Câu 6. Phân tích chủ trg "kháng chiến cứu quốc" 25/11/1945 của Đảng
Câu 6: Phân tích chủ trương "kháng chiến cứu quốc" ngày 25/11/1945 của Đảng và kết quả thực hiện chủ trương này ?
1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.
a. Về thuận lợi
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu được hình thành, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.
- Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
b. Về khó khăn
- Thế giới: với danh nghĩa Đồng Minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
- Trong nước: khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu; nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
"Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc", Tổ quốc lâm nguy.
2. Chủ trương "kháng chiến kiến quốc" của Đảng
Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng:
+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
+ Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ: "Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào...
+ Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: "Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu: "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối vớiPháp.
Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thùchính của dân tộc Việt Namlà thực dân Pháp xâm lược. đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lượcvà sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cáchmạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước.Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạnđói, nạn dốt, chống thù trong, giặc ngoài bảo vệ chính quyền cách mạng.
3. Kết quả
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức quantrọng.
- Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hộimới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc hội, Hộiđồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dânchủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trungương đến làng xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệquốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dânnhư Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn ViệtNam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Các đảng pháichính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam,Đảng Xã hội Việt Namđược thành lập.
- Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứuđói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựngngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục hồi. Cuối năm 1945, nạn đóicơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.Tháng 11/1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổchức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đãbước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệtdốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước đã có thêm 2,5triệu người biết đọc, biết viết.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súngđánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đãkịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong tràoNam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miềnBắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ tađã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng đểgiữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top