Câu 1. Phân tích đối tg, NV, ý nghĩa môn ĐLCM của ĐCSVN

Câu 1: Phân tích đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa môn đường lối cách mạng của ĐCSVN

I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Khái niệm

- Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của CMVN và đường lối đó được thể hiện qua cương lĩnh nghị quyết của Đảng

+ Đường lối chung xuyên suốt quá trình CMVN

+ Đường lối trong từng thời kỳ CM: Đường lối CM XHCN, đường lối CMMN 1960 – 1975

+ Đường lối trong từng lĩnh vực cụ thể: Đường lối CNH, đường lối phát triển KT – XH, đường lối VH – văn nghệ

Chú ý : Do sự vận động của lịch sử, do những biến động của lịch sử, do nhận thức, do đường lối cần được thay đổi để phù hợp vói thục tiễn. Chỉ có như vậy, đường lối CM của Đảng mới đóng vai trò lãnh đạo CMVN

* Cơ sở của đường lối

­ Quan điểm lý luận khoa học của Mác

­ Chi thức tiên tiến của nhân loại

­ Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của CMVN

­ Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ, xu thế của thời đại

=>  trên cơ sở đó định ra đường lối đúng. Từ đó, nó quyết định thắng lợi của CMVN, nó quyết định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng

2. Đối tượng

a. Khái niệm

Là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình CMVN. Từ CMDTDCND tới CMXHCN

b. Mối quan hệ của bộ môn với môn những NLCB của CNMLN và TTHCM

Những NLCB của CNMLN và TTHCM là cơ sở để Đảng vận dụng sáng tạo vào CMVN. Vì vậy, nắm vững 2 môn trên nó trang bị phương pháp luận khoa học để nhận thức, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của ĐCSVN

Trong quá trình đó, Đảng còn phát triển CNMLN và TTHCM, làm phong phú thêm tư tưởng này. Vì vậy, môn Đường lối CM của ĐCSVN góp phần làm sáng tỏ nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và của CMVN và của CNMLN và TTHCM

3. Nhiệm vụ

­ Làm rõ sự tất yếu ra đời của ĐCSVN – chủ thể hoạch định đường lối CMVN

­ Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung, phát triển đường lối

­ Làm rõ kết quả của việc thực hiện đường lối

=> Yêu cầu:

­ Nắm vững nội dung cơ bản của đường lối. Từ đó, lý giải những vấn đề thực tiễn

­ Vận dụng những quan điểm đã học vào cuộc sống

­ Trên cơ sở hiểu biết, chúng ta có thể góp ý kiến

II. Phương pháp và ý nghĩa

1.Phương pháp nghiên cứu

a)Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh.

b)Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa... thích hợp với từng nội dung của môn học.

2. Ý nghĩa của học tập môn học

a)Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b) Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

c) Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành đểchủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: