đề cương 42 câu logistics
Câu 1: Một số khái niệm về Log: - Theo LHQ: Log là hđ qlý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sp cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.- Theo hội đồng quản lý dịch vụ log qtế: Log là 1 phần của quá trình cung ứng bao gồm lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát, lưu thông và tồn trữ hiệu quả các loại hàng hóa dịch vụ gửi đi và quay trở lại và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ nhằm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.- Theo trg ĐHHH thế giới: Log là quá trình xd kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sx đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.- Theo luật TM VN 2005: log là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, v/ chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục HQ, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn KH, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dv khác có liên quan tới hàng hóa để thỏa thuân với khách hàng để hưởng thù lao.
Câu 2: Các cách hiểu về Log:
1, Theo quan niệm rộng:- Log là việc tổ chức HĐ thực tiễn cần thiết nhằm để thực hiện 1 kế hoạch phức hợp thành công khi mà kế hoạch đó liên quan đến nhiều người và nhiều thiết bị - Log là quá trình hoạch định thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ hiệu quả các loại hàng hóa (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. - Log liên quan đến việc lưu chuyển, tích trữ và xử lý các nguồn lực (hàng hóa, dịch vụ, thông tin đi kèm), từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc. - Log bắt đầu từ thành phẩm cuối ở chu trình sản xuất và kết thúc ở người tiêu dùng, có nghĩa là đưa hàng hóa đến đúng nơi, đúng lúc và trong đúng tình trạng và đúng chi phí. - Ngày nay, ng ta quan niệm rằng log bao trùm toàn bộ quá trình từ điểm đầu đến điểm cuối của việc sử dụng các nguồn lực, bao gồm cả quản lý, phân phối nguyên vật liệu. Nơi loại bỏ thành phẩm ngày càng được xem là điểm cuối, bên cạnh đó cùng với quá trình “quản lý log ngược” thường xuyên được cân nhắc đưa vào như 1 phần của tòan bộ quá trình quản lý log.
2, Theo nhu cầu của khách hàng cần đáp ứng:Log có nghĩa là cung cấp đúng sản phẩm, đúng thời gian, địa điểm
3, Về mặt tổ chức hoạt động thực tiễn: Log là quá trình lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát hiệu quả dòng vật chất và chi phí, dự trữ nguyên liệu thô, tồn trũ trong quán trình sx, hh thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ vì mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng mà log phải đáp ứng đó là sản phẩm phải được cung cáp đúng hình thái, dúng thời gian, đúng địa điểm. Trong dòng dịch chuyển vật chất đó còn có sự đồng hành, đan xen và đi kèm với nó là các dòng tiền tệ và dòng thông tin tương ứng. Tóm lại: Log là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hđ kinh tế.
Câu 3: Các loại dịch vụ log cấp 1PL, 2PL, 3PL
1, 1PL log tự cấp: - Những người sở hữu hh tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Log để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Các công ty này có thể sở hữu phuong tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện hđ log. - 1PL sẽ giảm hiệu quả Kdoanh nếu bộ phận này làm phình to quy mô của doanh nghiệp tới mức không cần thiết. - 1PL có thể hoạt động hiệu qur nếu công ty quan tâm đến năng lực quản lý log của mình.
2, 2 PL: - ng cung cấp dvụ cho 1 hđ đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động log để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hđ log.- 2 PL là việc quản lý các hđ truyền thống như vận tải, kho hàng, thủ tuchj HQ, thanh toán…- Khi các DN SXKD không sỏ hữu hoặc không có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng (kho CFS, bãi cont) thì họ có thể thuê các công ty cung cấp dịch vụ log để đc cung cấp phương tiện thiết bị hay dvụ cơ bản.
3, 3 PL:- là ng thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dvụ log cho từng bộ phận như: thay mặt ng gửi hàng làm thủ tục XK. Cung cấp chứng từ giao nhận vận tải và vận tải chuyển nội địa… - 3 PL gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin…có tính tích hợp dây chuyền cung ứng của khách hàng. - 3 PL là các hđ do 1 cty cung cấp d/ vụ log thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của mình, tối thiểu gồm quản lý và thực hiện hđ vận tải và kho vận trong thời gian ít nhất trong 1 năm hoặc không có hợp đồng hợp tác. - Gần đây, 3 PL đã có nh chiến lược phát triển nhằm tăng năng lực cạnh tranh như liên minh log hoặc liên minh chiến lược. Các cty sử dụng 3 PL và nhà cung cấp d/ vụ có mqh chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo 1 hợp đồng dài hạn.
Câu 4: Phân loại dịch vụ log theo lĩnh vực hoạt động Gồm 4 loại:
1. Log trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Là 1 phần của chuỗi cung ứng, đó là lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát có hiệu quả dòng dịch chuyển hàng hóa, tiết kiệm chi phí, dịch chuyển và tồn trữ hàng hóa, các dịch vụ, và các thông tin liên quan từ điểm khởi nguồn đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2. Log quân sự: Là thiết kế và hội nhập tất cả các khía cạnh hỗ trợ co khả năng tác chiến của lực lượng quân sụ và các trang thiết bị dể đảm bảo sẵn sàng, tin cậy, hiệu quả cho các chiến dịch
3. Log sự kiện: Là mạng lưới các hoạt động, các trang thiết bị và con người theo yêu cầu cho tổ chức, lập kế hoạch và triển khai nguồn lực đó cho 1 sự kiện diễn ra và thu hồi có hiệu quả sau khi sự kiện kết thúc.
4, Log dịch vụ: Là thu thập, lập kế hoạch, quản lý các trang thiết bị, tài sản, con người vàvật tư để hỗ trợ và duy trì 1 hđ d/ vụ. Mỗi lĩnh vực hđ của log có những khác biệt về mục đích và tiêu chí nhưng những đặc điểm và yêu cầu chung là: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát quá trình.
Câu 5: Phân loại dv log theo hướng vận động Gồm 3 loại:
1, Log đầu vào: là các hđ đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, chi phí cho quá trình sản xuất.
2, Log đầu ra: là các hđ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay ng tiêu dùng 1 cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Hệ thống Log đầu ra vận hành theo 2 mô hinh: mô hình kéo và mô hình đẩy.
3, Log ngược: Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sx, phân phối & tiêu dùng để trở về tái chế hoặc sử dụng.
Câu 6: Phân loại log theo luật Thương mại VN (nghị định 140/NĐ-CP/2007)
A, Các loại d/vụ log chủ yếu: dịch vụ bốc dỡ hàng, dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng , dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (gồm cả hđ tiếp nhận, lưu kho va quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển, lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi log, hđ xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hđ cho thuê và thuê cont)
b, Các dịch vụ Log liên quan đến vận tải: dịch vụ vận tải hàng hải, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường ống
c, Các dịch vụ log liên quan khác: dịch vụ ktra và phân tích kĩ thuật, dvụ bưu chính, dvụ thương mại bán buôn, dvụ thương mại bán lẻ gồm cả lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại, phân phối, giao hàng, dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Câu 7 : Các giai đoạn phát triển của logistic
1, Giai đoạn phân phối vật chất ( giai đoạn 1 ): Vào những năm 60,70 thế kỉ 20 người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lí 1 cách có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sp hh 1 cách hiệu quả, những hoạt động bao gồm vận tải, phân phối,bảo quản hh, quản lí tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn,.. những hoạt động nêu trên gọi là phân phối/ cung ứng sản phẩm vật chất hay còn gọi là logictics đầu vào.
2. Hệ thống logictics hay chuỗi logicstic (GD2):Đến những năm 80,90 của thế kỉ trước các công ti tiến hành quản lí 2 mặt: Đầu vào (cug ứng vật tư) vs đầu ra(phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả quá trình. Sự kết hợp đó gọi là logic
3. Quản trị dây truyền cung ứng- chuỗi cung ứng-SCM (GD3):Đây là k/niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hđ từ ng cung cấp đến người sản xuất đến khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng việc lập ctừ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng giá trị sản phẩm. khái niệm này coi trọng việc phát triển các uan hệ vs đối tác, kết hợp chạt chẽ người sản xuất vs người cung cấp, vs người tiêu dùng và các bên liên quan như ng vận tải kho bãi giao nhẫn và ng cung cấp CNTT
Câu 8 : Trình bày giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logic theo nghị định 140-2007 NDCP:
Điều 8 nêu giới hạn trách nhiệm logic trog và ngoài lĩnh vực vận tải như sau :
1, Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV logic liên quan đến VTai thực hiện theo quy theo quy định của pháp luật có liên quan vế giới hạn trách nhệm trong lĩnh vực vận tải
2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh DV logic ko thuộc phạm vi khoản 1 điều này nghị định này ( tức là không liên quan vận tải do các bên k có thỏa thuận thì thực hiện như sau
A, Trường hợp khách hàg k có thông báo trước về gía trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiêm tối đa là 500tr đv mỗi yêu cầu bồi thường
B, Trường hợp khách hàg đã thông báo trước về gía trị hàng hóa và đc thương nhân kinh doanh dv logic xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bọ giá trị hang hóa đó
3. Giới hạn trách nhiệm đv T/hop thương nhân kinh doanh dv logic tc thực hiện nhiều công đoạn có quy định là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có mức giới hạn cao nhất
Câu 9: Nguyên tắc tiếp cận hệ thống khi vận hành chuỗi logistics?
- Hệ thống là sự tập hợp các đối tượng khác nhau có sự tương tác với nhau. Sự biến đổi của một đối tượng này có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi của một hoặc nhiều đối tượng khác và ngược lại và cuối cùng là làm cho hệ thống biến đổi. Tiếp cận hệ thống là một phương pháp phổ biến trong khoa học. Theo phương pháp này khi nghiên cứu một vấn đề cần đặt nó vào môi trường mà nó tồn tại, hay nói cách khác là xem xét nó như là một bộ phận của một tổng thể lớn hơn, mà ta thường gọi là môi trường bên ngoài.
- Một hệ thống có thể chứa nhiều hệ thống con trong đó(Subsytem). Hệ thống con là một phần của hệ thống lớn, và bản thân nó là một hệ thống vì nó cũng có những thực thể(đối tượng) và mối quan hệ giữa các thực thể đó. Hệ thống con có mối quan hệ với các thực thể hoặc hệ thống con khác của hệ thống lớn. Như vậy, trong hệ thống có các thực thể khác nhau và có các mói quan hệ ở các cấp độ khác nhau.
- Khi nghiên cứu hệ thống, một phần của hệ thống hay một phần của các mối liên hệ giữa các thực thể của hệ thống(hệ thống phụ) cần phải được nghiên cứu. Một mặt có thể vì vấn đề then chốt nằm trong hệ thống phụ đó, mặt khác sự cần thiết phải có sự hiểu biết chi tiết và sâu sắc hơn các hoạt động hay nội dung của hệ thống phụ thuộc trước khi có thể tiếp tục đi nghiên cứu, giải quyết vấn đề cho hệ thống lớn.
- Logistics trong hoạt động kinh doanh được coi là một hệ thống lớn. Hệ thống bao gồm 3 hệ thống nhỏ tương tác với nhau đó là hệ thống cung ứng vật tư, hệ thống phân phối thành phẩm, và hệ thống thu hồi(tái chế và sử dụng).
- Các bộ phận cấu thành nên một hệ thống logistics trong sản xuất kinh doanh ở mỗi công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của công ty, phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản lý và tầm quan trọng của các hoạt động cá thể trong hệ thống.
- Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, một hệ thống logistics tổng quát điển hình bao gồm các khu vực chức năng như: dịch vụ khách hàng, dự báo nhu cầu, luân chuyển chứng từ, dịch chuyển hàng hóa trong phạm vi nhà máy, quản trị hàng tồng trữ, quản lý và xử lý đơn hàng, bao bì đóng gói hàng hóa, lựa chọn vị trí kho hàng và nhà máy, mua sắm, quản trị dòng thu hồi, quản lý vận tải, quản trị trung tâm phân phối và kho hàng. Trong hệ thống lớn này, vận tải là một trong những thực thể(đối tượng) cấu thành nên hệ thống, là hệ thống con trong hệ thống lớn nêu trên.
- Trong hệ thống vận tải bao gồm các đối tượng(thực thể) khác nhau cấu thành nên hệ thống này. Chẳng hạn, theo phương thức vận tải thì trong hệ thống vận tải có sự tham gia của các phương thức vận tải( biển, sông, không,…). Theo khu vực chức năng thì trong hệ thống vận tải đó có sự tham gia của đơn vị xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản,…
Câu 10: Nguyên tắc xem xét tổng chi phí và tránh tối ưu hóa cục bộ
- Nguyên tắc xem xét tổng chi phí: được xây dựng trên cơ sở là tất cả các chức năng liên quan trong logistics được coi như toàn bộ, không riêng lẻ. Các hoạt động trong các khu vực chức năng của logistics đều phải nằm trong “cái ô” tổng chi phí của logistics.
+ Dòng cung ứng vật tư bao gồm các hoạt động chủ yếu: xác định nhu cầu vật tư, mua sắm, phân loại, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển, quản lý và cung cấp vật tư.
+ Dòng phân phối bao gồm các hoạt động chủ yếu: thu nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, phân loại hàng hóa, đóng gói bao bì, tồn trữ hàng hóa, phân phối hàng hóa, hoạt động kho hàng, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.
+ Dòng tái sử dụng bao gồm các hoạt động chủ yếu: thu nhận thông tin, thu gom hàng hóa, đóng gói, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển. Trong đó dòng tái sử dụng này có sự tham gia của container. Các hoạt động chủ yếu của dòng logistics container bao gồm: quản lý container, dự báo nhu cầu container để đóng hàng, vận chuyển container rỗng, tồn trữ, xếp dỡ, bảo quản, sửa chữa và vệ sinh container.
Như vậy chi phí của hoạt động nêu trên của từng dòng logistics phải được đề cập trong chi phí logistics của từng dòng và của toàn bộ dòng logistics tổng quát.
- Nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ: Theo nguyên tắc này, các vấn đề được xem xét toàn bộ. Ví dụ: một dây chuyền sản xuất gồm các công đoạn khác nhau, mà mỗi công đoạn này lại là một bộ phận có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể xem xét như một đối tượng điều khiển độc lập. Như vậy, nó có thể được tối ưu hóa riêng (tối ưu hóa cục bộ). Tối ưu hóa cục bộ có thể đưa đến 2 tình huống: thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tối ưu toàn hệ thống. Vì vậy, nguyên tắc này chỉ ra rằng khi tối ưu hóa cục bộ không tạo được kết quả tối ưu cho toàn hệ thống thì không nên tối ưu hóa cục bộ.
Câu 11: Nguyên tắc bù trừ (cost trade- off) khi vận hành chuỗi logistics
Nguyên tắc bù trừ chi phí được hiểu là sự thay đổi các hoạt động chức năng của hệ thống lưu thông phân phối sẽ làm cho 1 số chi phí tăng lên 1 số chi phí giảm xuống. Chẳng hạn, nhà sản xuất muốn tận dụng giá cước vận chuyển đường biển thấp thì phải tích tụ số lượng hàng hóa lớn và điều này dẫn đến chi phí tồn trữ tăng lên. Ngược lại, nếu nhà sản xuất giao hàng bằng máy bay thì giá cước vận chuyển sẽ cao hơn rất nhiều so với đườg biển nhưng chi phí tồn trữ lại thấp. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của nguyên tắc này sẽ là tổng chi phí giảm tương ứng với mức dịch vụ phục vụ khách hàng được xác định.
Câu 12: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân?
1/Đối với nền kinh tế QD
- Log Là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn xã hội vì Xu hướng hiện nay là muốn có được các dịch vụ hoàn hảo trọn gói chỉ có thể đạt được khi phát triển dịch vụ Log - Log là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy nếu nâng cao hiệu qưả hoạt động của Log thì sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả KT-XH của đất nước. Cụ thể: + Log sẽ hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nếu hoạt động Log diễn ra liên tục và nhịp nhàng thì nến KT mới có thể phát triển nhịp nhàng và đồng bộ. + Hoạt động Log sẽ tác động trực tiếp tới khả năng hội nhập của nền kinh tế. Nếu chi phí Log thấp sẽ thúc đẩy XK và tăng trưởng KT của mỗi quốc gia. + Hoạt động Log tác động đến khả năng cạnh tranh của các nước trên trường quốc tế thông qua trình độ phát triển và chi phí Log của mỗi nước. + Trong chuỗi Log có hàng loạt các hoạt động diễn ra mà theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành các sản phẩm, giá cả của chúng được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên.
2/Đối với doanh nghiệp
- Log giúp các DN giải quyết cả đầu vào và đầu ra 1 cách hiệu quả thông qua việc tối ưu hóa quá trình chu chuyển hàng hóa và DV, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh - Log góp phần giảm thiểu chi phí lưu thông nhờ vào việc tiêu chuẩn hóa chứng từ (sử dụng 1 chứng từ cho mọi loại hình vận tải). - Log hỗ trợ đắc lực cho công tác marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp 4P(ĐÚNG SP, ĐÚNG GIÁ, QUẢNG BÁ ĐÚNG, ĐÚNG ĐỊA ĐIỂM- right product, right price, proper promotion, right place)
Câu 13 :Vai trò của logic vs vận tải :
A, Hợp lí hóa vai trò của vận tải:
Hiện nay, việc vận chuyển không nguyên tàu bởi các lô hang nhỏ có nhu cầu vận chuyển thường xuyên thường đặt ra những đòi hỏi mới đv công tác vận tải, đó là vừa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đều đặn, vừa đảm bảo chi phí vận tải chiếm 1 tỉ lệ hợp lí trong giá bán của hàng hóa. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là phương pháp tổ chức vận tải cũng phải thay đổi theo. Kết quả phương pháp tổ chức vận chuyển trực tiếp từ cảng gửi hàng đến cảng nhận hàng đối với các lô hàng nhỏ đc thay bằng phưng thức vận chuyển quá các điểm trung chuyển để có hiệu quả hơn
B, Logic tạo nền tảng cho phát triển vận tải đa phương thức:
Để đảm bảo nguyên tắc đúng thời điểm (JIT-Just In Time), ng ta bắt buộc phải xem xét toàn bộ dây chuyền vận tải, chứ k thể chỉ nghiên cứu xem xét từng phương thức vận tải riêng biệt. trước đây hh đi từ nc ng bán đến nc ng mua phải qua nhiều ng vận tải, nhiều phương thức vận tải khác nhau, tỉ lệ mất mát, hư hỏng hh rất lớn, ng gửi hàng phải kí nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt vs từng ng vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi ng vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường do anh ta đảm nhiệm. mặt khác tốc độ vận tải sẽ giảm vì mất nhiều time cho việc giao nhận, bốc xếp và làm chứng từ. Ngày nay đc thay bằng VTĐPT. toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo 1 hợp đồng VTĐPT duy nhất và sự phối hợp moi chu chuyển hh do 1 ng, tổ chức dịch vụ vận tải đa phương thức
C, Logic tạo tiền đề để hoàn thiện chất lượng vận tài và dịch vụ:
Ng use Dvụ vận tải( chủ hàng) có thể chọn 1 dvu or sự phối hợp giữa các dvu sao cho đảm bảo sự cân bằng tốt nhất giữa chất lượng và giá cả dvu. Ng use dvu vận tải có thế xem xét để lựa chọn dvu vận tải theo các chỉ tiêu chất lượng
Câu 14: Các khu vực chức năng của hđ logs cơ bản
Các hoạt động logic được phân thành 2 mảng chính, mảng thứ nhất bao gồm các hoạt động mag tính chất vật lí, cần thiết để hình thành lợi ích về hình thức, thời gian địa điểm và số lượng hđ SX-KD và vận tải để tạo ra SP, vận chuyển sp, phân phối sp/ dvụ và lưu kho sp/dv
Mảng thứ 2 là các hoạt động giao dịch( Dòng lưu chuyển hình vi và thông tin) cần thiết để kết nối hoặc tạo ra các hoạt động cơ giới nói trên
Tuy nhiên, các hoạt động logic cơ bản đc phân thành 4 nhóm chức năng, trong đó vận tải, cơ sở hạ tầng và quản lí hàng dự trữ đc xem là các vấn đề cốt lõi của hoạt động logic
Các hoạt độg chủ yếu
Chức năng
Giao thông và vận tải
vận tải
Kho bãi và lưu kho
Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho bãi
Cơ sở vật chất ( kho bãi)
Mua hàng
Hàng dự trữ
Hỗ trợ dv, phụ kiện
Xử lý hàng hóa bị trả lại
Quản lí hàng tồn kho(Dự trữ)
Xử lí vật liệu phế thải
Dịch vụ chuyển nguyên vật liệu
Xử lí đơn hàng
Dự đoán nhu cầu
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc
Câu 15: nd hoạt đôg vận tải trog các hoạt động logic cơ bản:
Vận tải là 1 trong những hđ cơ bản nhất của logs nhằm tạo sự dịch chuyển dòng nguyên vật liệu và hh từ điểm ban đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng gồm 3 nội dung
+ Lựa chọn phương thức vận tải:
Hàng hóa có thể đc vận chuyển bằng 1 hay nhiều phương thức khác nhau, việc lựa chọn phươg thức nào là tùy thuộc vào tiêu chí của khách hàng.
Phương thức
VT
Tốc độ
Khả năng cung cấp
Dịch vụ Door to Door
Năng lực vận chuyển
Giá thành
Hàng không
Cao nhất
Thấp
Thấp nhất
Cao nhất
Đường oto
Nhanh
Rất cao
Thấp
Rất cao
Đường sắt
Chậm
Thấp
Cao
Thấp
Đường biển
Rất chậm
Rất thấp
Cao nhất
Nhỏ nhất
Các doanh nghiệp sử dụng DV vận tải thường quan tâm tới 3 yếu tố của từng phương thức vận tải là: Giá cước, thời gian vận chuyển độ linh hoạt của DV vận tải.
+ Lựa chọn ng vận tải:
Căn cứ vào các tiêu chí: Giá dv, chất lượng dv, khả năng cung cấp dv, tg vận chuyển, mức độ tin cậy, độ linh hoạt,..
Có thể chọn MTO hoặc ng cung cấp dv vận tải đơn phương thức, tùy thuộc các tiêu chí lựa chọn của các doanh nghiệp
+ Hành trình và lịch trình vận chuyển
Việc lập hành trình và lịch trình vận chuyển hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận tải, cung cấp dịch vụ nhanh chóng và có chất lượng cao hơn cho khách hàng
Câu 16: trình bày bước công việc booking
- Chủ hàng điền chi tiết số đơn hàng (dựa vào HĐTM) theo mẫu booking quy định (B/N) gửi tới cty logs. - Sau khi nhận được B/N từ chủ hàng, người phụ trách khách hàng (CSR) của cty logs sẽ kiểm tra những chi tiết này trên hệ thống dữ liệu đã được khách hàng cập nhật. nếu những chi tiết này không thỏa mãn 1 số điều kiện nhất định sẽ bị cty LOG từ chối. - Đối với đơn hàng không yêu cầu kiểm tra trong hệ thống hoặc có sai lệch so với dữ liệu trong hệ thống, CSR sẽ thông báo cho khách hàng để quyết định có đồng ý xuất đơn hàng đó đi hay không - Nếu booking được chấp nhận, CSR sẽ nhập tất cả các dữ liệu của booking và hệ thống và xác nhận với chủ hàng về việc chấp nhận booking cùng với lịch tàu chạy, ngày tàu chạy, cách thức đóng hàng và các yêu cầu khác. - Ngoài ra quy trình cũng cần quy định thời gian chủ hàng gửi booking cho cty LOG , chủ hàng không thể tùy tiện gửi booking được theo tình hình hàng hóa.
Câu 17: trình bày bước công việc GIAO HÀNG
A, Đối với giao hàng lẻ:
- Chủ hàng pải giao hàng vào kho của cty LOG trong thời gian quy định, trước cut-off time
- Chủ hàng pải mang theo đầy đủ chứng từ khi nhập kho như mẫu booking, hợp đồng, bảng kê hàng hóa …
- Tại kho 1 số hàng hóa pải quét mã vạch. Việc quét mã vạch được cty Logs thực hiện khi nhận hàng và đóng hàng vào cont. Những dữ liệu trên nhãn hàng hóa sẽ được cập nhật vào hệ thống của ct L. Nếu có sai sót trong kết quả scaning so với dữ liệu trong chứng từ, cả 2 bên pải tìm ra lỗi để sửa chữa
- CTy có quyền từ chối nhận hàng vào kho nếu những yêu cầu không được đáp ứng. trong trường hợp giao hàng sau thời gian quy định, chủ hàng pải làm thư cam kết cho cty L. Việc giao hàng trước thời gian quy định tại kho cũng là do yêu cầu của khách hàng, nếu không tuân theo, người mua có thể căn cứ vào cut-off time để phạt chủ hàng tại việt nam,thường tính theo tỉ lệ % của lô hàng,
- Việc thực hiện thủ tục hải quan hàng xuất tại kho do chính chủ hàng thực hiện hoặc do cty thực hiện tùy theo cam kết với khách hàng
- Khi nhận đủ hàng từ các chủ hàng, cty sẽ đóng hàng vào cont theo kế hoạch đóng hàng và hạ bãi.
B. Đối với giao hàng trong nguyên cont:
- cty nhận booking cont từ hãng vận chuyển và gửi cho chủ hàng để họ đi nhận cont về kho riêng để đóng hàng.
- Chủ hàng pải hạ bãi và thanh lý hải quan trước cut-offtime trong mẫu booking cont,chủ hàng có thể thực hiện bar code scanning cho hàng hóa của mình tại nhà máy trước khi đóng hàng vào cont, sau đó chủ hàng phải gửi tập tin kết quả scanning cho ct L để họ cập nhật vào hệ thống.
- Thực tế 1 số lô hàng đủ đóng nguyên cont nhưng vẫn bị yêu cầu đưa vào kho của ct vì tại kho sẽ có 1 số dịch vụ giá trị gia tăng mà ct log cung cấp cho khách hàng như bar code scanning, kiểm hàng, gom hàng từ nhiều nhà máy để tối ưu hóa lượng cont vận chuyển, dịch vụ cho hàng hóa sử dụng cont treo…
Câu 18: bước CHỨNG TỪ
- Sau khi giao hàng vào kho của ct hay sau khi đóng hàng vào cont tại kho riêng, chủ hàng phải nộp 1 số chứng từ bắt buộc với những thong tin chính xác theo yêu cầu của 1 số khách hàng, nếu không hàng sẽ không được nhận và xuất đi.
- Sau khi giao hàng vào kho của ct hoặc hạ bãi cont chủ hàng sẽ cấp chi tiết lô hàng cho ct log để làm chứng từ vân tải. Dựa trên chi tiết cung cấp kết hợp với chi tiết thực nhận trong kho CSR sẽ cập nhật vào hệ thống và in ra chứng từ đã nêu cho chủ hàng.
- Sau khi có bản copy chủ hàng sẽ kiểm tra và xác nhận chứng từ đúng, sau đó yêu cầu in bản gốc.
- Hầu hết các ct log đảm nhận luôn công việc phân loại kiểm tra và gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng cho khách hàng.
- Sau khi hoàn tất việc cập nhật chi tiết lô hàng vào hệ thống, thong qua hệ thống, ct sẽ gửi thong báo hàng xuất cho khách hàng ( shipping advice) bao gồm những thong tin cơ bản về lô hàng
Hiện nay đa số những ct log cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại việt nam đều thực hiện theo nội dung cơ bản của quy trình nêu trên. Quy trình này bao hàm những dịch vụ được cung cáp như quản lý đơn hàng, gom hàng, quản lý chứng từ, dịch vụ tại kho…
Câu 19: khái niệm log thuê ngoài và các loại hình dịch vụ log thuê ngoài
A,Log thuê ngoài outsourcing, là việc mua dịch vụ log từ các nguồn khác bên ngoài ct thay vì tự mình thực hiện dịch vụ đó.
B,Các loại hình dịch vụ thuê ngoài là :
Hiện tại có thể phân chia các loại hình dịch vụ log thuê ngoài thành nhiều loại vì chưa có 1 quy tắc nào nói rõ việc này. Các ngành kinh tế khác nhau có hệ thống quản lý log khác nhau , và đòi hỏi các dịch vụ khác nhau nhằm quản lý chuỗi phân phối của mình, chính vì vậy, việc phân chia các loại hình dịch vụ log thuê ngoài là không rõ ràng.
- Các hoạt động log của DN như vận chuyển, phân phối, kho bãi, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và xử lý nguyên vật liệu, có thể được thuê ngoài 1 phần hay toàn bộ.
- Theo điều tra hđ thuê ngoài dvu log các ct trên TG sử dụng: hoạt động vận chuyển 90% , kho bãi 74% khai thuê hải quan và giao nhận 70% và 54%
- Các loại hình dv log thứ 3 được thực hiện thường xuyên nhất trong giao đoạn 1997-2000 là: DV vận tải trực tiếp, Quản lý kho hàng, Gom hàng lẻ, Giao nhận, Thanh toán cước,Môi giới hải quan, Quản lý hệ thống thong tin log (LIS), Lựa chọn nhà vân tải, Đàm phán giá cước, Quản lý khai thác đội phương tiện vận tải, Dán nhãn/ đóng gói, Thực hiện đơn hàng, Hoạch định và xử lý đơn hàng, Sắp xếp đơn hàng/ dán mã vạch, Hoach định nguyên liệu, Quản lý hàng tồn kho, Các dịch vụ tư vấn
Câu 20: quy trình thuê ngoài dv log:
B1: Xác định nhu cầu thuê ngoài dv log: Nhận biết vấn đề hoặc cơ hội; Nhận sự đồng ý của cấp cao quản trị; Thành lập nhóm mua dv; Tạo tinh thần nhóm với các bộ phận khác
B2: Phát triển các lực trọn có thể: Sử dụng chuyên gia / kiến trúc / kinh nghiệm nội bộ; Thuê chuyên gia bên ngoài và/ hoặc tư vấn
B3: Đánh giá và chọn nhà cung cấp: Phát triển tiêu chuẩn / xác định các nhà cung cấp tiềm năng; Tìm kiếm thông tin; Đánh giá / đo lường các nhà cung cấp; Chọn nhà cung cấp
B4: Thực hiện: Chi tiết kế hoạch chuyển giao; Cung cấp đào tạo để hỗ trợ thay đổi; Chấp nhận từng phần dịch vụ cung cấp
B5: Đánh giá sau khi thực hiện: Định tính và định lượng các chi tiêu đánh giá; Giám sát thực hiện / cải tiến liên tục; Nâng cao mối quan hệ hoặc tìm nhà cung cấp khác
Câu 21: các yếu tố đánh giá nhà cung cấp dv log
- Các tiêu chuẩn đánh giá gồm: chất lượng dịch vụ, chi phí, khả năng hoạt động, năng lực giao hàng, tình hình tài chính, ngoài ra còn có các tiêu chuẩn như sự tương thích về văn hóa, kinh nghiệm với các khách hàng, sự linh hoạt trong hoạt động và giá, năng lực công nghệ thông tin.
- Thứ tự các tiêu chí được các DN đồng ý như sau:
+ Giá cả: được coi là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, 87 % DN đồng ý
+ Chất lượng hoạt động của dv 85%
+ sự đa dạng cảu các dv log gia tăng 63%
+ Năng lực công nghệ thông tin 60%
- Một số chỉ tiêu như: giao hàng và xuất hàng đúng thời gian, có khả năng đáp ứng hoặc vượt những cam kết, sự hợp tác từ cấp quản trị cao nhất khi cần, tỷ lệ sai sót trong việc thực hiện dịch vụ thấp, khả năng giải quyết được những vấn đề không lường trước với chi phí thấp.
- Tuy nhiên 1 số Dn không muốn thuê ngoài với lý do: khônggiảm được chi phí chiếm 48%, Mất khả năng kiểm soát, chiếm 32%, Chất lượng dv ko đúng như cam kết, chiếm 20%
Câu 22 : Kn về tồn kho ,dự trữ và ý nghĩa tồn kho
- Tồn kho là: việc tích lũy 1 lượng nhất định nguyên vật liệu , bán thành phẩm , sản phẩm , hàng hóa … Nhằm để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh và hoạt động logistics diễn ra liên tục
- Ý nghĩa: Hàng dự trữ chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp . Do đó việc quản lý hàng dự trữ ( Tồn kho ) có ý nghĩa quan trọng và là một bộ phận quan trọng của quản trị logistics.Nếu dự trữ không đủ thì không đảm bảo cho kinh doanh diễn ra liên tục , nhịp nhàng , nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng hàng hóa làm chậm vòng quay vốn, tăng chi phí logistics , hiệu quả kinh doanh thấp .
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là sự đầu tư lớn về vốn , tốn kém, nhưng cần thiết và có mối quan hệ mật thiết với mức độ dịch vụ khách hàng. Vì vậy , vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý logistics là phải tính toán được mức dự trữ tối ưu .
Câu 23 : Trình bày cách phân loại chi phí quản trị dự trữ theo Lambert và theo VN
- Theo Lambert chi phí quản trị dự trữ bao gồm 4 khoản chi phí lớn như sau :
· Chi phí về vốn : lượng vốn đầu tư vào hàng dự trữ .
· Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ : chi phí bảo hiểm và thuế .
· Chi phí liên quan đến kho bãi : trang thiết bị trong kho , chi phí liên quan sử dụng kho công cộng , thuê kho , chi phí kho riêng của doanh nghiệp.
· Chi phí rủi ro liên quan đến hàng dự trữ : hao mòn vô hình , hàng hóa bị tổn thất ( hư hỏng , thiếu hụt ) , chi phí điều chuyển bố trí lại giữa các kho .
- Ở VN chi phí quản lý , dự trữ gồm các loại sau :
+ Chi phí đặt hàng : toàn bộ chi phí liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng , bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, chi phí thực hiện quy trình đặt hàng ( giao dịch , đàm phán, ký hợp đồng )
+ Chi phí lưu kho : là những chi phí phát sinh trong hoạt động dự trữ gồm: chi phí nhà cửa kho tàng , chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện ,chi phí nhân lực quản lý, phí tổn đầu tư vào hàng dự trữ, thiệt hại hàng dự trữ. Tỷ lệ từng loại chi phí phụ thuộc từng loại doang nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành. Thông thường chi phí lưu kho hàng năm chiếm 40% giá trị hàng dự trữ
+ Chi phí mua hàng : là chi phí tính theo khối lượng đơn hàng và giá đơn vị của hàng
Câu 24 : Các đk áp dụng mô hình mức đặt hàng tối ưu
· Nhu cầu hàng hóa có thể xác định chính xác và không thay đổi
· Việc bổ sung hàng dễ dàng và nhanh chóng
· Giá mua bán không thay đổi , không phục thuộc số lượng và thời gian đặt hàng
· Chi phí vận chuyển không bị ảnh hưởng bởi số lượng và thời gian đặt hàng
Chỉ có 1 loại hàng dự trữ , có tầm nhìn chiến lược lâu dài , nguồn vốn luôn sẵn có
Câu 25 : mô hình phân tích cận biên(MAM)
Nội dung của kỹ thuật PT cận biên là khảo sát lợi nhuận cận biên trong mối tương qua với tổn thất cận biên
Nếu gọi : Lợi nhuận cận biên tính cho 1 đơn vị dự trữ là MP
Thiệt hại cận biên tính cho 1 đơn vị dự trữ là ML
Xác suất bán hàng được là A
Xác suất ko bán hàng được là (1-A)
Ta có : Lợi nhuận cận biên mong đợi từ việc bán được hàng là : L= A*MP
Tổn thất cận biên do ko bán dc hàng là : T=(1-A)*ML
Nguyên tắc chủ yếu của kỹ thuật PT cận biên là : chỉ tăng thêm 1 đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cân biên trong điều kiên cố định trước 1 mức dự trữ. Từ nguyên tắc này ta có : A*MP ≥ (1-A)*ML →A*MP≥ ML – A*ML
→ A*(MP+ML) ≥ML → A≥ ML /(MP+ML)
Như vậy : chỉ dự trữ thêm 1 đơn vị nếu xâc suất bán hàng được cao hơn hoặc bằng tỷ số giữa thiệt hại cận biên và tổng lợi nhuận cận biên với thiệt hại cận biên.
Câu 26 : Các quan điểm về lượng tồn kho:
- Trong hoạt động SXKD thì tồn kho hàng hóa là sự đầu tư vốn lớn,tốn kém,nhưng cần thiết và có mối quan hệ mật thiết với mức độ dịch vụ khách hàng. Tồn kho cần xét trên các phương diện: để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu, ổn định mức sx của đơn vị trong khi nhu cầu tăng, bảo vệ đơn vị trc những dự báo thấp của nhu cầu, chủ động trong sx khi nguồn cung giảm. Tuy nhiên tồn kho càng cao thì càng gây ra sự lãng phí
- Các nhà quản trị muốn giữ mức tồn kho thấp và sản xuất mềm dẻo để DN có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu tư vào hàng tôn kho.
- Các nhà quản trị sx muốn có thời gian vận hành sx dài để sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị lao đông.Họ tin rằng hiệu quả sx,đặt hàng quy mô lớn có thể bù đắp những lãng phí mà tồn kho cao gây lên,điều này dẫn tới tồn kho cao.
Vì vậy,vấn đề đặt ra với các nhà quản lý logs là phải đưa ra được những chiến lược dự trữ và tính toán được mức dự trữ tối ưu phù hợp các phương thức KD.
Câu 26 : Chi phí tăng và chi phí giảm trong tăng tồn kho
* chi phí tăng:
- chi phí về vốn : tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho và chấp nhận phí tổn cơ hội cao
- chi phí kho : bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí kho bãi,tiền lương nhân viên quản lý kho,chi phí sử dụng các thiết bị…
- thuế và bảo hiểm: chi phí này chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho.tồn kho là 1 tài sản nên nó có thể bị đánh thuế
- Hao hụt và hư hỏng, Chi phí cho việc đáp ứng KH, Chi phí cho sự phối hợp sx, Chi phí về chất lương của lô hàng lớn
* chi phí giảm:
- chi phí đặt hàng: bao gồm những phí tổn trong việc tìm kiếm nhà nguồn nvl từ nhà cung cấp,các hình thức đặt hàng
- chi phí mua hàng : do chiết khấu theo số lg và cước phí vận chuyển cũng giảm
- chi phí chất lượng khởi động
Như vậy khi tồn kho tăng sẽ có các chi phí tăng lên và có các khoản cphí giảm đi,mức tồn kho hợp lý sẽ làm cực tiểu tổng phi liên quan đến tồn kho.
Câu 27: Các giải pháp thường sử dụng để giải quyết vấn đề thừa thiếu vỏ cont
A, Mượn vỏ: Hãng này đứng ra mượn vỏ của hãng vận tải khác và cam kết sẽ đem trả vỏ về đúng cảng đích, địa điểm quy định với tình trạng vỏ như thỏa thuận. Khi thực hiện phương án này các hãng thường có mối quan hệ tốt với nhau.
B, Đổi vỏ: Các hãng tàu cùng tham gia một hiệp hội có mối quan hệ tương hỗ nhau. Trong trường hợp có một hàng thiếu vỏ, một hàng thừa vỏ tại cùng một vị trí nhất định thì giữa các hãng tàu có sự trao đổi vỏ với nhau. Với hình thức này các hãng phải có quan hệ tốt với nhau tuy nhiên lại không mất chi phí hoặc nếu có thì rất nhỏ
C, Cho mượn vỏ với giá ưu đãi: Hãng tàu có dự báo trong thời gian gần tại một cảng nào đó lượng hàng tăng, nhu cầu về cont lớn. Hãng khuyến khích các chủ hàng dùng vỏ của hãng với giá khuyến mại khi hàng được vận chuyển đến cảng đó.
D, Vận chuyển vỏ rỗng:Vào mùa cao điểm về vận chuyển cont sẽ xuất hiện sự bất cân bằng vận chuyển theo chiều giữa các vùng, do vậy sẽ phải tiến hành điều vỏ rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. Với các hãng tàu dùng tàu của mình để vận chuyển vỏ rỗng thì vẫn mất một khoản chi phí tuy nhiên lại không thu lại được doanh thu
E, Sử dụng cảng trung gian: Cảng trung gian có nhiệm vụ là nơi dự trữ đồng thời là nơi cung ứng cont cho hai cảng này. Để vận chuyển cont về cảng trung gian người ta có thể sử dụng hình thức cho thuê vỏ với giá rẻ, vận chuyển vỏ rỗng
F, Thuê vỏ cont từ các nhà thầu bên ngoài: Đây là phương án được ưa chuộng nhất vì tính linh động của nó. Căn cứ vào số liệu thống kê, các hãng sẽ dự bào nhu cầu cho từng thời kỳ và ký kết các hợp đồng thuê vỏ ngắn hoặc dài hạn tùy theo tình hình cụ thể
Câu 28: Các quan niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng là chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp đến người sản xuất đến khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng giá trị sản phẩm
- Chuỗi cung ứng là 1 chuỗi tổng thể các mối liên kết có liên quan đến quản lý dòng chảy sp, dịch vụ và thông tin từ nh nhà cung ứng đến khách hàng. Các nhà quản lý phải nhận thức đc 2 yếu tố quan trọng là:
+ nghĩ về chuối cung ứng như là một chuỗi tổng thể_các mối liên kết có liên quan đến quản lý dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ những nhà cung ứng đến khách hàng của họ
+ theo đuổi những giá trị hữu hình_tập trung vào tăng trưởng doanh số, tối ưu việc tận dụng tài sản và giảm chi phí
- Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistic
Điều quan trọng là quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và công tác của các đối tác trên cùng một kênh, trong đó bao gồm nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 và khách hàng. Về cơ bản quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau.
Câu 29: Vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ việc thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và dịch vụ
- Hỗ trợ đắc lực cho hoạt đọng maketing đặc biệt là marketing 4P nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Giúp cho kế hoạch sản xuất đạt kết quả cao thông qua việc điều phối sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất một cách chính xác
- Giúp cho DN ra các quyết định một cách kịp thời nhờ SCM cung cấp và xử lý các thông tin với chi phí thấp và nhanh chóng
Câu 30: Các dòng logistic đi vào và đi ra trong SCM
- Dòng logictic đi vào: bao gồm toàn bộ quá trình dịch chuyển vật tư, NVL và các bộ phận cấu thành nên sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau và qua nhiều cung đoạn khác nhau. Nhà sx cần phải kiểm soát dòng dich chuyển này, ko chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố nhập lượng hữu hình cho quá trình sản xuất được tiến hành trôi chảy mà còn phải đảm bảo sử dụng số vốn ít nhất và chi phí thấp nhất để tạo ra các xuất lượng với giá thành rẻ nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách hàng. Tóm lại mục tiêu của logistic dòng này là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sản xuất về vật tư, nguyên vật liệu một cách trật tự, hiệu quả
- Dòng logistic đi ra: liên quan đến việc dịch chuyển hh từ điểm cuối cùng của dây chuyền sx đến khách hàng. Sự chu chuyển của hh từ nhà máy thông qua các kênh phân phối rồi đến tay người tiêu dùng. Ngày nay một số lượng lớn hàng hóa được lưu thông qua trung gian. Một trong những trung gian đó là trung tâm phân phối. Trung tâm phân phối là nơi tiến hành hoạt động gom hàng, phân chia khách hàng và trộn hàng
Câu 31, Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng: 5 thành phần
A, Sản xuất: là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Các phân xưởng, các nhà kho là các cơ sở vật chất chủ yếu của thành phần này. Trog quá trình sx, vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả sx của dn
B, Vận chuyển: là quá trifnhd ịch chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm giữa các nơi trg chuỗi. Việc vận chuyển sẽ đc cân đối giữa khả năng vận chuyển,nhu cầu vận chuyển và hiệu quả của chuỗi, có thể lựa chọn vận tải đơn thức hay đa phg thức
C, Tồn kho: là một trg các nhân tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của dn. Mức tồn kho thấp biểu thị lượng sp đc tiêu thụ tối đa, chứng tỏ hiệu quả sx của dn ở mức cao, dhu và lợi nhuận đạt tỷ lệ cao
D, Định vị: xác định các nguổn nguyên liệu, thị trg tiêu thụ và vị trí của dn trên tt. Đây là nh yếu tố quyết định đến sự thành công của chuỗi cung ứng, giúp quy trình sx thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả
E, Thông tin: đc coi là nguồn sống của chuỗi cung ứng. Tính chính xác và kịp thời của thông tin quyết định sự tồn tại của 1 dây chuyền cung ứng. Mọi hoạt động của chuỗi dựa trên các thông tin đầu vào và việc xử lý chúng
Câu 32: Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chuỗi cung ứng
- 1: Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu của họ thành những nhóm riêng biệt và áp dụng quản lý chuỗi cung ứng để phục vụ từng phân khúc này một cách hiệu quả.
- 2: Cá biệt hóa mạng lưới logistics đối với từng yêu cầu về dịch vụ và mức độ sinh lợi của từng phân khúc khách hàng.
- 3: Lắng nghe những dấu hiệu của tt và khớp với việc lên kế hoạch nhu cầu tương ứng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, bảo đảm những dự đoán nhất quán và phân bổ nguồn lực tối ưu.
- 4: Khác biệt hóa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn là đẩy nhanh sự thay đổi tương ứng trong chuỗi cung ứng.
- 5: Quản lý nguồn cung cấp một cách chiến lược để giảm tổng chi phí nguyên liệu và dvụ.
- 6: Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ trg toàn bộ chuỗi cung ứng mà có thể hỗ trợ nhiều cấp độ trg việc ra quyết định và giúp đưa ra cái nhìn rõ hơn về dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
- 7: Xây dựng hệ thống thước đo mở rộng trong nhiều kênh để đánh giá thành công tổng hợp hướng tới người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và hiệu năng.
Câu 32: Nguyên tắc cốt lõi của Lean nhằm đơn giản hóa quy trình chuỗi cung ứng
1, Tạo ra giá trị. Giá trị cung cấp phải được xác định trên quan điểm của khách hàng, phải thể hiện ở mức chi phí thấp nhất, hiệu quả giao hàng tốt nhất, chất lượng cao nhất, và một giải pháp duy nhất đối với các yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ.
2, Tối ưu hóa dòng chảy giá trị. Các quy trình sản xuất và việc hoàn thành đơn hàng phải được liệt kê chi tiết để có thể loại bỏ các rào cản, tiến tới tối ưu hóa dòng chảy giá trị trong chuỗi cung ứng.
3, Chuyển hóa các quy trình ngắt quãng thành một dòng chảy thông suốt liên tục. Khi các rào cản và sự lãng phí được loại trừ, mục tiêu tiếp theo là thay đổi tư duy “ngắt quãng” và hệ thước đo hiệu quả đi kèm bằng tư duy “dòng chảy thông suốt” của hàng hóa/dịch vụ.
4, Kích hoạt mô hình “kéo” theo nhu cầu. Tiếp theo tư duy dòng chảy thông suốt, SC có thể chuyển từ mô hình thúc đẩy bởi cầu dự báo sang mô hình cầu trực tiếp từ khách hàng.
5, Hoàn hảo hóa tất cả sp, quy trình và dịch vụ. Khi 4 nguyên tắc đầu đã được áp dụng, chuỗi cung ứng có thể tập trung vào việc cải thiện hiệu năng, chi phí, chu kỳ và chất lượng.
Câu 33: Kiến trúc của chuỗi cung ứng mật thiết
1. Tạo môi trường cho thay đổi về văn hóa. Việc chuyển từ chuỗi cung ứng lấy sản phẩm làm trung tâm sang chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm sẽ đòi hỏi sự thay đổi rõ ràng về văn hóa và sẽ làm nhiều đối tác trong và ngoài cũng phải cùng đồng thuận về những thước đo chủ chốt trong việc làm cách nào gia tăng giá trị cho khách hàng.
2. Liên tục đánh giá các phân khúc khách hàng. Mục tiêu là cần liên tục xác định những giá trị mà mỗi phân khúc khách hàng có thể tạo ra lợi nhuận. Từ đó, có thể đưa ra các giá trị đề nghị mới không những làm tăng quan hệ đối tác mà còn nâng cao lợi nhuận.
3. Xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng mật thiết. Các dữ liệu định lượng từ bước 2 sẽ giúp đưa ra một bản đồ về phân khúc khách hàng và các điểm động lực chính về giá trị, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng. Kiến thức này sẽ giúp nhà quản trị khớp nhu cầu khách hàng với những giá trị tương ứng.
4. Ứng dụng công nghệ. Các giải pháp về công nghệ bao gồm cổng thông in marketing, giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng, công cụ quản lý dịch vụ và hợp đồng, chương trình lên kế hoạch cộng tác, dự báo và giải pháp quản lý quan hệ đối tác.
5. Giám sát, đo lường, tinh lọc. Nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng mật thiết là xác định các thước đo giá trị khách hàng. Thước đo này cần lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó giúp nhận ra những thay đổi về hàng vi và nhu cầu của khách hàng.
Câu 34: Lợi ích của chuỗi cung ứng mật thiết
- Hiệu quả tài chính. Quản trị chuỗi cung ứng mật thiết giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh thu và lợi nhuận- chính là khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh. Các công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản xuất và phân phối dựa trên chi phí thấp và lợi thế nhờ quy mô. Những yếu tố này ngày càng gia tăng bởi chiến lược tiêu thụ hàng loạt va chi phí thấp mà chia khách hàng theo những thuộc tính nhất định và sau đó xây dựng mô hình sản phẩm/dịch vụ theo đó tất cả khách hàng được đối xử giống nhau.
Câu 35: Các định nghĩa về VTĐPT
- Theo công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng VTĐPT quốc tế và Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ VTĐPT: VTĐPT là một phương pháp vận tải mà theo đó hàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
- Theo Nghị định 87/NĐ/CP 2009:
1. VTĐPT là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng VTĐPT.
2. VTĐPT nội địa là VTĐPT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ.
3. VTĐPT quốc tế là VTĐPT từ nơi người kinh doanh VTĐPT tiếp nhận hàng hóa ở VN đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
Câu 36: Các đặc điểm của VTĐPT
- Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia.
- Trong hành trình VTĐPT chỉ sử dụng một chứng từ, có thể có những tên gọi khác nhau: chứng từ VTĐPT, vận đơn VTĐPT, vận đơn vận tải kết hợp, …
- Trong hành trình VTĐPT chỉ có một người phải chịu trách nhiệm về hh kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến khi đã giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến.
- Mto chịu trách nhiệm đồi với hh theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm đó có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.
- Nơi nhận hàng để chở và nơi trả hàng có thể ở trong hoặc ngoài một quốc gia.
- Trong VTĐPT hàng hóa thường được vận chuyển bằng những công cụ vận tải như container, trailer, pallet,…
Câu 37: Định nghĩa MTO và phân loại
- Theo công ước của LHQ về VTĐPT 1980: MTO là bất kỳ người nào, tự mình hoặc thông qua một người khác, ký kết một hợp đồng VTĐPT và hoạt động như là một bên chính và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng VTĐPT.
- Theo bản quy tắc của UNCTAD về VTĐPT 1990: MTO là bất kỳ người nào ký kết một hợp đồng VTĐPT và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở.
- Theo Nghị định 87/NĐ-CP 2009 của VN: MTO là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng VTĐPT.
* Các loại MTO:
1. MTO có tàu: bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh, khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ VTĐPT tức là đóng vai trò MTO. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không mà phải ký hợp đồng để thuê chuyên chở trên các chặng đó.
2. MTO không có tàu: có thể do những người sau đây cung cấp dịch vụ:
- Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt.
- Những người kinh doanh những dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng.
-Những người chuyên chở công cộng không có tàu nhưng thường xuyên cung cấp dịch vụ VTĐPT, kể cả việc gom hàng, trên những tuyến đường nhất định.
- Người giao nhận.
Câu 38: Cơ sở và thời hạn trách nhiệm của MTO
1. Cơ sở trách nhiệm của MTO
- chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hh cũng như hậu quả của việc chậm giao hàng nếu gây ra mất mát, hư hỏng khi hh thuộc trách nhiệm của MTO, trừ khi MTO chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu quả của nó.
- Chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa không được giao trg thời gian đã được thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận thời gian như vậy thì trong một thời gian hợp lý mà một MTO cần mẫn có thể giao, có tính đến hoàn cảnh của sự việc. Nếu hàng hóa không được giao trong một thời gian 90 ngày liên tục kể từ ngày hết hạn thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý nói trên thì có thể coi như hàng hóa đã mất.
- MTO phải chịu trách nhiệm về nh hành vi, thiếu sót của ng làm công hay đại lý của họ khi nh ng đó hđ trong phạm vi công việc được giao. MTO còn phải chịu trách nhiệm về những hành vi, thiếu sót của những người mà anh ta sử dụng dvụ để thực hiện hợp đồng VTĐPT.
2. Thời hạn trách nhiệm
- MTO phải chịu trách nhiệm về hh kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở cho đến khi giao hàng cho ng nhận. - MTO coi như đã nhận hàng XK để chở kể từ khi anh ta nhận hàng từ: ng gửi hàng hoặc ng thay mặt ng gửi hàng; hoặc 1 cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ ba mà theo luật lệ hoặc quy tắc tại nơi nhận hàng để chở, hh phải được giao qua những người đó để vận chuyển.
- MTO coi như đã xong hàng khi:+ Đã giao cho người nhận; hoặc + Đã đặt hh dưới sự định đoạt của ng nhận phù hợp với hợp đồng VTĐPT hoặc luật lệ, hoặc tập quán buôn bán mặt hàng đó tại nơi giao hàng, trg trường hợp ng nhận ko nhận hàng từ MTO; hoặc + Đã giao cho một cơ quan có thẩm quyền hoặc 1 bên thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc tập quán tại nơi giao hàng, hh phải giao cho họ.
Câu 39: Giới hạn trách nhiệm của MTO
Theo Công ước về VTĐPT, giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất, tùy theo cách tính nào cao hơn.
- Nếu hành trình VTĐPT ko bao gồm VT đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg hh cả bì bị mất mát/hư hỏng.
- Đối với việc chậm giao hàng thì bồi thường 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước của hợp đồng VTĐPT.
- Giới hạn trách nhiệm của MTO theo Bản quy tắc của UNCTAD/ICC: 666,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,0 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất hay hư hỏng.
Trách nhiệm của MTO như quy định của Công ước và Bản quy tắc gọi là chế độ trách nhiệm thống nhất. Diều này có nghĩa là chỉ có một chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau trong hành trình VTĐPT.
Câu 40: Chứng từ VTĐPT và việc phát hành, chuyển nhượng
1. Định nghĩa chứng từ VTĐPT:
- Chứng từ VTĐPT là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng VTĐPT, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng.
- Theo Nghị định 87 NĐ/CP 2009: “chứng từ VTĐPT” là văn bản do người kinh doanh VTĐPT phát hành, là bằng chứng của hợp đồng VTĐPT, xác nhận người kinh doanh VTĐPT đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
2. Việc phát hành và chuyển nhượng chứng từ VTĐPT
- Khi MTO nhận hàng để chở, MTO hoặc ng được MTO ủy quyền cấp 1 chứng từ VTĐPT.
Theo yêu cầu của người gửi hàng, chứng từ VTĐPT có thể lưu thông được hoặc ko lưu thông được. Nếu là ctừ lưu thông được thì nó sẽ có được ký phát theo lệnh hoặc cho ng cầm chứng từ (bearer). Nếu là theo lệnh thì chứng từ có thể chuyển nhượng bằng ký hậu. Nếu là bearer thì có thể chuyển nhượng cho người thứ ba mà không cần ký hậu. Khi phát hành một bộ chứng từ gốc phải ghi rõ có mấy bản gốc trong một bộ. Nếu phát hành các bản sao thì trên từng bản sao phải có dấu và ko lưu thông được. Nếu là chứng từ không lưu thông được thì trên chứng từ ghi rõ tên người nhận hàng.
Câu 41: Thông báo tổn thất và khiếu nại với MTO
1. Thông báo tổn thất
- Tổn thất rõ rệt: phải gửi thông báo bằng văn bản cho MTO không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận.- Tổn thất không rõ rệt: người nhận phải gửi thông báo tổn thất cho MTO trong vòng 6 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho mình.- Chậm giao hàng: thông báo phải gửi trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận hoặc sau ngày người nhận nhận được thông báo là đã giao hàng. Nếu ko có thông báo tổn thất gửi cho MTO trg những thời hạn trên thì việc giao hàng của MTO được coi là phù hợp với mô tả của chứng từ VTĐPT.
2. Khiếu nại với MTO
Thời hạn để kiện MTO là 6 tháng (theo công ước) và 9 tháng (theo Bản quy tắc) kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hh lẽ ra phải được giao cho ng nhận. Việc thụ lý các vụ kiện có thể được tiến hành trg thời hạn 2 năm. Hồ sơ khiếu nại phải gồm những giấy tờ, ctừ cần thiết để chứng minh cho lợi ích của người khiếu nại, cho nh tổn thất hoặc chậm giao hàng mà MTO phải chịu trách nhiệm.
Câu 42: Các chứng từ VTĐPT thường dùng hiện nay:
1. FIATA Negotiable Mutimodal Transport Bill of Lading (FBL): FBL là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) soạn thảo để dùng cho các nhà giao nhận quốc tế, đồng thời đóng vai trò là MTO trong VTĐPT. FBL là một chứng từ lưu thông được và được các ngân hàng chấp nhận theo phương thức tín dụng chứng từ. Chứng từ này cũng có thể dùng trong vận tải đường biển.
2. COMBIDOC (Combined Transport Bill of Lading): Loại chứng từ này do BIMCO soạn thảo, chủ yếu do các VO-MTO (MTO có tàu) sử dụng. COMBIDOC cũng đã được ICC thông qua. Chứng từ này hiện đang dùng trong VTĐPT.
3. MULTIDOC (Multimodal Transport Bill of Lading): Chứng từ này do hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển (UNCTAD) soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về VTĐPT. Do công ước này chưa có hiệu lực nên chứng từ này cũng ít được sử dụng rộng rãi. Một số hãng tàu sử dụng mẫu này do BIMCO soạn thảo
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top