí mật, vũ trang, bất hợp pháp

Câu 4: 

Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để tiến hành KN giành chính quyền trong thời kì (39-45)

Từ năm 1939 tới năm 1945, với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, thông qua HN TW 6, 7, 8 , BCH TW Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của CM là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy. 

Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu nước, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang.

Sau HN TW 8, Nguyễn Ái Quốc gửi lời kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi P – N 

Thực hiện nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, các cấp bộ đảng và Mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần chúng, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần chúng. 

Ngày 25/10/1941, MT Việt minh tuyên bố ra đời . Từ Pác Bó, VM lan tỏa khắp nông thôn, thành thị, có hệ thống từ TW tới cơ sở. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống P-N theo khẩu hiểu của MT VM 

Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng CM, từng bước tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ các đội du kích bí mật, các đội cứu quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân đã thành lập VN giải phóng quân

Đảng chỉ đạo cho việc thành lập các chiến khu và căn cứ địa CM ( Căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai, căn cứ Cao Bằng ) 

Câu 5: 

Hoàn cảnh lịch sử, nội dung – ý nghĩa của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ( 12/3/1945)

•Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chiến tranh TG lần thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc. Liên Xô đánh thắng Phát xít Đức, tiến thẳng về Beclin. Anh – Mĩ giải phóng Pháp, chặn đường biển khống chế Nhật. 

- Ở nước ta, mâu thuận Nhật- Pháp ngày càng gay gắt

- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. 

- Trước tình hình đó, ban thường vụ TW Đảng họp HN mở rộng tại làng Đình Bảng ( Bắc Ninh ). Ngày 12/3/1945 đưa ra bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

ch

•Nội dung và ý nghĩa bản chỉ thị 

- Chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính Nhật lật đổ Pháp đã tạo ra 1 cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng đk khởi nghĩa chưa chín muồi. 

- Chỉ thị xác định: Sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương => Đổi khẩu hiểu “đánh đuổi PX Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”

- Chỉ thị chủ trương: Phát động 1 cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với thời kì tiền kn.

- Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa. 

- Chỉ thị dự kiến, đưa ra những đk thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa: 

+ Nếu quân Đồng minh vào đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản => phía sau sơ hở 

+ CM Nhật bùng nổ, thành lập CQ cách mạng của nhân dân

+ Nhật mất nước như Pháp năm 1940

Quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần

- Đẩy mạnh kn từng phần, giành chính quyền bộ phận

•Ý nghĩa của bản chỉ thị 

- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho khởi nghĩa

- Xây dựng căn cứu địa cách mạng, phá kho thíc Nhật, giải quyết nạn đói, tuyên truyền về chính trị

- Xác định thời cơ khởi nghĩa: 

+ Nếu quân Đồng minh vào đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản => phía sau sơ hở 

+ CM Nhật bùng nổ, thành lập CQ cách mạng của nhân dân

+ Nhật mất nước như Pháp năm 1940

- Khắc phục tình trạng tả khuynh – hữu khuynh trong Đảng để tận dụng thời cơ khởi nghĩa.

Câu 6:

 Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công và nội dung bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945

Hoàn cảnh lịch sử nước sau khi cách mạng tháng 8 thành công

- Sau khi CM tháng 8 thành công, nước VN Dân chủ Cộng hòa ra đời và đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp ko ít khó khăn to lớn, hiểm nghèo

- Thuận lợi: 

Trên thế giới

+ Hệ thống XHCN do Liên xô đứng đầu được hình thành trên thế giới 

+ Phong trào cách mạng trên TG có điều kiện phát triển

+ Phong trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ

Ở nước ta 

+ Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập

+ Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước

+ Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường

+ Nhân dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, chính phủ VN Dân chủ CH

- Khó khăn : 

+ Bọn đế quốc dưới danh nghĩa giải giáp vũ khí Phát xít Nhật ồ ạt kéo vào nước ta . Ở phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng. Phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào là 2,5 vạn quân Anh, 6 vạn quân Nhật và 8 vạn quân Pháp. 

+ Cùng với đó là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, các phần tử đội lốt tôn giáo chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. => Giặc ngoại xâm

+ Về kinh tế: lạc hậu, nghèo nàn, nạn đói hoành hành => Giặc đói

+ Về chính trị: Quân Tưởng yêu sách đòi có ghế trong quốc hội

+ Về tài chính: Ngân khố trống rỗng, có 1 triệu tiền đồng nhưng 1 nửa là tiền rách ko thể lưu hành 

+ Về văn hóa: 90% dân số ko biết chữ => Giặc dốt

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, hết sức khó khăn

Nội dung bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945

- Xác định mục tiêu của CM VN lúc này là giải phóng dân tộc 

- Xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp

- Phương hướng, nhiệm vụ trước mặt của chính quyền CM non trẻ 

+ Củng cố chính quyền cách mạng => đây là nhiệm vụ quan trọng nhất

+ Chống thực dân Pháp

+ Bài trừ nội phản

+ Cải thiện đời sống nhân dân

+ Chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, đàm phán với quân Tưởng, nhân nhượng với Pháp

Câu 7:

 Chủ trương phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc (19-12-1946) và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

Chủ trương phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc 

- Đường lối KC của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu thủ đoạn xâm lược của TD Pháp 

- Chúng ta đã nhận định kẻ thù chính nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp

- Trong lúc đó tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, Pháp tăng cường mở rộng đánh chiếm các tỉnh. 

- Ngày 18/12, Pháp gửi tối hậu thư 

- 18-19/12, Ban chấp hành TW Đảng đã họp ở làng Vạn Phúc (Hà Đông)

- Đêm ngày 19/12, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn quốc Kháng Chiến 

- 22/12 : TW ra bản chỉ thị toàn dân kháng chiến

Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến 

- Đường lối kháng chiến được tập trung thể hiện trong 3 văn kiện lớn: 

+ Toàn dân kháng chiến của TW Đảng ( 12/12/1946)

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM ( 12/12/1946) 

+ Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh

- Mục đích kháng chiến : kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng 8

- Tính chất kháng chiến: Chiến tranh của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài. => Tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới

- Chính sách kháng chiến: Liên hiệp với các dân tộc trên thế giới, đoàn kết chặt chẽ toàn dân => Thực hiện toàn dân kháng chiến 

- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân, động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và trường kì kháng chiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Bắc – Trung – Nam . Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ. Tăng gia sản xuất

- Phương châm tiến hành kháng chiến : Chiến tranh nhân dân. Thực hiện kháng chiến toàn dân - toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính

- Triển vọng kháng chiến: mặc dù gian khổ, khó khăn nhưng nhất định thắng lợi

Câu 9: 

Chủ trương và biện pháp thực hiện từng bước khẩu hiệu “Người cày có ruộng”

Vị trí của nhiệm vụ dân chủ được khẳng định trong cương lĩnh của Đảng: thực hiện 2 nhiệmvụ: Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến. Trong đó nhiệm vụ chống ĐQ được đặt lên hàng đầu

Từ năm 30 - 45: Vấn đề dân chủ chưa thực hiện được vì Đảng ta ưu tiên nhiệm vụ chống đế quốc >> giải phóng dân tộc

+ Từ năm 46 - 54: Chủ trương từng bước thực hiện từ thấp đến cao đánh đổ giai cấp địa chủ. Trong đó:

- Từ năm 46 - 53: thực hiện ng cày có ruộng ở mức độ thấp. Như giảm tô, giảm tức, chia lại công điền, tịch thu ruộng đất địa chủ, việt gian chia dân cày nghèo...

- Từ 11.53 - 7.54 Triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất >> Kết quả: Giảm quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ còn một nửa, giải phóng sức sản xuất, cải thiền đời sống nhân dân, động viên bộ đội ngoài tiền tuyến

- Mùa xuân 56: Đảng thực hiện cải cách ruộng đất toàn miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho dân cày

Nhận xét: đường lối của Đảng đưa ra thì đúng đắn nhưng cách thức thực hiện sai lầm dẫn đến nhiều hệ quả xấu

_ Nguyên nhân thực hiện từng bước: giai cấp địa chủ ở VN ít, ruộng đất không nhiều và giai cấp địa chủ ít nợ máu với nhân dân và lúc đó chúng ta cần đoàn kết cả giai cấp địa chủ trong quá trình cách mạng.

Câu 8: 

nội dung bản chính cương Lao Động Việt Nam do Đh lần II

* hoàn cảnh lịch sử: + Trên thế giới: -Thuận lợi: sự phat' triển mạnh mẽ của 3 dòng thác cách mạng:_ Các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu hình thành

_Phong trào giải phóng dân tộc phát triển

_ Phong trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ

- Khó khăn: Sự lớn mạnh của ĐQ Mĩ, đang can thiệp vào Triều Tiên và Đông Dương

-> + Ở Đông Dương mỗi nước cần một Đảng lãnh đạo

+ Trong nước: Nước ta được các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, Kháng chiến trong giai đoạn tổng phản công cần công khai thúc đẩy kháng chiến thắng lợi

Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 2-1951, ĐCS Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần II tại tỉnh Tuyên Quang. 

* Nội dung chính cương của ĐLĐVN

+ Đổi tên Đảng lần 2: ĐCS Đông Dương thành ĐLĐVN (Lần 1 ĐCS VN thành ĐCS Đông Dương (Hội nghị lần I 14 > 31.10.1930) cho phù hợp lợi với lợi ích của gc công nhân

+ Giúp 2 nước bạn thành lập Đảng CM riêng: 

+ thông qua chính cướng của ĐLĐVN - Tính chất xh: _ xh dân chủ nhân dân

_ xh thuộc địa nửa phong kiến

- Đối tượng cm: ĐQ M, P và bọn tay sai

- Nhiệm vụ: 3 nhiệm vụ chính:~ đánh đuổi đế quốc giành độc lập

~ Đánh đuổi pk chia ruộng đất cho dân cày

~ Xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Lực lượng cm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, thân sĩ dân chủ ( địa chủ yêu nước )

- Vấn đề chính quyền : người lãnh đạo cm là gc công nhân. ĐLĐVN là Đảng của gc công nhân và nhân dân lao động Việt Nam

* ý nghĩa: + với dân tộc: giải phóng đc miền Bắc >> Nước ta tiến vào giai đoạn mới

+ với tgiới: - cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 

- đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ

Câu 10: 

Đặc điểm tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại và đường lối kháng chiến trong thời kì mới

Đặc điểm tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại 

- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền 

- Thủ đoạn âm mưu của ĐQ Mĩ: Chiến tranh xâm lược Việt Nam là 1 bộ phận trọng điểm nằm trong chiến lược toàn cầu, phản cách mạng của ĐQ Mĩ nhằm chống lại 3 dòng thác cách mạng ( cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào công nhân ở các nước TB-ĐQ) 

- Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên, có Đảng cộng sản lãnh đạo quần chúng nhân dân và lại là địa điểm tập trung mâu thuẫn thời đại ( XHCN vs TBCN, ĐQ vs ĐQ, ĐQ vs phong trào giải phóng dân tộc, vô sản vs tư sản) . Ngoài ra lại đang trong thời kì quá độ từ TBCN lên XHCN 

- Đặc điểm: Chiến tranh ko cân sức giữa 2 hệ thống xã hội, 2 hệ tư tưởng khác nhau. 

- Âm mưu: Về chính trị, xâm lược và thống trị VN theo hình thức thực dân kiểu mới. Về quân sự, xây dựng lực lượng quân Ngụy manh, xây dựng sân bay, kho tàng, bến cảng với sự trang bị vũ khí, khí tài của Mĩ. 

Đường lối kháng chiến trong thời kì mới 

Đường lối chung 

- Xác định mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam gồm 2 mâu thuẫn chính: Toàn thể dân tộc Việt Nam vs ĐQ Mĩ xâm lược; XHCN vs TBCN ( ở miền Bắc) 

- Xác định 2 nhiệm vụ chính: miền Bắc là cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

- Vị trí của từng nhiệm vu: nhiệm vụ ở miền Bắc quan trọng hơn cả nhưng 2 nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít, biện chứng, tác động và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển

Đường lối trên đã đáp ứng được yêu cầu của cách mạng 2 miền và phù hợp với xu thế cách mạng thời đại . Đường lối cũng thể hiện tinh thần tự chủ sáng tạo của Đảng trong việc đề ra đường lối

Câu 11:

 Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam ( Nghị quyết 15 tháng 1/1959)

- Tính chất cách mạng miền Nam: thuộc địa kiểu mới, đứng đầu là chính quyền Diệm và tay sai. 

- Mâu thuẫn trong xã hội miền Nam: Nhân dân miền Nam vs ĐQ Mĩ, nhân dân với địa chủ

- Đối tượng của CM là ĐQ Mĩ và tay sai

- Lực lượng CM: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nhân sĩ dân chủ

- Phương pháp CM: bạo lực cách mang, đấu tranh vũ trang. Lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu 

- Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân miền Nam: thiết lập chính quyền liên hiệp dân tộc ở miền Nam để tạo điều kiện thống nhất đất nước

Câu 12: 

Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ( Đại hội lần III của Đảng tahsng 9/1960)

- Mục tiêu: đưa miền Bắc tiến nhanh, mạnh và vững chức lên chủ nghĩa xã hội

- Nhiệm vụ: tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Quan hệ sản xuất, khoa học kĩ thuật, tư tưởng văn hóa

- Biện pháp: sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân để xây dựng XHCN 

Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kì quá độ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và CN nhẹ 

- Yêu cầu: biến nước ta thành 1 nước có CN hiện đại, NN hiện đại và có KH tiên tiến

- Hạn chế của đường lối: Nhận thức chưa đứng về thời kì quá độ, không phân chia thời kì quá độ thành các chặng đường khác nhau 

Giải quyết ko đúng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Câu 13: 

Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra tại Hội nghị lần thứ 11- 12

Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: 

- Cuộc chiến tranh cục bộ mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là 1 cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế bị động cho nên nó chứa đầy mâu thuẫn về chiến lược

TW Đảng phát động cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong toàn quốc, coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc

Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: 

- Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”

- Kiên quyết đánh bại, bảo vệ miền Băc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà

Phương châm chỉ đạo chiến lược:

- Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ

- Phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc 

- Thực hiện KC lâu dài, dựa vào sức mình là chính

- Tập trung lực lượng của cả 2 miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong tgian tương đối ngắn trên chiến trường.

Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam 

- Giữ vững và phát triển thế tiến công

- Tiến công địch trên cả 3 mũi chiến lược

- Xác định đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ 1 vị trí quan trọng

Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc

- Chuyển hướng xây dựng kinh tế => xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng

- Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân => chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ

- Động viên sức người sức của chi viện cho miền Nam

- Tích cực chuẩn bị đề phóng để đánh bại địch trong trường hợp ĐQ Mĩ mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước

Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu giữa 2 miền 

- Miền Nam là tiền tuyến lớn

- Miền Bắc là hậu phương lớn

- Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước => vì miền Bắc là hậu phương vững chắc cho cuộc ctranh chống Mĩ cứu nước

- Đánh bại cuộc ctranh phá hoại của ĐQ Mĩ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam

=> 2 nhiệm vụ trên gắn bó mật thiết, ko tách rời.

Câu 14: 

Những đặc trưng chủ yếu trong nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa của Đảng trong thời kì trước đổi mới

Thời kì 1960 – 1985, tiến hành CNH theo kiểu cũ với những đặc trưng chủ yếu sau: 

Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.

Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động tài nguyên, đấy đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN 

Chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước

Phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ko tôn trọng các quy luật của thị trường

Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh làm lớn, ko quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội 

Câu 15: 

Quan điểm cơ bản của Đảng về CNH – HĐH trong thời kì đổi mới

CNH gắn liền với HĐH , CNH – HĐH gắn liền với phát triển tri thức

- Cuộc cách mạng KH-CN có tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực đời sống và xã hội. 

- Bên cạnh đó xu thế hội nhập và quá trình toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức.

- Trong bối cảnh đó, nước ta cần tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH vs HĐH. 

- Nước ta thực hiện CNH – HĐH khi nền kinh tế tri thức đã phát triển => Đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng 

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự fat triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cs

CNH –HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế 

- CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo

- CNH – HĐH gắn với fat triển kt thị trường : khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH 

- CNH – HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế => tính tất yếu phải hội nhập kt QT 

- Hội nhập KTQT nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài , thu hút CN hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của TG, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

- Tăng trưởng kt phụ thuộc vào 5 yếu tố: vốn, khoa học - công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị => con ng là yếu tố quyết định

- Phát triển con người => phải fat triển giáo dục, đào tạo

- Lực lượng cán bộ KH – CN, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. 

- Yêu cầu đối vs nguồn nhân lực: đủ số lượng, cân đối giữa cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học, có khả năng sáng tạo

KH – CN là nền tảng và động lực của CNH – HĐH

- KH – CN có vai trì qđ trong việc tăng năng suất lđ, giảm chi phí sản xuất, năng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ fat triển kt nói chung. 

- Đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với CN nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ CN

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kt đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội , bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Câu 16: 

Những đổi mới nhận thức của Đảng ta về kt thị trường từ ĐH 6 => ĐH 8

Nhận thức mới của Đảng: Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xhcn

- kinh tế kế khoạch hóa, tập trung: là nền kinh tế nhà nước nắm quyền quyết định về sản xuất và phân phối

- nhà nước quan liêu: bộ máy nhà nước cồng kềnh, làm việc kém hiệu quả, chức vụ dựa vào quen biết..

- bao cấp: Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác, hạn chế quy đổi bằng tiền..VD phiếu vải, phiếu gạo, phiếu mua lương thực, phiếu đường, phiếu nước mắm.......

- sang nền kinh tế thị trường đã có những nhận thúc mới sau

~KT thị trường không phải của riêng Chủ nghĩa tư bản, nó tồn tại khách quan không phụ thuộc một chế độ xh nào

~ nó tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH

~ Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường xấy dựng CNXH ở nước ta 

Câu 17: 

Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội CN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH

- Về nguyên tắc của nền KT : Chủ thể kt vừa độc lập, tự chủ. Về quy luật : hàng tiền, cung cầu, cạnh tranh, giá trị, …

- Bản chất của CNXH: công bằng, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc 

Đặc trưng của nền kt thị trường theo định hướng XHCN

Đặc trưng về mục tiêu: Xóa bỏ tận gốc chế độ áp bức bóc lột đem hạnh phúc cho nhân dân

Đặc trưng về sở hữu: Tồn tại nhiều hình thức sở hữu gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước là thành phần chủ đạo

- Quản lý: Phải có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đảm bảo sự ổn định về kt-ct-xh và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo đk cho các hoạt động kinh tế Nhà nước là người lập kế hoạch, quy hoạch và định hướng cho các hoạt động kinh tế.

Nhà nước với tư cách là người điều chỉnh đã tác động vào cả 2 lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Với tư cách là người đầu tư, nhà nước tham gia kinh doanh trong 1 số lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ công cộng, bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng

Đặc trưng về phân phối: Phân phối chủ yếu dựa theo kết quả lao động 

Câu 18: 

Tính tất yếu của việc xác lập thành lập đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng trong thời kì đổi mới

Tính tất yếu của hội nhập

+ Sự khủng hoảng trầm trọng Hệ thống XHCN

- LX sụp đổ (t8.1992)

- TQ cải cách mở cửa thành công

+ Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

+ Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác quốc tế của các nước trên thế giới >> tạo ra thuận lợi cho những nước phát triển ( có khoa học kĩ thuật phát triển , có vốn) nhưng là bất lợi cho những nước đang phát triển

+ Ở khu vực Châu Á , Đông Nam Á đang phát triển năng động( có nhiều tiềm năng, lợi thế). Tuy nhiên cũng có khó khăn bất ổn như về chính trị

+ Thực trạng ở Viên Nam. Khủng hoảng kinh tế- xã hội ở mức độ trầm trọng, thể hiện: 

-kinh tế: lạm phát mức cao 774.6 %, giá bán lẻ tăng cao

- xã hôi: đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ

Nguyên nhân: 

~do sự bao vây cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch

~do hậu quả của triến tranh để lại

~ ngoài ra do nhận thức nóng vội, chủ quan duy ý chí của đảng thời kì trc đổi mới.....(biểu hiên. qua đại hôi 3, 4, những năm đầu dựa vào tài nguyên và sự viện trợ của các nước xhcn đặc biệt liên xô nên ko biểu hiện rõ...những năm sau đã cho thấy rõ về nhận thức sai này dẫn đến khủng hoảng kinh tế ..tớ nhớ ko nhầm thì là 10 năm

>>>Vì vậy ĐCSVN xác lập đường lối đối ngoại rộng mở đa phương đa dạng hóa, mở rộng quan hệ nhiều chiều với các nước, các tổ chức quốc tế khong có cùng thể chế . Từ đó đã phá được thế bao vây cấm vận, nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 

Câu 19: 

Đường lối đối ngoại trong nghị quyết TW 4 khóa 10 ( 2-2007)

- - Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc , quy định của WTO 

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước 

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

- Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập

- Xây dựng và vận hành mạng lưới an sinh xã hội

- Giữ vững và tăng cường quốc phòng , an ninh trong quá trình hội nhập

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại,

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #76376