TCC

Câu 1: Khái niệm tài chính công

Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra), để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội của Nhà nước, không vì mục tiêu lợi nhuận của Nhà nước

Câu 2: Đặc điểm TCC

- Chủ thể

Ý nghĩa nhận thức đặc điểm

Đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước trong tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công, đặc biệt là Ngân sách nhà nước, nhằm phục vụ thực hiện các chức năng KTXH của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

- Tính công cộng

•         Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước

•         Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả, điều chỉnh sự phân phối thu nhập cho công bằng, khuyến khích phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.

•         Thu của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau

•         Chi tiêu của tài chính công là để cung cấp cho xã hội những hàng hoá công cộng

•         Ý nghĩa nhận thức đặc điểm

Sử dụng công cụ tài chính công để giải quyết các vấn đề hiệu quả, công bằng, ổn định trong quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội

- Đặc điểm về thu nhập và chi tiêu

•         Các khoản thu của tài chính công chủ yếu mang tính chất không bồi hoàn và băt buộc

ü  Thuế – khoản thu mang tính chất bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp

ü  Phí – khoản thu mang tính chất bắt buộc và bồi hoàn trực tiếp

•         Các khoản chi chủ yếu mang tính cấp phát không hoàn lại

•         Ý nghĩa nhận thức đặc điểm

Kết hợp hài hòa giữa các khoản thu có tính không bồi hoàn và các khoản thu có tính bồi hoàn, giữa cấp phát không hoàn lại và các khoản cho vay, giữa các khoản thu bắt buộc và các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ của các cá nhân, tổ chức và chính phủ nước ngoài

Câu 3: Chức năng của TCC

3.1. Chức năng phân phối

Khái niệm: Là khả năng khách quan mà nhờ vào đó Nhà nước có thể chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội (trước hết là sản phẩm mới được tạo ra) để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội do Nhà nước đảm nhiệm.

b. Chủ thể

•      Nhà nước là chủ thể phân phối của tài chính công.

ü    Nguồn tài chính của các chủ thể trong xã hội mà chủ thể công có quyền chi phối

ü    Nguồn tài chính đã được tập trung vào các quỹ TCC.

•         Kết quả trực tiếp: các quỹ tiền tệ của Nhà nước được hình thành và sử dụng. Khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được điều chỉnh.

c. Đối tượng: Đối tượng phân phối của tài chính công là của cải xã hội, trong đó chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra

d. Kết quả: Phân bổ một cách tối ưu các nguồn tài chính thuộc quyền chi phối của chủ thể công có tác động tích cực tới việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của toàn xã hội; góp phần hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu KTXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

e. Yêu cầu

•      Nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả kinh tế vĩ mô.

•      Phải tính toán trên cơ sở nguồn tài chính của toàn xã hội và của chủ thể công

•      Phù hợp với thực tế tình hình KTXH và KHPT KTXH của đất nước trong từng thời kỳ

•      Xử lý hài hoà mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân.

3.2. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh

a. Khái niệm: Khả năng khách quan mà nhờ vào đó Nhà nước có thể xem xét và điều chỉnh lại tính đúng đắn, hợp lý của quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

b. Chủ thể: Các chủ thể công mà Nhà nước là đại diện với tư cách là người có quyền lực chính trị hoặc có quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng các nguồn tài chính.

c. Tính tất yếu khách quan

•      Yêu cầu quản lý các hoạt động KTXH

•      Hiện tượng mất cân đối trong hoạt động kinh tế tài chính mang tính phổ biến, khách quan và vai trò can thiệp của Nhà nước

•      Những bất cập của chính sách, chế độ va thực hiện chính sách, chế độ về tài chính công

d. Đối tượng

•      Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tài chính công

•      Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể KTXH trên cơ sở các chính sách, chế độ do Nhà nước quy định

e. Nội dung

•      Nội dung kiểm soát: Xem xet tính đúng đắn, hợp lý của quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, kiểm tra quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của các chủ thể khác

•      Nội dung điều chỉnh: Điều chỉnh sự vận động của các nguồn lực tài chính công trong nền kinh tế, điều chỉnh về số lượng nguồn lực tài chính công để giải quyết sự cân đối về cung và cầu vốn, cơ cấu vốn cho đầu tư và tiêu dùng, điều chỉnh phân phối thu nhập và tài sản của các pháp nhân và thể nhân

f. Mối quan hệ giữa kiểm soát và điều chỉnh

•      Cùng mục đích và cùng đối tượng quản lý, tác động

•      Kiểm soát thực hiện ở trạng thái tĩnh và thông qua đồng tiền, dựa vào kế hoạch và được tiến hành trong suốt quá trình kế hoạch hóa tài chính

•      Điều chỉnh thực hiện trong trạng thái động và thông qua nhiều công cụ như kế hoạch, pháp luật, hành chính, đòn bảy kinh tế

•      Kết quả kiểm soát là cơ sở của những điều chỉnh. Kiểm soát có thực hiện được và vận dụng hay có kết quả hay không phụ thuộc vào tính đúng đắn của những điều chỉnh. Điều chỉnh đúng đắn bảo đảm cho kiểm soát được nâng lên một trình độ mới cao hơn

g. Kết quả

•      Đảm bảo việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ TCC được đúng đắn, hợp lý, đạt kết quả tối ưu nhất theo các mục tiêu, yêu cầu đã định

•      Đảm bảo quá trình phân phối các NTC, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể KTXH theo đúng định hướng và chính sách, chế độ Nhà nước

Câu 4: Khái niệm, đặc điểm QLTCC

Khái niệm

Là quá trình tác động có chủ định của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các phương pháp và các công cụ quản lý để điều khiển hoạt động của TCC nhằm đạt được các mục tiêu đã định

Đặc điểm

•         Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý yếu tố con người với quản lý yếu tố hoạt động tài chính

•         Chú trọng các phương pháp và công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh như phương pháp tổ chức, hành chính và các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra... để đảm bảo tính tập trung, thống nhất

•         Kết hợp quản lý hiện vật và giá trị, đảm bảo sự thống nhất giữa vận động của  giá trị và giá trị sử dụng

Đặc điểm về mục tiêu quản lý


Đặc điểm về phạm vi quản lý


Đặc điểm về sử dụng các công cụ quản lý



Câu 5: Yêu cầu của QLTCC

Quản lý Nhà nước tốt phải dựa trên "tứ trụ":


a. Trách nhiệm

•      Điều trần

•      Gánh chịu hậu quả

ü  Chịu trách nhiệm nội bộ

ü  Chịu trách nhiệm ra bên ngoài

b. Minh bạch

•         Công khai, dễ hiểu

•         Cấp độ: Nội bộ, tổ chức nước ngoài, công chúng

•         Quy tắc chung về tính minh bạch của IMF:

ü  Sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm

ü  Quy trình ngân sách công khai

ü  Công khai thông tin

ü  Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin

c. Dự đoán

•         Chính sách, pháp luật

•         Cam kết của chính phủ, các cấp chính quyền

•         Lựa chọn ưu tiên hiệu quả

d. Sự tham gia

•         Ai tham gia: chiều dọc, chiều ngang, công chúng

•         Mục đích: Hiệu quả chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện

Câu 6: Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN

Khái niệm: Là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chi có tác động trong ngắn hạn, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng của Nhà nước

•         Phân phối

-         Xác định và giao dự toán CTX của NSNN

-         Tỷ trọng,        tổng số trong tổng chi NSNN; Phạm vi, đối tượng chi; Xây dựng định mức phân bổ; Xây dựng và quyết định dự toán chi

•         Sử dụng

ü  KBNN cấp phát kinh phí NSNN trang trải các nhu cầu CTX theo dự toán đã được duyệt

ü  Đơn vị sử dụng NSNN thực hiện các thủ tục rút dự toán; KBNN kiểm soát và cấp phát kinh phí; hạch toán và quyết toán chi

•         Mục đích

ü  Đáp ứng các nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Nhà nước

Đặc điểm

Ổn định

•         Vì sao:

ü  Mối quan hệ giữa Nhà nước và NSNN

ü  Tính ổn định tương đối của các hoạt động thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

•         Biểu hiện:

ü  Tổng mức chi và tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN, nội dung và cơ cấu chi ít có sự biến động lớn qua các năm

b.      Thời hạn tác động ngắn, tiêu dùng xã hội

•         Vì sao:

ü  Các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm thuộc chức năng của Nhà nước

ü  Các nhu cầu chi duy trì sự tồn tại và hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoạt động của các CQNN nhằm để đáp ứng nhu cầu công cộng

•         Biểu hiện:

ü  Hiệu lực tác động chủ yếu trong từng năm ngân sách

Kết quả không trực tiếp hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nhằm thỏa mãn nhu cầu công cộng

c. Gắn với bộ máy và lựa chọn cung cấp hàng hóa công cộng của Nhà nước

•         Vì sao:

ü  Đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng của Nhà nước. Thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thuộc về bộ máy Nhà nước

ü  Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản của các thể nhân, pháp nhân trong xã hội thông qua việc cung cấp hàng hóa công cộng. Mỗi thời kỳ Nhà nước có sự lựa chọn khác nhau trong cung ứng hàng hóa công cộng

•         Biểu hiện:

ü  Cơ cấu, tổ chức bộ máy Nhà nước, quy mô, cơ cấu chi thường xuyên  

ü  Phạm vi và mức độ cung cấp hàng hóa công cộng của Nhà nước, mức độ xã hội hóa cung ứng hàng hóa công cộng, phạm vi và quy mô chi

Câu 7:Các nguyên tắc quản lý chi TX của NSNN

Quản lý theo dự toán

•         Thế nào

Phân bổ, cấp phát, sử dụng, hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí chi thường xuyên của NSNN phải tuân thủ theo đúng dự toán kinh phí đã được cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định và cấp có thẩm quyền giao

•         Vì sao

ü  Quản lý theo dự toán là một nguyên tắc quản lý NSNN: Hoạt động NSNN phụ thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực NN, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan NN

ü  Chi thường xuyên của NSNN có phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp

ü  Góp phần bảo đảm cân đối NSNN, tạo điều kiện thuận lợi để điều hanh NSNN, hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng NSNN

•         Biểu hiện

ü  Mọi nhu cầu chi thường xuyên từ NSNN phải lập dự toán theo đúng quy định của Nhà nước

ü  Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên của NSNN theo đúng dự toán kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao

ü  Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của NSNN phải theo đúng dự toán kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao

ü  Quyết toán chi thường xuyên của NSNN phải căn cứ vào dự toán được giao và xác lập các chỉ tiêu phù hợp với các chỉ tiêu trong dự toán được giao

2. Tiết kiệm và hiệu quả

•         Thế nào

Xem xét, đánh giá gắn với mục tiêu của các khoản chi và chi phí cần thiết tối thiểu trong thực tiễn để đạt được mục tiêu của các khoản chi

•         Vì sao

ü  Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc chủ đạo trong quản lý kinh tế, tài chính: nguồn lực có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn

ü  Phạm vi chi thường xuyên của NSNN đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi thường xuyên của NSNN luôn tăng với tốc độ nhanh nhưng nguồn thu NSNN luôn có giới hạn

•         Biểu hiện

ü  Thiết lập cơ chế quản lý chi thường xuyên của NSNN phù hợp, phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN

ü  Xây dựng định mức chi thường xuyên của NSNN có cơ sở khoa học và thực tiễn

ü  Thiết lập đa dạng các hình thức cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN, lựa chọn hình thức cấp phát kinh phí phù hợp với từng loại hình đơn vị và yêu cầu quản lý từng từng nhóm mục chi

ü  Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, nhóm mục chi phù hợp với khả năng NSNN và yêu cầu đặt ra trong thực tiễn

ü  Đánh giá hiệu quả chi thường xuyên của NSNN phải toàn diện với những tiêu chí rõ ràng và có thể lượng hóa được

3. Chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước

•         Thế nào

ü  Kho bạc Nhà nước cấp phát kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng NSNN, nhưng trực tiếp chi trả cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ... thay đơn vị sử dụng

•         Vì sao

ü  Kiểm soát chi NSNN là một trong những chức năng quan trọng của kho bạc nhà nước

ü  Phát huy sự giám sát của các bên có liên quan đến chi NSNN gồm: KBNN, đơn vị sử dụng NSNN, đơn vị được thụ hưởng các khoản chi NSNN nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý chi NSNN

•         Biểu hiện

ü  Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải đảm bảo:

Có trong dự toán NSNNTuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính áp dụng cho mỗi khoản chiĐược thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi

ü  Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán kinh phí

ü  Cơ quan tài chính có trách nhiệm

Xem xét dự toán NS của các cơ quan, đơn vị cùng cấp, kiểm tra phương án phân bổ, giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán NS cấp dưới, nếu không phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh Thẩm định các báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc, tổng hợp số liệu vào quyết toán NSNN

ü  Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi thường xuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại

ü  KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi; cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên của NSNN theo đúng quy định

-        Đủ điều kiện quy định mới được chi; chi trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng; chỉ chi qua đơn vị sử dụng NSNN với những khoản chi chưa đủ điều kiện áp dụng chi trực tiếp qua KBNN

-        Đình chỉ, từ chối thanh toán chi trả đối với các khoản chi không đủ điều kiện quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan tài chính

-        KBNN có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi:

Không có trong dự toán NSNN được giaoKhông phù hợp với cơ chế quản lý tài chính mà đơn vị được phép áp dụng đối với mỗi khoản chiChưa được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS quyết định chiKhông đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành về chi trực tiếp qua KBNN

Câu 8: Định mức chi TX, các loại định mức chi TX

1.      Định mức chi TX

·         Mức chi NSNN xác định cho một đơn vị đối tượng tính định mức chi; là căn cứ pháp lý, chuẩn mực để quản lý chi NSNN                     

·         Yêu cầu đối với định mức chi TX của NSNN

ü  Khoa học

ü  Thực tiễn

ü  Thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình, cùng địa bàn hoặc cùng loại hoạt động

ü  Pháp lý

2.      Các loại Đm CTX

Ø    Loại định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN (Định mức sử dụng):

-                    Dựa trên cơ cấu chi NSNN cho mỗi đơn vị được hình thành từ mục chi nào, người ta sẽ tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục đó.

-                    Qui mô, phạm vi và tính chất hoạt động của các đơn vị khác nhau sẽ có số lượng các định mức chi khác nhau

-                    Là căn cứ quan trọng để đơn vị sử dụng NS quản lý điều hành kinh phí trong phạm vi của đơn vị mình,

-                    Là căn cứ để các cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện xét duyệt, thẩm định, kiểm tra, chấp thuận tính hợp lệ của các khoản chi

-                    Phải được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể và xác nhận thời gian có hiệu lực chung.

-                    Định mức sử dụng có 2 loại:

+      Các định mức bắt buộc chung

+      Các định mức không bắt buộc chung

Ø    Loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN (Định mức phân bổ)

-                    Được sử dụng trong quá trình lập dự toán NSNN

-                    Được sử dụng để ấn định mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán NSNN

-                    Được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cấp NS với nhau trong quá trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN

-                    Hiện tại giữa NSTW và NSĐP sử dụng các định mức phân bổ dựa trên tiêu chí dân số bình quân kỳ kế hoạch

Câu 9: Khái niệm, đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN

a.      Khái niệm:

Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

b.      Đặc điểm:

Ø    Khoản chi lớn, ko có tính ổn định:

+      Chi ĐTPT tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ và vật tư hàng hóa dự trữ cần thiết của nền kinh tế.

+      Chi ĐTPT của NSNN còn có ý nghĩa là vốn mồi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển các hoạt động KTXH theo định hướng của NN theo từng thời kỳ.

+      Quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho ĐTPT trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển KTXH của NN và khả năng nguồn vốn của NN.

+      Cơ cấu chi ĐTPT không có tính ổn định giữa các thời kỳ phát triển KTXH. Thứ tự và tỷ trong ưu tiên chi ĐTPT của NSNN cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực KTXH thường có sự thay đổi giữa các thời kỳ.

Ø    Theo mục đích KTXH và thời hạn tác động: Chi cho tích lũy

Chi ĐTPT nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền KTQD. Đây là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển XH, làm tăng GDP

Ø    Phạm vi & mức độ: Gắn với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ

+      Kế hoạch phát triển KTXH là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi ĐTPT của NSNN

+      Kế hoạch phát triển KTXH quyết định mức độ, thứ tự ưu tiên chi NSNN cho ĐTPT

Câu 10: Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

- Các công trình xây dựng gắn với đất xây dựng công trình, có địa điểm xây dựng riêng, thường được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của các điều kiện địa hình, môi trường, khí hậu, thời tiết...của nơi xây dựng và khai thác công trình → quản lý và cấp vốn phải thúc đẩy quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công, chống lãng phí, thiệt hại về vật tư và vốn

- Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng → Quản lý vốn ĐTXD các công trình phải dựa vào dự toán chi phí ĐTXD được phê duyệt

- Sản phẩm ĐTXDCB có tính đơn chiếc; mỗi hạng mục công trình có thiết kế, dự toán riêng →quản lý vốn ĐTXD phải gắn với từng hạng mục công trình nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư

- Sản phẩm ĐTXDCB là các công trình XD có vốn lớn, trong thời gian dài → phải có các biện pháp quản lý vốn phù hợp đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng, thất thoát vốn

- ĐTXDCB được tiến hành trong tất cả các ngành kinh tế nên sản phẩm có nhiều loại hình công trình với những đặc điểm kĩ thuật riêng → quản lý và cấp vốn phải phù hợp với đặc điểm của từng loại hình công trình

Câu 11: Các nguyên tắc quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB

Ø    Đúng đối tượng

-                    Cấp phát vốn ĐTXDCB thực hiện theo phương thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng KTXH, QPAN...; từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền KTQD.

-                    Nguồn cấp phát ĐTXDCB của NSNN bao gồm vốn trong nước và vốn vay nợ nước ngoài , vốn viện trợ.

-                    Nguồn vốn cấp phát ĐTXDCB của NSNN chỉ được sử dụng để cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của pháp luật: 

+      DA kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn: dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các trạm trại thú y, các công trình văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng...

+      DA của DN, TCKT, TCTC của Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của NN theo quy định của pháp luật

+      DA thuộc các CTMT quốc gia, DA nhà nước quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, ngành... 

+                    DA khác theo quy định của pháp luật.

Ø    Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự  ĐTXD, có đủ tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt

-                    Trình tự ĐT và XD là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng từng công trình, gồm 3 giai đoạn:

+      Chuẩn bị đầu tư:

+      Thực hiện đầu tư

+      Kết thúc XD đưa công trình vào khai thác sử dụng

-                    Chỉ cấp phát vốn đầu tư thanh toán cho các DA, công trình, KL XDCB thực hiện đúng trình tự ĐTXD

Ø    Đúng mục đích, đúng kế hoạch

-                    Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các công trình, dự án được xác định trong kế hoạch NSNN hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển KTXH của toàn bộ nền KTQD, kế hoạch xây dựng cơ bản của từng bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị cơ sở và khả năng nguồn vốn của NSNN.

-                    Cấp phát vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền KTQD, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương

-                    Vốn ĐTXDCB chỉ được sử dụng cho mục đích ĐTXDCB theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho các mục đích chi thường xuyên của đơn vị

-                    Tổng số vốn cấp phát thanh toán trong năm kế hoạch cho từng dự án đầu tư không được vượt kế hoạch vốn năm của dự án được duyệt;

-                    Không được điều chuyển vốn từ công trình này sang công trình khác nếu không có quyết định của các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là việc điều chuyển vốn từ công trình trung ương sang công trình địa phương.

-                    Các khối lượng XDCB hoàn thành phải có trong kế hoạch XDCB năm mới được cấp phát vốn thanh toán. Khối lượng XDCB vượt tiến độ thuộc các công trình có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ ĐT và XD và cấp có thẩm quyền cân đối được nguồn vốn thì mới được cấp phát thanh toán.

-                    Yêu cầu:

+      Hoàn thiện Phương pháp cấp phát thanh toán vốn theo hướng khối lượng XDCB hoàn thành được cấp phát vốn thanh toán là sản phẩm hàng hóa vừa có giá trị và giá trị sử dụng.

+      Công tác Quy hoạch, lập và phê duyệt KHXDCB phải đi trước 1 bước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập và phê duyệt KHXDCB

Ø    Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành KH và  chỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt

-                    Đặc điểm đầu tư XDCB: vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài, kết cấu kỹ thuật phức tạp, sản phẩm đơn chiếc

-                    Nguyên tắc quản lý chi NSNN: quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

-                    KL XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự xây ĐT & XD, có trong dự toán, có trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của NN

-                    Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toán trong phạm vi giá dự toán đã duyệt.

-                    Trong trường hợp tổ chức đấu thầu thì mức vốn cấp phát thanh toán là giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không được vượt quá dự toán.

-                    Trường hợp vượt dự toán đòi hỏi chủ đầu tư phải lập dự toán bổ sung và chỉ được cấp phát vốn khi có quyết định của cấp có thẩm quyền

Câu 12: Khái niệm cân đối NSNN

•      Danh từ: Cân đối NSNN là mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi NSNN

•      Động từ: Cân đối NSNN có nghĩa là làm cho tổng thu và tổng chi NSNN được cân bằng

•      Tính từ: NSNN cân đối có nghĩa là tổng thu và tổng chi có tương quan cân bằng

Câu 13: Khái niệm và cách tính bội chi NSNN

a.       Khái niệm

Bội chi NSNN trong một năm là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu ngân sách của năm đó

b.      Cách tính

BỘI CHI NSNN = TỔNG CHI – TỔNG THU

•         Thu trong cân đối NSNN bao gồm : các khoản thu thuế, phí ; thu về vốn (bán tài sản nhà nước), không bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản vay trong và ngoài nước.

•         Chi trong cân đối NSNN bao gồm : chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, các khoản chi cho vay thuần


c.       Phương pháp tính bội chi NSNN ở VN

·         Bội chi NSNN là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách Trung ương và tổng số thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách

Mức bội chi = Tổng chi NSTW- Tổng thu NSTW

·         Nội dung thu, chi NSTƯ Þ Luật NSNN và văn bản hướng dẫn

Câu 14: Nguyên nhân chủ quan, nguồn bù đắp bội chi NSNN

a.       Nguyên nhân chủ quan

 P        Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước: kích cầu đầu tư và tiêu dùng Þ tăng bội chi; thắt chặt đầu tư và tiêu dùng Þ giảm bội chi

 P Sai lầm trong chính sách, trong công tác quản lý kinh tế - tài chính... Þ tăng bội chi

b.      Nguồn bù đắp bội chi NSNN

•      Phát hành tiền

ü  Ưu điểm: Bù đắp NSNN nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.

ü  Nhược điểm : Phát hành thêm tiền Þcung tiền vượt cầu tiền lạm phát không thể kiểm soát.

•      Vay nợ trong nước

ü  Ưu điểm: Dễ triển khai, tránh bị ảnh hưởng từ bên ngoài, cung cấp cho thị trường tài chính một khối lượng hàng hóa, không giảm dự trữ ngoại hối.

ü  Nhược điểm: Quá nhiều Þ tăng lãi suất Þ vòng nợ - trả lãi - bội chi Þ tăng nợ công

•      Vay nợ nước ngoài

ü   Ưu điểm: Bù đắp bội chi hữu hiệu, không gây sức ép lạm phát, là một nguồn vốn quan trọng

ü   Nhược điểm: Quá nhiều Þ phụ thuộc nước ngoài

•      Dự trữ ngoại hối

ü   Ưu điểm: Giảm bội chi ngân sách nhanh chóng.

ü  Nhược điểm: Giảm quá nhiều dự trữ ngoại hối Þ cạn dự trữ quốc gia Þ khủng hoảng tỷ giá.

c.       Bù đắp bội chi NSNN ở VN

(Điều 8 Luật NSNN, Điều  4 Nghị định 60/2003/NĐ-CP)

•         Nguồn vay trong nước và ngoài nước

•         Vay bù đắp bội chi NSNN Þ không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển Þ bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn

Câu 15: Nguyên tắc thực hiện cân đối NSNN ở VN

•      Bội chi NSNN là bội chi ngân sách Trung ương, được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách Trung ương và tổng số thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách

•      NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách

•       Xem Điều 4, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

•      Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi NSNN phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển  và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn

•      Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: