Quá trình đổi mới tư duy của Đảng

Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH từ ĐH VI đến ĐH XII. ( Nội dung và định hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.


ĐẠI HỘI VI (12-1986) Nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH:

+ Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế.

+ Không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn.

+ Không thực hiện nghiêm chỉnh NQ của ĐH lần thứ V.

+ Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực – thực phẩm,  Hàng tiêu dùng, Hàng xuất khẩu


HỘI NGHỊ TƯ 7 KHÓA VII (1-1994): Đã có bước đột phá mới trong nhận thức về Kn CNH, HĐH.

+ CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.


ĐẠI HỘI VIII CỦA ĐẢNG (6-1996): Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

+ Nhận định: nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành và chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước


ĐẠI HỘI IX (4-2001) ĐẠI HỘI X (4-2006): Bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về con đường CNH rút ngắn ở nước ta, về CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững


ĐẠI HỘI XI (11-1-2011):  Bổ sung nhằm phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

+ Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là CN sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu

+ Phát triển mạnh công nghiệp xây dựng và phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.

+ Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, nhất là các máy điều khiển kỹ thuật số, hệ thống tự động hoá, có khả năng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm....

+ Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghệ cao...


2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá:  

+Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,

+ Có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,

+ Mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 

+ Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá hoá

Một là, CNH gắn với hiện đại hoá và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.

Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn.

Nội dung và định hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

a. Nội dung

- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.

- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng xuất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: 

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; 

+ Đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng và từng địa phương; 

+ Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; 

+ Giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Hai là, về quy hoạch và phát triển nông thôn: 

+ Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình nông thôn mới

+ Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ

+ Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: 

+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. 

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. 

+ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động nước ngoài; 

+ Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Một là, đối với công nghiệp và xây dựng: 

+ Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động

+ Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế; nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp và khu chế xuất

+ Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án quan trọng. 

+ Hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. 

+ Có chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở nước ngoài

+ Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kt - xh. 

+ Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. 

+ Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông

Hai là, đối với dịch vụ: 

+ Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh

+ Mở rộng và nâng cao các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. 

+ Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

+ Phục vụ đời sống khu vực nông thôn

+ Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

Phát triển kinh tế vùng

Một là, có cơ chế 9 sách phù hợp để các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cs phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng, khắc phục tình trạng chia cắt khép kín theo địa giới hành 9

Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để tạo đông lực phát triển và sự lan tỏa đến các vùng khác, có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn.

Phát triển kinh tế biển

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ

Một là, phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao.  Giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.

Hai là, lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành và lĩnh vực then chốt. Chú trong phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài.

Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý KH và công nghệ, đb là cơ chế tài chính.

Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện mt tự nhiên

Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia. Quan tâm đầu tư vào lĩnh vực môi trường, khắc phục tình trạng xưống cấp môi trường. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.

Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

Ba là, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi