Câu 1 : Dược liệu chữa cảm mạo. Cây gừng.
Người ta sử dụng dược liệu chữa cảm mạo cho đv nuôi theo 3 nguyên lý sau:
- Không cho tác nhân trực tiếp gây hại tiếp tục tác động (không triệt để)
- Kích thích sự tiết mồ hôi
- Tăng cường sức đề kháng phi đặc hiệu bằng cách cho vật nuôi ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, nhanh chóng khôi phục trạng thái bình thường.
Dược liệu chữa cảm mạo hiện nay chủ yếu tập trung vào nguyên lý số 2 : kích thích sự ra mồ hôi bằng cách sử dụng các dược liệu có chứa tinh dầu : kinh giới, tía tô, vỏ quýt, gừng, quế, bạc hà. lá tre, ngải cứu....Tất cả những cây trừ gừng củ và quế còn lại dùng cả cây, tốt nhất là lấy những cây sạch, đang ra hoa, lúc trời khô ráo, giã nát, ép nước cốt uống, hãm uống hay đun xông hơi.
*)Bộ phần dùng, thành phần hoá học, và ứng dụng điều trị của cây Gừng?
a. Thành phần hóa học
- Tinh dầu: hoạt chất chính chiếm 2 – 3% gồm 2 nhóm:
+ Nhóm chất tạo mùi thơm: zingiberol C15H26O chiếm phần lớn; zingiberence C15H24;xitran, bocneol.
+ Nhóm chất tạo vị cay: gingenol, shogaol, gingerone. Giảm hoặc mất tính cay khi tiếpxúc KOH 5%.
- Nhựa chiếm 5% gồm 1 nhựa trung tính và 2 nhựa acid.
- Các tạp chất khác: chất béo, tinh bột, oxalat, chất nhầy.
b. Tác dụng dược lý
- Tinh dầu kích thích quá trình sản nhiệt
- Kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tiết dịch, nhu động dạ dày,...
- Kích thích trung khu tuần hoàn, hô hấp
- Kích thích sự tiết dịch, làm dịu niêm mạc đường hô hấp phía trên (thanh, khíquản vùng cổ, ngực), giữ ấm cho cơ thể
c. Ứng dụng điều trị
- Chữa cảm hàn: làm ấm cơ thể
- Chữa bội thực, chướng bụng đầy hơi, liệt dạ cỏ,...
- Liều lượng: /ngày/con
Trâu, bò, ngựa: 20 – 60gDê, lợn, chó: 10 – 20gThỏ, GC, mèo: 2 – 4g.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top