Câu 4: Các mô hình phát triển phần mềm: thác nước, bản mẫu, xoắn ốc

1.     Mô hình thác nước

Mô hình này bao gồm các giai đoạn xử lí nối tiếp nhau

Ưu điểm:

-         Các giai đoạn được định nghĩa với đầu vào và đầu ra rõ rang.

-          Mô hình này cơ bản dựa trên tài liệu nhất là trong các giai đoạn đầu, đầu vào và đầu ra đều là tài liệu.

-         Sản phẩm phần mềm được hình thành thông qua chuỗi các hoạt động xây dựng phần mềm theo trình tự rõ ràng.

Nhược điểm:

-         Đòi hỏi tất cả các yêu cầu phần mềm phải được xác định rõ rang ngay từ đầu dự án

-         Người sử dụng không có cơ hội tham gia trong suốt thời gian của giai đoạn trung gian từ thiêt kế cho đến kiểm thử.

-         Mô hình này chứa nhiều rủi ro mà chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn cuối cùng và chi phí sửa chữa có thể rất cao.

Ứng dụng:

-         Yêu cầu được định nghĩa rất rõ rang, chi tiết và hầu như không thay đổi, thường xuất phát từ sản phẩm đã đạt mức ổn định

-         Yêu cầu mới bổ sung cũng sớm được xác định đầy đủ rõ ràng từ đầu dự án

-         Đội ngũ thực hiện quen thuộc và hiểu rõ tất cả yêu cầu của dự án, có nhiều kinh nghiệm với các công nghệ được dùng để phát triển sản phẩm

-         Dự án được xác định hầu như không có rủi ro.

2.     Mô hình bản mẫu

Quy trình được bắt đầu bằng việc thu thập yêu cầu với sự có mặt của các đại diện của các đại diện của cả phía phát triển lẫn khách hàng nhằm định ra mục tiêu tổng thể của hệ thống phần mềm sau này.

 Sau đó thực hiện thiết kế nhanh, tập trung chuyển tải những khía cạnh thông qua prototype để khách hàng có thể hình dung, đánh giá giúp hoàn chỉnh yêu cầu cho toàn hệ thống phần mềm

Tiếp theo sau giai đoạn làm bản mẫu này có thể là một chu trình theo mô hình waterfall hay cũng có thể là mô hình khác

Ưu điểm:

-         Người sử dụng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống

-         Cải thiện được sự liên lạc giữa nhà phát triển và người sử dụng.

Nhược điểm:

-         Khi bản mẫu không thể chuyển tải hết các chức năng, đặc điểm của hệ thống phần mềm thì người sử dụng có thể thất vọng và mất đi sự quan tâm đến hệ thống được phát triển.

-         Bản mẫu thường được làm nhanh, thậm chí vội vàng theo kiểu “hiện thực – sửa” và có thể thiếu sự phân tích đánh giá một cách cẩn thận tất cả các khía cạnh của hệ thống cuối cùng.

-         Mô hình này vẫn chưa thể cải thiện được việc loại trừ khoảng cách giữa yêu cầu và ứng dụng cuối cùng.

Ứng dung:

-         Hệ thống chủ yếu dựa trên giao diện người dùng

-         Khách hàng, nhất là người dùng cuối không thể xác định rõ ràng yêu cầu

3.     Mô hình xoắn ốc

Mô hình đặt trọng tâm xem xét phân tích rủi ro và xem xét kế hoạch để giải quyết chúng thông qua nhiều chu kì con nối tiếp được lặp liên tiếp dựa trên bản chất của mô hình lặp. Trong mô hình này, việc  phân tích và giải quyết những vấn đề có rủi ro cao tập trung vào thiết kế từng khía cạnh cụ thể chứ không dựa vào việc xử lí các vấn đề một cách chung chung.

Ưu điểm:

-         Phân tích đánh giá rủi ro được đẩy lên như một phần thiết yếu trong mỗi “spiral” để tăng mức độ tin cậy của dự án.

-         Kết hợp những tính chất tốt nhất của mô hình waterfall và tiến hóa.

-         Cho phép thay đổi tùy theo điều kiện thực tế dự án tại mỗi “spiral”

-         Là mô hình tổng hợp các mô hình khác.

Nhược điểm:

-         Phức tạp và không phù hợp với mô hình nhỏ và ít rủi ro

-         Cần có kĩ năng tốt về phân tích rủi ro

Ứng dụng:

-         Dự án lớn có nhiều rủi ro hay sự thành công của dự án không có được sự đảm bảo nhất định ; những dự án đòi hỏi nhiều tính toán, xử lí như hệ thống hỗ trợ

-         Đội ngũ thực hiện dự án có khả năng phân tích rủi ro

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: