.....

ĐỀ CƯƠNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
1. Nghĩa của từ là gì ? Trình bày các ví dụ minh họa.
Từ là một trong những đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Nghĩa của từ là một hợp thể phức tạp. Nó có quan hệ với mảng hiện thực mà nó biểu thị, có quan hệ với nhận thức, khái niệm, có quan hệ với người sử dụng và có quan hệ với các đơn vị của từ vựng khác trong hệ thống.
Nghĩa sở chỉ (denotative meaning):
Là mối liên hệ giữa từ với đối tượng mà từ biểu thị.
Đối tượng mà từ biểu thị hay gọi tên không phải chỉ sự vật mà còn là các quá trình, thuộc tính, hành động…(sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động…->cái sở chỉ)
Cái sở chỉ có thể có thực hoặc không có thực.
Ví dụ: đất, nước, hoa, mưa, nắng (có thực)
ma, quỷ, tiên, thiên đường, địa ngục,.. (không có thực).
Mối quan hệ giữa từ và cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
Nghĩa sở biểu (significative meaning)
Là mối quan hệ của từ với ý (ý niệm- sinification), tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện.
Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu
Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu. Nói đến nghĩa của từ-> nghĩa sở biểu.
Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning):
Là mối quan hệ giữa từ với người sử dụng nó (người nói, người viết, người nghe, người đọc).
Người sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn không thờ ơ đối với từ ngữ được dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình với từ ngữ và qua đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ ngữ. Quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa sở dụng.
Ví dụ: Tôi tặng anh quyển sách.
      Tôi tặng cho nó một cái tát.
Đây là nét nghĩa ngữ dụng chứ không phải là nghĩa. Nó nằm trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.
Ví dụ: ăn, xơi, tọng, hốc… khác nhau ở nét nghĩa
Nghĩa cấu trúc (structural meaning)
Là mối quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống từ vựng được gọi là nghĩa kết cấu.
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục:
+ Trục đối vị (trục dọc/paradimatical axis)
+ Trục ngữ đoạn (trục ngang/ syntagmatical)
Quan hệ của từ với các từ khác trên trục đối vị được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị.
Quan hệ của từ với từ khác trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay ngữ trị.
Nghĩa cú pháp hay ngữ trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp cú pháp của từ đó. Khả năng kết hợp từ vựng là khả năng kết hợp của các nghĩa, còn khả năng kết hợp cú pháp là khả năng dùng các từ trong những cấu trúc nào đó.

2. Âm tiết là gì ? Trình bày đặc điểm của âm tiết tiếng Việt. Lấy ví dụ minh họa.
Âm tiết trùng với tiếng ,hình vị và đều có thanh điệu.
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong lời nói.
Âm tiết có tính chất trọn vẹn,được phát một hơi,nghe thành một tiếng mà chúng ta có thể nhận biết được nhờ năng lực thính giác.
Âm tiết là âm đoạn tự nhiên nhỏ nhất không thể phân chia được nữa trong chuỗi lời nói.

Ví dụ :      Tôi /sống/ở/Hà/Nội/.
      Anh/ấy/đang/làm/bài/thi/.
                He/is/a/doc/tor/.

Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
Có tính độc lập cao
Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách  và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.
Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đóchính là một nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
Có một cấu trúc chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.



3. Âm vị và âm tố khác nhau như thế nào ? cho ví dụ minh họa.

Âm vị Âm tố
Là đơn vị trừu tượng
Ví dụ : tiếng Việt có một âm vị [n] nhưng trong lời nói hàng ngày có nhiều âm [n] cụ thể khác nhau. Khi thì nó được phát âm tròn môi như trong “no”, ”nô”  khi thì tròn môi như trong “ni”, “na” , “né”,… Là đơn vị cụ thể. Trong lời nói hàng ngày. Âm [n] có thể phát âm mạnh / yếu, tròn môi hay không tròn môi khác nhau,…


Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố.
Âm tố là sự thể hiện âm vị, là một yếu tố âm thanh cụ thể nên nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm

Âm vị chỉ gồm những chức năng khu biệt.
Gồm các đặc trưng khu biệt và không khu biệt.

Có tính chất xã hội (đơn vị của ngôn ngữ)
Là âm thanh tự nhiên có đầy đủ cao độ, trường độ, cường độ (đơn vị của lời nói)
Chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ
Ví dụ : [k] và [ɤ] là 2 âm vị có trong tiêng Việt nhưng không phải là 2 âm vị của tiếng Hán.

Có trong tất cả các ngôn ngữ
Hữu hạn : Chữ viết ghi âm vị chứ không ghi âm tố. Vô hạn



4. Phương thức ngữ pháp là gì ? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp có trong tiếng Việt. Lấy ví dụ minh họa.

Phương thức ngữ pháp là những biện pháp, hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.

Các phương thức ngữ pháp có trong Tiếng Việt
Phương thức trật từ từ :
Là cách thức dùng thứ tự sắp xếp các từ trong câu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Trật  tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp từ hay vị trí của  từ. Với phương thức trật tự từ , mỗi vị trí của từ có một nghĩa ngữ pháp riêng.

Ví dụ: Trong tiếng Việt:
Tôi thương mẹ. (tôi: nghĩa chủ thể)
Mẹ thương tôi. (tôi: nghĩa đối tượng)
Mẹ tôi ốm. (tôi: nghĩa sở hữu)

Sự thay đổi trật tự từ không phải là hiện tượng đảo tùy tiện mà biểu hiện những nội dung, ý nghĩa khác nhau.

Phương thức hư từ :

Là cách dùng hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng, chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (ví dụ: của, bằng, và, với, vì, do, hoặc…)
Ví dụ: Những sinh viên (Những: ý nghĩa ngữ pháp số nhiều).
Phương thức lặp (láy) :
Là cách lặp lại bộ phận hay toàn bộ vỏ ngữ âm của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Lặp toàn bộ 1 danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số nhiều.
Ví dụ : Người (số ít) và người người (số nhiều)
  Ngày (số ít) và ngày ngày (số nhiều)
Lặp toàn bộ 1 tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất, trạng thái.
Ví dụ :  Vui (mức độ bình thường) và vui vui (mức độ thấp)
   Đỏ ( mức độ bình thường ) và đo đỏ ( mức độ thấp hơn )
Phương thức ngữ điệu :
Là phương thức biểu thị nghĩa ngữ pháp trong các ngôn ngữ trên thế giới
Dùng ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa tình thái của câu như: tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định,…
Ví dụ:  Trong tiếng Việt, nhờ sự khác nhau về độ cao hay thấp, độ mạnh hay yếu, độ nhanh hay chậm mà phân biệt câu:
Mẹ đã về. (Câu tường thuật)
Mẹ đã về ? (Câu Nghi vấn)
Mẹ đã về! (Câu cảm thán)
Ngữ điều có thể giúp ta phân biệt các quan hệ ý nghĩa khác nhau của các từ trong câu. Từ đó, xác định được các chức năng ngữ pháp của từ.

5. Phương thức ngữ pháp là gì ? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh. Lấy ví dụ minh họa.
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp, hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh
Vì tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên tiếng Anh có các phương phức ngữ pháp chủ đạo sau:

Phương thức phụ tố
Là phương thức thêm vào chính tố (căn tố) những yếu tố phụ để tạo ra ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ : Student -> students
Phụ tố S được thêm vào căn tố student để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp “số nhiều”
Phương thức phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng, tạo từ mới.
Nó cũng có thể được sử dụng để thể hiện nghĩa ngữ pháp cho từ.
Một số ví dụ khác:
Teaches (es: ngôi số 3 số ít)
Teaching (ing: Thì hiện tại tiếp diễn)
Arrived (ed: Thì quá khứ)
Book’s (‘s: Sở hữu cách)
Phương  thức phụ tố được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp.

Phương thức biến dạng chính tố
Là cách thay đổi một bộ phận của căn tố để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: foot (bàn chân - số ít)  ‣ Feet (bàn chân-số nhiều)
Trong ví dụ trên, âm /u/ của căn tố foot đã biến thành âm /i/ của căn tố feet để thể hiện ý nghĩa số nhiều.
Một số ví dụ khác:
Man (số ít) - men (số nhiều)
Come (thì hiện tại) - came (thì quá khứ)
Take (thì hiện tại ) - took (thì quá khứ)
Phương thức biến tố bên trong còn được sử dụng ở một số ngôn ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Ả Rập.

Phương thức thay chính tố
Là phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.Chủ yếu dùng để cấu tạo số nhiều của danh từ, dạng quá khứ của động từ và dạng so sánh của tính từ và cấu tạo từ loại.
Số nhiều của danh từ: person => people
Dạng quá khứ của động từ: go => went
Dạng so sánh của từ : Good – Better – The best
Trong tiếng Anh củng có một số phương thức ngữ pháp ít phổ biến hơn 3 phương thức ngữ pháp trên.
Phương thức trọng âm
Phương thức này thay đổi từ loại của từ bằng cách chuyển vị trí của trọng âm. Trong tiếng Anh phương thức này chủ yếu xảy ra ở từ hai âm tiết và thường là thay đổi từ loại giữa danh từ/tính từ với động từ.
Ví dụ : record (n) ð record (v)
present (n, adj) ð present (v)

Phương thức lặp (láy)
Phương thức này hiếm gặp trong tiếng Anh trừ một số dạng nhấn mạnh dung trong khẩu ngữ:
Ví dụ : She is very very very tall.
  No, no, no, I will never leave you.
Phương thức trật tự từ
Trong phương thức này, ý nghĩa nghĩa phá được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu
Trong tiếng Anh, Nga, Pháp,… trât tù từ thường biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như “ường thuật”, “nghi vấn’, “cảm thán”
Ví dụ:
- Câu tường thuật: He is a student. ( Anh ấy là sinh viên.)
- Câu nghi vấn: Is he a student? ( Anh ấy có phải là sinh viên không?)

Phương thức ngữ điệu
Ngữ điệu được coi là một phương thức ngữ pháp khi người ta sử dụng nó để biểu  thị ý nghĩa tình thái của câu như “tường thuật”, “nghi vấn”, “khẳng định”, “phủ định”,…
Trong nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,… câu tường thuật được phát âm với giọng thấp, còn câu nghi vấn được phát âm với giọng cao dần
Ví dụ:  Câu tường thuật: He is a student.
       Câu nghi vấn: Is he a student?

6. Phương thức ngữ pháp là gì ? Hãy trình bày phương thức phụ tố và phương thức thay căn tố. Lấy ví dụ minh họa.
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp, hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Phương thức phụ tố:
Là phương thức thêm vào chính tố (căn tố) những yếu tố phụ để tạo ra ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ : Student->students
Phụ tố S được thêm vào căn tố student để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp “số nhiều”
Phương thức phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng, tạo từ mới.
Nó cũng có thể được sử dụng để thể hiện nghĩa ngữ pháp cho từ.

Một số ví dụ khác:
Teaches (es: ngôi số 3 số ít)
Teaching (ing: Thì hiện tại tiếp diễn)
Arrived (ed: Thì quá khứ)
Book’s (‘s: Sở hữu cách)
Phương  thức phụ tố được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp.

Phương thức thay căn tố :
Là phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.Chủ yếu dùng để cấu tạo số nhiều của danh từ, dạng quá khứ của động từ và dạng so sánh của tính từ và cấu tạo từ loại.

Số nhiều của danh từ: person => people
Dạng quá khứ của động từ: go => went
Dạng so sánh của từ : Good – Better – The best

7. Phạm trù ngữ pháp là gì ? Hãy xác định trong ngoại ngữ bạn học có những phạm trù ngữ pháp nào ? Nêu ví dụ minh họa.
Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghiã ngữ pháp, được thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau.
Chẳng hạn phạm trù số có 2 mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. Phạm trù thời có các mặt đối lập ở hiện tại, quá khứ, tương lai. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một phạm trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất định, đối lập với các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại .
Phạm trù giống(cái, đực, trung)
Phạm trù số (ít nhiều)
Phạm trù ngôi (I,II,II)
Phạm trù số
Phạm trù cách
Phạm trù thời
Phạm trù thể

Trong ngôn ngữ tiếng Anh mà tôi đang học có các phạm trù như :
Phạm trù số (ít nhiều) : Student (số ít) ->students (số nhiều )
Phạm trù thời : Trong tiếng Anh, phụ tố ed biểu thị thời quá khứ, trợ động từ shall và will là phương tiện biểu thị thời tương lai; các hình thái should và would chỉ quá khứ
Phạm trù Thể: Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc
Ví dụ: He is speaking. ( Ông ấy đang nói ): Thể tiếp diễn.
Phạm trù ngôi : He goes to school (ngôi thứ III số ít nên động từ phải thêm tiếng e/es)

8. Thế nào là quan hệ ngữ pháp ? Hãy trình bày các kiểu quan hệ ngữ pháp. Lấy ví dụ minh họa.
Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ trong câu.
Các kiểu quan hệ ngữ pháp.Trong ngôn ngữ các đơn vị có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau rất đa dạng và phức tạp.

Quan hệ đẳng lập
Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau,trong đó chức năng cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt tổ hợp.
Ví dụ : Món ăn nay vừa ngọt vừa cay

Quan hệ chính phụ
Quan hệ chính – phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa thành chố chính với một thành tố phụ.
Ví dụ : Cái bàn này bằng đá.
Quan hệ chủ -vị
Quan hệ chủ – vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau,trong đó chức năng cú pháp của cả 2 có thể xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.
Ví dụ : Em đánh đàn cho tôi nghe.

9. Ý nghĩa ngữ pháp là gì ? Trình bày các ý nghĩa ngữ pháp có trong tiếng Việt.
Là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt các đơn vị và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
Ý nghĩa ngữ pháp có trong tiếng Việt.
     a. Ý nghĩa quan hệ
Là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem lại. Hoăc ý nghĩa phản ánh chức năng mà từ đảm nhiệm trong cụm từ hay câu.
Ví dụ:  a. Tôi tặng Nam cuốn sách
            b. Cuốn sách của Nam do tôi tặng.
Câu a: “tôi” là chủ ngữ, “cuốn sách” là bổ ngữ
Câu b: “tôi” một bộ phận vị ngữ, “cuốn sách” là chủ ngữ.
Các ý nghĩa “chủ ngữ”, “bổ ngữ”…chỉ nảy sinh do mối quan hệ giữa các từ trong câu cụ thể. Chúng là những ý nghĩa quan hệ
b.Ý nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn đi kèm với ý nghĩa từ vựng, có mặt trong moi dạng thức của đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ: Ý nghĩa sự vật của danh từ, ý nghĩa chỉ hành động của động từ, ý nghĩa chỉ tính chất của tính từ, cách thức của trạng từ...Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Pháp, ý nghĩa giống đực, giống cái của danh từ vv...

      c. Ý nghĩa ngữ pháp lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một dạng thức của đơn vị khi kết hợp vào lời nói như ngôi, thời, thể, số, chủ đề, đối tượng vv...xuất phát từ thực tế của loại hình ngôn ngữ.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: