De 5 KTD
De 5
5 - Mục đích của thử tính hàng hải
Mục đích xác định, đánh giá mức độ chịu sóng của tàu trong điều kiện có sóng và gió, cho phép đánh giá tổng quan tính khai thác của tàu trên sóng. Quá trình thử tiến hành trong các điều kiện khác nhau về trị số xác định của lực gió, của sóng, và tốc độ của tàu, hướng chuyển động của tàu với phương truyền của sóng.
13 - Đo số vòng quay của trục chong chóng.
Việc đo chính xác số vòng quay của chong chóng có ý nghĩa quan trọng để thu được các số liệu tin cậy về chất lượng hành trình của tàu. Trong quá trình thử nghiệm, các chế độ hoạt động của động cơ được ghi lại trong biểu ghi của tốc kế điện đặt tại trạm điều khiển trong khoang máy.
Tuy nhiên để giảm sai số trong biểu ghi của tốc kế điện nên đo trực tiếp vòng quay của trục chân vịt bằng tốc kế góc. Các tốc kế góc lắp trên tàu có sai số qui đổi ± ( 2 ¸ 3 ) %, không thể sử dụng để đo số vòng quay của trục trong quá trình thử tốc độ tàu.
Ngoại lệ, việc sử dụng các máy đo là tổ hợp những máy đo số vòng quay kiểu cơ khí lắp đặt trên các động cơ đốt trong và trên cụm tuốc bin cho phép ghi được số vòng quay trục chong chóng trong khoảng thời gian xác định và có được số đọc với độ chính xác chấp nhận được.
Một vài tổ hợp máy đếm có bộ giảm tốc được lắp ở trong làm giảm số vòng quay, trong trường hợp này máy đếm sẽ chỉ số vòng quay là bội số của số vòng quay thực tế. Độ chính xác cao khi đo số vòng quay sẽ được đảm bảo khi sử dụng máy đo xung lượng. Trong sử dụng, thuận tiện hơn cả là máy đo số vòng quay của trục kiểu quang điện.
21 – Nghiên cứu tính điều khiển của tàu.
Nghiên cứu tính điều khiển của tàu thường bao gồm việc đo các yếu tố của quỹ đạo lượn vòng ở các góc bẻ lái khác nhau và ở một vài trị số tốc độ. Đôi khi tính điều khiểu của tàu được nghiên cứu ở một số trường hợp tải trọng khác nhau, thí dụ khi đầy hàng và khi chạy với nước dằn.
Chương trình thử và khối lượng thử phụ thuộc vào mục đích được nghiên cứu khi thử nghiệm. Khối lượng cần thiết các thử nghiệm thường được áp dụng đối với chiếc tàu đầu tiên của một seri.
Trình tự các chế độ thử không có ý nghĩa đáng kể, nhưng để hợp lý nên bắt đầu với chế độ hành trình lớn nhất, vì khi bắt đầu thử nghiệm, tải trọng và tính ổn định của tàu gần bằng giá trị định trước, và các số liệu về góc nghiêng ngang lớn nhất đươc coi là đủ tin cậy hơn.
Việc bẻ lái trong quá trình thử nghiệm được thực hiện bẻ sang mạn phải và sang mạn trái, để tạo nên sự khác nhau trong các yếu tố lượn vòng của tàu ở mạn phải và mạn trái.
Các thử nghiệm tính điều khiển tàu nên thực hiện ở độ sâu đủ yêu cầu để loại trừ ảnh hưởng của vùng nước cạn đến tốc độ. Những yêu cầu đối với trạng thái biển và gió cũng giống như khi tiến hành thử tốc độ.
Thử nghiệm được tiến hành theo trình tự. Tàu chuyển động theo hành trình đường thẳng với bánh lái không di chuyển, tốc độ xuất phát tăng dần. Lúc bắt đầu thử nghiệm tính điều khiển, quan hệ phụ thuộc giữa số vòng quay chong chóng và tốc độ tàu đã biết trước, vì vậy không đo tốc độ tàu, còn đối với mỗi chế độ chạy thử, người ta kiểm tra theo số vòng quay của trục chong chóng.
Khi tàu đạt được chế độ đã cho, lúc nó chuyển động theo hành trình thẳng thì ghi lại góc nghiêng ngang ban đầu. Sau đó truyền lệnh cho các nhóm, bắt đầu ghi lại quĩ đạo chuyển động của tàu. Qua 5 - 10 giây sau lệnh này, cấp tín hiệu bẻ lái, và bắt đầu thực hiện đo ở tất cả các trạm. Thời điểm bắt đầu bẻ lái cần phải đánh dấu trên bản ghi chép quỹ đạo chuyển động của tàu. Các số chỉ sau cùng của các dụng cụ, đồng hồ được ghi lại theo mệnh lệnh được cung cấp cứ qua mỗi 300 góc quay của tàu.
Để đánh giá tính điều khiển của tàu, thời gian để tàu quay một góc cho trước có ý nghĩa quan trọng. Khi tiến hành thử nghiệm theo phương pháp kể trên, các số liệu của các tham số chuyển động của tàu sẽ được nhận đối với mỗi góc quay 300.
Tính ổn định hướng của tàu trên hành trình có thể được đánh giá trên cơ sở phân tích các kết quả đo được thực hiện trong quá trình cơ động “xoắn ốc” và “dích dắc”. Khi thực hiện cơ động xoắn ốc góc bẻ lái được tăng lên và giảm đi một cách thứ tự 3 ¸ 50 sang mạn phải và mạn trái và ghi lại tốc độ góc quay của tàu ở mỗi chế độ.
CÓ HÌNH Ở ĐÂY
Ngoài những số đo cần thiết để đánh giá tính điều khiển của tàu, trong chương trình thử nghiệm người ta còn đề ra việc kiểm tra bổ sung sự làm việc của cơ cấu dẫn động lái. Cần phải thử nghiệm cơ cấu dẫn động này vì chế độ bẻ lái từ hướng hành trình thẳng không phải là chế độ nặng tải nhất xét theo quan điểm làm việc của máy lái.
29 - Nội dung thử tàu đường dài phần thân tàu ( thử lùi dừng, thử lái chính, thử bổ sung, thử máy lái sự cố, thử neo,)
1 – Thử lùi dừng: Khi tàu đang chạy tiến với góc bẻ lái bằng 00 ở vòng quay định mức và tốc độ tiến của tàu đạt tốc độ thiết kế, phát lệnh lùi hết máy. Đến khi tốc độ tàu bằng 0 hl/h thì cuộc thử hoàn thành. Đo các thông số:
+ Quãng di chuyển của tàu từ khi có lệnh lùi dừng.
+ Tốc độ tàu, số vòng quay máy chính khi bắt đầu thử và khi có lệnh lùi
dừng và khi kết thúc cuộc thử.
+ Khoảng thời gian tàu dừng lại từ khi có lệnh lùi dừng.
2 – Thử lái chính:
Nhằm xác định khả năng hoạt động của máy lái. Tàu chạy tiến ở vòng quay của máy tương ứng với công suất tối đa. Bẻ lái từ 00 sang 350 trái và giữ trong một khoảng thời gian. Từ góc 350 trái bẻ lái sang 300 phải, đo thời gian bẻ lái và giữ nó một khoảng thời gian. Bẻ lái từ 300 phải về 00. Lấy lại hướng đi ổn định cho tàu và giữ nguyên tốc độ đó. Bẻ lái từ 00 sang 350 phải và giữ trong một khoảng thời gian. Từ góc 350 phải bẻ lái sang 300 trái, đo thời gian bẻ lái và giữ nó một khoảng thời gian. Bẻ lái từ 300 trái về 00. Lấy lại hướng đi ổn định cho tàu và giữ nguyên tốc độ đó. Đo các thông số:
+ Thời gian từ lúc bắt đầu quay vô lăng đến thời điểm bánh lái chuyển động
+ Khoảng thời gian bánh lái chuyển từ 350 mạn này sang 300 mạn kia
( không quá 28 giây ).
+ Đặc tính kỹ thuật của động cơ điện, hệ lái hoạt động nhẹ, không bị kẹt
+ áp lực dầu lớn nhất cho mỗi đơn vị công suất.
+ Dòng điện lớn nhất của môtơ ( Máy lái có 2 bơm thuỷ lực và 2 động cơ, đo môtơ và
bơm số1; môtơ và bơm số 2. Máy lái có 2 bơm thuỷ lực và 1 động cơ, chỉ thử 1 lần ).
+ Vị trí bánh lái có đúng với thiết bị chỉ báo trên vô lăng hay không.
3 – Thử bổ sung: + Thử chức năng ngắt tự động lúc hỏng máy lái chính.
+ Thử chức năng ngắt tự động lúc máy lái quá tải.( theo hồ sơ máy lái )
+ Nếu tàu có thiết kế nguồn điện sự cố, thử lái bằng nguồn điện sự cố theo yêu cầu thiết
kế của máy lái sử dụng nguồn sự cố.
+ Thử chuyển đổi từ máy lái chính sang máy lái sự cố. Thời gian chuyển từ máy lái
chính sang máy lái dự trữ không quá 2 phút.
4 – Thử máy lái sự cố:
Nhằm xác định tình trạng kỹ thuật và khả năng hoạt động của máy lái sự cố. quay bánh lái liên tục từ mạn này sang mạn kia trong 10 phút. Thời gian bẻ lái từ 150 trái sang 150 phải ở tốc độ tàu đạt 1/2 trị số tốc độ lớn nhất hoặc 7 hải lý chọn giá trị lớn hơn không quá 60 giây. Thông qua cuộc thử này sẽ điều khiển vòng quay máy chính bằng lệnh khống chế cục bộ để duy trì tốc độ tàu ở 1/2 tốc độ lớn nhất hoặc 7 hải lý.
5 – Thử neo:
Để kiểm định hoạt động của tời neo, trước khi thử phải có toàn bộ hồ sơ cần thiết về neo, xích, hãm xích và các chi tiết khác của máy neo. Neo được thả xuống nước khi tàu ở trạng thái đứng yên, đồng thời tiến hành quan sát ghi lại hướng gió, tốc độ gió, độ sâu của vùng thả neo, áp lực dầu thuỷ lực, điện áp của các động cơ kéo. Kiểm tra chất lượng bộ khống chế, tiếp điểm, định vị thiết bị ngắt, kích thước cầu chì xoay và dây chì, sau đó tiến hành các nội dung:
+ Quan sát toàn bộ khâu lắp ráp.
+ Đo độ cách điện của máy và các chi tiết khởi động.
+ Đo dòng điện, điện áp, kiểm tra phanh hãm.
+ Thử kín nước toàn bộ thiết bị và máy neo.
+ Đo độ cách điện và nhiệt độ sau khi thử.
+ Cho máy neo chạy 1 giờ ở trạng thái không tải với những tốc độ và chiều quay khác
nhau.
+ Cho máy neo chạy có tải trong 30 phút, thả và nhổ neo. Kiểm tra sự định vị của xích
neo trên tang, trong ống luồn neo, trên bộ phân hãm xích sau khi thử.
+ Khi thử neo cần kiểm tra mức chạy công tác của bộ khống chế máy neo ở 2 trạng thái:
Neo tàu và tàu chạy.
37 - Nội dung thử tàu đường dài phần điện, nghi khí hàng hải và VTĐ ( thử máy dò
hướng Radar, hiệu chỉnh la bàn, kiểm tra thiết bị lái tự động)
1 – Thử máy dò hướng Radar: Tàu neo trong quá trình thử, khoảng cách giữa tàu và tàu kéo khoảng 1 km. Máy đo hướng sẽ được xác định trước tiên ở hướng 00.
2 – Hiệu chỉnh la bàn: Độ lệch từ tính của la bàn sẽ được khử trong quá trình thử đường dài.
3 – Kiểm tra thiết bị lái tự động: Hoạt động của thiết bị lái tự động được kiểm tra trong quá trình chạy thử đường dài. Chức năng điều chỉnh của chuông báo kết thúc lộ trình sẽ được xác nhận.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top