Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội


a) Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội

Đại hội lần thứ VI (1986)

+ Nêu rõ tầm quan trọng của CSXH đối với chính sách kinh tế và các chính sách ở các lĩnh vực khác.

+ Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện CSXH, đồng thời thực hiện tốt các CSXH là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

+Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển.

Đại hội lần thứ VIII (1996)

+ Thực nhiều hình thức phân phối. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực XĐGN.

+ Các vấn đề CSXH đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.

Đại hội lần thứ IX (2001): Các CSXH phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa XH, thực hiện công bằng trong phân phối, thực hiện bình đẳng các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

Đại hội lần thứ X (2006): Kết hợp các mục tiêu KT với mục tiêu XH trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, từng địa phương

Đại hội lần thứ XI (2011): Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình XĐGN ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... Huy động mọi nguồn lực XH cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đ/s vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công.

b) Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

Một là, Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ với quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.

Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì con người, vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo số lượng tăng trưởng.

c) Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ba là, Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.

Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi

Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ cc

d) Đánh giá sự thực hiện đường lối

Sau 25 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng sau đây:

- Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư.

- Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng; thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân – cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn.

- Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

- Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.

- Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu – nghèo đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.

- Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội "thuần nhất" chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

Qua 25 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt nhiều thành tựu. Tính năng động xã hội khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.

Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ và chủ trang trại và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh". Thành tựu xóa đói, giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận.

Hạn chế và nguyên nhân:

+ Giáo dục và đào tạo có những hạn chế, yếu kém kéo dài, gây bức xúc trong xã hội nhưng chưa được tăng cường trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. kém nhất.

+ Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải.

+ Sự phân hóa giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.

+ Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi