đề 1 LSD

Đề 1:

Câu 1.

Trình bầy những nội dung cơ bản của dg lối cm VN qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng CSVN.

Ý nghĩa ls của việc thành lập đảng.

Câu 2.

Hoàn cảnh ls và những nd cơ bản của cm VN mà đại hội toàn quốc lần 6 của đảng CSVN đã xác định.

Ý nghĩa đại hội.?

Trả lời

Câu 1: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Nội dung cơ bản như sau:

- Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: "Đảng chủ trương làm cách

mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản''

- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng tư sản dân quyền :

+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công

nông binh; tịch thu hết ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; miễn thuế cho dân nghèo; thi hành luật ngày làm 8 tiếng

+ Về văn hóa xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.

Những nhiệm vụ cách mạng trên đây thể hiện đầy đủ yếu tố dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Trong đó, chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

- Xác định lực lượng của cách mạng: Lực lượng chủ yếu của cách mạng là công nông;

ngoài ra còn phải thu phục tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi về với giai cấp vô sản. Đối với bọn phú nông, trung nông và địa chủ nhỏ, nếu chưa ra mặt phản động thì phải lôi kéo họ, làm họ đứng trung lập; bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ .

- Xác định vai trò lãnh đạo cách mạng: là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trách nhiệm của Đảng là phải thu phục cho được đại đa số dân cày và giai cấp mình; phải liên minh với các giai cấp và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết tổ chức họ đấu tranh.

- Xác đinh mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam v à cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Tóm lại: Chính cương sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, mang đậm tính giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do. Đường lối chiến lược, sách lược của Đảng thể hiện trong cương lĩnh vắn tắt là mục tiêu lý tưởng của Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết toàn dân. Sau này Hồ Chủ Tịch đã nhấn mạnh: " Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng của tha thiết của đại đa số nhân dân.. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta không ngừng được củng cố và tăng cường"

3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. :

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê nin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân.

- Sự ra đời của Đảng chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng và giai cấp

lãnh đạo, mở ra cho dân tộc ta một thời kỳ mới- thời kỳ nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

- Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng,

đánh dấu bước chuyển biến về chất của giai cấp công nhân Việt Nam.

- -Đảng ra đời là 1 sự kiện có yn quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cm VN.làm cho cmVN trở thành một bộ phận khăng khít của cm thế giới.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu cho những thắng lợi và những bước nhảy vọt lớn của

cách mạng Việt Nam, được mở đầu bằng cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đảng ra đời đã tạo điều kiện cho cách mạng 3 nước Đông Dương đi theo con đường cách mạng tháng Mười. Tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trên bán đảo Đông Dương ngày càng được khôi phục và được củng cố.

-Đảng ra đời mở ra 1 kỉ nguyên mới.cho sự phát triển của dân tộc, thời kì độc lập dân tộc dân chủ, gắn liền với CNXH.

Câu 2:

Hoàn cảnh lịch sử

Quốc tế:Khủng hoảng hệ thống CNXH trầm trọng.Tình hinh thế giới căng thẳng.Các lực lượng phản động quốc tế cấu kết nhau,thi hành chính sách bao vây,cô lập việt nam.Đế quốc mĩ xiết chặt cấm vận và lôi kéo các nước cắt viện trợ kinh tế cho việt nam.Các lực lượng chống Việt nam hoạt động chống phá cách mạng.

+Trong nước:

• Sau các cuộc chiến tranh nước ta phải chịu nhiều thiệt hại to lớn về người và của

Đại hội 6 của đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá-lương-tiền cuối năm 1985 làm cho kt nước ta càng trở nên khó khăn (tháng12giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của nước ta dẫn đến lưu thông,phân phối rối ren,cán cân thương mại chênh lệch,nhập lớn gấp nhiều lần sản xuất.Giá cả tăng vọt,đời sống nhân viên cán bộ trở nên khó khăn.Nhiều nhu cầu thiết yếu,tối thiểu như lương thực,hàng tiêu dùng thiếu gay gắt.Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.Vấn đề công ăn việc làm,tệ nạn xã hội...trở nên nhức nhối.Nhân dân mất long tin ở đảng.Trước thực trạng đất nước lúc bấy giờ đặt ra một yêu cầu khách quan và bức thiết là phải xoay chuyển được tình thế,tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy.

* Những nội dung chính của Đại hội:

- Đại hội đánh giá tình hình đất nước trên cơ sở chỉ ra những thành tựu đã đạt được và khó khăn lớn nhất còn tồn tại là đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Đại hội phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và chỉ ra nguyên nhân cơ bản là những sai lầm của Đảng và nhà nước về chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện.

- Đại hội đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm chủ yếu như sau:

+ Một là: trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm

gốc", phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

+Hai là: Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

+Ba là: kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.

+ Bốn là: xây dựng Đảng ngang tầm của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Đại hội Đảng VI đã cụ thể hoá đường lối xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, coi thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài phải trải qua nhiều chặng đường và hiện ta đang ở chặng đường đầu tiên. Đại hội xác định nhiệm vụ chung của chặng đường đầu tiên là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc công nghiệp hoá trong chặng đường tiếp theo.

- Từ mục tiêu bao trùm đó, Đại hội đề ra 5 mục tiêu cụ thể trong những năm còn lại của

chặng đường đầu tiên là:

1. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.

2. Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất.

3. xây dựng và hoàn thiện 1 bước q.hệ sx mới phù hợp với tính chất và trình độ pt của lực lượng sx.

4. Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội.

5. Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

- Đại hội đề ra nhiệm vụ cụ thể của 5 năm trước mắt( 1986-1991): phải tập trung sức

người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu: 1.Lương thực-thực phẩm; 2.Hàng tiêu dùng; 3.Hàng xuất khẩu.

- Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Đại hội đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.

+ Để đổi mới về kinh tế, đại hội nêu ra 5 phương hướng sau:

Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư. Trong 5 năm phải tập trung thực hiện 3 chương trình-mục tiêu về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Hai là, thực hiện chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đại hội chỉ rõ các thành phần kinh tế ở nước ta gồm có:kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể),kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân,kinh tế tư bản nhà nước với hình thức công tư hợp doanh, kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp ở một số bộ phận đồng bào dân tộc.

Ba là, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đại hội khẳng định dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, phát huy mạnh mẽ động lực của khoa học-kỹ thuật.

Năm là, mở rộng và năng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

+ Đổi mới về chính trị: Đại hội VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm và song song với đổi mới kinh tế là từng bước đổi mới chính trị với mục tiêu là giữ vững sự ổn định về chính trị.

Đảng xác định mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế và phát triển kinh tế để ổn định chính trị. Để đổi mới về chính trị, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.Phải xây dựng nhà nước pháp quyền để nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước chỉ quản lý về mặt vĩ mô còn phải giao quyền tự quyết về sản xuất, kinh doanh cho các đơn vị kinh tế.

Hai là, phải chăm lo đời sống của nhân dân, lợi ích kinh tế của người lao động, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện có nề nếp khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tất cả vì nhân dân và do nhân dân.

Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đâu của Đảng với 6 yêu cầu cụ thể như sau: đổi mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của mỗi đảng viên; đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý; đổi mới phong cách làm việc , mở rộng dân chủ, khuyến khích sự năng động trên cơ sở nguyên tắc, đường lối của Đảng; nâng cao chất lượng đảng viên; nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở; tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Đảng.

+ Đổi mới về đường lối ngoại giao:Thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, thực hiện chính sách'' mở cửa quan hệ quốc tế với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình'', trong đó, chú ý tăng cường sự hợp tác với Liên Xô; bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc...

* Ý nghĩa lịch sử của Đại hội: Đại hội Đảng VI có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+Thành công của đại hội 6 là sức mạnh mới, là cơ sở hết sức quan trọng để tăng cường hơn nữa sự đoàn kết thống nhất trong toàn đảng và toàn nhân dân.

+Đại hội 6 mở đầu công cuộc đổi mới về CNXH 1 cách sâu sắc và toàn diện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dang#lich