De 1 KTD
De 1
1 - Nêu cơ sở thử chất lượng hàng hải của tàu.
Cơ sở thử chất lượng hàng hải của tàu được phân chia ra các dạng sau :
- Thử đẩy ( bao gồm thử tốc độ, thử kéo, đo lực kéo )
- Thử tính cơ động
- Thử tính hàng hải ( tiến hành thử ở khu vực có sóng lớn ngoài tuyến thử tàu )
9 - Các phương pháp đo tốc độ
Tốc độ tàu trong quá trình thử được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phổ biến rộng rãi nhất là phương pháp xác định tốc độ tàu qua đường mức đo. Các đường mức đo được hình thành bởi khoảng cách được biết chính xác giữa các tiêu đặt trên bờ. Tốc độ tàu được xác định theo thời gian tàu chạy qua khoảng cách đã biết trên đường mức đo. Phuơng pháp này là một trong các phương pháp chính xác nhất để đo tốc độ tàu.
Thời gian gần đây để đo tốc độ tàu, nhiều nước đã sử dụng các hệ thống vô tuyến đẫn đường, nói riêng là hệ thống dẫn đường pha. Với độ chính xác tương đối thấp hơn, tốc độ tàu cũng có thể được đo nhờ trạm vô tuyến định vị riêng của tàu. Trạm vô tuyến định vị đo trực tiếp khoảng cách đến một đối tượng xác định nào đó trong khoảng thời gian ngắn, đối tượng này phản xạ tốt các sóng vô tuyến.
Đo tốc độ tàu theo hình quạt phương vị của hai tiêu, hoặc nhờ hai phương pháp hoa tiêu hàng hải, chẳng hạn đo theo các đèn biển cách nhau một khoảng đã biết, có độ chính xác không đạt yêu cầu.
Mặc dù có chút ít phức tạp nhưng xác định tốc độ tàu bằng đường mức đo hoặc xác định nhờ các thiết bị vô tuyến hàng hải, thiết bị định vị vệ tinh GPS bao giờ cũng thích hợp hơn và tốt hơn việc đo tốc độ tàu nhờ đồng hồ đo tốc độ, ống Pitto, lưu tốc kế quay thuỷ văn do các thiết bị này có độ chính xác thấp tuy chúng đo được tốc độ tàu một cách trực tiếp so với nước.
Tốc độ tàu được tính gián tiếp qua mối quan hệ: v = S/t
Với : v (m/s) – là giá trị trung bình số học của một vài số đo tốc độ.
S (m) – giá trị trung bình số học của quãng đường đi.
t (sec) – giá trị trung bình số học của thời gian chạy.
Đại lượng sai số phụ thuộc vào 3 thành phần: độ nhạy cảm của tiêu, chiều dài hành trình của tàu theo đường mức đo và tốc độ của tàu.
17 – Nội dung thử đo lực kéo
Người ta phân ra 2 loại thử nghiệm lực kéo: thử nghiệm buộc bến và thử nghiệm hành trình có kéo tàu khác (gọi chung là “ hàng ”).
Trong thử nghiệm buộc bến, việc kiểm tra lực kéo có ích do các chong chóng tạo nên, tuỳ thuộc vào số vòng quay của chúng cũng như vào trị số vòng quay cho phép của trục chong chóng xét về quan điểm tải trọng của động cơ là một bài toán. Nếu tàu lắp đặt chong chóng biến bước (CCBB) thì các đồ thị phụ thuộc của lực kéo vào số vòng quay của chong chóng và trị số vòng quay cho phép phải được xây dựng cho một số giá trị bước chong chóng.
Trong quá trình thử kéo động lực buộc tàu cần phải đo các thông số sau: số vòng quay của trục chong chóng, công suất động cơ chính, lực kéo ở móc kéo. Nếu trên tàu có đồng hồ đo lực đẩy thì cần đo lực đẩy của chong chóng.
Các kết quả thử nghiệm được trình bày ở dạng các đồ thị phụ thuộc của công suất trên trục và lực kéo ở móc buộc vào số vòng quay của trục chong chóng.
Đối với các loại tàu kể trên cần xây dựng và cần kiểm tra trên tàu thực quan hệ phụ thuộc của lực kéo dư trên móc vào tốc độ. Nếu tàu được trang bị CCBB cũng cần lựa chọn sự phối hợp tối ưu nhất giữa bước và số vòng quay của chong chóng, sự phối hợp này bảo đảm lực kéo dư đã cho.
Để giải những bài toán này, cần phải thực hiện những thử nghiệm mà trong quá trình thử, tàu được thử nghiệm kéo tàu khác (gọi là “hàng”). Các thành phần của “hàng” được lựa chọn có tính toán để theo những số liệu thử nghiệm có thể xét đoán về các đặc tính kéo của chong chóng và tính kinh tế của động cơ chính ở toàn bộ khoảng các chế độ sử dụng có thể có.
25 – Mục đích và các quy định chung nêu trong quy trình thử tàu của VIRES
*MỤC ĐÍCH
Thử tàu là giai đoạn cuối cùng trong công tác giám sát kỹ thuật. Qua đó xác định và công nhận khả năng hàng hải của tàu, đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện và hàng hoá trong khai thác tàu.
*QUY ĐỊNH CHUNG
- Để tiến hành thử tàu, kiểm tra và đánh giá kết quả thử chúng ta phải dựa vào các yêu cầu kỹ thuật thiết kế, tài liệu chế tạo, quy phạm, luật quốc gia và quốc tế.
- Phải có quy trình thử tàu được cơ quan đăng kiểm thông qua trước khi tiến hành thử nghiệm. Quy trình thử các tàu đóng mới, hoán cải, phục hồi do người thiết kế biên soạn. Nhà máy hoặc xưởng biên soạn quy trình thử cho các tàu được sửa chữa.
- Trong quá trình thử tàu nếu xuất hiện các thay đổi phát sinh từ điều kiện thực tế thì phải bổ sung vào quy trình thử tàu, các bổ sung này phải được hội đồng thử nghiệm chấp thuận mới được thực hiện, nếu tồn tại các ý kiến khác nhau giữa các thành viên trong hội đồng thì thanh tra viên đăng kiểm cho ý kiến quyết định.
- Cán bộ của nhà máy hoặc xưởng đóng và sửa chữa tàu ghi các thông số kết quả thử dưới sự giám sát của thanh tra viên đăng kiểm. Biên bản lập sau khi thử phải có đủ chữ ký của các thành viên hội đồng thử tàu bao gồm : chủ tàu, người thiết kế, thanh tra viên đăng kiểm, cán bộ KCS của nhà máy.
33 - Nội dung thử tàu đường dài phần máy (thử khởi động máy chính, thử tải máy
chính, đo suất tiêu hao nhiên liệu)
1 – Thử khởi động máy chính:
Thực hiện theo yêu cầu của quy phạm. Các máy nén khí ở chế độ dừng. Chỉ sử dụng 1 chai gió áp suất 30 kg/cm2 khi thử và áp lực khí khởi động cần được ghi lại trước và sau mỗi lần khởi động. Máy chính liên tục khởi động tiến và lùi cho đến khi chai gió không đủ áp lực khởi động. Đo các thông số:
+ áp suất khí khởi động theo áp kế trên bảng điều khiển.
+ áp suất trước và sau khi khởi động.
+ Số lần khởi động và áp suất khởi động tối thiểu.
2 - Thử tải:
Bảng chế độ tải và thời gian làm việc của động cơ chính :
THỨ TỰ CHẾ ĐỘ THỬ
CÔNG SUẤT THEO% CÔNG SUẤT ĐỊNH MỨC
ĐẶC TÍNH CỦA CHẾ ĐỘ VÒNG QUAY TRONG MỘT PHÚT (% ĐỊNH MỨC)
THỜI GIAN THỬ ( h ) THEO CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ (CV)
< 400
400¸1000
>1000
1
Chạy không tải
-
1/4
1/4
1/4
2
Chạy tới 25
63
1/2
1/2
1/2
3
Chạy tới 50
80
1
1
1
4
Chạy tới 75
91
1
1
1
5
Chạy tới 100
100
4
5
6
6
Chạy tới 110
103
1/4
1/2
1/2
7
Chạy lùi 80
90
1/4
1/2
1/2
8
Chạy ở vòng quay ổn định thấp nhất
1/4
1/4
1/4
Chú ý :
+ Khi thử ở chế độ thứ 4 tải trọng lớn nhất phải tương đương với công suất định mức của động cơ
+ Trong thời gian thử phải kiểm tra các thông số sau :
+ Công suất
+ Số vòng quay
+ vị trí thanh nâng bơm cao áp.
+ Nhiệt độ khí thải, nước làm mát, dầu bôi trơn.
+ Lượng nhiên liệu tiêu hao và suất tiêu hao nhiên liệu.
+ Chi phí dầu bôi trơn.
+ áp suất cháy, nén, chỉ thị, dầu bôi trơn, nước làm mát
+ Thử tải máy chính trong đa số cuộc thử được tiến hành ở công suất lớn nhất liên tục trong 2 giờ. Sử dụng dầu nặng FO độ nhớt 1500 s redwood ở nhiệt độ 1000F.
3 - Đo suất tiêu hao nhiên liệu:
Mức tiêu hao nhiên liệu của máy chính được đo trong quá trình thử tải và kéo dài trong 1 giờ ở số vòng quay tương ứng với máy chính đạt công suất lớn nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top