Câu 2. Khái niệm đánh giá đất đai Phần 2

Câu 2. Khái niệm đánh giá đất đai

Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.

Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại           sử dụng đất yêu cầu phải có.

Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông  tin về  đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.

1.2.1.5. Đánh giá đất đai  theo FAO

  Nhận thức được tầm quan trọng , cấp thiết của thực tiễn sản xuất  là cần phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai      

Năm 1970, tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng "Đề cương đánh giá đất đai". Các nhà nghiên cứu đánh giá đất cũng đã nhận thấy những nỗ lực không thể đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải có sự thống nhất về các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đai chung trên phạm vi toàn thế giới.

Kết quả là Uỷ ban Quốc tế  nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức  FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.

Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework  for land Evaluatinon,1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này được tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp cụ thể như:

      - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời.

      - Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới.

      - Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp.

      - Đánh giá đất cho sự nghiệp phát triển nông thôn.

      - Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất .

* Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO

- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được.

- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh: tự  nhiên, kinh tế xã- hội và môi trường.

- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản xuất.

- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, bởi do sự khác biệt về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định trong đánh giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử dụng này, song lại không phải là yếu tố hạn chế cho các loại hình sử dụng khác.

- Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ ) và Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào khả năng thích hợp điều kiện tự nhiên đối với  (LUT), rất ít quan tâm đến những yếu tố kinh tế  và xã hội điều này có thể đưa đến những sai lệch trong áp dụng các kết quả đánh giá vì chúng không phù hợp với điều kiện, kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế- xã hội liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa cho việc xác định và lập kế hoạch cho sử dụng đất.

- Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất liên quan đến các vấn đề về môi trường trong phương pháp đánh giá đất của Mỹ và của  FAO là rất có ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất có vấn đề và dễ bị suy thoái.

* Tóm lại:

- Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và của Hoa kỳ, đồng thời bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá thích hợp  đất đai cho các mục đích khác nhau.

- Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế giúp các nhà khoa học có được tiếng nói chung, trong trao đổi thông tin,  kiến thức trong đánh giá sử dụng đất giữa các quốc gia trên thế giới.

- Điểm ưu việt nổi bật của phương pháp FAO là rất quan tâm đến khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm toàn thế giới cũng như ở từng quốc gia riêng rẽ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: