đề cương

LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG

CÂU 1:

Điều kiện tự nhiên của Ai Cập? Đặc điểm kinh tế ,chính trị xã hội của nhà nước Ai Cập cổ đại?

TRẢ LỜI:

  Điều kiện tự nhiên

- Về mặt địa lý:nằm ở Đông bắc Châu phi, là một thung lũng dài và hẹp, phía đông và phía tây là các dãy núi đá vôi, đá hoa cương, phía Nam giáp với sa mạc Nubi và Êtiôpia, ở phía Bắc là biển Địa Trung Hải. Phần Tây nam là sa mạc Libi. Ai cập gần như tách biệt với bên ngoài, nền văn hóa phát triển độc lập. Lảnh thổ Ai cập có con Sông Nin là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Sông Nin chảy qua từ bắc đến nam dài 700km, nó chứa lưu lượng nước lớn và lượng phù sa lớn, do đó nó bồi đắp nên đồng bằng Ai cập rất màu mỡ.

  Kinh tế:

Do định cư trên lưu vực sông Nin với điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và lúa nước, kinh tế nông nghiệp mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp khép kín, nó ảnh hưởng đến văn hóa của người ai cập cổ, với đặc trưng kinh tế nông nghiệp nên văn minh thời kỳ này mang đặc trưng văn hóa lúa nước, kinh tế tự cung tự cấp hạn chế giao lưu văn hóa cùng với điều kiện tự nhiên cách trở nên mang nên hạn chế sự phát triển của văn minh .

  Xã hội:

Xã hội Ai cập cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chưa phát triển do đó trong xã hội này bao gồm 3 tầng lớp

- Tầng lớp quí tộc bao gồm: vua, tăng lữ, quan lại.

- Tầng lớp nông dân công xã: đây là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, họ nộp thuế cho công xã và nhà nước.

- Tầng lớp nô lệ: chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu là phục dịch, hầu hạ vua chúa, quí tộc hoặc lao động ở các công trường.

Mâu thuẩn chủ yếu là tầng lớp nông dân với tầng lớp quí tộc

  Chính trị:

Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nên nó tác động đến việc giữa vua với dân có khoảng cách lớn làm hạn chế sự sáng tạo của cả nhân, nó đòi hỏi tính phục tùng rất cao, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của văn minh.

CÂU 2:

Hãy nêu các thời kì phát triển của xã hội Ai Cập cổ đại?Các thành tựu của Ai Cập cổ đại?

TRẢ LỜI:

Lịch sử Ai cập cổ đại có thể phân thành 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều

1. Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng từ năm 3200-3000 TCN): là thời kỳ hình thành nhà nước sơ khai, thống nhất Thượng và Hạ Ai cập thành một quốc gia

2. Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng từ năm 2900 đến năm 2300 TCN): là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ Ai cập. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế văn hóa phát triển, bắt đầu xây dựng các Kim tự tháp.

3. Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng từ năm 2200 đến 1570 TCN):

Các Pharaong thuộc hai vương triều VII và VIII, về danh nghĩa vấn là vua, nhưng không còn nắm được quyền lực gì. Đến vương triều X thì mới thống nhất được đất nước bước vào thời kì Trung Đại. Sau một thời gian suy yếu, Ai cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đến vương triều XII Ai cập trở nên phồn thịnh. Chính quyền trung ương được củng cố, mọi ngành kinh tế đều phát đạt.

4. Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng từ năm 1590 đến năm 1100 TCN). Ai cập không ngừng mở rộng lảnh thổ bằng các cuộc xâm lược các nước láng giềng. Ai cập trở thành một nước giàu mạnh nhất ở vùng Đông Bắc châu phi và khu vực Tiểu á.

5.  Thời kỳ Hậu vương quốc (khoảng từ năm 1100 đến năm 31 TCN). Ai cập bị các nước khác như Ba tư, Makêđônia, Hy lạp. La Mã …xâm nhập và thống trị.

CÁC THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI.

1. Chữ viết cổ:

Chữ viết cổ ra đời cuối thiên niên kỷ thứ IV – TCN. Ban đầu là chữ tượng hình gồm các ký hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Nó có khoảng 700 ký tự. Chữ tượng hình nhằm mục đích ghi lại các thuật ngữ, văn bản tôn giáo, nghi lễ…miêu tả cuộc sống thông qua đó.                    

2. Văn học:

Trong ngàn năm phát triển lịch sử, cư dân Ai cập đã sáng tạo ra nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Những tác phẩm thơ ca, truyện kể đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội.

3. Tôn giáo:

Người Ai cập tôn thờ rất nhiều vị thần. Mỗi bộ lạc có một vị thần riêng. Các thần phần lớn là những hình tượng con vật gần gũi với người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ như thần Bò cái, thần Chim ưng, thần Diều hâu, thần Ong.

4. Tín ngưỡng:

Người dân Ai cập cho rằng con người gồm 2 phần: thể xác và linh hồn, trong đó linh hồn bất tử do đó người ta cho rằng sau khi chết linh hồn sẻ lìa khỏi xác. Nên việc chon cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn xác. Linh hồn sau khi rời khỏi thể xác nhưng vẫn còn tìm chổ dựa ở nơi xác. Chính vì vậy, khi con người chết đi cần phải giử xác lại, nên người Ai cập có tục ướp xác.Việc xây dựng các lăng mộ và kỷ thuật ướp xác bắt nguồn từ quan niệm trên.

5.Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Ai cập cổ đại đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ như Kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài, tạc các tượng pharaon, thần linh, cột đá.   

Trong số những công trình kiến trúc đó thì nổi bật nhất là Kim tự tháp. Cho đến nay người ta phát hiện được khoảng 70 Kim tự tháp, chủ yếu là ở khu vực phía Bắc Ai cập, gần thủ đô Cairo nằm ở phía Tây sông Nin.

Nổi bật nhất là Kim tự tháp Keop, cao 148m, mỗi cạnh 270m, tốn khoảng 23 triệu phiến đá và phải mất 30 năm mới xây dựng xong

6. Các tri thức khoa học:

- Về số học thì ở thời Trung vương quốc, người Ai cập cổ đại đã tìm ra hệ đếm số 10, cách giải phương trình bậc nhất.

- Về hình học, người Ai cập biết tính diện tích tam giác, tứ giác, tính thể tích hình đáy vuông, biết số π = 3,1416…

-Về thiên văn học thì người dân Ai cập đã phát hiện được nhiều vì sao (bắc đẩu, thiên lang..), lập ra lịch, một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng.

-Về y học từ thới cổ vương quốc đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, tìm ra các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác.

Có thể nói những giá trị tri thức Ai cập cổ đại được lưu giữ cho đến nay. Đây là kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của nhân Ai cập mà còn của cả nhân loại, là di sản văn hóa của nhân loại.

CÂU 3:

Những bí ẩn của Ai Cập cổ đại? kiến trúc của ai cập cổ đại có ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc hiện đại sau này?Cho ví dụ minh họa ảnh hưởng đó?

 TRẢ LỜI:

  * Những bí ẩn của kim tự tháp:

1.     Bên trong Kim tự tháp như một chiếc tủ lạnh cực lớn chứa đồ không bị ôi thiu

2.     Bào mòn kim loại bị gỉ sáng bóng trở lại

3.     Giúp cây sinh trưởng nhanh gấp 3 lần so với bình thường

4.     Lò viba nướng thức ăn lúc trời nắng nhất

5.     Chữa các bệnh: đau đầu, đau răng, phong thấp, viêm khớp uy nhược thần kinh

6.     Kim Tự Tháp được kết cấu và thiết kế với các số liệu vô cùng chính xác. Tháp cao 146.5 x 1000 triệu thì tương đương với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời

7.     Vị trí kim tự tháp nằm giữa đường xích đạo chia đôi trái đất

8.     Lấy 2 lần chiều cao tháp chia cho diện tích tháp 52,900 mét vuông thì sẽ là số p (3.14159)

9.     Những cây gỗ còn ở trong tháp đều được thoát (bay) nước tự nhiên và diệt khuẩn, có thể tồn trữ đã vài ngàn năm mà vẫn không bị mục.

Những bí ẩn của chế độ xã hội:

-        Đời sống gia đình:

Người dân Ai Cập cổ đại rất coi trọng đời sống gia đình. Họ trân trọng trẻ em và coi đó như một phước lành lớn lao. Người phụ nữ luôn phải chấp nhận phục tùng cha, chồng của mình

-        Hôn nhân: Những bé gái ở vùng nông thôn thường kết hôn ở tuổi 12, trong khi ở gia đình giàu có, các cô gái lấy chồng muộn hơn vài tuổi (khoảng 15, 16 tuổi).

-         Pharaông Ai Cập còn được thần thánh hóa, ví dụ vua sáng lập vương triều V được nói là con của một nữ tu sỹ với thần Ra. Chính nhờ có uy quyền lớn như vậy nên nhiều Pharaông ở Ai Cập đã có thểxâychomìnhnhữngkimtựthápnổitiếng.

* Ảnh hưởng cảu kiến trúc ai cập cổ đại:

- hình dáng vững chãi,bền vững:

- kết cấu:

- chất liệu

- màu săc

Vd minh họa: bảo tàng Pháp

CÂU 4:

Điều kiện tự nhiên của lưỡng hà cổ đại?những vương triều nào nắm chủ quyền của lưỡng hà cổ đại

   TRẢ LỜI:

        Điều Kiện Tự Nhiên

          Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn: sông Tigrơ và sông Ơphơrát bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 con sông là Lưỡng Hà. Phía bắc và phía đông Lưỡng Hà có dảy núi Ámênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía Tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa.

          Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô, lượng mưa không đáng kể do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất gần nước đủ để tưới tiêu. Cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh, máng để tưới tiêu cho đồng ruộng, Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quí. Bù lại, Lưỡng Hà có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.

   Những vương triều nào nắm chủ quyền của lưỡng hà cổ đại:

-        VƯƠNG TRIỀU III UA:

Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Xume được khôi phục và được phục hưng. Các thành thị Xume có cơ hội phát triển trở lại, nắm quyền khống chế Xume và Accát. Từ năm 2132 tr.CN, Lưỡng Hà nằm dưới sự chi phối của thành thị Ua (Vương triều III)

'        Kinh tế của người Xume nói riêng và của cả khu vực Lưỡng Hà nói chung dưới thời thống trị của Vương triều III Ua đã được phục hưng và phát triển mạnh mẽ. Công tác thủy lợi bị bê trễ trong thời kì người Guti thống trị nay được phục hồi, sửa chữa và đào đắp thêm.

          Thủ công nghiệp cũng đạt đến những thành tựu đáng kể như các nghề: dệt, đồ gốm, sành sứ, sản xuất lông thú, da thú…không những cung cấp đồ tiêu dùng trong nước mà còn có khả năng xuất sang một số nước.

          Công xã nông thôn vẫn tồn tại như loại hình cơ bản của xã hội Xume. Nhưng sự rạn nứt của công xã đã có từ cuối thời kì Accát vẫn tiếp tục tiến triễn.

          Vương triều III Ua đã phục hưng lại được uy quyền của người Xume ở Lưỡng Hà – đã thúc đẩy nền kinh tế, tổ chức xã hội và thiết chế chính trị ở Lưỡng Hà thêm một bước. Tuy nhiên, sau một trăm năm thống trị thì những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Ua đã dần dần được bộc lộ. Tới thời trị vì của Ibixin (2049 – 2024 tr.CN), những cơ sỡ xã hội của đế quốc Ua hùng mạnh không còn nữa. Ibixin phải đương đầu với những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động cực khổ, đồng thời phải đối phó với những đợt tấn công liên tục của các tộc người ở vùng Êlam và người  Amôrít.

          Cuối cùng, khoảng năm 2024 tr.CN, người Êlam và người  Amôrít đã lật đỗ được Vương triều III Ua. Lưỡng Hà bước vào thời kì mới.

 

- LƯỠNG HÀ THỜI VƯƠNG QUỐC BABILON (1894 – 1595 tr.CN):

    

Người có công xây dựng vương triều Babilon thành quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà là vua Hammurabi (1792 – 1750 tr.CN). Bằng vũ lực và ngoại giao kết hợp với những biện pháp khôn khéo, kiên quyết, Hammurabi đã lần lượt chinh phục được các vùng đất của quốc gia khác của người Amôrit

          Thời kì tồn tại của vương quốc Babilon (1894 – 1595 tr.CN) là thời kì huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà. Thủ đô Babilon trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Phương Đông trong nhiều thế kỉ tiếp theo

  CÂU 5:

 Các thành tựu của lưỡng hà cổ đại? Bộ luật nào có ảnh hưởng lớn nhất đến thời kì này? nêu rõ 1 điều luật và phân tích điều luật đó?

 TRẢ LỜI:

Những thành tựu của lưỡng hà cổ đại:

  1. Chữ viết

          Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV tr.CN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà do người Xume phát minh ra.đó là chữ tượng

2. Văn học

          Văn học của người Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Xume sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca

          Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của thời kì Lưỡng Hà cổ đại là Bộ sử thi anh hùng ca Gilgamesh, mặc dù vẫn bị bao phủ bởi lớp màng tôn giáo, nhưng anh hùng ca Gilgamesh đã ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất yếu của cái thiện trước cái ác.

3. Tôn giáo

          Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Người Urúc thờ thần Anu, người Eriđu thờ thần Eaua. Ngoài các thần chủ, người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác như Thần nước Ea và con trai của thần. Thần Tammu :vị thần dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng. Thần Nêgan – Thần địa ngục – được thể hiện như một sinh vật kì dị, có sức mạnh ghê ghớm. Nữ thần Iara: thần mẹ, thần bảo hộ nông nghiệp và sinh sản. Thần mặt trời Samát: thần bảo trợ luật pháp, tòa án.

4. Khoa học tự nhiên

          Toán học của người Lưỡng Hà phát triễn khá sớm. Người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau. Từ hệ thống đếm lấy số 5 làm cơ sở, đến hệ thống số đếm lấy 60 làm đơn vị, còn sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị).

          Người Lưỡng Hà cũng đã biết dùng số p = 3,00 để tính diện tích và chu vi hình tròn. Họ cũng phát minh ra định lí: trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông. khác nhau…

          Về thiên văn học, người Lưỡng Hà đã có những cống hiến hết sức quan trọng. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo, chia các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hoàng đạo

5. Kiến trúc, điêu khắc

* Kiến trúc Babilon

          Nổi bật nhất trong kiến trúc của người Lưỡng Hà là thành Babilon và khu vườn treo Babilon được coi là 1 trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Tương truyền khu vườn treo Babilon – khu vườn thượng uyển độc đáo được vua Nabusôđônôxo xây dựng để chiều ý của vương hậu mà ông sủng ái là một công chúa xứ Mêđi – xứ của rừng núi, cây, cảnh. Toàn bộ vườn treo Babilon là một ngọn núi nhân tạo cao 25m được chia thành 4 tầng, nối mỗi tầng là những cầu thang to rộng. Mỗi tầng được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống – kiến trúc vòm cuốn bằng gạch trên những cột cao, có trang trí. Người ta dùng những tảng đá to phẳng xây khít để tạo nên mặt bằng của thành. Kế đó, người ta trải một lớp cói mỏng, nhựa đường, tiếp đó xây một lớp với 2 hàng gạch được ghép lại với nhau chặt chẽ bằng bột thạch anh, trên lớp gạch ấy là những tấm kim loại và trên cùng, người ta đổ đất để trồng trồng cây. Một guồng nước ở sông Ơphơrát được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng, và hàng trăm nô lệ, hàng ngày vác gầu ra múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. vườn treo bốn mùa cây cối tốt xanh tươi. Đứng trên “vườn hoa không trung” ấy có thể bao quát toàn cảnh thành Babilon lộng lẫy

* Nghệ thuật trang trí của người Lưỡng Hà


Đến 3000 năm trước Công nguyên trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Gạch ốp lát lưu ly là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại.

-        Bộ luật có ảnh hưởng lớn nhất đến thời kì này: Luật Hammurabi

-        Ví dụ điều luật: “Nếu ăn trộm của cải của vua chúa hoặc cung đình sẽ bị xử tử”

-        Phân tích:  + Chứng minh sự phân hóa xã hội giàu – nghèo rất rõ rệt

                         +  Về chính trị: người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo,mọi điều luật đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của giới quý tộc và tăng lữ.

                         +  Về mặt tôn giáo: mang tín ngưỡng tôn giáo lớn

CÂU 6: Điều kiện tự nhiên của trung quốc? Với điều kiện tự nhiên và dân cư đó có tác động gì đến sự phát triển của trung quốc?

TRẢ LỜI:

   1.Điều Kiện Tự Nhiên:

Trung Quốc là một trong bốn trung tâm văn minh lớn của Phương Đông cổ đại. hai dòng sông lớn chảy qua: sông Hoàng Hà (dài 4000km) ở phía bắc và Trường Giang (5000km) ở phía nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, nhưng do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ,  Địa hình Trung Quốc đa dạng, miền  Tây có nhiều núi và cao nguyên,khí hậu ôn đới lục địa,cận nhiệt núi cao,lượng mưa ít và  khô hanh, miền đông: có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, trong đó phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa, phía nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa,lượng mưa tương đối lớn ,nóng và ẩm.

2. Cư Dân:

Dân số của Trung Quốc là 1,3 tỷ người nhưng theo tính toán của cục tình báo trung ương Mỹ tính theo lương thực, thực phẩm mà người dân Trung Quốc tiêu thụ thì dân số Trung Quốc là 1,4 tỷ người. Thu nhập (GDP) Trung Quốc tính đến năm 2008 là 4.300 tỷ USD/năm

          Thu nhập đầu người của người dân Trung Quốc (GDP) tính đến năm 2008 là 3.300 ngàn USD/năm

   Ảnh hưởng tới kinh tế

* Thuận lợi:

- Sông ngòi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ.Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Quốc, còn có giá trị thủy điện,thủy lợi,giao thông và đánh bắt thủy hải sản.

- Sự thuận lợi về khí hậu giúp phát triển nông nghiệp,cơ cấu cây trồng đa dạng

- Hậu thuẫn lớn về mặt tài nguyên giúp cho TQ phát triển bền vững với nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Cư dân đông giúp cung cấp 1 nguồn lực lao động dồi dào,giá nhân công rẻ,thị trường tiêu thụ rộng lớn

* Khó khăn:

- về điều kiện tự nhiên: lũ lụt hạn hán

- về dân cư: gánh nặng kinh tế,thất nghiệp,chất lượng cuộc sống chưa cao

CÂU 7:

  Những nhà tư tưởng lớn của TQ cổ đại?Các thành tựu của TQ cổ đại?

 TRẢ LỜI:

 * NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG LỚN CỦA TQ:

-        Lão tử: người nước Sở, đã từng làm quan chức kho sách cho nhà Chu.Quan điểm: Tư tưởng của Lão Tử được trình bày trong quyển Đạo đức kinh.

       Về mặt triết học, Lảo Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là “một vật mung lung sinh ra trước trời đất lặng lẽ, trống không, độc lập không đổi, chuyển động không ngừng, là mẹ của thiên hạ”

   Về quan điểm chính trị, Lão Tử chủ trương “vô vi bất trị” (không làm không cai trị) tức là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời sống của nhân dân. Ông phê phán sự bốc lột thậm tệ của giai cấp thống trị

 Mặt khác, Lão Tử chủ trương thực hiện xã hội “nước nhỏ dân ít”, do đó “tuy có thuyền xe mà không cần dùng đến, tuy có vũ khí nhưng không cần bày ra” , không cần chữ viết, chỉ cần buộc dây làm dấu là được rồi và như vậy “dân” ăn thấy ngon, mặc thấy đẹp, sống yên ổn và vui với phong tục của mình.

Nhưng Lão Tử lại chủ trương thi hành chính sách ngu dân, vì dân có nhiều trí     khôn thì khó cai trị. Bởi vậy, đối với nhân dân, giai cấp thống trị tốt nhất “làm cho tâm hồn họ trống rỗng, nhưng bụng thì no, chí của họ yếu nhưng xương cốt của họ mạnh.

Về tư duy: mọi thứ đều có tương tác hỗ trợ

Tóm lại, nếu như về mặt triết học, tư tưởng của Lão Tử có yếu tố tích cực nào đó về mặt chính trị ông muốn quay ngược bánh xe lịch sử mà thực chất là muốn trốn tránh thực tại.

-        * Khổng Tử (551 – 479 tr.CN)

tên thật là Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ, xuất thân từ tầng lớp sĩ, Ông là một người có học vấn uyên bác.

  Khổng Tử không quan tâm đến việc giải thích thế giới, không chú ý nhiều đến trời đất quỷ thần. Ông cho rằng trời chẳng qua chỉ là giới tự nhiên, trong đó bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh ra. Đối với quỷ thần, Khổng Tử cho rằng “chưa thể thờ người thì làm sao thờ được ma”, “sống cũng chưa biết được thì làm sao biết được chết.

Vấn đề mà Khổng Tử dốc hết tâm sức vào là làm cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ được ổn định và biện pháp của ông là khôi phục bằng đường lối đức trị và lễ trị như thời Tây chu.

          Nhân và lễ là hai vấn đề có tính chất cốt lõi trong tư tưởng của Khổng Tử. Hai vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong đó nhân là nội dung, là cơ sở của lễ, còn lễ là biểu hiện tiêu chuẩn của nhân.

·        CÁC THÀNH TỰU :

- VĂN HỌC

          Trong kho tàng văn học Trung Quốc giai đoạn lịch sử này tiêu biểu nhất là Phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết đời Minh, Thanh.

Phú là một thể loại văn học đặc biệt của Trung Quốc, trong đó lời văn được gọt giũa rất công phu

Thơ Đường là đỉnh cao của nền thi ca Trung Quốc mà các thời đại trước và sau không thể nào sánh kịp

. Trong 2000 bài thơ còn lưu tên tuổi đến nay thì Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất và tiêu biểu nhất

          + Lý Bạch (701- 762) là một người tính tình phong khoáng, thích tự do, không chịu được cảnh ràng buộc luồn cúi Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Lý Bạch là lời thơ đẹp và hào hùng, ý thơ có màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn

            + Đổ Phủ (712 – 770) xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ sa sút. thơ của Đỗ Phủ đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nỗi oan khuất nhân dân lao động, vạch trần sự áp bức bốc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị.Ông được đánh giá là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời đường

     + Bạch Cư Dị (772 – 846) Thơ của Bạch Cư Dị không những có nội dung hiện thực tiến bộ mà có nhiều bài đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật. Những bài thơ lên án giai cấp thống trị có bài thì lời lẻ lúc chua cay, khi thì quyết liệt.

·        Tiểu Thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triễn dưới thời Minh – Thanh. Dựa vào những câu chuyện kể của người chuyên kể chuyện lịch sử, các nhà văn đã viết thành các “tiểu thuyết chương hồi”. Những tác phẩm nổi tiếng:

               Truyện Thủy Hử của Thi Nại Am,

               Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung,

               Tây Du ký của Ngô Thừa Ân,

               Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần

-        SỬ HỌC:

thành tựu biên soạn lớn nhất thời Minh – Thanh là đã hoàn thành được mấy bộ sách hết sức đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim đồ thư tập thành và Tứ khố toàn thư.

-        KHOA HỌC KĨ THUẬT:

4 phát minh hết sức quan trọng:  kĩ thuật in, la bàn, giấy và thuốc súng.

CÂU 8:

Điều kiện Tự nhiên của NHẬT BẢN? Hãy nêu các nét VĂN HÓA đặc trưng của NB?

TRẢ LỜI:

Điều Kiện Tự Nhiên:

Nhật Bản (Japan) một quốc gia nằm phía đông châu Á. Nhật Bản là một nước hải đảo với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải theo hình cung dọc bờ biển phía đông lục địa châu Á, gần với Nga, Triều Tiên và Trung Quốc. có 4 đảo lớn là: Houshu (Bản châu), Hokkaido (Bắc hải đảo), Kyushu (Cửu Châu) và Sikoku (Tứ Quốc).

Do được hợp thành nhiều đảo nên Nhật Bản có nhiều bờ biển và nhiều hải cảng tốt. Nhưng phần lớn diện tích Nhật Bản là đồi núi và cao nguyên. Chỉ có khoảng 15% diện tích đất đai toàn quốc là canh tác được.

Diện tích của Nhật Bản là 377.688 km2 . Mật độ dân cư: 331,7 người/km2.

Cư Dân:

          Tổng số dân cư của Nhật Bản tính đến năm 2008 là 123.460.000 người.

Thu nhập (GDP) Nhật Bản tính đến năm 2008 là 4.900 tỷ USD/năm

          Thu nhập đầu người của người dân Nhật Bản (GDP) tính đến năm 2008: 15.260 đô la (USD)/năm

          Thực phẩm chủ yếu là bốn loại: cá, đậu nành, rong biển, gạo.

          Chiều cao trung bình năm 1945 là 1m 49 đến 1m 59. Đến nay chiều cao trung bình từ 1m 60 đến 1m 69

          Tuổi thọ trung bình năm 1945: là 45 tuổi. Đến nay tuổi thọ trung bình là 81 tuổi

 Các nét văn hóa đặc trưng:

-        Bushido: Võ sĩ đạo

-        Origami :Nghệ thuật xếp giấy rất nổi tiếng

-        Shanoyu : Trà đạo

-        Ikebana: Nghệ thuật cắm hoa

-        Trang trí nội thất : là người phụ nữ phải biết cách bố trí, trang hoàng nhà cửa sao cho gọn gàng sạch sẽ

     -     Nấu ăn: phải biết nấu các món ăn truyền thống cho ngày lễ, hội…

     -     Tanami: Làm vợ làm mẹ

     -     Kimono: Trang phục truyền thống

     -     Sumo: môn vật truyền

     -     Sashudo; Võ sĩ đạo

     -     Samurai: Võ sĩ đạo

     -     Geta: làm guốc

     -     Shushi: món ăn nổi tiếng

     -     Geisha: kĩ nữ Nhật Bản

     -     Chùa Horyo:ngôi chùa cổ 1200 năm

     -     Chùa vàng Kinkakuji

      -     Chùa BạcGinkanku-ji

 CÂU 9:

  Hãy nêu chi tiết về 3 tôn giáo của ấn độ ( ấn độ giáo, hồi giáo, phật giáo)? Tôn giáo nào ảnh hưởng lớn nhất đến khu vực Đông nam á?( nêu cụ thể tôn giáo của các nước đông nam á) ?

 TRẢ LỜI:

   ẤN ĐỘ GIÁO: Ấn Độ giáo là tôn giáo duy nhất cho rằng tình dục là tuyệt vời với điều kiện phải có tình cảm, nếu không có tình cảm thì sẽ bị lên án, và coi tình dục là một trong bốn mục đích để sống. Trong biểu tượng của Ấn Độ giáo thì có 3 tam giác hướng lên và 6 tam giác đi hướng xuống

- Về mặt tôn giáo thì Ấn Độ giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, là tôn giáo kì lạ nhất của loài người. Nguồn gốc tâm linh của Ấn Độ giáo là “Vệ -đà”, một tập hợp kinh cổ, kinh này do các vị hiền triết khuyết danh ghi lại, các vị này được gọi là “Thấu thị Vệ-đà”. Có bốn bộ Vệ-đà, bộ xưa nhất là Rig-Veda (Lê-câu Vệ-đà). Được viết bằng văn hệ Sanskrit, ngôn ngữ cổ và thiêng liêng của Ấn Độ, các bộ Vệ-đà có thẩm quyền tôn giáo cao nhất giữa các bộ phái Ấn Độ giáo. Tại Ấn Độ thì mọi hệ thống tôn giáo không thừa nhận thẩm quyền của Vệ-đà được gọi là phi kinh viện.

Trong Ấn Độ giáo người ta hay dùng âm thanh OM

Theo Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách thì OM (có khi được viết là AUM), phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô. Chữ này là biểu tượng âm thanh cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM. OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này. Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ caao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau

  - Ấn Độ giáo thờ 3 vị thần đó là thần Brhaman, thần bảo vệ con người Visnu, thần phá hoại Shiva

- Ấn Độ giáo quan niệm 4 giai đoạn sống:

+ Giai đoạn hiểu biết

+ Giai đoạn lập nghiệp

+ Giai đoạn hưởng thụ (vật chất và giàu sang)

+ Giai đoạn dâng hiến.

* Phật giáo:

- Phật giáo cũng có 4 nền tảng kì diệu

+ Khổ đế (Dukka Satya) nói về các nổi khổ

+ Tập đế (Samuadaya Satya) nói về căn nguyên của sự khổ

+ Diệt đế (Nirodha Satya) là bày cách diệt trừ nổi khổ

+ Dệ đế (Marga Satya)

          Phật giáo nói muốn diệt trừ cái khổ phải theo bát chánh đạo là:

          - Chánh kiến: lập trường quan điểm rõ ràng, cái gì đúng thì nói đúng, sai là phải nói sai, có mục đích sống, quan niệm về cuộc sống.

          - Chánh nghiệp là chọn cho mình một nghề nghiệp, phải hành xử nghề đó đúng đắn, làm tròn công việc mà mình đã bắt tay vào làm

          -  Chánh mạng là giữ cho thân thể trong sạch, thanh thản

          - Chánh tinh tấn là vừa phải, đúng mực, không nóng vội, “nhục tốc bất đạt”, phải siêng năng, cần cù

          - Chánh tư duy là phải có suy nghĩ, lập luận

          - Chánh niệm là hoài niệm nhớ về quá khứ, giữ mình, răn mình cũng là niệm

          - Chánh định là không nóng nãy, tập thiền để ngồi cho yên tĩnh, suy tư và khẳng định lại chính mình.

          Trong 8 hướng đúng để đi thì nó giúp cho con người thoát ra khỏi 3 tội lỗi, lầm lạc đó là : Tham, Sân, Si.

          + Tham: nói về lòng tham của con người, ai cũng có lòng tham

          + Sân:    nói về sự ghen ghét, đố kị, ngọn lữa đó lúc nào cũng sân hận

          + Si:       là sự u mê, lầm lạc.

* Bodhidharma (Bồ đề lạt ma) mất năm 29 CN có nói kinh phật giống như ngón tay chỉ trăng, nó vô thường (Amitya), vô ngã (Aatman), cấm những điều khó cấm (cấm uống rượu, ăn thịt, xem múa hát…) nên đi tu thực sự là một thử thách lớn và rất khó. Bồ đề lạt ma có nói đến

- 3 điều không thể dò biết được đó là: hang rắn, biển sâu, và lòng dạ đàn bà.

- 3 điều không thể mua được là: sự chân thành, hiểu biết, thời gian sống

- 3 điều không nên: đứng trước sừng bò tót, đứng sau đít ngựa, và làm bạn với những thằng ngu đần

- 3 điều không thể biết: - là nơi bắt đầu, kết thúc, thời gian - cuộc sống sau khi chết - giới hạn của sự hiểu biết (chân lý).

- 3 điều nên tránh: là làm mối cho người, ngủ qua đêm ở nhà người, ăn thứ người lạ mời

- 3 điều đáng sợ là:

+ Hậu quả của tội ác do mình gây ra

+ Sự dối trá

+ Ngọn lữa sân hận trong lòng mình (Nóng, nóng vô cùng = sân).

Hỏi đức phật, đức phật có bao nhiêu ý nghĩa, thì đức phật trả lời chỉ có một mà thôi đó là “giải thoát” (Moksha).

* Hồi giáo:

Hồi giáo còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ nhì trên thế giới và là tôn giáo đang phát triểnnhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.
Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa". Do được truyền sang Trung Quốc, mà chủ yếu là được người Hồi Hồi (có nơi gọi là Hồi Hột) tiếp nhận, nên phát triển ở trong vùng dân tộc thiểu số này. Người Trung Quốc thấy người Hồi Hồi theo tôngiáolạnênmớigọilà"Hồigiáo".
Đạo Hồi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy

Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu'ran qua Thiên thần Gabriel. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qu'ran cũng liệt kê mười điều tương tự:
1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ :
* Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
* Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
* Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
* Nghiêm cấm cờ bạc.
* Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
* Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
* Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
* Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện tháng Ramadan.
* Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng.
- Năm điều căn bản của đạo Hồi:
1. Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah, có nghĩa "Allah là Đấng Duy Nhất để phụng thờ".
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Sáng sớm, trưa, xế trưa, chiều và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan.
5. Hành hương tại Mecca

  TÔN GIÁO ẢNH HƯỞNG LỚN NHẤT ĐẾN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LÀ PHẬT GIÁO

 CÂU 10:

 Ảnh hưởng của văn hóa phương đông đối với thế giới?Ảnh hưởng của văn hóa phương đông trong nếp sống người việt nam? Cho ví dụ?

TRẢ LỜI:

“Ảnh hưởng của  văn hoá phương Đông” đối với Thế giới:

          Xu hướng của thế giới đang là nhìn về Phương Đông với nhiều nét văn hóa đậm chất tình người như: Thờ cúng ông bà, cha mẹ..mà ở Phương Tây không có hoặc chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đó. Ngoài ra những đặc điểm kiến trúc của Trung Quốc hoặc Nhật Bản cũng đã bắt đầu có sự lan tỏa ở các nước Đông Nam Á và một số nước trên thế giới. Với những đóng góp to lớn về di sản thế giới cho nhân loại một lần nữa chứng tỏ tầm ảnh hưởng rộng lớn của Phương Đông đến thế giới.

2. “Ảnh hưởng của  văn hoá phương Đông” trong nếp sống người Việt

          Có thể chia sẻ với quan điểm của cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng khi ông cho rằng “Việt Nam vừa thuộc context Đông Nam á, vừa thuộc context Đông á”. Đất nước ta nằm đúng trong khu vực này cả về mặt địa lý lẫn về mặt không gian văn hoá cho nên ảnh hưởng văn hoá của Đông á và Đông Nam á đến Việt Nam là rất lớn, được thẩm thấu và thấm đậm trong nếp sống của người Việt chúng ta, tức trong các cách thức và quy ước đã hoàn toàn quen thuộc đối với người Việt Nam, từ sản xuất, sinh hoạt đến tổ chức đời sống xã hội. Là cư dân của vùng văn minh lúa nước nên môi trường nước đã tác động mạnh và hình thành các dạng thức văn hoá sông nước trong cư dân Việt Nam, tạo nên tính cách can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng và dễ xử lý tình huống. Tính cộng đồng cố kết (điển hình là làng Việt Nam) được nhấn mạnh trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước từ bao đời nay. Trọng kinh nghiệm, tuổi tác là nét đặc trưng của văn minh lúa nước và  văn hoá phương Đông cũng được phản chiếu trong các giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. 

Chịu ảnh hưởng mô hình Nho giáo của Trung Hoa, hình thức tổ chức nhà nước trung ương tập quyền gần như là xu hướng chủ đạo trong lịch sử Việt Nam.  Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy rằng sự cố kết của cộng đồng và sự đề cao chính quyền trung ương tập quyền như vậy cũng làm cho tính chất tư hữu, cá thể, cá nhân kém phát triển hơn so với các khu vực khác.

Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của Nho giáo nên quy phạm đạo đức chuẩn mực được cho là sự tôn trọng khuôn phép, tôn ti trật tự, lễ độ, đề cao thi cử. Nhìn chung, Nho giáo ảnh hưởng mạnh và chi phối cách tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, giáo dục thi cử ở Việt Nam cho nên cũng ảnh hưởng và chi phối cả chính trị, học thuật, tác động đến luân lý, đạo đức xã hội. Chẳng hạn, chế độ gia tộc ở Việt Nam mang đậm nét của Nho giáo Trung Hoa. Gia đình Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, có truyền thống duy trì gia đình bằng sự kế thừa dòng họ thông qua người con trai trưởng. Con trai trưởng được kế thừa gia phả, quyền kế tự và thờ cúng. Trước đây, quyền được kế tự, được thờ cúng tổ tiên được coi trọng hơn cả tài sản bởi ý nghĩa thiêng liêng của nó là sợi dây kết nối giữa tổ tiên và con cháu. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng, đạo lý vừa là điểm tựa tinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm lý của người Việt Nam.

Nếp sống của người Việt còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo. Phật giáo ở một mức độ nhất định cũng đã tạo nên không gian cho nghệ thuật ở Việt Nam. Những ngôi chùa cùng với nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ được thể hiện tại đó khiến cho chùa chiền trở thành nơi vãn cảnh của du khách. Nhiều người Việt đi lễ chùa không phải vì họ là phật tử mà đơn giản vì người ta tìm thấy ở đó một sự thanh thản, một sự vỗ về và yên ủi, một sự động viên tinh thần. ảnh hưởng của Phật giáo còn in dấu trong nhiều lễ hội nông nghiệp như lễ xuống đồng, hội mùa, hội đua thuyền..

Chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cho đến nay vẫn có rất nhiều người Việt Nam chú trọng đến lễ bái, cầu xin tại các phủ, các đền..., chú trọng đến xem hướng khi xây cất nhà cửa, xem ngày khi muốn thực hiện một công việc quan trọng như hiếu, hỷ, đi xa, thay đổi chỗ ở...

Có thể nói Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và đa tín ngưỡng. Người Việt Nam thờ nhiều thần, ở một người cùng một lúc có thể chấp nhận niềm tin và sự sùng kính vào nhiều vị thần. Người ta có thể đến Văn Miếu thắp hương cho Khổng Tử, rồi đến chùa cầu khấn Bồ Tát, Phật tổ Như Lai, về làng thắp hương thờ Thành Hoàng, đến Phủ cầu xin lộc Thánh rồi về nhà thờ cúng ông bà tổ tiên. Những nét văn hoá phương Đông và nét văn hoá Việt nhiều khi hoà trộn với nhau để rồi tạo thành một bản sắc đặc trưng của Việt Nam như vậy đấy.

Trong nếp sinh hoạt hàng ngày người Việt thích ăn cơm, ăn rau, thích đồ ăn tươi sống và đồ ăn có nhiều hương liệu; thích mặc đồ nhẹ, thoáng mát; thích ở theo kiểu quần tụ nhiều thế hệ. Trong quy phạm đạo đức người Việt trọng tình hơn trọng lý, coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinh nghiệm và tuổi tác.

Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nếp sống của người Việt cũng đang có nhiều thay đổi. Văn hoá của Việt Nam cũng đang chịu những xung kính của làn sóng toàn cầu hoá, của sự xâm nhập văn hoá từ bên ngoài. Chúng ta không thể bảo thủ giữ hết tất cả mọi thứ, song thiết nghĩ những nét hay nét đẹp trong văn hoá Việt Nam nói chung và trong nếp sống của người Việt nói riêng cần phải được duy trì và gìn giữ bởi văn hoá của mỗi dân tộc luôn là nền tảng quan trọng để duy trì sự ổn định của xã hội và nó góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước.

 VÍ DỤ: TỰ LÀM

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: