chương

Môn đạo đức ở tiểu học (vị trí, mục tiêu, đặc điểm):
+ Vị trí:
- Môn Đạo đức là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục Tiểu học, vì nó đóng góp vào mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học như được quy định trong Luật Giáo dục 2019, Điều 29. Mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Môn học bắt buộc, chủ đạo trong giáo dục đạo đức ở Tiểu học: Chức năng của môn Đạo đức là giáo giục đạo đức cho học sinh tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức được quy định trong chương trình môn học này. Để thực hiện điều này, môn Đạo đức thực hiên ba nhiệm vụ:
+ Hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức ( tri thức và niềm tin) từ đó, định hướng cho các em những giá trị đạo đức phì hợp với những chuẩn mực được quy định trong chương trình môn Đạo đức.
+ Giáo dục cho học sinh những xúc cảm, thái độ, tình cảm, đạo đức đúng đắn liên quan đến các chuẩn mực hành vi quy định
+ Hình thành cho các em những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực trên cơ sơ đó, rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
Như vậy các môn họ khác không thể thay thế môn đạo đức vì:
+ Môn đạo đức thực hiện đồng thời cả ba nhiệm vụ giáo dục đạo đức
+ Nội dung môn đạo đức bao gồm hệ thống các chuẩn mực đạo đức tương ứng với các tình huống thường gặp của học sinh trong cuộc sống của mình.
+ Môn Đạo đức có khả năng hình thành cho học sinh những hành vi đạo đức một cách thường xuyên, có hệ thống.
- Được thực hiện trong hoạt động dạy và học chính khóa độc lập: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được thực hiện theo hai con đường cơ bản là qua quá trình dạy học các môn học khác nhau (các bài thơ, truyện kể chứa đựng những nội dung giáo dục; khai thác những chuẩn mực đạo đức liên quan trong chương trình môn Tiếng Việt và giáo dục nét tính cách tích cực như tính cẩn thận, lòng kiên trì, tính chính xác, biết tôn trọng sự thật,.. trong việc dạy học toán) và qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (như văn nghệ , báo tường, hái hoa dân chủ, tham quan, cắm trại, lao động,... qua tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động chủ điểm). Tuy nhiên, việc giáo giục đạo đức qua các môn học và quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học chưa thực sự có tính hệ thống nên hiệu quả giáo dục còn hạn chế. Vì vậy cần có môn học với chức năng chủ yếu là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu hoc một cách hệ thống - đó là môn Đạo đức.
- Tạo nền tảng cho việc học các môn liên quan:
Theo mục tiêu giáo dục tiểu học, sau khi học xong tiểu học có kết quả, học sinh sẽ học tiếp lên trung học cơ sở. Trong những môn học ở cấp học này Giáo dục công dân là môn học có chức năng giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Môn Đạo đức ở tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi cụ thể sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình dạy học môn Giáo dục công dssn mà nội dung gồm những phẩm chất, bổn phận đạo đức và pháp luật với mức độ khái quát cao hơn, sâu sắc hơn.
Như vậy môn Đạo đức đống vai trò cục kì quan trọng không chỉ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mà còn là cơ sở để thực hiện quá trình dạy học môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở.
+ Mục tiêu :
- Giúp học sinh hình thành nền tảng đạo đức trong nhân cách thông qua hệ thống chuẩn mực được quy định trong chương trình sách giáo khoa.
Mục tiêu về tri thức: Sau khi học xong môn học này học sinh nêu lên được những tri thức cơ bản, cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tuổi, phản ánh các mối quan hệ hàng ngày thường gặp của các em, từ đó bước đầu tạo cho các em có niềm tin đạo đức đúng đắn. Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin và nhờ đó học sinh mới có được ý thức đạo đức tự giác. Những tri thức này, tùy bài đạo đức cụ thể có thể bao gồm:
+ Yêu cầu của chuẩn mực hành vi
+ Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi
Mục tiêu về kĩ năng hành vi: Sau khi học xong môn học này, học sinh có những kĩ năng vận dụng bài học đạo đức, lựa chọn và thực hiện được các hành vi phù hợp với những chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em được rèn luyện được thói quen đạo đức tích cực. Những kĩ năng, hành vi này thường bao gồm:
+ Biết tự nhận xét hành vi của bản thân
+ Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác
+ Biết xử lý những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống
+ Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi, hoạt cảnh...
+ Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức
+ Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuốc sống hằng ngày của mình phù hợp với các chuẩn mực hành vi
Mục tiêu về thái độ: Sau khi học môn này, học sinh bày tỏ được những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến những hành vi đạo đức và từ đó, có tình cảm đạo đức bền vững. Những thái độ tình cảm này bao gồm:
+ Thái độ tự giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định
+ Thái độ đồng tình với hành động tích cực; thái độ phê phán đối với hành động tiêu cực
+ Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quy định
+ Đặc điểm:
- Xây dụng theo nguyên tắc đồng tâm: Ở học sinh tiểu học, kinh nghiệm sống ngày càng phong phú, khả năng nhận thức càng được nâng cao theo độ tuổi. Do đó các chuẩn mực hành vi trong chương trình cũng phải được nần cao tương ứng.
- Tính đồng tâm thể hiện ở chỗ:
+ Các chuẩn mực cùng chủ đề thì lặp đi, lặp lại từ lớp dưới lên lớp trên.
+ Càng lên lớp trên thì yêu cầu tính khái quát của chúng cũng được nâng cao.
Ví dụ những chuẩn mực hành vi liên quan đến việc học tập gồm:
+ Đi học đều và đúng giờ ( lớp 1)
+ Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( lớp 2)
+ Chăm chỉ học hành ( lớp 2 )
+ Tự làm lấy việc của mình ( lớp 3 )
+ Vượt khó trong học tập ( lớp 4)
Đặc điểm này đảm bảo tính vừa sức trong dạy học và liên quan đến khả năng nhận thức chung của từng khối lớp.
- Thực hiện bằng hoạt động giáo dục: Việc hình thành nhân cách được thực hiện qua hoạt động và giao tiếp. Hoạt động, giao tiếp càng đa dạng, phong phú thì việc giao dục càng hiệu quả. Vì vậy cần phải biến bài đạp đức thành hoạt động giáo dục mà ở đó các em được nói nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn tro đổi hợp tác với nhau nhiều hơn, vận dụng tri thức và kĩ năng vào thực tiễn nhiều hơn được thực hiện hành vi trong cuộc sống nhiều hơn...
- Tính cụ thể trong chuẩn mực cao: Học sinh tiểu học có tư duy trực quan cụ thể, kinh nghiệm sống hạn chế và khả năng nhận thức còn hạn chế. Vì vậy, môn Đạo đức trong giáo dục tiểu học đưa ra những chuẩn mực hành vi cụ thể, phù hợp với khả năng nhận thức và cuộc sống hàng ngày của học sinh. Các chuẩn mực này giúp học sinh nhận thức được tình huống cụ thể và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, thay vì những khái niệm trừu tượng và lí luận cao cả.

Ví dụ các chuẩn mực hành vi được giáo dục cho học sinh tiểu học có thể là: "Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ", "Chăm làm việc nhà" và "Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em". Những chuẩn mực này tập trung vào việc rèn luyện hành vi cụ thể và khả năng bắt chước của học sinh, đồng thời phù hợp với khả năng nhận thức và cuộc sống thực tế của họ.
- Đảm bảo theo logic nhận thức: Quá trình hình thành một chuẩn mực hành vi được thực hiện theo logic sau: Từ một hiện tượng, hành vi cụ thể học sinh đi đến kết luận khái quát về chuẩn mực hành vi, từ kết luận này, các em vận dụng vào thực tế để hình thành kĩ năng, hành vi tương ứng. Vì vậy, một bài đạo đức được tiến hành theo các giai đoạn cơ bản sau:
+ Trước hết giáo viên giới thiệu cho học sinh một hành vi đạo đức mang tính trực quan sinh động để các phân tích và rút ra kết luận cần thiết
+ Tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm ra bản chất của chuẩn mực hành vi (sự cần thiết và cách thực hiện nó) mang tính tư duy trừu tượng
+ Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho các em vận dụng tri thức đạo đức để thực hành, luyện tập mang tính thực tiễn khách quan.
- Thời gian mỗi bài chia ra nhiều tiết:
Môn Đạo đức có ba mục tiêu là tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ. Khi dạy từ bài đạo đức, để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có thời gian. Vì vậy, mỗi bài đọa đức được thực hiện trong 2 tiết:
Tiết 1:
+ Giúp học sinh nắm vững được những tri thức cần thiết về chuẩn mực hành vi
+ Giáo dục cho các em những thái độ đúng đắn liên quan đến bài đạo đức
+ Tổ chức cho học sinh củng cố tri thức đạo đức để hình thành kĩ năng tương ứng
+ Định hướng cho các em thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống của mình
Tiết 2:
+ Tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập để hình thành những kĩ năng hành vi phù hợp
+ Định hướng cho các em tiếp tục rèn luyện, thực hiện hành vi đạo đức ở mọi nơi, mọi lúc, sao cho phù hợp với chuẩn mực quy định và nhờ đó, có được thói quen tích cực bền vững.
Tiết 1 và tiết 2 có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau: tiết 1 chuẩn bị, định hướng cho tiết 2; còn tiết 2 củng cố, phát triển kết quả của tiết 1.
Phương pháp dạy học: trực quan, luyện tập và kể chuyện.
Vận dụng
Lựa chọn một nội dung thuộc môn đạo đức ở tiểu học hiện hành và thiết kế 01 kế hoạch dạy học bằng các phương pháp dạy học chủ đạo sau:
- Trực quan
- Luyện tập
- Kể chuyện

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ontap