So sánh Cương Lĩnh 1930 và Luận cương 10/1930



ĐCS Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, bước ngoặt vĩ đại của CMVN. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của CMVN và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ĐCSVN, cương lĩnh chính trị đã được ra đời.

Tại Hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3-7/2/1930 ở Hương Cảng - TQ, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Tiếp theo đó, vào 10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc BCH TW họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo.

Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Có những điểm giống nhau sau:

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, đều xác định được tích chất của CMVN là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn TBCN để đi tới XHCS, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng gắn bó mật thiết với nhau. Đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân.

Về nhiệm vụ CM: chống ĐQ, PK để lấy lại ruộng đấtgiành độc lập dân tộc

Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nông. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản, góp phần to lớn vào công cuộc GPDT nước ta.

Về phương pháp cách mạng: sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

Về vị trí quốc tế: CMVN là một bộ phận khăng khít với CMTG thông qua việc mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Cả hai văn kiện đều thấm nhuần CN M-L và CMVS CM10 Nga 1917.

Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).

Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:

1. Cương lĩnh

+ Kẻ thù, nhiệm vụ: đánh Pháp => đánh PK và tay sai phản CM . Nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ trọng đại.

+Mục tiêu: VN hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, bình đẳng. Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo. Thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

2. Luận cương

+ Đánh đổ phong kiến và đánh đổ Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

+ Có quan hệ khăng khít với nhau. Đáp ứng yêu cầu khách quan giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

Tuy nhiên, không nêu cáo vấn đề dân tộc lên hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phongkiến. Nhiệm vụ hàng đầu là đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

Hai là, về lực lượng cách mạng:

1. Cương lĩnh:

+ Lực lượng: Công nông, liên kết TTS, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ. => xác định lực lượng nồng cốt là công nông, đã xác định sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.

2. Luận cương

+ Vô sản và nông dân là hai động lực chính của CMTS dân quyền, trong đó GCVS là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng. => Chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia chống đế quốc và tay sai.

+ Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.

Tuy nhiên Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng.

Ý nghĩa của Luận cương:

Luận cương đã cụ thể hóa những vấn đề chiến lược, sách lược nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Luận cương cũng đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin để xác định: Đông Dương phải làm cách mạng tư sản dân quyền để giải phóng dân tộc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Luận cương vẫn nêu hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện độc lập dân chủ. Luận cương đã nhấn manh phương pháp cách mạng, nêu rõ tình thế và thời cơ cho việc giành chính quyền.

Nguyên nhân

Thứ nhất, Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam.

Thứ hai, do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trongcách mạng ở thuộc địa, và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng "tả" của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới,sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Đường Cách mệnh, Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

 Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng coi việc đoàn kết toàn dân thành một lực lượng thật rộng rãi, lấy công – nông làm hai động lực chính, là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ thị phê phán những nhận thức sai lầm trong Đảng đã tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng về vấn đề đoàn kết dân tộc, về vai trò của Hội phản đế đồng minh trong cách mạng ở thuộc địa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi