De 3 CNDM

ĐỀ 3

Câu 1.(3) Quy trình lắp ráp và hàn phân đoạn phẳng có khung xương gia cương theo 1 hướng?

*trương hợp: cụm chi tiết tấm phẳng đã đc lắp ráp và hàn xong:

- b1: đưa cum chi tiết tấm lên bệ bằng lắp ráp, căn chỉnh, cố định với bệ.

- b2: lấy dấu đg bao phân đoạn, vị trí cơ cấu.

- b3: đặt ép khung xương với tôn, hàn đính, văng chống biến dạng(nếu cần).

- b4: hàn chính thức cơ cấu với tôn, hàn từ giữa ra 2 đầu phân đoạn. Nếu có máy hàn tự động khung xương với tôn thi ta đặt khung xương theo dấu đã lấy trên tôn, sau đó cho máy hàn chạy 1 lượt để hàn. Trước khi tháo phân đoạn ra khỏi bệ ta hàn gia cương them 2 thanh dọc vuông góc với xương tại mép của phân đoạn nhằm chống biến dạng khi vận chuyển.

  *trương hợp cụm chi tiết tấm chưa đc lắp ráp và hàn xong:

- lắp cum chi tiết tấm phẳng trên bệ bằng từ các tấm tôn phẳng đã đc gia công trước.

- các bước tiếp theo: như trên.

Câu 2(12) công nghệ chế tạo vách sóng?

Vách song có thể chế tạo theo 2 pp sau:

* Dập song riêng biệt từ các tấm tôn, sau đó hàn chúng với nhau thành phân đoạn vách.

- nhược điểm của pp này là chống biến dạng hàn khó khăn.

- ưu điểm là ko cần thiết bị dập song có kích thước lớn, phù hợp với nhà máy đóng tàu cớ nhỏ ko có thiết bị dập song.

* Hàn các tấm với nhau, sau đó đưa toàn bộ lên máy dập thành song.

- ưu điểm: số đg hàn các song với nhau ít, vách sau khi dập ko bị biến dạng.

- nhược điểm: cần thiết bị dập song có kt lớn.

Sau khi các song của vách đc hàn nối với nhau trên bệ bằng, ta lấy dấu và đặt sống vách. Sống vách đc cắt theo dạng profin song. Hàn sống vách với tôn, lắp các mã gia cường tại mép trên, mép dưới vách song. Nghiệm thu vách về kích thước, tính kín nước và chất lượng mối hàn.

* Y/c đối với profin song sau chế tạo:

- bán kính cong khi uốn song bằng máy: R≥3t mm (t là chiều dày tôn)

- sai lệch kích thước bao, độ cong vênh … theo quy định.

Câu 3.(25) Quy trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi?

Trước khi lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi, các phân đoạn phẳng như sàn mũi, vách ngang, các khung sn và các chi tiết đã đc chế tạo và nghiệm thu xong. Trình tự lắp ráp và hàn có thể thực hiện như sau:

- b1: rải tôn boong(tôn sàn) lên bệ, cố định tôn boong(tôn sàn) với khung dàn, hàn đấu đầu tôn boong(tôn sàn).

- b2: lấy dấu vị trí cơ cấu, đg bao trên tôn boong

- b3: lắp vách ngang.

- b4: lắp các xà ngang boong(nếu có máy hàn tự động thì có thể hàn chính thức ngay), lắp các sàn đã đc gia công ko có lượng dư vào vị trí.

- b5: lắp ráp sống boong chính, sống mũi (nếu tổng đoạn có vách dọc thì thay thế việc lắp sống mũi bằng lắp vách dọc). lien kết sống mũi, song boong chính với vách bằng mã.

- b6: đặt các khung xương đã đc gia công sắn vào vị trí đã lấy dấu trên sống boong và sống mũi. Hàn đính các lien kết với nhau bằng mã.

- b7: lắp đặt các sống dọc mạn, lien kết với sống vách, sống mũi bằng mã.

- b8: kiểm tra tư thế tổng đoạn lần cuối trước khi lắp ráp tôn bao.

- b9: lắp ráp tôn bao: lắp tôn sống mũi, tôn sống nằm, tôn mép mạn, tôn mạn và tôn đáy còn lại. các tấm tôn đã đc khai triển và gia công từ trước. Sau khi rải tôn sử dụng tăng đơ và pp nhiệt để kéo tôn vào sát cơ cấu, hàn đính. Trong quá trình kéo phải có thước hoạc dưỡng để kiểm tra độ cong trơn của tôn vỏ bao.

- b10: hàn chính thức tổng đoạn: phải có chế độ hàn phù hợp. thứ tự hàn: hàn cơ cấu với cơ cấu, cơ cấu với tôn bao, tôn bao với tôn bao ở phía ngoài.

- b11: cẩu lật để hàn các đg hàn còn lại. trước khi cẩu phải tính số lượng và vị trí tai cẩu.

- b12: thử kín nước và kiểm tra chất lượng mối hàn.

- b13: lấy dấu đg viền nối tổng đoạn và các đg kiểm tra.

Câu 4.(31) Kiểm tra việt lắp đặt phân đoạn vách trên triền bằng khi đấu đà.

- kiểm tr theo chiều dài: kiểm tra sự trùng hớp giữa mép dưới vách với đg sn tương ứng kẻ trên tôn đáy trong (hoạc trên tôn bao đáy).

- kiểm tr theo đg thẳng đứng: kiểm tra sự trùng hợp của mặt phẳng vách và mặt phẳng sườn (bằng dọi)

- kiểm tr theo chiều cao: kiểm tra đg kiểm tra trên vách với đg tương ứng trên cột triền (bằng ống thủy bình).

- kiểm tra theo nửa chiều rộng:  kiểm tra sự trùng hớp của đg DT của vách và đg DT của phân đoạn đáy (bằng cách thả dọi).

Câu. 5(63) Cấu tạo của máng trượt và cách lien kết các máng trượt với nhau?

Máng trượt đc làm từ gỗ, tiết diện 200x200 hoặc 300x300 đc nối ghép với nhau bằng bulong đg kính (25 – 30)mm. Tổng chiều dài của máng trượt khoảng 80% chiều dài tàu. Máng trượt đc chế tạo theo từng đoạn, 2 đầu máng đc lượn tròn, chiều dài mốn đoạn khoảng (4 – 8)m. nếu không đủ chiều dài thì ta phải nối chúng với nhau. Khi hạ thủy các máng trượt có thể đc nối với nhau bằng mối nối mềm tháo lắp đc (như dung tăng đơ, dây xích, dây cáp …) hoặc bằng mối nối cứng (dung các tấm thép và các bulong lien kết với nhau).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: