de 4 ktdt

C2: Đđiểm bchất đtư theo crộng, csâu và mối qhệ giữa chúng. những ĐK cơ bản để lchọn đt theo hthức này.  C3 :Tại sao phải đtư trọng tâm trọng điểm . ND yêu cầu này trong hđ đầu tư nước ta

Câu 2: Đặc điểm bản chất đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu và mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đt theo chiều sâu, những ĐK cơ bản để lựa chọn đt theo hình thức này.

1. Đầu tư chiều rộng

Khái niệm

                - Theo quan điểm Mác: đầu tư theo chiều rộng là đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhưng không làm tăng năng suất lao động. Đầu tư theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới.

Theo quan điểm ngày nay thì đầu tư chiều rộng là đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới các cơ sở vật chất với những kỹ thuật công nghệ cơ bản như cũ.

Đặc điểm đầu tư chiều rộng

- Lấy tăng trưởng về số lượng làm mục tiêu đầu tư, mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, năng suất lao động hay giá thành sản phẩm.

- Tốc độ tăng lao động lớn hơn hoặc bằng tốc độ tăng của vốn.

          - Chi phí lao động, chi phí nguyên liệu đầu vào có thể tăng nhưng không làm tăng năng suất lao động.

          - Thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn, vốn đầu tư không quá lớn.

1.        Đầu tư chiều sâu

Khái niệm

          - Theo quan điểm Mác: đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

          - Theo quan điểm ngày nay, đầu tư theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, hoặc xây dựng lại

hoặc đầu tư mới một dây truyền công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng kỹ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc kỹ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có.

Đặc điểm đầu tư  chiều sâu

- Lấy hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất lao động làm động lực trực tiếp, làm mục tiêu của các hoạt động đầu tư.

- Đầu tư chiều sâu thừơng dẫn đến giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

- Tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn.

- Thời gian chuẩn bị đầu tư dài.

- Đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ có quan hệ mật thiết, hữu cơ, và luôn luôn đi liền với nhau. Đầu tư chiều sâu là nhân tố quyết định đổi mới công nghệ, tạo điều kiện và khả năng cho đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ là nôi dung, là phương thức tiến hành hoạt động đầu tư chiều sâu có hiệu quả.

2.Mối quan hệ đầu tư chiều sâu và đầu tư chiều rộng

Trong nền kinh tế, muốn tăng trưởng và phát triển được đều phải thực hiện một cách có hiệu quả việc tái sản xuất. Tái sản xuất vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu là hai hình thức đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất. Hai hình thức này tuy có sự khác biệt tương đối song chúng luôn gắn liền với nhau, đi kèm thúc đẩy nhau.

Nói cách khác đầu tư chiều rộng là đầu tư về mặt “lượng” còn đầu tư chiều sâu là đầu tư về mặt “chất” của một quá

trình phát triển. Chính vì vậy hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, đan xen nhau. Sự thay đổi của yếu tố này trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên nhân, động lực cho sự thay đổi phát triển của yếu tố kia. Và đôi khi yếu tố này có thể bao gồm yếu tố kia và ngược lại.

v      Đầu tư chiều rộng là nền tảng, cơ sở để phát triển đầu tư chiều sâu

- Đầu tư chiều rộng tạo điều kiện tích lũy vốn. Trong giai đoạn đầu phát triển khi nguồn vốn còn thiếu thì hoạt động đầu tư chiều rộng với các cách thức huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường sẽ bước đầu giúp doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn.

- Đầu tư chiều rộng tạo tiền đề ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật và nguồn nhân lực phổ thông đáp ứng yêu cầu về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ nó nâng cao dần để phát triển đầu tư chiều sâu. Mỗi doanh ngiệp khi mới hình thành đều phải tiến hành đầu tư chiều rộng để xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để sản xuất kinh doanh. Đây là nền tảng đầu tiên hết sức quan trọng để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Sau khi sản xuất đi vào ổn định và sản phẩm của doanh nghiệp chiếm được thị phần trên thị trường. Để đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận của mình thì doanh nghiệp phải hoàn thiện bộ máy quản lý đào tạo, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tăng hàm lượng công nghệ trên từng sản phẩm… đây chính là quá trình đầu tư chiều sâu. Đầu tư chiều sâu áp dụng những công nghệ hiện đại hơn dựa trên nền tảng cơ sở của quá trình đầu tư chiều rộng.

- Tích lũy được kinh nghiệm trong việc lựa chọn chiến lược và phương thức đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả. Nếu

xét cụ thể đối với một doanh nghiệp trẻ mới thành lập thì đầu tư theo chiều rộng chiếm chủ yếu bởi doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khong phải vì vậy mà sản phẩm của doanh nghiệp trẻ kém tính cạnh tranh hơn, bởi họ có cơ hội áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, xây dựng cơ sở ban đầu hoàn thiện đồng bộ hơn. Chính vì vậy, lợi thế này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trẻ sau này tiến hành đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả bởi họ đã có một nền tảng khá hiện đại. Hơn nữa việc tiến hành đầu tư chiều rộng cho hệ thống máy móc kỹ thuật ban đầu cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm được phương án lựa chọn tối ưu cho việc đầu tư chiều sâu sau này.

Như vậy đầu tư chiều sâu dựa trên nền tảng sự phát triển ổn định của đầu tư chiều sâu.

Mặt khác nếu đầu tư chiều rộng tạo ra một cơ sở vật chất không phù hợp và đồng bộ như nhà xưởng không đúng quy cách, dây chuyền máy móc nhập lúc đầu quá lạc hậu hoặc quá tiên tiến . Sự chênh lệch về trình độ công nghệ quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng làm đầu tư chiều sâu không phát phát huy được hiệu quả, gây thất thoát lãng phí.

Đầu tư chiều rộng tràn lan. Không đồng bộ, không có trọng tâm, trọng điểm sẽ làm hạn chế vốn và nguồn lực của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư chiều sâu.

v      Đầu tư chiều sâu tạo động lực thúc đẩy cho đầu tư chiều rộng trên quy mô lớn hơn

- Đầu tư chiều sâu vào áp dụng khoa

học công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm từ đó tạo được chỗ đứng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi đó doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị phần và phải tiếp tục đầu tư chiều rộng mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Đầu tư chiều sâu có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới hoặc các lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng khác. Đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả sẽ tạo đà cho doanh nghiệp có thể chuyển từ đơn sản phẩm thành đa sản phẩm, hay từ đơn lĩnh vực thành đa lĩnh vực, qua đó doanh nghiệp lại tiếp tục đầu tư chiều rộng ở những phương diện mới. Từ đó doanh nghiệp có thể khẳng định đươc vị thế của mình trên thị trường, duy trì tốc độ tăng trưởng đồng thời phát triển không ngừng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Mặt khác đầu tư chiều sâu không hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp không có đủ điều kiện để tiếp tục đầu tư chiều rộng mở rộng sản xuất. nhiều trang thiết bị không phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu nước ki tiến hành đầu tư chiều sâu, những trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài thì chi phí sẽ rất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hoặc máy móc quá hiện đại tạo ra những sản phẩm hiện đại quá không phù hợp với nhu cầu và trình độ người tiêu dung. Dù trong trường hợp nào thì sản phẩm của doanh nghiệp cũng khó tiêu thụ do đó hiệu quả đầu tư không cao, thu hồi vốn khó gây lãng phí vốn đầu tư.

v      Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư đan xen, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động đầu tư.

Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu dựa trên mối quan hệ giữa lượng và chất trong đó đầu tư theo chiều rộng làm tăng mặt lượng còn đầu tư theo chiều sâu tạo ra những biến đổi về mặt chất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức đầu tư nào là phù hợp và hình thức đầu tư nào là không thích hợp vào thời điểm này hoặc có sự kết hợp giữa hai hình thức đầu tư trong cùng một thời điểm để có được một chính sách đầu tư hợp lý nhằm thu được kết quả và mục tiêu đã đặt ra. Khi thị trường có nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng của sản phẩm thì lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp là tiếp tục đầu tư theo chiều rộng để mở rộng sản xuất cung ứng đầy đủ và kịp thời cho thị trường, nếu không, không những chúng ta bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà vô tình còn tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất mặt hàng đó.

Ngược lại, nếu thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp không đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng lạc hậu và bị thị trường đào thải. Với nhu cầu của thị trường hiện nay thì chiến lược tốt cho doanh nghiệp là kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu một cách hợp lý: đầu tư theo chiều rộng ở những sản phẩm đang thịnh hành và nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi, đồng thời không ngừng đầu tư theo

chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm đã có mặt trên thị trường và cho ra đời những sản phẩm mới.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai hình thức đầu tư này sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng vấn đề quan trọng nhất đặt ra với mỗi doanh nghiệp là cần phân tích đúng nhu cầu thị trường, khả năng tài chính, định hướng phát triển lâu dài và với những nguồn lực hiện có của mình để quyết đầu tư theo hình thức nào cho phù hợp.

3.       Điều kiện lữa chọn theo hình thức đầu tư kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu.

Khi thị trường có nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng của sản phẩm đồng thời yêu cầu ngày càng tăng về mawth chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp nên kết hợp đầu tư theo cả hai hình thức. Ngoài ra để tiến hành đầu tư kết hợp hai hình thức này doanh nghiệp cũng cần chuẩn ị tốt những điều kiện cơ bản như:

-          Cơ chế tài chính cho hoạt động KH & CN theo hướng tạo quyền chủ động cho nhà khoa học phải thực hiện đồng bộ và phù hợp.

-          Phải có đội ngũ công nhân lành nghề trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn.

Câu 3 :  Tại sao phải đầu tư trọng tâm trọng điểm . Nội dung yêu cầu này trong hoạt dộng đầu tư nước ta

Khái niệm:

Trõng quỹ vốn đầu tư có nhiều hạng mục lwuaj chọn, người ta lấy một dự án làm trọng điểm tập trung vốn, sức lực thì gọi là đầu tư trọng tâm trọng điểm.

Cần phải đầu tư trọng tâm trọng điểm vì:

Thứ nhất, Nước ta là một nươc đang phát triển nên những nguồn lwucj cho phát triển kinh tế-xã hội còn thiếu hụt rất nhiều, đăc biệt là nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó hoạt động ĐTPT đòi hỏi quy mô vốn, vật tư là rất lớn nên với một nguồn vốn hạn hẹp như vậy thì việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm là rất cần thiết. Hiện nay, công cuocj đổi mới đòi hỏi phải giải  quyết hàng loạt vấn đề phức tạp, cấp bách trên các lĩnh vực. Trong khi đó thực lực cảu nươc ta cả về vật chat lẫn lxy luận lại rất hạn hẹp nên không thể làm đồng loạt, vì vậy phải  biết chọn lĩnh vực trọng yếu và khâu đột phá.

Thứ hai, trong đầu tư tiết kiệm và hiệu quả là 1 trong những nguyên tắc của quản lý hoạt động hoạt động đầu tư, thể hiện ở chỗ: Với một lượng vốn đầu tư nhât địn phỉa đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội đã dự kiến với chi phí đàu tư thấp nhất. Chính vì thế, việc đầu tư theo kiể dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm, không phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính cảu các chủ thể… sẽ làm cho việc đàu tư trở nên kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí nguồn lực, trở thành lực cản cho phát triển đất nước. Ngoài ra, việc đầu tư dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm khiến cho nước ta không phát huy được lwoij thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cảu đát

nước trên trường quốc tế.

Thứ ba, trước khi đỏi mới việc bố trí cơ cấu kinh tế thường chỉ xuất phát từ long mong muốn đi nhanh không tính tới điều kiện và khả năng thực tế. Do chủ trương ưu tiên pasht triển công nghiệp nặng, đầu tư không thích đáng cho nông nghiệp và công nghiêp nhẹ. Khối lượng xây dựng dở dang quá nhiều khiến cho vốn bị đọng quá lâu, không tập trung giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. Bởi vậy, đầu tư nhiều hiệu quả thấp.

Thành tựu nổi bật nhất của những năm đầu đổi mới trước đây lả bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, hướng vào thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thwucj-thực phẩm, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. Kết quả là từ chỗ thiếu ăn triền mien đến đã đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và bắt đầu xuất khẩu. Hàng tiêu dung trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thong thuận lợi. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng hơn về quy mô và hình thức, góp phần quan trọng vào việc thwucj hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. Thông qua đó để thấy được tác dụng của việc thực hiện đầu tưu trọng tâm trọng điểm.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy hiệu quả sử dung vốn đầu tư ở nước ta chưa cao, còn dàn trải, lãng phí và thất thoát lớn trong đầu tưu xây dựng cơ bản, nhất là nguồn NSNN. Vì thế,  các nhà quản lý quy hoạch phát triển cần nghiên cứu và đưa ra một chiến lược đầu tưu trọng tâm trọng điểm nhằm khắc phục những tiêu cực nói trên là một yêu cầu cấp bách của xã hội.

Nội dung của yêu cầu này trong quản lý hoạt động đầu tư ở nước ta:

Đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và đảm bảo vai trò chủ đạo cảu kinh tế nhà nước, đồng thời động viên mọi nguồn lực cho ĐTPT. Đối với vốn đầu tư của nahf nước chỉ nên tập trung vào những ngành theo chốt của nền kinh tế, những ngành có tính chất đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. mục tiêu là kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đầy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời phải giải quyết các vấn đề xã hội, mở đường hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đàu tưu  sản xuất kinh doanh của các thành phần phi kinh tế nhà nước. Có như vậy mới quán triệt được quan điểm trọng tâm trọng điểm trong hoạt động đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ktdt