Xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.


1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị

+Nhận thức mới về mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị.

Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Bởi vì, có đổi mới thành công về kinh tế thì mới tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị xã hội và tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Nhưng mặt khác, nếu không đổi mới hệ thống chính trị, thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại. Hệ thống chính trị được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế.

+Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trước 1986 : Đấu tranh G/c là thực hiện chuyên chính vô sản: giai cấp công nhân nắm quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản để tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp.

Ngày nay: Đấu tranh giai cấp là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công...

+Nhận thức mới về xây dựng NN pháp quyền trong hệ thống chính trị.

Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề đổi mới tư duy về Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Thuật ngữ "xây dựng nhà nước pháp quyền" lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (năm 1991). Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1991), và các Đại hội VIII, IX và X và XI Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và làm rõ thêm nội dung của nó.

Đại hội Đảng khóa XI ( 2011) xác định rõ : để đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tiếp tục " Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức trong sạch,có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng , lãng phí...".

Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng , Đaị hội Đảng khóa XI nhấn mạnh: " Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận; Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; Đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ;Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng...." .

2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

Mục tiêu:

Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Quan điểm:

Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị.

Hai là, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Bốn là, đổi mới các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, nhằm tạo ra sự vận động cùng chiềutheo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

b) Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị:

Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, thì vấn đề mấu chốt và cũng khó khăn nhất là đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, phải khắc phục được cả hai khuynh hướng thường xẩy ra trong thực tế là Đảng bao biện, làm thay, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phải có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi và lợi ích của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...

Mặt trận phải thực hiện vai trỏ giám sát và phản biện xã hội.

3. Đánh giá sự thực hiện đường lối

a. Kết quả:

- Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn, phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh.

- Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đa dạng háo các hình thức để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng và củng cố chính quyền, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội

Hạn chế và nguyên nhân:

- Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước,hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình mới.

- Việc đổi mới cải cách nền hành chính quốc gia còn chậm, hạn chế, tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương phép nước bị xem thường ở nhiều nơi.

- Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, chưa cócơ chế hợp lý

- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt lúng túng.

Những hạn chế trên đều xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là, nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và một số chủ trương, giải pháp còn lúng túng. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi