Vấn đề phát triển VH thời kỳ đổi mới (Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII).


a) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa

+ Đại hội VI (năm 1986) xác định: khoa học - kỹ thuật là một động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển KT – XH.

+ Cương lĩnh năm 1991 Lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) Khẳng định: khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn.

+ Nghị quyết TƯ 5, khóa VIII (7-1998). Nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển VH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

+ Hội nghị Trung ương 9 Khóa IX (1-2004) Xác định thêm phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế.

+ Hội nghị Trung ương 10 khóa IX (7-2004) Đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng với nhiệm vụ không ngừng nâng cao VH - nền tảng tinh thần của XH.

+ Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI nhấn mạnh việc chăm lo phát triển văn hóa trong thời gian tới phải " Củng cố và tiếp tục xây dựng mội trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng;Phát triển hệ thống thông tin đại chúng; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa...

c) Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền vh

Một là : Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội.

Hai là: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Ba là: Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tôc VN.

Bốn là: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Năm là: Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ đươc coi là quốc sách hàng đầu

Sáu là: Vh là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

c) Đánh giá việc thực hiện đường lối

Kết quả và ý nghĩa:

Trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật của nền văn hóa mới đã được xây dựng. Việc xây dựng con người và nguồn nhân lực có, bước phát triển rõ rệt ; hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng .

Giáo dục đào tạo có bước phát triển mới, quy mô giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, dân trí tiếp tục được nâng cao.

Khoa học công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển knh tế xã hội.

Việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Hạn chế và nguyên nhân

Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương sứng và vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống tiếp tục có những diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và nhà nước, niềm tin của nhân dân.

Sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tương sứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng. Nhiệm vụ xây dựng con người VN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt.

Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ.

Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa – tinh thần ở một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa... vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.

Nguyên nhân:

Nhận thức của Đảng về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa chưa thật đầy đủ.

Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi