Câu 3. Phân tích ND cương lĩnh chính trị + ý nghĩa thành lập Đảng

Câu 3: Phân tích nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên và ý nghĩa của sự kiện Đảng ta ra đời ngày 3/2/1930.

1. Hoàn cảnh lịch sử

a. Thế giới

­ Năm 1928 – 1932 Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1 đạt được nhiều thành tựu lớn, đời sống nhân dân Liên Xô ngày một được nâng cao, vị thé của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng xác lập.

­ Cuộc tổng khủng hoảng KT – XH (1929 – 1933) ngày càng trở nên trầm trọng, các nước tư bản tìm mọi cách trút gánh nặng lên vai các nước thuộc địa, một số nước đã thực hiện phát xít hóa nền chính trị tư sản.

­ Phong trào đấu trang giải phong dân tộc của các nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh; phong trào đấu tranh của GCCN ở các nước tư bản có những bước phát triển mới. Những phong trào đó ảnh hưởng sâu sắc tới Đông Dương.

b. Trong nước

­ Sau công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 – 1929) cuat thực dân Pháp làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cực khổ.

­ Vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 ở nước ta đã xuất hiện 3 tổ chức cộng sản Đảng ( Đông Dương cộng sản Đảng: 17/6/1929; An Nam cộng sản Đảng: 11/1929; Đông Dương cộng sản liên đoàn: 1/1/1930) đã đánh dấu bước trưởng thành mới của CMVN.

­ Việc thiếu 1 ĐCS duy nhất trong lúc phong trào quần chúng nhân và nhân dân ngày càng phát triển đã trở thành 1 điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Nhiệm vụ quan trọng cấp bách là phải thành lập 1 Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của GCVS. 

Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã cử NAQ đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan) trở về nước triệu tập hội nghị hợp nhất Đảng. Từ ngày 3 – 7/2/1930 đã diên ra hội nghị hợp nhất Đảng tại bán đảo Cửu Long, Hương Cảng , Trung Quốc dưới sự chủ trì của NAQ. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tăt do NAQ soạn thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng)

1. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên

a. Chánh cương vắn tắt

* Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đó là: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạngthổ địa cách mạng để đi tới XHCS".(Sau này gọi là CM dân tộc dân chủCM XHCN).

- tư sản dân quyền cách mạng :

+ Tư sản đế quốc kiểu cũ là cuộc cách mạng do GCTS lãnh đạo lật đổ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến xác lập quyền thống trị mới của GCTS.

+ Tư sản đế quốc kiểu mới là cuộc cách mạng do GCCN lãnh đạo có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc để giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. 

CMVN lúc này là cuộc cách mạng TSĐQ kiểu mới.

- Thổ địa cách mạng: là cách mạng ruộng đất

- Xã hội cộng sản: giai đoạn đầu của XH XHCN

* Nhiệm vụ cách mạng: 

­ Về phương diện xã hội

+ Dân chúng được tự do.

+ Nam nữ bình quyền.

+ Phổ thông giao dục theo công nông hóa.

­ Về phương diện chính trị

+ Đánh đố đế quốc chủ nghĩa và bọn phong kiến.

+ Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.

+ Dựng ra chính phủ công nông binh.

+ Tổ chức ra quân đội công nông.

­ Về phương diện kinh tế

+ Thủ tiêu các thứ quốc trái

+ Thâu hết sản nghiệp lớn (công nghiệp, vận tải, ngân hàng,....) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý.

+ Thâu hết ruộng đất của ĐQCN làm của công chia cho dân cày nghèo.

+ Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.

+ Mở mang công nông nghiệp.

+ Thi hành luật ngày làm 8 tiếng.

Những nhiệm vụ trên đây bao gồm 2 nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc để giành độc lập dân tộc.

b. Sách lược vắn tắt

- Về phương pháp cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh đã khẳng định: 

phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để đánh đổ đế quốc phong kiến, đó là bạo lực cách mạng.

- Về lực lượng của cách mạng Việt Nam: 

+ phải đoàn kết công nhân, nông dân, đây là lực lượng cơ bản trong đó GCCN lãnh đạo.

+ hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. đế kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. 

+ Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập''. Đây là tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng trên cơ sở đánh giá thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.

- Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ là đội tiên phong của giai cấp vô sản

thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

+ thu phục cho được đại đa số dân cày, biết dựa vào hạng dân cày nghèo để đánh đổ bọn đại địa chủ phong kiến.

+ làm cho dân cày và thợ thuyền khỏi ở dưới ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.

- Về đoàn kết quốc tế

+ liên lạc với các giai cấp phải cẩn thận, không vì nhượng bộ một chút lợi ích của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp. 

+ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.

2. Ý nghĩa của sự kiện Đảng ta ra đời ngày 3/2/1930

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc.

- Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sự sàng lọc lịch sử của cuộc đấu tranh quyết liệt của dân tộc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ 20, là sự chọn lọc của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.

- ĐCSVN năm 1930 là KQ tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và GC ở nước ta trg thời đại mới, là sp của sự kết hợp giữa CN ML vs phg trào yêu nước và phg trào CN.

- Sự ra đời của ĐCSVN vs hệ thống tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh CM đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo CM mấy chục năm đầu TK 20.

- Đảng ra đời làm cho CM VN trỏ thành 1 bộ phận khăng khít của CM TG.

- Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước pt nhảy vọt trg tiến trình sự tiến hóa của dân tộc VN.

- Sự ra đời của Đảng còn gắn liềm vs tên tuổi của NAQ - HCM. Ng sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: