Đề 1:
Đề 1:
Câu 1: .Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đ?
Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, ba tổ chức cộng sản cùng ra đời và hoạt động trong năm 1929 ở Việt Nam, đó là Đông Dương Cộng sản Đ (6/1929), An Nam Cộng sản Đ (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản với ưu thế và hạn chế của nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hội nghị thành lập Đ và sự ra đời của Đ cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.
Tại hội nghị hợp nhất, văn kiện Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã được thông qua, được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đ.
Nội dung Cương lĩnh:
- Về phương hướng chiến lược cách mạng: Đ ta sau khi phân tích một cách khách quan tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam đó là: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Sở dĩ Đ ta xác định như vậy là vì:
+ Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc nửa phong kiến, trong xã hội tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản ngày càng trở nên gay gắt, đó là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể nhân dân ta với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân lao động nhất là nông dân với địa chủ phong kiến.
Vì vậy cách mạng Việt Nam muốn phát triển thì phải đồng thời giải quyết 2 mâu thuẫn đó. Mà chống đế quốc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc và lật đổ chế độ phong kiến để mở đường cho xã hội phát triển vốn là nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền và là sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản.
+ Tuy nhiên, ở nước ta, giai cấp tư sản dân tộc vừa ít về số lượng, non yếu về chính trị nên họ đã bất lực và không đủ khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Sự thất bại của khởi nghĩa yên bái, sự tan rã của Việt Nam Quốc Dân Đ đã chứng tỏ điều đó.
Vì vậy, khi Đ cộng sản Việt Nam ra đời, trước tiên Đ phải lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng tư sản dân quyền để chống đế quốc giải phóng dân tộc và chống phong kiến giải phóng nông dân. Và thường thi sau khi hoàn thành cuộc cách mạng tư sản dân quyền thì phải tiến lên tư bản chủ nghĩa theo đúng lý luận.
Song cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà do giai cấp vô sản lãnh đạo với động lực chính là nhân dân lao động. Nên sau khi cách mạng thắng lợi thì phải thiết lập một chế độ chính trị xã hội mà công nhân và nông dân lao động là những người làm chủ. Vậy chế độ đó không phải là chế độ tư bản chủ nghĩa được.
+ Hơn nữa, khi Đ cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân làm cách mạng tư sản dân quyền cũng là lúc chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và bộc lộ tất cả những mâu thuẫn và sự bất công. Đồng thời, thời đại cách mạng vô sản đã bắt đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết., xu thế phát triển của thế giới là chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Do đó, nếu sau khi hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền mà lịch sử Việt Nam tiến lên chủ nghĩa tư bản thì lịch sử dân tộc sẽ mãi lạc hậu so với lịch sử thế giới.
→ Vậy chỉ có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mới đáp ứng được tuyệt đại đa số nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của Thời đại.
Với việc xác định phương hướng chiến lược cách mạng như vậy, trải qua hơn 80 năm kể từ khi ra đời đến nay, mục tiêu chiến lược của cách mạng của Đ ta đề ra đến hiện tại vẫn còn nguyên giá trị. Mặc dù, có những thời kỳ, những giai đoạn cách mạng gặp không ít khó khăn song Đ ta vẫn kiên định mục tiêu đã lựa chọn. Ngày nay Đ ta vẫn khẳng định: Đ ta và nhân dân ta quyết tâm xây dụng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh mà mục tiêu trước mắt là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Còn mục tiêu chiến lược: tiếp tục đưa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản.
- Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: Cương lĩnh chỉ rõ:
+ Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước Việt Nam được độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
+ Về kinh tế: Tịch thu hết sản nghiệp lớn của bọn Đế quốc giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8h.
+ Về văn hóa: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Những nhiệm vụ trên bao gồm 2 nội dung, dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Sở dĩ Đ ta xác định các nhiệm vụ trên là vì: Xuất phát từ những đặc trưng và mâu thuẫn của xã hội Việt Nam:
+ XH thuộc địa nửa phong kiến với đặc trưng cơ bản: Chủ nghĩa đế quốc cấu kết chặt chẽ với địa chủ phong kiến bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, bằng những chính sách kinh tế, chính trị,văn hóa hết sức thâm độc, dã man.
Vì vậy, xã hội đó tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn dân tộc ta với đế quốc pháp xâm lược.
Vậy cách mạng Việt Nam muốn phát triển đi lên thì phải đồng thời giải quyết 2 mâu thuẫn này. Chính vì vậy mà Đ ta trong cương lĩnh đã đề ra 2 nhiệm vụ phải giải quyết đó là: nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc và nhiệm vụ chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày. Trong đó Đ ta xác định nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Như vậy, với việc xác định 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến đã thể hiện tình toàn diện và triệt để của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, việc xác định các nhiệm vụ trên là biểu hiện sinh động của sự kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người trong đường lối cách mạng của Đ cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh đầu tiên của mình.
Việc xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng trong cương lĩnh thể hiện tính đúng đắn sáng tạo của Đ ta trong việc hoạch định đường lối vì vậy mà đem lại thắng lợi cuối cùng của cách mạng là giải phóng con người.
- Lực lượng cách mạng: Đ ta xác định: Công nông là lực lượng cơ bản của cách mạng, trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lôi kéo tiểu tư sản, trí thức trung nông đi về phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng chí ít cũng làm cho họ Trung lập. Bộ phận nào đã lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Việc xác định lực lượng cách mạng như vậy thể hiện quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên lịch sử.; đồng thời nó thể hiện rõ quan điểm tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác trong cương lĩnh tháng 2/1930.
Hơn nữa với việc xác định lực lượng cách mạng trên ta thấy có sự khác biệt với các phong trào yêu nước Việt Nam trước khi Đ cộng sản Việt Nam ra đời. Từ phong trào Cần Vương chống Pháp đến trào lưu dân tộc chủ nghiax của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Việt Nam quốc dân Đ và khởi nghĩa Yên Bái lần lượt đều thất bại, bởi lẽ các phong trào chỉ chú trọng đến lực lượng trí thức, tầng lớp trên của xã hội mà chưa biết dựa vào lực lượng chính trong xã hội là công nông, chưa tập hợp được các giai tầng khác trong xã hội.
Vì vậy phải đánh giá đúng vai trò, vị trí và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội để có chính sách tập hợp lực lượng nhằm tạo nên một lực lượng rộng lớn đông đảo tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, có như vậy mới giải quyết được triệt để các mâu thuẫn trong xã hội và các nhiệm vụ cách mạng đề ra.
- Vai trò lãnh đạo của Đ.
Cương lĩnh khẳng định: Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo thông qua Đ cộng sản, Đ là đội tiên phong của vô sản giai cấp, Đ phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.
Đây là sự khẳng định bản chất giai cấp của Đ, khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân và chiến lược đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. Đây chính là những vấn đề then chốt để Đ ta trở thành nhân tố duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+Hơn nữa, từ những vấn đề về vai trò lãnh đạo, về xây dựng Đ, đặt ra yêu cầu ngoài công nhân là giai cấp lãnh đạo thì Đ phải kết nạp những lực lượng khác đứng trong hàng ngũ của Đ. Và để những lực lượng này lãnh đạo được dân chúng thì phải thường xuyên bồi dưỡng họ, đào tạo họ để họ luôn luôn trung thành với lập trường của giai cấp công nhân.
+ Vì: Công nhân chiếm lực lượng ít trong xã hội, còn nông dân chiếm phần đa trong xã hội, vì vậy mà cần có khối liên minh công nông rộng lớn thì mới đủ sức đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Qua thực tiễn ta thấy khối liên minh công nông ngày càng vững chắc, qua các thời kỳ cách mạng.
- Phương pháp cách mạng.
Cương lĩnh khẳng định: Phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, đó là bạo lực cách mạng.
Trong cương lĩnh tháng 2/1930 phương pháp bạo lực cách mạng được Đ ta nêu lên với những biểu hiện cụ thể: Đánh đổ chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; đánh đổ các Đ phản cách mạng như Đ lập hiến; đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.
Như vậy, chính sự thất bại của khuynh hướng cải lương hòa bình ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã cho thấy cách mạng muốn giành thắng lợi thì không có con đường nào khác là phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Việc nêu lên phương pháp cách mạng bạo lực trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã thể hiện sự thấm nhuần và tiếp thu tư tưởng bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác- Lênin
- Đoàn kết quốc tế.
Cương lĩnh khẳng định: Cách mạng Việt Nam là bộ phần của cách mạng thế giới, liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là quần chúng vô sản Pháp.
+ Đây là nội dung quan trọng của cương lĩnh. Và với việc khẳng định như vậy ta thấy ngay từ đầu Đ ta đã khẳng định quan điểm. Đoàn kết quốc tế là vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam.; Việc gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đề cao vấn đề đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức bất công trên thế giới. Vấn đề đoàn kết quốc tế cũng là một động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Ý nghĩa
Đây là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo theo con đường cách mạng của Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
Câu 2. Nghệ thuật nắm thời cơ của Đ trong CMT8?
Tại Hội nghị Trung ương 6 họp từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939 tại Bà Điểm, Gia Định, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư của Đ chủ trì. Hội nghị đã phân tích sâu sắc bản chất cuộc chiến tranh, đặc điểm cơ bản cách mạng Đông Dương xác định: mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị quyết định thay đổi môt số khẩu hiệu, chuyển hướng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ”, chỉ chủ trương “tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai”. Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô Viết công nông binh mà đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên Bang cộng hòa dân chủ Đông Dương. Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Sự sáng tạo và nhạy bén nhất của Hội nghị là đã nêu ra phương hướng chiến lược tập trung mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc và tay sai, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chuẩn bị điều kiện giành chính quyền.
Tại Hội nghị TƯ 7 họp ngày 6 đến ngày 9/11/1940, tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh). Hội nghị khẳng định chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất của Hội nghị TW 6 là đúng. Hội nghị quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm để chuẩn bị điều kiện cho giành chính quyền.
Ngày 28/1/1941, đồng chí NGuyễn Ái Quốc từ nước ngoài về Cao Bằng. Đồng chí triệu tập Hội nghị Trung Ương 8 tại Pác Bó Cao Bằng từ ngày 10-19/5/1941. Hội nghị xác định “ Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đ ta. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập. Các đoàn thể quần chúng đều lấy tên là Hội Cứu quốc thay cho Hội phản đế trước đây. Hội nghị đã giải quyết đúng đắn mối quan hê giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương không giữ khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên Bang công hòa dân chủ Đông Dương trước đây, mà giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của từng nước. Hội nghị chỉ rõ: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đ và nhân dân ta trong giai đoạn hiện. Hội nghị cử ra Ban chấp hành TƯ Đ, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư, bầu Ban Thường vụ gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.
Hội nghị TW tháng 5/1941, đã hoàn chỉnh đường lối giải phóng dân tộc và cùng với nghị quyết hội nghị TW năm 1939 và 1940 là một trong những nhân tố đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945.
- Nghệ thuật trong việc nắm được thời cơ giành chính quyền:
Về điều kiến khách quan: Cuối năm 1944, đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Beclin. Phát xít Đức sắp bị tiêu diệt. Phát xít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Đường biển từ Nhật đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị chia cắt. Mâu thuẫn Nhật –Pháp ngày càng gay gắt. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật làm đảo chính gạt bỏ Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Đêm ngày 9/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung Ương mở rộng họp ở làng ĐÌnh Bảng Từ Sơn Bắc Ninh. Hội nghị xác định: sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật là kẻ thù chính , kẻ thù cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu đánh đuổi Nhật –Pháp thay bảng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Hội nghị quyết định: phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tổ chức bộ đội, du kích, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập Việt Nam giải phóng quân, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng ở những vừng quân du kích hoạt động, sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa…nội dung của Hội nghị được trình bày trong Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ngày 12/3/1945. Những quyết định của Hội nghị Thường vụ TW thể hiện sự mau lẹ, kịp thời, sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo của Đ.
Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Ở Châu Á, phát xít Nhật rơi vào nguy cơ thất bại hoàn toàn. Ngày 8-8-1945, Hồng Quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân Nhật và chỉ một thời gian ngắn đã đánh bại đạo quân Quan Đông gồm gần 1 triệu quân tinh nhuệ nhất của Nhật. Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng công bố lệnh đầu hàng Liên Xô và các nước Đồng minh vô điều kiện. Trước tình hính hết sức khẩn cấp, TW Đ quyết định họp Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945. Hội nghị nhận định: “ Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi Đồng minh vào Đông Dương. Để đảm bảo tổng khởi nghĩa thắng lợi, Hội nghị đề ra ba nguyên tắc: tập trung, thống nhất, kịp thời.
Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào, Đại hội quốc dân họp nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đ và 10 chính sách của Việt Minh quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc do Hồ chí minh làm chủ tịch, Hồ chí minh kêu gọi đồng bào: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” . NGhe theo tiếng gọi của HCM và của Đ ta hơn 20 triệu đồng bào trong cả nước nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng.
Từ sáng ngày 19/8/1945, cả Hà nội vùng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước khẩn trương tiến hành khởi nghĩa.
Ngày 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Huế đã nổ ra với sức mạnh của lực lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang. Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm ở nước ta, cổ vũ nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ và cả Nam Bộ vùng lên giành chính quyền.
Sáng sớm ngày 25/8/1945, hàng chục vạn quần chúng Sài Gòn – Chợ Lớn, các tỉnh lân cận khởi nghĩa giành chính quyền và đã thành công nhanh chóng, không đổ máu.
Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 đã thành công trên cả nước trong vòng nửa tháng.
Ngày 2-9-1945, tại cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời.
Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam mới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top