Đề cương DĐ

ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC SỐNG KHỎE, KĨ NĂNG SỐNG VÀ ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

A.

    

Phần Đạo đức:

CÂU 1. Phân tích tính đồng tâm của chương trình môn Đạo đức ở tiểu học?

* Ở tiểu học, kinh nghiệm sống của các em ngày càng phong phú, khả năng nhận thức ngày càng được nâng cao theo độ tuổi. Do đó, các CMHVĐĐ trong chương trình cũng phải được nâng cao tương ứng. Trong lúc đó, các chuẩn mực này không thoát li khỏi các mối quan hệ hàng ngày của các em ( có thể được hiểu 1 cách cụ thể như mối quan hệ với ông bà, cha mẹ hoặc rộng hơn là mối quan hệ với gia đình- trong đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em) , cho nên, chúng phải có tính đồng tâm.

* Tính đồng tâm được thể hiện ở:

- Tính lặp lại:

  

Các chuẩn mực cùng  chủ đề thì được lặp đi lặp lại từ lớp dưới đến lớp trên. ND của môn ĐĐ được xoay quanh chủ yếu các chủ đề từ L1 đến L5 như sau:

·

Quan hệ với bản thân;

·

Quan hệ với gia đình;

·

Quan hệ với nhà trường;

·

Quan hệ với cộng đồng xã hội;

·

Quan hệ với môi trường TN.

VD:

  ở L1 có bài “ Gia đình em”, L2 có bài “ Chăm làm việc nhà”, L3 có bài “ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”, L4 có bài “ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”, có bài “ Nhớ ơn tổ tiên”. Tất cả các bài này ở các khối lớp đều thuộc cùng 1 chủ đề là Quan hệ với gia đình.

- Tính nâng cao dần

:

    Càng lên lớp cao thì yêu cầu, tính khái quát của chúng càng được nâng cao.

VD: Trong mqh với gia đình:

·

L1 có bài “ Gia đình em” giới thiệu các thành viên trong gia đình và những việc làm phù hợp.

·

L2 có bài “ Chăm làm việc nhà” đi sâu hơn cụ thể hóa những việc H phải thực hiện trong mqh gia đình.

·

L3 có bài “ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”: đối tượng đã được mở rộng, họ biết thể hiện tình cảm đối với các thành viên trong gia đình.

·

L4có bài “ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”: phạm vi tình cảm rộng hơn trừu tượng hơn.

·

L5 có bài “ Nhớ ơn tổ tiên”: đối tượng đã được mở rộng, H ko chỉ thể hiện tình cảm với những người đang hiện hữu mà còn nhớ đến những người đã khuất, tổ tiên gia đình mình.

- Tuy nhiên, tính đồng tâm của các loại CMHV theo các mối quan hệ thể hiện

không đồng đều

như:

+ Có những mqh ĐĐ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các bài các lớp khác nhau.

VD: Những CMHV liên quan đến việc học tập bao gồm:

·

L1 Đi học đều và đúng giờ.

·

L2 Học tập, sinh hoạt đúng giờ.

·

L3 Chăm chỉ học tập.

·

L4 Tự làm lấy việc của mình.

·

L5 Vượt khó trong học tập.

+ Có những chuẩn mực chỉ có ở 1 số bài của 1 số ít lớp.

VD: Bài về mqh với thầy cô giáo gồm:

·

L1 Lễ phép vâng lời thầy cô giáo.

·

L2 Biết ơn thầy cô giáo.

+ Hay có những mqh ĐĐ chỉ có ở 1 bài ĐĐ tương ứng trong chương trình.

VD: đối với thương binh, liệt sĩ chỉ có bài : “ Biết ơn thương binh, liệt sĩ” L3.

* YÊU CẦU SƯ PHẠM: Vì môn ĐĐ có tình đồng tâm nên trong quá trình DH G cần:

- Nghiên cứu kĩ chương trình môn ĐĐ để biết bài ĐĐ đang dạy cho H liên quan đến những bài nào theo tính đồng tâm.

- Xác định mlh về ND giữa các bài đó để kế thừa và phát triển những kiến thức của bài đã được học đồng thời chuẩn bị cho những bài đang cb học.

- Khi dạy bài đồng tâm ở lớp trên cần có sự tận dụng những ND đã học ở lớp dưới, tránh hiện tượng “ chia rẽ” những bài ĐĐ có tính đồng tâm.

CÂU 2.

Trong các mục tiêu dạy học môn đạo đức, mục tiêu nào khó thực hiện nhất? Vì sao?

* Mục tiêu trong các môn học nói chung và trong phân môn ĐĐ nói riêng bao gồm các đặc điểm sau:

- Mục tiêu về tri thức

: giúp H có những tri thức hiểu biết ban đầu về 1 số CMHVĐĐ và pháp luật phù hợp với lứa tuổi tiểu học.

VD : Bài «giữ gìn trường lớp sạch đẹp » 

H nêu lên được:

+ Cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

-

Mục tiêu về kĩ năng, hành vi

: H có kĩ năng vận dụng bài học ĐĐ để tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; Lựa chọn và thực hiện đc các hành vi ứng xử phù hợp, trên cơ sở đó rèn luyện đc thói quen ĐĐ tích cực.

Vd:

H có những kĩ năng, hành vi :

+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân – đã thực hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp ntn ;

+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp – đúng hay sai, vì sao ;

+ Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cs về giữ gìn trường lớp sạch đẹp – nêu cách ứng xử và giải thích ;

+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức – đánh giá đc những nơi trong trường đã giữ gìn sạch đẹp chưa ;

+ Thực hiện hành vi tích cực trong cs hàng ngày của mình phù hợp vs các CMHV – làm các công việc khác nhau để trường lớp đc sạch đẹp.

- Mục tiêu về thái độ

: giúp H bày tỏ được những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến các CMHVĐĐ từ đó có tình cảm ĐĐ bền vững.

Vd:

H có thái độ, tình cảm :

+ Tình cảm yêu quý trường lớp của mình.

+ Thực hiện việc giũ gìn trường lớp sạch đẹp 1 cách tự giác, tích cực ;

+ Thái độ đồng tình với hành động biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp ; thái độ phê phán đối với hành động gây mất vệ sinh trường lớp.

* Trong 3 mục tiêu trên thì mục tiêu về kĩ năng , hành vi là mục tiêu khó thực hiện nhất vì:

- Kĩ năng, hành vi được thực hiện dựa theo tri thức và được thúc đẩy bởi thái độ, tình cảm ( tức là phụ thuộc vào tri thức và thái độ, tình cảm).

- Kĩ năng chưa chắc đã trở thành hành vi mà để có được nó phải trải qua 1 quá trình rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi.

- Hành vi của H tiểu học là chưa bền vững. Để có được KN – hành vi thì H phải trải qua thời gian học tập lâu dài mà thời gian học tập quá ngắn và phải thông qua tất cả các mqh xã hội.

- Đối với H tiểu học thời gian lên lớp còn ít, thời gian NGLL còn nhiều, do đó mà G khó kiểm soát, đánh giá kĩ năng thực hiện hành vi của H mà điều chỉnh sao cho phù hợp và kịp thời.

- Khó vận dụng PP thích hợp để hình thành hành vi cho H ( liên quan đến không gian, thời gian, những điều kiện thực tế khách quan, sự phối hợp của các lực lượng GD…).

Sau khi học xong bài trên, H phải có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Tuy nhiên, G khó có thể kiểm soát, đánh giá được việc thực hiện này của H nên khó có thể điều chỉnh KN- hành vi cho H cho đúng.

CÂU 3.

Phân tích vị trí môn

ĐĐ

trong quá trình dạy học

ĐĐ

cho HS tiểu học? VD.

* Vị trí:

Môn ĐĐ có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình GDĐĐ cho H tiểu học mà không môn học nào có thể thay thế được, được thể hiện như sau:

1. Môn ĐĐ GD cho H những CMHVĐĐ được quy định trong chương trình 1 cách có hệ thống:

·

Việc gd ĐĐ cho H tiểu học được thực hiện thông qua 2 con đường cơ bản là quá trình DH trong các môn học khác nhau và tổ chức các HĐGDNGLL (văn nghệ, báo tường, hái hoa dân chủ…). Tất cả các môn học ở tiểu học đều có khả năng GD ĐĐ. VD các bài thơ, câu chuyện kể trong môn TV đều chứa đựng những nd gd. Hay, qua DH môn Toán GD các em những nét tính cách tích cực như tính cẩn thận, lòng kiên trì… 

+Tuy nhiên, việc GD ĐĐ qua 2 con đường này chưa thực sự có tính hệ thống nên hiệu quả GD còn hạn chế. Do vậy, phải có 1 môn học để GD ĐĐ cho H tiểu học 1 cách có hệ thống, đó là môn ĐĐ.

+ Các CMHVĐĐ được sắp xếp theo 1 trình tự logic từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

·

Môn ĐĐ thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ GDĐĐ:

+

Hình thành ý thức về các CMHVĐĐ cho H ( tri thức, niềm tin).

+

GD cho H những xúc cảm, thái độ, tình cảm đúng đắn.

+

Hình thành kĩ năng, hành vi phù hợp với các CM, từ đó rèn luyện thói quen  ĐĐ tích cực.

·

ND môn ĐĐ bao gồm hệ thống các CMHVĐĐ tương ứng và các tình huống thường gặp của H trong cuộc sống, đi từ dễ đến khó xoay quanh 5 mqh.

·

Môn ĐĐ hình thành cho H những HVĐĐ 1 cách thường xuyên, có hệ thống.

VD:

ở L1 có bài “ Gia đình em”, L2 có bài “ Chăm làm việc nhà”, L3 có bài “ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”, L4 có bài “ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”, có bài “ Nhớ ơn tổ tiên”. Tất cả các bài này ở các khối lớp đều thuộc cùng 1 chủ đề là Quan hệ với gia đình.

2. Môn ĐĐ có tính định hướng GDĐĐ cho H qua việc DH các môn học khác.

- Định hướng cho việc tích hợp GDĐĐ qua việc DH các môn học:

VD khi dạy bài : « Em và các bạn » L1,  có thể định hướng cho G lựa chọn những bài toán có lời văn với nd chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ giữa bạn bè với nhau (môn toán) ;

- Qua môn ĐĐ tổ chức những hoạt động mang

tính chất liên môn

Khi dạy bài ĐĐ trên, G tổ chức cho H vẽ tranh theo chủ đề về những hành động, việc làm mà các em muốn thực hiện để giúp đỡ bạn bè…( Mỹ thuật);

tổ chức cho H hát những bài hát về tình cảm bạn bè ( Âm Nhạc).

- Định hướng cho việc tổ chức các HĐNGLL ở tiểu học:

VD : Bài ‘ giữ gìn trường lớp sạch đẹp’ (lớp 2) định hướng cho việc tổ chức những hoạt động như lao động, trực nhật, lao động, vệ sinh sân trường, chăm sóc cây xanh….hàng ngày, hàng tuần…

=>Việc tích hợp  GDĐĐ qua các môn học, tổ chức các HĐGDNGLL như vậy vừa củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả DH môn ĐĐ vừa làm phong phú các môn học làm cho hoạt động của các em được thực hiện 1 cách tự giác hơn.

- Mqh của môn ĐĐ với các môn học khác, với HĐGDNGLL có tác dụng bảo đảm tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tục của quá trình GD H, góp phần thực hiện mục tiêu chung GD tiểu học về hình thành nhân cách cho các em.

3. Môn ĐĐ ở tiểu học tạo tiền đề, cơ sở cho H học tốt môn GDCD ở THCS.

GDCD là môn học có chức năng GDĐĐ, PL cho H. Môn ĐĐ ở tiểu học với hệ thống CMHV cụ thể sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình DH môn GDCD mà ND bao gồm phẩm chất, bổn phận ĐĐ và PL có mức độ kết quả cao hơn, sâu sắc hơn.

=>Như vậy, môn ĐĐ đóng vai trò cực kì quan trọng không chỉ trong việc GDĐĐ cho H tiểu học mà còn là cơ sở để thực hiện quá trình DH môn GDCD ở THCS.

Vd : Lớp 5 có bài «  Tình bạn » là tiền đề để học các bài về tình yêu của môn GDCD.

VD. Bài «  Biết ơn thương binh, liệt sĩ » ( L3)

- CMHVĐĐ của bài này là GD cho H phải tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ.

- Các môn học có thể góp phần GD cho H chuẩn mực này: toán, tiếng việt, âm  nhạc, mỹ thuật, lịch sử.

- Cần kết hợp GD chuẩn mực trên qua môn ĐĐ với HĐNGLL: nhân ngày 27/7 tổ chức cho H đi thăm và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ tại địa phương, tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quyên góp giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam…

- CMHV này là cơ sở, tiền đề cho bài “ Biết ơn” (L6) môn GDCD ở THCS.

CÂU 4. : Phân tích logic quá trình hình thành 1 CMĐĐ cho HS tiểu học

?

- DH môn ĐĐ được thực hiện theo quy luật nhận thức chung - từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan.

- Qúa trình hình thành 1 CMĐĐ được thực hiện theo logic sau :

Từ 1 hiện tượng, hành vi cụ thể ( trực quan cụ thể), H đi đến kết luận khái quát về CMHV ( tư duy trừu tượng) ; từ kết luận này, các em vận dụng vào thực tế để hình thành kĩ năng, hành vi tương ứng ( thực tiễn khách quan).

- Vì vậy, 1 bài ĐĐ được tiến hành theo những giai đoạn cơ bản sau :

+ Trước hết, G cần giới thiệu cho H 1 mẫu HVĐĐ ( bằng những hình thức khác nhau : truyện kể ĐĐ, tình huống, tranh ảnh…như 1 biểu hiện, biểu tượng cụ thể về CMHV đó) mang tính trực quan sinh động để các em phân tích, rút ra kết luận cần thiết.

+ Tiếp theo, G tổ chức cho H tìm ra những ND bản chất của CMHV( sự cần thiết và cách thực hiện CMHV đó) mang tính tư duy trừu tượng.

+ Cuối cùng, G hướng dẫn tổ chức cho H vận dụng tri thức ĐĐ để thực hành, luyện tập ( liên hệ thực tế, tự nhận xét hành vi bản thân và người khác, xử lí tình huống, thực hiện trò chơi..) mang tính thực tiễn khách quan.

- Logic trên được biểu diễn theo sơ đồ sau :

          Khái quát hóa                 vận dụng

M                                   B                                    T

Mẫu hành vi                   Bài học ĐĐ          Thực hành

-Truyện kể                      -yêu cầu của CMHV       -liên hệ thực tế

-Tình huống                   -Sự cần thiết                   -nhận xét hành vi

-Tranh ảnh                     -cách thực hiện               -xử lí tình huống

-Thông tin, tư liệu -thực hiện trò chơi         

KLSP :

+ Tuân thủ chặt chẽ logic trên khi dạy từng bài ĐĐ.

+ Tiết 1 chủ yếu đi từ B đến T và bắt đầu quá trình thực hành, tiết 2 hoàn toàn là luyện tập, thực hành ( B đến T)

+ Tránh hiện tượng vi phạm logic này. VD mới hình thành mẫu HVĐĐ, chưa tổ chức phát hiện bản chất CMHV mà đã cho H luyện tập, thực hành.    

VD: Bài ‘ giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng’ ( L2) thực hiện như sau :

- G giới thiệu cho H mẫu hành vi bằng cách giải quyết tình huống và rút ra bài học ĐĐ.

“ Trên xe buýt có 1 em bé đang bóc bánh ăn và đang phân vân không biết vứt vỏ ở đâu”. Nếu em là em bé, em sẽ làm ntn?

- Tiếp theo, G giúp H tìm ra những ND bản chất của CMHV:

+ Tại sao cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? ( bài 4)

+ Ntn là giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? (bài 3)

- Sau cùng, H thực hiện việc thực hành, luyện tập như: nhận xét hành vi (bài 3), liên hệ thực tế ( bài 6), xử lí tình huống và đóng vai ( bài 5).

CÂU 5.

Trong dạy học môn đạo đức thường có các tài liệu, phương tiện dạy học nào? Chỉ ra các phương tiện DH trong 1 bài cụ thể?

* Các phương tiện DH môn ĐĐ:

1. Các phương tiện in, vẽ:

a) Các tranh ảnh, hình vẽ …minh họa.

Các phương tiện này có tác dụng minh họa chủ yếu cho:

- Các tình tiết, tình huống HVĐĐ trong truyện kể.

- Mẫu hành vi theo bài ĐĐ đó.

- Các hành vi để H nhận xét.

- Các tình huống để H xử lí.

Vd: Khi dạy bài “ Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo” L1, G có thể đưa ra tranh minh họa cho mẫu hành vi:

+ Lễ phép chào hỏi thầy, cô giáo

+ Trao hay nhận đồ từ thầy, cô giáo.

+ Xin phép vào lớp, ra ngoài.

+ Gio tay xin phép (phát biểu..)

b) Các loại phiếu học tập:

- Phiếu học tập được sd rộng rãi trong DH môn ĐĐ ở tiểu học dành cho hđ các nhân hay theo nhóm.

- Phiếu học tập được sd trong quá trình hình thành tri thức mới, thực hành ở trong lớp, ngoài lớp, kiểm tra kết quả học tập của H.

2. Các phương tiện là đồ vật, mô hình.

a) Các loại đồ vật, mô hình, vật liệu tự nhiên: sd chủ yếu để tiến hành trò chơi trong đó có trò chơi sắm vai; tập luyện theo mẫu hành vi, báo cáo.

Vd: Bài “giúp đỡ người khuyết tật” L2 : tc trò chơi sắm vai trong đó 1 em H giúp người mù qua đường, cần có các phương tiện cụ thể như: cặp sách, mũ (H), gậy, kính râm( người mù).

b) Các 

loại dụng cụ

được sd chủ yếu trong quá trình thực hành, rèn luyện.

vd: bài “ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp” (L3) cần đến dụng cụ lao động như: chổi, cuốc, xẻng…

3.

Các phương tiện kĩ thuật nghe – nhìn

: máy ghi âm, máy ghi hình, máy chiếu, máy tính…

*Tài liệu học tập:

1.SGK ( L4, 5):

SGK mỗi lớp có 14 bài, có cấu trúc bao gồm những phần sau:

- giới thiệu mẫu hành vi ĐĐ: truyện kể ĐĐ; tình huống ĐĐ; thông tin, tư liệu, sự kiện; tranh ảnh.

- Ghi nhớ

- Bài tập

: khoảng 4- 6 BT gồm những dạng bài về tri thức, kĩ năng- hành vi, thái độ.

- Thực hành: nd có thể là thực hiện hành vi trong cs, vẽ tranh, điều tra…

2. Vở bài tập ( L1,2,3):

  Các bài ĐĐ từ 4 – 6 bài.

                                      Ghi nhớ: nd ngắn gon, dễ hiểu.

3. SGV

:               Một số vấn đề chung về dạy- học ĐĐ.                            Mục tiêu

                             Gợi ý dạy- học các bài trong chương trình ĐĐ      TL và PT

                             Pluc                                                                                CácHĐDH

Vd: Bài “ Cảm ơn và xin lỗi” (L1) cần chuẩn bị các phương tiện:

- dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai: đồ chơi trẻ con, đĩa bánh quy (tiết 2)

- phiếu thảo luận nhóm ( hđ 2, tiết 1) nêu mục tiêu của phiếu? mô hình, dụng cụ để làm gì

…………

CÂU 6.

: Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu tiết 1 và tiết 2 của bài đạo đức?

1.

    

Mục tiêu cơ bản của từng tiết:

Môn ĐĐ có 3 mục tiêu là tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ. Khi dạy từng bài ĐĐ, để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có thời gian. Vì vậy, tất cả các bài ĐĐ đều đc thực hiện trong 2 tiết:

- Mục tiêu cơ bản của tiết 1: giúp H nắm được những tri thức về CMHVĐĐ cho H, (yêu cầu của CMHVĐĐ,sự cần thiết, biểu hiện, cách thực hiện, ý nghĩa và bước đầu góp phần hình thành thái độ và kĩ năng- hành vi tương ứng).

- Mục tiêu cơ bản của tiết 2: tổ chức cho H hình thành kĩ năng- rèn luyện hành vi, qua đó củng cố tri thức và GD thái độ tương ứng.

2. Phân tích mqh giữa tiết 1 và tiết 2:

có mqh chặt chẽ, tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau: Tiết 1 chuẩn bị, định hướng cho tiết 2, còn tiết 2 củng cố, phát triển kết quả của tiết 1.

- Tiết 1 có tác dụng tạo

tiền đề cơ sở

cho việc luyện tập thực hành ở tiết 2. Nhờ có những tri thức được hình thành ở tiết 1, H vận dụng để hình thành cho mình những kĩ năng, hành vi tương ứng: tự nhận xét hành vi của bản thân và của người khác; xử lí tình huống ĐĐ; thực hiện trò chơi….

- Tiết 2 có tác dụng

củng cố khẳng định, khắc sâu

 kết quả của tiết 1: Việc luyện tập, thực hành ở tiết 2 đc thực hiện trên cơ sở vận dụng tri thức, cho nên,  những tri thức đó càng trở nên vững chắc.

=> mqh giữa tiết 1 và tiết 2 bảo đảm sự thống nhất giữa ý thức, hành vi, thái độ ở H (thái độ này được hình thành trong quá trình GD ý thức và kĩ năng, hành vi đạo đức).

3. VD: Bài “ giữ gìn trường lớp sạch đẹp”: (L2)

-

Tiết 1

: giúp H nắm vững tri thức cần thiết

phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

 +

Cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Tiết 2

: các em vận dụng những tri thức trên để hình thành cho mình kĩ năng, hành vi tương ứng:

+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân – đã thực hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp ntn ;

+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp – đúng hay sai, vì sao ;

+ Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cs về giữ gìn trường lớp sạch đẹp – nêu cách ứng xử và giải thích ;

+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức – đánh giá đc những nơi trong trường đã giữ gìn sạch đẹp chưa ;

+ Thực hiện hành vi tích cực trong cs hàng ngày của mình phù hợp vs các CMHV – làm các công việc khác nhau để trường lớp đc sạch đẹp.

=> Tiết 2 chủ yếu giúp H thực hành, vận dụng những tri thức đã học ở tiết 1, nhờ đó, các em ko những hình thành được kĩ năng, hành vi mà còn củng cố được những tri thức liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Sự thống nhất trên giữa tiết 1 và tiết 2 bảo đảm cho việc đồng thời hình thành ở H cả 3 mặt ý thức, kĩ năng, hành vi và thái độ, tình cảm liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

CÂU 7.

Tại sao nói: “ ND môn Đạo đức ở tiểu học đảm bảo cho H nắm được những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ thường gặp của H?

- Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của H tiểu học: H tiểu học là lứa tuổi nền tảng, tư duy trực quan, cụ thể còn chiếm ưu thế; kinh nghiệm sống còn nghèo nàn; khả năng nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, các chuẩn mực ĐĐ được đưa ra trong chương trình môn ĐĐ là những CMHV cụ thể phù hợp với khả năng nhận thức, cuộc sống thực tế của H tiểu học và tính bắt chước của các em.

- Cuộc sống cộng đồng XH nơi các em sống, sinh hoạt và học tập rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó, chương trình môn ĐĐ phải được XD sao cho những CMHV được GD cho các em mang tính phổ quát cho nhiều vùng, miền gắn liền vs cuộc sống thực của các em và giúp H vận dụng vào các  mqh ĐĐ hàng ngày của mình. Do đó, các CMĐĐ được thực hiện và xoay quanh 5 mqh thường gặp của H tiểu học như:

·

Quan hệ với

bản thân

( tự trọng, ngăn nắp, ý chí, trung thực…)

- Tự trọng: giữ lời hứa; tự làm lấy việc của mình ( L3)

- Ngăn nắp, gọn gàng: giữ gìn sách vở, đồ dùng htập, gọn gàng, ngăn nắp (l2)

- Trung thực: Cảm ơn, xin lỗi (L1), Vượt khó ( L4)…

·

Quan hệ với

gia đình

( yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, làm các công việc khác nhau để giúp đỡ…)

- Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( L1)

- Chăm làm việc nhà ( L2)….

·

Quan hệ với

nhà trường

( yêu quý, vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, yêu mến, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, giữ gìn vệ sinh, thực hiện nội quy trường, lớp, chăm chỉ học tập…)

- Với thầy cô: Lễ phép vâng lời thầy cô giáo; Biết ơn thầy cô giáo

- Với bạn bè: Em và các bạn; Quan tâm, giúp đỡ bạn.

- Với trường lớp: Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong trường học.

·

Quan hệ với

cộng đồng, XH

( yêu quê hương, đất nước, tôn trọng những nội quy, quy định nơi công cộng, tôn trọng, giúp đỡ, cư xử lịch sự với những người xung quanh…)

- Quan hệ đất nước: Em và hòa bình; Kính yêu Bác Hồ…

- ĐV người xung quanh: Lịch sự khi đến nhà người khác; Kính trọng và biết ơn người lao động…

·

Quan hệ với

môi trường TN

( yêu quý, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thiên nhiên môi trường…):

Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng; Chăm sóc cây trồng, vật nuôi…

CÂU 8.

Tại sao nói: “Nội dung môn

ĐĐ

ở tiểu học đảm bảo đc tính truyền thống và tính hiện đại, tính dân tộc và tính nhân loại trong hành vi ứng xử?

-

Khẳng định ND trên là đúng.

- H tiểu học là lứa tuổi nền tảng, tư duy trực quan, cụ thể còn chiếm ưu thế; kinh nghiệm sống còn nghèo nàn; khả năng nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, các CMĐĐ được đưa ra trong chương trình môn ĐĐ là những CMHV cụ thể, gắn liền với thực tiễn và xoay quanh các mqh hàng ngày của các em ( mqh bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng XH, môi trường tự nhiên)

Ở mỗi thời kì khác nhau, các CMHVĐĐ được thay đổi để phù hợp với xã hội nhưng vẫn dựa trên cơ sở, nền tảng của CMHVĐĐ truyền thống của dân tộc.

* Tính truyền thống thể hiện ở GD HS yêu gđ, yêu quê hương, đất nước…  

- Yêu Tổ quốc ,yêu nước là 1 truyền thống của con người VN, được hình thành qua mấy nghìn năm lịch sử, gắn liền với yêu quê hương, biết ơn quê hương và với tự hào dân tộc: (Em yêu Tổ quốc VN L5; Em  yêu quê hương L4)

- Lòng nhân ái:

là lòng thương yêu, quý mến, tôn trọng con người, hết lòng vì lợi ích, tính mạng của người khác (Tích cực tham gia các hđ nhân ái L4)

- Yêu lao động:

( Yêu LĐ L4; giữ gìn trường lớp sạch đẹp l3…)

-

Tinh thần tập thể và tính cộng đồng: ( Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng L3; Hợp tác vs những người xung quanh L5)

Tình cảm gia đình có bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em( l3); Hiếu thảo vs ông bà, cha mẹ (l4); Nhớ ơn tổ tiên (l5).

- Truyền thống tôn sư trọng đạo: (Biết ơn thầy cô giáo);

- Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn thương binh, liệt sĩ…

- Ham học hỏi, vượt khó vươn lên:

Có chí thì nên L4…

* Bên cạnh tính truyền thống những bài học ĐĐ còn đề cập đến những vấn đềmang

tính hiện đại:

- Trong bối cảnh đất nước đổi mới toàn diện , sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế nên trong ND môn ĐĐ có những CMHV liên quan đến tôn trọng, thực hiện những quy định, luật lệ của NN, XH (trật tự, VS nơi công cộng, luật lệ ATGT…); ứng xử đúng đắn với người nước ngoài, thiếu nhi quốc tế, hiểu biết và tôn trọng các tổ chức quốc tế…

Vd: + Đi bộ đúng quy định( L1); giữ gìn các công trình công cộng (L4);+; Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (L3)

*  ND môn ĐĐ đảm bảo tính

dân tộc và tính nhân loại:

- Tính dân tộc: GD HS giữ gìn các truyền thống văn hóa, dân tộc, đoàn kết sống hòa thuận, thương yêu đồng loại, đồng bào nhất là đối với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn trọng giữ gìn di sản văn hóa DT…

VD: Kính yêu Bác Hồ l3; Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo l4…

- Tính nhân loại:

những vấn đề mang tính toàn cầu như hòa bình, môi trường, bảo vệ TNTN, mqh hợp tác hữu nghị…

Vd: Em tìm hiểu về LHQ , Em yêu hòa bình); Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

 CÂU 9.

Trình bày mục tiêu môn đạo đức ở tiểu học?

* Mục tiêu về tri thức

: giúp H có những tri thức hiểu biết ban đầu về 1 số chuẩn mực, HVĐĐ và pháp luật phù hợp với lứa tuổi H tiểu học, phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em, từ đó, bước đầu các em có niềm tin ĐĐ đúng đắn.

Những tri thức này, tùy từng bài cụ thể, có thể bao gồm:

-

Yêu cầu

của CMHV.

-

Sự cần thiết

thực hiện CMHV:

+ Ý nghĩa: mqh giữa H và đối tượng liên quan đến chuẩn mực.

+ Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân H.

+ Tác hại của việc làm trái CMHV: những cái ác, điều xấu mang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân H.

-

Cách thực hiện

chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:

+ Những việc cần làm;

+ Những việc cần tránh theo chuẩn mực quy định.

*

Mục tiêu về kĩ năng, hành vi

:

H có kĩ năng vận dụng bài học ĐĐ, lựa chọn và thực hiện đc các hành vi ứng xử phù hợp với những CMHV quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện đc thói quen ĐĐ tích cực.

- Những kĩ năng, hành vi này thường bao gồm:

+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân;

+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác;

+ Biết xử lí tình huống ĐĐ tương tự trong cuộc sống;

+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài ĐĐ;

+ Thực hiện đc những hành vi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của mình phù hợp với các CMHV…

*

 Mục tiêu về thái độ

: giúp H bày tỏ được những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến các chuẩn mực, HVĐĐ từ đó có tình cảm ĐĐ bền vững.

- Những thái độ, tình cảm này bao gồm:

+ Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định;

+ Thái độ đồng tình đv hành động tích cực; thái độ phê phán đv hành động tiêu cực;

+ Tình cảm đv những đối tượng khác nhau do bài đạo đức quy định.

=> 3 mục tiêu này có mqh mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, thống nhất với nhau:

+ Tri thức, niềm tin ĐĐ có tác dụng

định hướng

cho việc thể hiện thái độ, tình cảm ĐĐ đúng đắn và hình thành kĩ năng, thực hiện hành vi và thói quen đạo đức tích cực.

+ Qua việc hình thành kĩ năng, thực hiên hành vi H sẽ được

củng cố, khắc sâu

tri thức ĐĐ,

khẳng định

thái độ và

nảy nở

tình cảm ĐĐ của mình.

+ Thái độ, tình cảm ĐĐ đúng đắn có tác dụng

kích thích

làm cho quá trình nhận thức diễn ra thuận lợi hơn có hiệu quả, thúc đẩy việc hình thành kĩ năng, rèn luyện hành vi và thói quen ĐĐ tích cực.

3. VD : Bài «giữ gìn trường lớp sạch đẹp » :

- Mục tiêu tri thức

 : H nêu lên được

+ Cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

-

Mục tiêu về kĩ năng, hành vi

 : H có những kĩ năng, hành vi :

+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân – đã thực hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp ntn ;

+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp – đúng hay sai, vì sao ;

+ Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cs về giữ gìn trường lớp sạch đẹp – nêu cách ứng xử và giải thích ;

+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức – đánh giá đc những nơi trong trường đã giữ gìn sạch đẹp chưa ;

+ Thực hiện hành vi tích cực trong cs hàng ngày của mình phù hợp vs các CMHV – làm các công việc khác nhau để trường lớp đc sạch đẹp.

- Mục tiêu về thái độ

 : H có thái độ, tình cảm :

+ Tình cảm yêu quý trường lớp của mình.

+ Thực hiện việc giũ gìn trường lớp sạch đẹp 1 cách tự giác, tích cực ;

+ Thái độ đồng tình với hành động biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp ; thái độ phê phán đối với hành động gây mất vệ sinh trường lớp.

CÂU 10.

Tại sao nói: “Môn đạo đức ở tiểu học có tác dụng định hướng cho các môn học khác về việc tích hợp ND đạo đức”?

* Để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho H, môn ĐĐ định hướng cho việc tích hợp GDĐĐ qua việc dạy các môn học khác nhau. Sau mỗi bài ĐĐ đều có 1 bài học ĐĐ được rút ra, từ đó G sẽ định hướng cho việc GDĐĐ qua việc DH các môn học khác ở tiểu học:

+ Định hướng thông qua các môn học trên lớp.

+ Định hướng thông qua các môn học ngoài lớp ( HĐGDNGLL).

Định hướng thông qua các môn học trên lớp:

VD khi dạy bài : « Em và các bạn » L1,  có thể định hướng cho G lựa chọn những bài toán có lời văn với nội dung chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ giữa bạn bè với nhau (môn Toán) ;

+  Qua môn ĐĐ tổ chức những hoạt động mang

tính chất liên môn

Khi dạy bài ĐĐ trên, G tổ chức cho H vẽ tranh theo chủ đề về những hành động, việc làm mà các em muốn thực hiện để giúp đỡ bạn bè…( Mỹ thuật) ; tổ chức cho H hát những bài hát về tình cảm bạn bè ( Âm Nhạc).

- Định hướng thông qua các môn học ngoài lớp ( HĐGDNGLL):

Bên cạnh việc tích hợp ND GDĐĐ qua các môn học ở trên lớp thì môn ĐĐ cũng có mqh mật thiết với việc tổ chức các HĐNGLL ở tiểu học. Nó có tác dụng

định hướng, làm cơ sở

cho những hoạt động GD khác nhau.

VD :+ Bài ‘ giữ gìn trường lớp sạch đẹp’ định hướng cho việc tổ chức những hoạt động như lao động, trực nhật, lao động, vệ sinh sân trường, chăm sóc cây xanh….hàng ngày, hàng tuần…

          + Chủ điểm của tháng 7 là “ Nhớ ơn….”: nhân ngày 27/7 G tổ chức cho H đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương hay các trung tâm.

=>Việc tích hợp  GDĐĐ qua các môn học, tổ chức các HĐGDNGLL như vậy vừa củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả DH môn ĐĐ vừa làm phong phú các môn học làm cho hoạt động của các em được thực hiện 1 cách tự giác hơn.

- Mqh của môn ĐĐ với các môn học khác, với HĐGDNGLL có tác dụng bảo đảm tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tục của quá trình GD H, góp phần thực hiện mục tiêu chung GD tiểu học về hình thành nhân cách cho các em.

CÂU 11.

Phân tích mối quan hệ giữa ND, PP, hình thức tổ chức DH môn đạo đức ở tiểu học?

*

ND, PP và hình thức tổ chức DH là những thành tố của hệ thống quá trình DH môn ĐĐ.

-

ND

là những CMHVĐĐ và các thành phần của nó ( tri thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm).

-

PP

là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa G và H dưới tác động chủ đạo của G với vai trò tích cực, tự giác của H nhằm giải quyết các nhiệm vụ, đạt được những mục tiêu tương ứng của môn học này.

 -

Hình thức tổ chức

là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa G và H được thực hiện theo trình tự và chế độ xác định (về không gian, thời gian, số lượng H tham gia…)

* Mối quan hệ:

+ ND quy định việc lựa chọn PP và hình thức tổ chức DH.

+ PP có nhiệm vụ giúp H chiếm lĩnh ND và quy định việc lựa chọn hình thức tổ chức.

+ Hình thức tổ chức chứa đựng và làm cho ND, PPDH được thực hiện.

* Kết luận:

Khi dạy từng bài ĐĐ, cần lựa chọn và vận dụng ND, PP, hình thức tổ chức phù hợp trong sự thống nhất với nhau.

 VD : Bài «giữ gìn trường lớp sạch đẹp » : L2

Để giúp cho H :

- biết được biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, G nên sử dụng PP tổ chức trò chơi ( trò chơi sắm vai để gq tình huống)

- Phát hiện được sự cần thiết và cách thực hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, G nên sd PP TLN.

- Vận dụng kiến thức để nhận xét việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp hay ko, G nên sd PP quan sát.

- Trình bày được kết quả điều tra từ đó định hướng cho H hành vi giữ gìn trường lớp sạch đẹp, G sd PP điều tra.

-

Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, G sd PP rèn luyện.

=>

Từ những ND và sd các PP đó, G nên sd hình thức tổ chức

DH tại hiện

trường

vì các em có thể trực tiếp tiếp xúc với những nơi xung quanh trường đã sạch hay chưa, từ đó hình thành kĩ năng, hành vi cho H. Ngoài ra, G có thể sd

hình thức hoạt động ngoại khóa,

H thực hiện những việc làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp: quét dọn, trồng cây…Việc phối hợp 2 hình thức DH đó sẽ làm cho hiệu quả DH được nâng cao.

CÂU 12.

Trình bày cụ thể các bước tiến hành của PP kể chuyện và phân tích mối liên hệ giữa chúng?

1.

               

Khái niệm:

Kể chuyện là PP dùng lời thuật lại truyện kể

ĐĐ nhằm giúp H nắm được ND và từ đó, rút ra bài học ĐĐ cần thiết.

2.

               

Các bước tiến hành:

a)

    

Bước chuẩn bị

: G cần:

-

        

Lựa chọn

câu chuyện phù hợp với bài

ĐĐ, khả năng tiếp thu của H, gây được hứng thú với các em, có tác dụng GD thiết thực, dễ rút ra được bài học ĐĐ tương ứng (truyện kể ĐĐ có thể được lấy từ nhiều nguồn: tài liệu DH môn ĐĐ, sách báo, chương trình phát thanh, truyền hình, thực tiễn cs..)

-

        

Xác định

được

tư tưởng chủ đạo

,

yêu cầu GD

, các

tình tiết cơ bản

, các t

ình

huống

ĐĐ

, các

đặc điểm nhân vật

của truyện kể nhằm nắm vững truyện kể.

-

        

Tập dượt

KC sao cho lưu loát, tự tin, không phụ thuộc vào nguồn tư liệu.

-

        

Chuẩn bị phương tiện trực quan minh họa cho truyện kể…

b)

   

Bước kể chuyện

:

-

        

G giới thiệu khái quát về truyện kể. G có thể nêu đánh giá chung về câu chuyện sắp kể nhằm giúp H định hướng tốt hơn về ND câu chuyện, nhờ đó mà việc lĩnh hội sẽ có kết quả tốt hơn.

-

        

G thuật lại truyện kể: G kể chuyện bằng ngôn ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp và kết hợp với việc trình bày trực quan.Trong quá trình kể, G có thể dừng lại ở 1 số thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi cho H đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện rồi kể tiếp. Sau đó, có thể cho h đọc lại hay kể lại chuyện.

c)

    

Bước phân tích truyện kể:

Để giúp các em nắm vững biểu tượng về CMHVĐĐ và rút ra KL thích hợp, G nêu ra 1 số câu hỏi liên quan đến ND câu chuyện.

3.

    

Phân tích mlh giữa chúng:

-

        

Bước 1 có tác dụng chuẩn bị cho bước 2 và bước 3.

-

        

Bước 2 kiểm định tính hợp lí cho sự chuẩn bị ở bước 1, là cơ sở cho việc đánh giá truyện kể ở bước 3.

-

        

Bước 3 khẳng định kết quả chung của bước 1 và bước 2.

4.

    

Kết luận:

Cần đảm bảo sự thống nhất giữa các bước của PP kể chuyện.

CÂU 12.

Trình bày cụ thể các bước tiến hành của PP kể chuyện và phân tích mối liên hệ giữa chúng?

1.

               

Khái niệm:

Tổ chức điều tra là PP tổ chức cho H tìm hiểu thực trạng những vấn đề thực tế xung quanh liên quan đến bài ĐĐ.

-Tác dụng:

Điều tra là cầu nối quan trọng giúp H vận dụng kiến thức ĐĐvào cuộc sống, mở rộng hiểu biết về thực tiễn cs xung quanh, hòa nhập vào cộng đồng XH , gắn việc học tập ở trường với thực tế XH.

Qua đó, các em có thái độ trách nhiệm đối với những vấn đề mà XH quan tâm; định hướng cho việc thực hiện HVĐĐ của mình 1 cách thích hợp, tự giác.

ð

   

Điều tra giúp H hình thành KNS quan trọng – biết phát hiện và GQVĐ cuộc sống đòi hỏi.

2.

               

Các bước tiến hành:

a)

Bước chuẩn bị:

G cần:

- Xác định ND điều tra: Căn cứ vào tính chất của bài ĐĐ, khả năng và kinh nghiệm của H…để xđ công việc điều tra cho phù hợp.

- Dự kiến kết quả điều tra của H: thông tin cụ thể, phiếu cần hoàn thành…

- Chuẩn bị phiếu điều tra: Phiếu điều tra cần được thiết kế thích hợp để giúp H ghi lại kết quả cho thuận lợi và sau này nộp lại cho G hay trình bày ở lớp.

- Dự kiến thời gian, địa điểm, cách tiến hành điều tra của H, cách đánh giá kết quả, phối hợp với các lực lượng GD để hỗ trợ H….

b)

Bước giao nhiệm vụ:

thường được thực hiện vào cuối tiết 1 của bài ĐĐ. Khi đó, G giúp H nắm vững:

- ND điều tra;

- Cách tiến hành, cách ghi chép;

- Địa điểm điều tra;

- Yêu cầu về kết quả, sản phẩm;

- Thời gian và thời hạn hoàn thành;

- Dự kiến cách đánh giá ( H nộp phiếu điều tra hay báo cáo trước lớp)

Sau đó, G phát phiếu điều tra cho các em.

c)

Bước điều tra của H:

Theo nhiệm vụ được giao, H thực hiện việc điều tra và hoàn thành các phiếu theo yêu cầu như phiếu điều tra, phiếu báo cáo để sau này nộp lại cho G hoặc báo cáo trình bày trước lớp.

3. Phân tích mlh giữa chúng:

-

        

Bước 1 có tác dụng chuẩn bị cho bước 2 và bước 3.

-

        

Bước 2 thể hiện sự chuẩn bị ở bước 1, chuẩn bị cho bước 3.

-

        

Bước 3 khẳng định sự chuẩn bị của bước 1 và bước 2.

4.Kết luận:

Cần đảm bảo sự thống nhất giữa các bước của PP điều tra.

CÂU 14.

Trình bày cụ thể các bước tiến hành của PP rèn luyện và phân tích mối liên hệ giữa chúng?

1.Khái niệm:

Rèn luyện là PP tổ chức cho H thực hiện những hành vi, công việc trong cuộc sống hàng ngày theo bài đạo đức.

Tác dụng:

Việc rèn luyện có tác dụng to lớn trong việc hình thành ở H hành vi, thói quen đạo đức.

2.Các bước tiến hành:

a)Bước chuẩn bị

: G cần:

-

        

Xác định ND rèn luyện:

Căn cứ vào tính chất của bài ĐĐ, mục tiêu của bài, khả năng và kinh nghiệm của H, điều kiện thực tế xung quanh…để xđ hành vi, công việc mà các em cần thực hiện cho phù hợp.

- Dự kiến kết quả, sản phẩm hđ của H qua rèn luyện: kết quả của buổi lao động, những loại phiếu mà các em cần hoàn thành…

- Dự kiến thời gian tổ chức: có những loại công việc do G tổ chức cho các em ko thường xuyên và những loại công việc được H tự giác thực hiện tích cực…

- Chuẩn bị phiếu rèn luyện: Phiếu rèn luyện cần được thiết kế thích hợp để giúp H ghi lại quá trình, công việc, kết quả hđ và sau này nộp lại cho G hay trình bày ở lớp.

- Dự kiến thời gian, địa điểm tiến hành, việc phân công H theo tổ, nhóm, cá nhân, cách đánh giá, phối hợp với các lực lượng GD để hỗ trợ H….

b)

Bước giao nhiệm vụ:

thường được thực hiện ở phần hướng dẫn tự học  (cuối tiết 1 hay cuối tiết 2 – nếu công việc đc tiến hành vào thời gian NGLL). Khi đó, G giúp H nắm vững:

- ND công việc cần thực hiện và những kết quả cần đạt;

- Cách tiến hành thực hiện công việc; cách ghi phiếu rèn luyện;

- Địa điểm và thời gian;

- Dự kiến cách đánh giá ( H nộp phiếu điều tra hay báo cáo trước lớp)

Sau đó, G phát phiếu rèn luyện cho các em và hd H ghi lại quá trình thực hiện công việc vào phiếu rèn luyện hoay phiếu báo cáo ( nếu cần).

c)

Bước điều tra của H:

Theo nhiệm vụ được giao, H thực hiện những hành vi, công việc được giao chủ yếu vào thời gian ngoài giờ học - ở gđ, nhà trường, XH. Các em ghi lại những công việc mình làm vào phiếu rèn luyện và hoàn thành báo cáo để sau này nộp lại cho G hoặc báo cáo trình bày trước lớp.

3. Phân tích mlh giữa chúng:

-

        

Bước 1 có tác dụng chuẩn bị cho bước 2 và bước 3.

-

        

Bước 2 khẳng định tính hợp lí cho sự chuẩn bị ở bước 1, là cơ sở cho việc đánh giá truyện kể ở bước 3.

-

        

Bước 3 khẳng định kết quả chung của bước 1 và bước 2.

4.Kết luận:

Cần đảm bảo sự thống nhất giữa các bước của PP rèn luyện.

CÂU 15.

Nêu mục tiêu, nội dung, PPDH cơ bản thường sử dụng trong tiết 1 của bài đạo đức? KLSP.

Tiết 1 là 1 trong 2 tiết của bài đạo đức.

- Mục tiêu của tiết 1: H nắm được những tri thức cần thiết của CMHV: tức là giúp H phát biểu được yêu cầu của CMHV, sự cần thiết của thực hiện CMHV ( ý nghĩa, tác dụng, tác hại); cách thực hiện (những việc cần làm, cần tránh).

- Nội dung

: được quy định bởi mục tiêu đã xác định phù hợp với tính chất của bài ĐĐ, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng, kinh nghiệm của H …. ND gồm:

+

ND của mẫu HV

: G giới thiệu mẫu HV tích cực hay tiêu cực thông qua các hình thức truyện kể, tình huống ĐĐ, tranh ảnh…

+

ND bản chất của CMHV

: G cần xác định những ND liên quan đến các câu hỏi: Tại sao các em thực hiện CMHVĐĐ đó và thực hiện nó ntn?

+

ND củng cố, luyện tập

: G dự kiến cụ thể về những tấm gương, hành vi của H hay người khác, sự vật, hiện tượng xung quanh liên quan đến bài ĐĐ sẽ được nêu ra khi liên hệ thực tế cùng những kết luận rút ra từ đó. G xây dựng ND bài tập thực hành, nhận xét HVĐĐ, xử lí tình huống ĐĐ.

+ Ngoài ra, G cần xác định ND của phương tiện trực quan, các phiếu học tập.

- Phương pháp:

Kể chuyện, hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi.

- KLSP:

+

G cần xác định được mục tiêu chủ yếu của bài, từ đó vận dụng ND, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

+

Bảo đảm logic của bài lên lớp tiết 1.

+

Xác định được những bài ĐĐ có tính đồng tâm với bài đang giảng dạy.

+

Lựa chọn, sử dụng kết hợp các PPDH phù hợp với mục tiêu và ND nhằm hình thành tri thức về CMHVĐĐ cho H ở tiết 1.

+

G cần dựa và đặc điểm tâm sinh lí của H, thực tế khách quan, đặc điểm nhận thức để xác định PPDH phù hợp và có những yêu cầu phù hợp với H.

CÂU 16.

Nêu mục tiêu, nội dung, PPDH cơ bản thường sử dụng trong tiết 2 của bài đạo đức? KLSP.

Tiết 2 là 1 trong 2 tiết của bài đạo đức.

- Mục tiêu:

Tiết 2 Rèn kĩ năng hành vi cho H và bày tỏ thái độ tương ứng đồng thời định hướng cho các em tiếp tục rèn luyện, thực hiện

HVĐĐ

mọi lúc, mọi nơi từ đó tạo thành thói quen tích cực bền vững.

Trong đó, cần xác định rõ H cần phải có kĩ năng gì ( tự nhận xét hành vi của bản thân, NX, đánh giá hành vi của người khác, xử lí tình huống…)

- Nội dung:

Việc xác định ND của bài lên lớp tiết 2 dựa vào các mục tiêu cơ bản của tiết 1, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức, kinh nghiệm của H, điều kiện thực tế xung quanh. ND gồm:

+

Những HVĐĐ để H nhận xét.

+

Một số tình huống để H xử lí.

+

Những ý kiến để H bày tỏ thái độ.

+ ND

của trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai.

+ N

D của các bản báo cáo về quá trình rèn luyện, kết quả của điều tra.

+

HV

ĐĐ cần được tổ chức cho các em thực hiện.

Phương pháp:

tổ chức trò chơi, báo cáo, rèn luyện, điều tra…

- KLSP:

+ Cần xác định đúng mục tiêu cơ bản của tiết 2 từ đó lựa chọn, vận dụng ND, PP, hình thức tổ chức DH phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.

+ Cần tổ chức kiểm tra bài cũ 1 cách thích hợp phục vụ cho việc tiến hành tiết 2 có hiệu quả.

+ G cần thiết kế, điều chỉnh ND, PP, hình thức tổ chức cho phù hợp.

+ G cần chủ động, sáng tạo và phải luôn giữ vai trò chủ đạo của mình, đề cao vai trò chủ thể tích cực, tự giác của H.

CÂU 17. Tại sao cần xác định mục tiêu trước khi thiết kế ND chi tiết của kế hoạch bài học. Chọn 1 bài trong SGK phân tích các mục tiêu?

Câu 18. Trình bày khái quát những đặc điểm trong môn đạo đức?

Những đặc điểm của môn đạo đức giúp phân biệt nó với các môn học khác:

1.

Tính cụ thể của các CMHVĐĐ:

Môn

ĐĐ bao gồm các CMHVĐĐ phù hợp với lứa tuổi H tiểu học. Các CMHV này thường được thực hiện dưới mẫu hành vi cụ thể phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của các em.Tư duy của H tiểu học chủ yếu là trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng kém phát triển, vì vậy cần sử dụng những hành vi cụ thể mang tính thực tiễn.

- So với L1 2 3 thì L4 5 các CMHV có tính khái quát cao hơn:

VD bài “Chăm làm việc nhà” cụ thể hóa những việc H giúp phải làm để giúp đỡ người trong gia đình.

- Các mẫu hành vi cụ thể được thực hiện qua các câu chuyện kể, hình bóng nói, các tình huống ĐĐ, trò chơi học tập.

2. Các CMHVĐĐ  được thực hiện theo nguyên tắc đồng tâm:

- Tính lặp lại: Các CMHVĐĐ cùng chủ đề ở các lớp trên lặp lại ở lớp dưới.

- Tính nâng cao dần: Các CMHVĐĐ mặc dù lặp lại nhưng chúng được nâng cao và mở rộng hơn.

VD:

Trong mqh với gia đình:

·

L1 có bài “ Gia đình em” giới thiệu các thành viên trong gia đình và những việc làm phù hợp.

·

L2 có bài “ Chăm làm việc nhà” đi sâu hơn cụ thể hóa những việc H phải thực hiện trong mqh gia đình.

·

L3 có bài “ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em”: đối tượng đã được mở rộng, họ biết thể hiện tình cảm đối với các thành viên trong gia đình.

·

L4

có bài “ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”: phạm vi tình cảm rộng hơn trừu tượng hơn.

·

L5 có bài “ Nhớ ơn tổ tiên”: đối tượng đã được mở rộng, H ko chỉ thể hiện tình cảm với những người đang hiện hữu mà còn nhớ đến những người đã khuất, tổ tiên gia đình mình.

-

T

uy nhiên, tính đồng tâm trong các CMHVĐĐ thể hiện không đồng đều, có mqh ĐĐ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng có hành vi chỉ lặp lại 1 lần.

3. Logic về quá trình hình thành CMHVĐĐ:

Một CMHV

ĐĐ hình thành theo quy trình từ mẫu HV đến bài học ĐĐ đến thực hành.

- DH ĐĐ được hình thành theo quy luật nhận thức chung: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan.

- Một bài học ĐĐ được tiến hành theo các giai đoạn sau:

+ giới thiệu mẫu HVĐĐ giống như 1 biểu tượng cụ thể về CMHVĐĐ mang tính trực quan, sinh động.

+ tổ chức cho H phát hiện ra CMHV, sự cần thiết và cách thực hiện thông qua trao đổi, thảo luận TLCH (mang tính tư duy trừu tượng).

+ tổ chức cho H vận dụng liên hệ thực tế, nhận xét đánh giá (hành vi bản thân, xử lí các tình huống ĐĐ, sắm vai…)

          Khái quát hóa                 vận dụng

M                                   B                                    T

Mẫu hành vi                   Bài học ĐĐ          Thực hành

-Truyện kể                      -yêu cầu của CMHV       -liên hệ thực tế

-Tình huống                   -Sự cần thiết                   -nhận xét hành vi

-Tranh ảnh                     -cách thực hiện               -xử lí tình huống

-Thông tin, tư liệu -thực hiện trò chơi.

4. Tất cả các bài ĐĐ đều được dạy trong 2 tiết :mỗi tiết thực hiện những mục tiêu khác nhau:

Tiết 1:

Giúp H hiểu đc tri thức về CMHVĐĐ (biểu hiện cụ thể của CMHVĐĐ và cách thực hiện CMHVĐĐ) đồng thời bước đầu giúp hs rèn luyện kĩ năng hành vi tương ứng.

Tiết 2:

Rèn kĩ năng hành vi cho H và bày tỏ thái độ tương ứng  đồng thời định hướng cho các em tiếp tục rèn luyện, thực hiện HVĐĐ mọi lúc, mọi nơi từ đó tạo thành thói quen tích cực bền vững.

=> 2 tiết có mqh chặt chẽ : Tiết 1 chủ yếu hình thành tri thức đó chính là căn cứ cơ sở để H có thể thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ ở tiết 2. Tiết 2 chủ yếu rèn luyện kĩ năng, hành vi, bày tỏ thái độ tương ứng đó chính là nhằm mục tiêu củng cố các tri thức đã đc học ở tiết 1.

CÂU 19.

Có thể giúp H chiếm lĩnh từng mục tiêu DH môn ĐĐ một cách riêng biệt được không ? Vì sao ? Lấy mục tiêu của 1 bài để minh họa ?

1. Khẳng định là ko.

2. giải thích : Bởi vì 3 mục tiêu cơ bản tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ có quan hệ mật thiết với nhau :

-

Tri thức

định hướng, làm nảy sinh nhu cầu hình thành kĩ năng, thực hiện hành vi và thể hiện thái độ. ;

-

Kĩ năng, hành vi

củng cố tri thức và khẳng định làm nảy nở thái độ, tình cảm.

-

Thái độ, tình cảm

thúc đẩy quá trình nhận thức (có được tri thức), kích thích con người hành động (dẫn đến kĩ năng, hành vi).

=> Như vậy, ba mặt tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ thống nhất lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, cho nên không thể tách rời từng mặt một cách tuyệt đối.

3. VD : Bài «giữ gìn trường lớp sạch đẹp » :

- Mục tiêu tri thức

 : H nêu lên được

+ Cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

+ Các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

-

Mục tiêu về kĩ năng, hành vi

 : H có những kĩ năng, hành vi :

+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân – đã thực hiện việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp ntn ;

+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác liên quan đến giữ gìn trường lớp sạch đẹp – đúng hay sai, vì sao ;

+ Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cs về giữ gìn trường lớp sạch đẹp – nêu cách ứng xử và giải thích ;

+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức – đánh giá đc những nơi trong trường đã giữ gìn sạch đẹp chưa ;

+ Thực hiện hành vi tích cực trong cs hàng ngày của mình phù hợp vs các CMHV – làm các công việc khác nhau để trường lớp đc sạch đẹp.

- Mục tiêu về thái độ

 : H có thái độ, tình cảm :

+ Tình cảm yêu quý trường lớp của mình.

+ Thực hiện việc giũ gìn trường lớp sạch đẹp 1 cách tự giác, tích cực ;

+ Thái độ đồng tình với hành động biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp ; thái độ phê phán đối với hành động gây mất vệ sinh trường lớp.

CÂU 20. Tại sao nói : chương trình môn Đạo đức ở tiểu học đảm bảo được tính cơ bản, hiện đại, thiết thực gắn với thực tiễn hiện nay ?

1.

    

Các CMHVĐĐ trong chương trình cần phải đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn Việt Nam.

- GDĐĐ cho H tiểu học là giúp các em ứng xủ đúng đắn về mặt ĐĐ trong cs hàng ngày theo các CMĐĐ xã hội.

- Các chuẩn mực này phải phản ánh được những đòi hỏi, theo kịp đà phát triển của XH.

2. Chứn minh các CMHVĐĐ trong chương trình môn ĐĐ bảo đảm được tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn Việt Nam.

a) Chúng phản ánh được các mqh thường gặp hàng ngày của H tiểu học :

·

Quan hệ với

bản thân

( tự trọng, ngăn nắp, ý chí, trung thực…)

VD: trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập…

·

Quan hệ với

gia đình

( yêu quý, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, làm các công việc khác nhau để giúp đỡ…)

Vd: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ…

·

Quan hệ với

nhà trường

( yêu quý, vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, yêu mến, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, giữ gìn vệ sinh, thực hiện nội quy trường, lớp, chăm chỉ học tập…)

Vd:

·

Quan hệ với

cộng đồng, xã hội

( yêu quê hương, đất nước, tôn trọng những nội quy, quy định nơi công cộng, tôn trọng, giúp đỡ, cư xử lịch sự vs những người xung quanh…)

Vd:

·

Quan hệ với

môi trường TN

( yêu quý, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thiên nhiên môi trường…)

Vd:

b)  Chúng giúp H hòa nhập cs hiện đại trong bối cảnh đất nước đổi mới toàn diện, sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập quốc tế nên trong ND môn ĐĐ có những CMHV liên quan đến tôn trọng, thực hiện những quy định, luật lệ của NN, XH (trật tự, vệ sinh nơi công cộng, luật lệ ATGT…); ứng xử đúng đắn với người nước ngoài, thiếu nhi quốc tế, hiểu biết và tôn trọng các tổ chức quốc tế…

Vd: + Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (L3); Em tìm hiểu về LHQ , Em yêu hòa bình (L5); …

c) Bên cạnh việc đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, thiết thực thì các CMHVĐĐ còn phải gắn với thực tiễn VN, nghĩa là các CMHVĐĐ phải phù hợp với lối sống, cách sống của con người VN như: kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn…

     VD: Nhớ ơn tổ tiên; Kính già, yêu trẻ; Kính yêu Bác Hồ…

CÂU 21. Phân tích các mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá trong môn Đạo đức ? KLSP ?

* Khái niệm :

-

Kiểm tra

là quá trình tìm kiếm, thu thập, phát hiện những thông tin về quá trình, kết quả H tiếp thu, thực hiện bài đạo đức.

-

Đánh giá

là quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra trên cơ sở đối chiếu mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được…

Việc đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của H có thể được biểu hiện qua thái độ và nhận xét của G.

-

Kiểm tra và đánh giá là 1 khâu quan trọng của  quá trình DH môn ĐĐ, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và hiệu quả DH – « kiểm tra, đánh giá ntn thì dạy và học sẽ như thế ».

-

Kiểm tra cung cấp những thông tin cần thiết cho đánh giá.

-

Đánh giá dựa vào những thông tin có được nhờ kiểm tra.

* Kết luận :

- Cần kiểm tra 1 cách toàn diện, thu thập những thông tin khách quan để đánh giá được công bằng.

- Cần tiến hành đánh giá theo những kết quả mà kiểm tra mang lại.

- Cần đảm bảo sự thống nhất giữa kiểm tra và đánh giá.

VD : Khi KTBC «  Lịch sự khi đến nhà người khác », G đặt câu hỏi :

Để thể hiện thái độ lịch sự khi đến nhà người khác, em cần phải làm gì ?

 Dựa vào câu TL của H, G có thể đánh giá được mức độ năm bắt kiến thức bài học của H, từ đó, xếp loại H ở mức độ hoàn thành (A) hay chưa hoàn thành (B).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: