DDCB - KTDD

Các Tư THế thông thường của bệnh nhân khi khám bệnh

2.1. Tư thế nằm ngửa thẳng

Hình 7: Nằm ngửa thẳng

Bệnh nhân nằm ngửa thẳng, hai chân hơi dạng ra, đầu gối hơi co lại để giúp thư giãn ở bụng.

ĐẶT GỐI MỎNG DƯỚI ÐẦU BỆNH NHÂN.

áp dụng: khám tổng quát

2.2. Tư thế nằm ngửa chống chân.

Hình 8. Nằm ngửa chống chân.

Tư thế này tương tự như tư thế nằm ngửa thẳng nhưng hai đầu gối bệnh nhân chùng lại, chụm vào nhau, hai bàn chân đặt thẳng trên mặt giường, (H.8) áp dụng khám ngực, bụng.

2.3. Tư thế Fowler (H.9) (Fowlers)

Hình 9. Tư thế Fowler )

Tư thế nửa nằm nửa ngồi được gọi là tư thế Fowler. Ðầu GIƯỜNG ÐƯỢC NÂNG CAO 1 GÓC 45O ÐẦU GỐI HƠI CHÙNG.

áp dụng: bệnh nhân khó thở.

2.4. Tư thế chổng mông 

Hai đầu gối quỳ xuống giường, ngực tỳ vào gối, đầu nghiêng vé một bên và áp má lên gối.

Trọng lượng của cơ thể chủ yếu được hỗ trợ bởi hai đầu gối, phần ngực đùi và cẳng vuông góc với nhau.

Tư thế này áp dụng khám: trực tràng, âm đạo.

2.5. Tư thế nằm chống chân và hơi dạng (H.11).

Hình 11. Nằm ngửa, chống chân hơi dạng (trang 58)

Ðặt bệnh nhân nằm ngửa, hai chân dạng ra, đầu gối gập lại.

Tư thế này được sử dụng để khám bàng quang, âm đạo và tầng sinh môn.

Nếu bệnh nhân nằm ớ bàn khám, chân bệnh nhân đặt ở giá để chân.

2.6. Tư thế năm sấp (H. 12)

Hình 12. Tư thế nằm sấp. (trang 59)

Ðặt bệnh nhân nằm sấp, 2 tay co lại và để lên phía đầu, đầu bệnh nhân nghiêng về một bên.

Tư thế này áp dụng cho khám gáy, lưng, cột sống.

2.7. Tư thế nằm nghiêng trái (H.13).

Hình 13. Tư thế nằm nghiêng trái. (trang 59)

Ðặt bệnh nhân nghiêng về phía bên trái, hông bệnh nhân gần về phía thành giường hơn là phần vai, đầu gối gập lại.

áp dụng: khám hậu môn

2.8. Tư thế đứng (H. 14).

Hình 14. Tư thế đứng (trang 60)

- Bệnh nhân đứng thẳng 2 tay buông dọc theo thân người.

- ÁP DỤNG: khám chỉnh hình và thần kinh

2.9. Tư thế ngồi.

BỆNH NHÂN NGỒI TRÊN GHẾ.

áp dụng: Khám tim phổi, tai mũi, họng, răng hàm mặt...

Quy trình KT trợ giúp thầy thuốc khám bệnh

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân.

Giải thích thông báo cho bệnh nhân và thân nhân biết trước khi khám bệnh.

Hướng dẫn cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi khám bệnh

(Giúp bác sĩ khám vùng hố chậu dễ dàng hơn và bệnh nhân cũng cảm thấy dễ chịu)

3.3. Kỹ thuật tiến hành

Hình 18. Trợ giúp bác sĩ khám bệnh. (trang 62)

- Rửa tay

- Yêu cầu thân nhân của bệnh nhân ra khỏi phòng (Trừ bệnh nhân trẻ em)

- Kiểm tra ánh sáng trong phòng nếu cần khép cửa, kéo bình phong xung quanh giường bệnh cho kín đáo. Ðiều chỉnh giường ở mức độ thích hợp.

- Mang hộp dụng cụ thăm khám vào buồng bệnh và để vào nơi quy định.

- Ðặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của bác sĩ, giúp bệnh nhân nới rộng quần áo bộc lộ nhanh vùng cơ thể khi bác sĩ cần khám. Phủ vải đắp hay chăn lên người bệnh khi cần thiết.

- Lấy bệnh phẩm theo yêu cầu của bác sĩ.

- Khi bác sĩ khám xong, điều dưỡng giúp bệnh nhân trở lại tư thế thích hợp.

- Ghi ngày giờ thăm khám, tình trạng bệnh nhân và những y lệnh điều trị

- Thu dọn dụng cụ, mang về nơi quy định, rửa tay.

- Ghi phiếu xét nghiệm gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm nếu có.

HĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG

1. Mở ÐầU

1.1. Một số bệnh nhân khi vào các cơ sở y tế trong tình trạng ốm yếu có thể ở giai đoạn cuối của cuộc đời vì đôi khi cái chết xảy ra bất thình lình.

Trách nhiệm đầu tiên của người điều dưỡng là tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể đáp ứng những nhu cầu về mặt cảm xúc của bệnh nhân và thân nhân

Vấn đề quan trọng cần nhớ là chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng quan trọng như chăm sóc bệnh nhân đang hồi phục. Vì như vậy là giúp cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối cuộc đời được thanh thản trước cái chết.

Sự chết là rất đáng sợ, ở giai đoạn cuối cuộc đời bệnh nhân thường cảm thấy rất cô đơn tuyệt vọng, do vậy người điều dưỡng phải luôn luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân để an ủi và giúp đỡ bệnh nhân.

Khi bác sĩ xác nhận bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân và thân nhân theo phong tục tập quán, tôn giáo riêng, người điều dưỡng cần phải thực hiện các công việc cần làm khi bệnh nhân tử vong.

1.2. Trước khi bệnh nhân chết có nhiều diễn biến, thay đổi khác nhau theo 5 giai đoạn sau đây:

Hình 20. Giai đoạn cuối của cuộc đời bệnh nhân. (trang 65)

1.2.1. Sự từ chối:

Giai đoạn này bệnh nhân không chấp nhận cái chết, họ nghĩ điều này không xảy ra với họ mà nó xảy ra với người khác. Ðây là phản ứng đầu tiên của bệnh nhân.

1.2.2. Sự tức giận:

Giai đoạn tức giận được thể hiện bằng nhiều cách, bệnh nhân có thể được biểu lộ bằng sự giận dữ với nhân viên bệnh viện hoặc người nhà vì một lý do nào đó.

Ðây là sự phản ứng bình thường vì họ đang phản ứng với sự mất mát mà họ thấy từ trước.

1.2.3. Sự mặc cả.

Ðây là giai đoạn người bệnh tìm cách mặc cả để có một kết quả khác, sự mặc cả này có liên quan đến tội lỗi, bệnh nhân sẽ yêu cầu gọi thầy cúng, mục sư...

1.2.4. Sự buồn rầu:

Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu đau đầu vì cái chết sắp xảy ra đối với mình, về những năm tháng mình không còn được sống nữa. Bệnh nhân bắt đầu kề về những cảm nghĩ từ đáy lòng và mong muốn có sự lắng nghe của những người điều dưỡng và của thân nhân.

1.2.5. Sự chấp nhận:

Ðây là giai đoạn tuyệt vọng, bệnh nhân đã đi đến sự chấp nhận cái chết. Sự giao tiếp với bệnh nhân thường khó khăn, một số bệnh nhân trở nên trầm lặng, một số bệnh nhân trở nên nói nhiều. Ðối với người hấp hối họ cần gặp người thân trong gia đình để nói lên nguyện vọng của mình trước khi chết "ví dự' những lời trăng chối, di chúc, bố TRÍ TANG LỄ.

2. CHĂM SóC BệNH NHÂN ở GIAI ÐOạN CUốI.

2.1. Những nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân:

- Chuyển bệnh nhân đến phòng riêng, tránh gây ồn ào, tiện cho việc chăm sóc, không ảnh hưởng tới bệnh nhân khác.

- Giúp đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý, sinh lý và tinh thần.

- Làm giảm đau và các triệu chứng khác hơn là tác động đến việc cứu chữa ở giai đoạn cuối của bệnh tật (H.21).

Hình 21. Thăm hỏi động viên bệnh nhân (trang 67)

- Tận tình chăm sóc cứu chữa bệnh nhân đến phút cuối cùng (H.22).

Hình 22. Tận tình chăm sóc (trang 67)

- Ðảm bảo cho bệnh nhân và thân nhân không bị đơn độc trong cơn khủng hoảng.

2.2. Ðáp ứng những nhu cầu cho bệnh nhân:

2.2.1. Ðáp ứng nhu cầu cá nhân:

Mặc dù bệnh nhân đang đi tới cái chết, người điều dưỡng vẫn phải thể hiện sự bình tĩnh, cảm thông và giành nhiều thời gian để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân theo thường quy như: Tắm, lau người, vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân.

2.2.2. Ðáp ứng nhu cầu về tư thế cho bệnh nhân:

Bệnh nhân hầu hết thích nằm ngửa, kê gối dưới đầu, dưới khoeo chân để cho bệnh nhân được thoải mái (H.23)

Hình 23. Kê gối cho bệnh nhân nằm thoải mái (trang 67)

2.2.3. Ðáp ứng nhu cầu giao tiếp.

Ðối với những bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, điều dưỡng viên luôn luôn ở bệnh cạnh an ủi bệnh nhân.

Không nói những điều liên quan đến bệnh tật của bệnh nhân để bệnh nhân nghe thấy, vì sự nghe của bệnh nhân là một trong những giác quan cuối cùng trước khi chết.

2.2.4. Ðáp ứng nhu cầu về thị giác.

Phòng của bệnh nhân đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí bởi vì khi sắp chết sự nhìn nhận của bệnh nhân sẽ tan dần đi, một căn phòng tối om làm cho bệnh nhân sợ hãi.

2.2.5. Ðáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng:

Bệnh nhân cần thiết ăn lỏng, mềm, số lượng ít, ăn làm nhiều bữa trong ngày, nếu bệnh nhân không ăn được cho bệnh nhân ăn bằng ống thông hoặc truyền dịch.

2.2.6. Ðáp ứng nhu cầu vệ sinh răng miệng.

Bệnh nhân cần được chăm sóc răng miệng, đặc biệt miệng bệnh nhân có thể bị khô vì bệnh nhân thở qua đường miệng.

Trong trường hợp này điều dưỡng có thể bôi mỡ glycerin vào môi bệnh nhân (bệnh nhân tiết nhiều đờm dãi phải hút đờm dãi cho bệnh nhân), nếu bệnh nhân có răng giả, điều dưỡng viên tháo răng giả ra làm vệ sinh xong lại lắp lại cho bệnh nhân (H.24).

Hình 24. Tháo răng giả làm vệ sinh (trang 68)

2.2.7. Ðáp ứng nhu cầu về bài tiết:

- Bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể ỉa đái dầm dề, không tự chủ, nhiệm vụ của điều dưỡng là luôn giữ cho cơ thể bệnh nhân và giường bệnh được sạch sẽ

- Thay ga trải giường bất cứ lúc nào thấy cần thiết giúp cho bệnh nhân được sạch sẽ, dễ chịu.

2.2.8. Ðáp ứng nhu cầu về oxy liệu pháp:

Có thể cho bệnh nhân thở oxy qua dường mũi hoặc miệng khi cần thiết (Chú ý làm vệ sinh mũi tạo cho bệnh nhân dễ thở).

2.2.9. Ðáp ứng nhu cầu về tinh thần:

Tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân tuân theo tôn giáo và những yêu cầu tại thời điểm bệnh nhân chết (nếu có thể được).

2.3. Ðối với thân nhân.

Mọi nhân viên nên tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của thân nhân khi họ đến thăm (trong điều kiện cho phép).

- Khi có người nhà bệnh nhân điều dưỡng viên không được ngừng các công việc của mình trong việc chăm sóc bệnh nhân.

- Mọi công việc được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh gọn có hiệu quả.

- Không được chờ đợi đến khi gia đình bệnh nhân ra về mới chăm sóc, tránh người nhà nghĩ rằng bệnh nhân sắp chết nên diều dưỡng viên thờ ơ với bệnh nhân.

- Gia đình bệnh nhân có thể hỏi rất nhiều điều và điều dưỡng viên có thể trả lời những vấn đề trong phạm vi được phép.

- Trong khi chăm sóc bệnh nhân đôi khi điều dưỡng viên phải yêu cầu gia đình bệnh nhân ra ngoài, thông báo và giải thích cho thân nhân về việc mình cần làm.

Những người nhà đến và ở lâu với bệnh nhân, điều dưỡng viên có thể hướng dẫn dần giúp đỡ họ về nơi ăn ở, các điều kiện sinh hoạt...

Khi tiếp cận với gia đình bệnh nhân, điều dưỡng viên luôn luôn nhẹ nhàng, lịch sự, nhã nhặn và cảm thông với họ.

3. NHậN BIếT DấU HIệU DẫN ÐếN Sụ CHếT.

Sự chết đến bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể xảy ra bất thình lình, bệnh nhân tưởng chừng như đang hồi phục hoặc có thể xảy ra sau một thời gian dài mà trong giai đoạn đó những chức năng của cơ thể bị suy sụp.

Sau đây là những dấu hiệu dẫn đến cái chết:

3.1. Sự lưu thông của máu giảm, khi sờ tay vào chân bệnh nhân cảm giác rất lạnh, mặt bệnh nhân nhợt nhạt.

3.2. Bệnh nhân có thể vã mồ hôi đầm đìa mặc dù cơ thể lạnh.

3.3. Bệnh nhân giảm trương lực cơ, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, quai hàm trễ ra, miệng bệnh nhân lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó dần dần mất phản xạ.

3.4. Mắt đờ dại không phản xạ khi đưa tay ngang qua mắt bệnh nhân (đồng tử giãn).

3.5. Sự thở chậm đi và khó thở hơn. Họng bị ứ đọng đờm, chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh gọi là "tiếng nấc hấp hối".

3.6. Mạch bệnh nhân nhanh, nhỏ, rối loạn, khó bắt.

3.7. Trước lúc bệnh nhân ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi, lúc này không sờ thấy mạch bệnh nhân nữa.

3.8. Khi bệnh nhân sắp chết, điều dưỡng luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân, phát hiện kịp thời các dấu hiệu và sự thay đổi về tình trạng của bệnh nhân. Báo cáo ngay cho điều dưỡng trưởng và bác sĩ biết mặc dù ở giai đoạn này điều dưỡng không thể làm được nhiều cho bệnh nhân nhưng sự có mặt thường xuyên sẽ là nguồn an ủi lớn đối với bệnh NHÂN VÀ THÂN NHÂN.

4. THựC HI? CáC VIệC CầN LàM KHI BệNH NHÂN Tử VONG.

Khi bác sĩ xác định bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng các nhu cầu của thân nhân người chết. Ðiều dưỡng viên chuẩn bị phương tiện để thực hiện các công việc cần làm tiếp khi bệnh nhân tử vong.

4.1. Chuẩn bị phương tiện.

- Bình phong

- Kìm Kocher, kéo

- Khay quả đậu, bông thấm nước, bông gạc.

- Băng dính, băng cuộn.

- Quần áo sạch, khăn bông.

- Vải phủ, túi đựng đồ bẩn

- Phiếu bệnh nhân, hồ sơ bệnh án.

- Cáng hoặc xe đẩy.

4.2. Các bước tiến hành.

4.2.1. Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng, che bình phong (cho kín đáo, khỏi ảnh hưởng tới bệnh nhân khác).

4.2.2. Rút các ống thông, ống dẫn lưu, tháo nẹp bột, tháo băng cũ, thay băng mới, tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân (nếu có).

4.2.3. Ðặt bệnh nhân nhẹ nhàng ở tư thế nằm ngửa, ngay ngắn.

4.2.4. Vuốt mắt, khép miệng bệnh nhân (H.25).

Hình 25. Vuốt mắt bệnh nhân.(trang 71)

4.2.5. Lấy bông không thấm nước nút các lỗ tự nhiên (2 lỗ tai, 2 lỗ mũi)

4.2.6. Cởi bỏ áo cũ, lau rửa sạch sẽ thi thể, mặc quần áo mới cho bệnh nhân (H.26).

Hình 26. Mặc quần áo cho bệnh nhân (trang 72)

4.2.7. Ðể cánh tay bệnh nhân dọc theo cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau, để 2 chân duỗi thẳng, buộc 2 ngón cái lại với nhau.

4.2.8. Ðặt nhẹ nhàng thi thể bệnh nhân lên cáng, hoặc xe đẩy phủ vải lên toàn thân, gài phiếu bệnh nhân lên ngực, bên ngoài vải phủ.

4.2.9. Khiêng cáng hoặc xe đẩy ra khỏi phòng đóng cửa phòng lại, đưa thi thể bệnh nhân xuống nhà xác (lưu ý khi chuyển phải nhẹ nhàng).

4.2.10. Trở về phòng thu dọn đồ vải bẩn gửi xuống nhà giặt, báo cho hộ lý tẩy uế buồng bệnh.

4.2.11. Ghi chép ngày giờ bệnh nhân chết. Cần lưu ý trường hợp thân nhân không có mặt khi bệnh nhân chết, các tài sản của bệnh nhân phải được thu thập lại lập biên bản và có sự chứng kiến của đại diện bệnh nhân trong khoa, nếu bệnh nhân gửi tài sản ở phòng tiếp đón phải kiểm tra lại, khi thân nhân đến giao trả lại cho họ.

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

1. đại cương

Trong việc thăm khám, chữa bệnh, ngoài việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng do thầy thuốc làm, còn phải làm các xét nghiệm. Vì các kết quả xét nghiệm giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và theo dõi bệnh được chíng xác, khách quan, giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt. Do đó việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm rất quan trọng. Người điều dưỡng phải chuẩn bị và tiến hành lấy bệnh phẩm đúng kỹ thuật.

2. kỹ thuật

2.1. Cách lấy máu để làm xét nghiệm:

Có rất nhiều xét nghiệm về máu như xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi khuẩn...

Có hai cách: lấy máu tĩnh mạch và mao mạch.

2.1.1 Lấy máu tĩnh mạch:

a) Chuẩn bị dụng cụ:

- Vô khuẩn

+ Bơm tiêm (Tùy số lượng máu làm xét nghiệm)

+ Kim tiêm

- Những dụng cụ khác

+ Bông tẩm cồn.

+ Lọ hoặc ống nghiệm dán nhãn tên, tuổi của bệnh nhân, số giường, khoa phòng. Có chất chống đông hay không tùy loại xét nghiệm.

+ Dây ga rô.

+ Khay quả đậu có nước.

+ Túi giấy.

+ Gối nhỏ bọc nylon.

b) Chuẩn bị bệnh nhân:

- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.

- Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân bằng xà phòng.

c) Tiến hành:

- Cho bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trề khỏi giãy giụa.

- Chọn tĩnh mạch thích hợp thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay (hệ thống M tĩnh mạch), đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch thóp, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển.

- Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không.

- Buộc gây ga rô cách chỗ tiêm 5cm về phía trên.

- Sát khuẩn da thật kỹ và để khô.

- Ðưa kim vào tĩnh mạch, mở dây ga rô (nếu thử máu về sinh hóa).

- Kéo lui nòng nhẹ nhàng và rút đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.

- Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.

- Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.

+ Ðặt bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm một góc 45o.

+ Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu.

- Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.

d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ

- Rửa bơm tiêm, kim tiêm với nước xà phòng thật sạch.

- Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn.

e) Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ lấy máu.

- SỐ LƯỢNG máu.

- Loại xét nghiệm.

- Tên người thực hiện.

g) Những điểm cần 1ưu ý:

- Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.

- Bơm, kim tiêm phải thật khô và vô khuẩn.

- Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dùng kháng sinh.

1.2.2 Lấy MÁU MAO MẠCH:

áp dụng trong:

- Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi bệnh. nhân lên cơn sốt.

- Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu lúc 12giờ trưa hoặc 24 giờ đêm.

a) Chuẩn bị dụng cụ:

- 5 phiến kính thật sạch và khô, lựa 1 phiến kính có cạnh nhẵn đế làm kính kéo.

- Kim vô khuẩn hoặc lan xét (lancett).

- Bông tẩm eồn.

- Bông khô.

- Bút chì, túi giấy.

b) Chuẩn bị bệnh nhân: giống như phần lấy máu tĩnh mạch.

c) Tiến hành:

- Lau sạch đầu ngón tay, thường là ngón áp út hay dái tai, bằng tẩm cồn (Ngón tay này ít sử dụng đến).

- Ðiều đường viên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay nhân (tránh máu bị lan rộng).

- Dùng kim đám một bên đầu ngón tay với động tác nhanh. Vết chích vừa phải để máu trào lên thành giọt nhỏ khi bóp nhẹ.

- Lau bỏ giọt máu đầu.

- Lấy giọt máu thứ hai lên giữa kính, đặt cạnh kính chéo cho tiếp xúc với giọt máu một góc 30. Ðợi máu phán tán qua kính 1 và 2.

- Ðẩy kính kéo lên phía trước với động tác đều và nhanh để có làn máu mỏng, đều đặn, không dừng lại khi làn máu còn ngắn vì các tế bào chồng lên nhau.

- Lau khô ngón tay lần nữa, bóp nhẹ để có giọt máu lớn và tròn, để làm giọt máu đặc.

- Cầm hai cạnh của kính phía đuôi làn máu, chấm đầu kia phiến kính vào đỉnh giọt máu. ÚP MẶT KÍNH có máu xuống phía dưới không cho kính chạm vào đầu ngón tay.

- Dùng góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn đường kính làm để tránh tan sợi fibrin, tránh che khuất ký sinh trùng.

- Ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu tạo giọt máu có viền mỏng.

- Ghi tên bệnh nhân, số giường lên kính.

- Ðể khô gói lại, gửi phòng xét nghiệm.

d) Ghi hô sơ.

- Ngày giờ lấy máu.

- Tên người lấy.

e) Những điểm cần lưu ý.

Ðừng làm giọt máu quá đặc vì khi khô sẽ bị nứt và tróc khỏi kính. Giọt máu đặc vừa phải là khi giọt máu còn ướt, đặt kính lên tờ báo nhìn thấy chữ in.

- Làn máu mỏng phải thật mỏng không có sọc và loang

- Các viền của làn máu mỏng phải nằm trên kính.

2.2 Cách lấy đờm, phần, mủ để xét nghiệm:

2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ:

- Khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn.

+ Bơm tiêm, kim tiêm.

+ Tăm bông.

+ Kẹp.

- Dụng cụ khác:

+ Lọ nhỏ hấp hoặc luộc sạch.

+ Phiến kính hoặc ống nghiệm vô khuẩn.

+ Ðèn cồn.

+ Khay quả đậu.

Phải vô khuẩn khi thử về vi khuẩn.

2.2.2 Tiến hành:

a) Ðờm: Lấy đờm để tìm vi khuẩn.

- ÁP DỤNG: trong những bệnh về hô hấp.

- Kỹ thuật:

+ Cho bệnh nhân đánh răng, xúc miệng làm bớt tạp khuẩn trong miệng và họng:

+ Bảo bệnh nhân ho mạnh, khạc đờm vào vật chứa.

+ Dùng que lấy một chút đờm, cho vào ống tiệt khuẩn, đậy kín lại. Lấy chỗ có đờm chứ không phải nước bọt.

+ Có thể dùng tăm bông vô khuẩn quệt vào niêm mạc miệng họng rồi phết lên phiến kính hoặc để cả tăm bông vào ống nghiệm tiệt khuẩn gửi lên phòng xét nghiệm. (Trường hợp bệnh nhân ít đờm, hoặc không khạc được đờm).

b) Phân:

- Lấy phân nhằm mục đích:

+ Thử nghiệm sinh hóa: máu, sắc tố mật, mỡ.

+ Tìm vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột.

- Áp dụng: Trong những bệnh về tiêu hóa và những cơ quan liên quan như gan, tụy...

- Kỹ thuật:

+ Cho bệnh nhân đi tiểu, hứng nước tiểu riêng. Trường hợp cấy vi khuẩn dùng khay quả đậu to tiệt khuẩn và phải rửa hậu môn trước.

+ Cho bệnh nhân đi ngoài vào bô dẹt (không lẫn nước tiểu).

+ Dùng que lấy phân (10-15g) ngay chỗ giữa bãi phân đều hoặc nghi ngờ, cho phân vào lọ đậy kín lại. Lấy phân nơi có đờm, máu, mủ trong bệnh lỵ amib.

- Chú ý:

+ Ðối với amib: khi trời lạnh phải giữ lọ phân ấm, gửi lên ngay phòng xét nghiệm.

+ Dùng tăm bông cho vào hậu môn ngoáy rồi phết lên kính nếu cần tìm giun kim, trứng giun.

- Những điểm cần lưu ý:

+ Trường hợp tìm máu trong phân, bệnh nhân phải kiêng ăn thịt nạc hoặc không uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ.

Lưu ý không nhầm lẫn máu từ bộ phận sinh dục.

+ Không lấy phân lẫn với nước tiểu.

c) Mủ

- Mục đích: Tìm các vi khuẩn gây mủ để trị bệnh. Làm kháng sinh đồ.

- ÁP DỤNG trong các vết thương có mủ như áp xe vỡ hoặc chưa vỡ, lỗ rò....

- Kỹ thuật:

Vết thương hở:

- Phương pháp phết lên kính:

+ Mở vết thương.

+ Dùng tăm bông vô khuẩn lấy ít mủ, phết lên giữa phiến kính, để khô, đặt một phiến kính khác lên trên. Ðể khô tự nhiên hoặc hơ lên lửa nhưng không hơ nóng quá làm hỏng bệnh phẩm.

+ Dán nhãn vào mẫu, gửi ngay lên phòng xét nghiệm:

+ Rửa và băng vết thương lại.

Phương pháp bỏ vào ống nghiệm:

+ Mở nắp ống nghiệm, hơ miệng ống nghiệm trên lửa (đèn cồn).

+ Dùng bơm tiêm hút mủ cho vào ống hoặc điều dưỡng dùng tăm bông lấy mủ cho vào ống nghiệm. Bẻ bỏ đầu que đã cầm ở tay.

+ Hơ miệng ống lại lần thứ hai, đốt viên bông đút ống rồi đậy lại.

Trường hợp ổ mủ chưa vỡ: Sát khuẩn da của bọc mủ, đâm kim vào hút mủ, bơm mủ vào ống nghiệm hoặc phết lên phiến kính. Trường hợp mủ ít: đậy đầu kim, giữ nguyên bơm tiêm, gửi ngay lên phòng xét nghiệm. Việc đâm kirn vào bọc mủ do bác sĩ thực hiện.

+ Rửa tất cả các dụng cụ vòi nước và xà phòng thật sạch, lau khô rồi gửi đi tiệt khuẩn.

e) Ghi hồ sơ

- Ngày giờ lấy bệnh phẩm.

- Chất thử.

- Loại thuốc đã sử dụng (nếu có).

- Tên điều dưỡng viên thực hiện.

2.3 Cách lấy nước tiểu xét nghiệm:

2.3.1 Chuẩn bị dụng cụ:

- 1 khay thông tiểu như trong bài thông tiểu.

- ỐNG NGHIỆM vô khuẩn nếu thử nghiệm vế vi khuẩn.

- Bình chứa nước tiểu có vạch đo thể tích.

- Ðèn cồn.

- Vải cao su (tấm nylon).

- Bình phong.

2.3.2 Tiến hành:

nhiều cách:

a) Kiểm tra nước tiểu về số lượng, màu sắc trong 4 giờ:

Khoảng 8h sáng cho bệnh nhân đi tiểu để lấy hết nước ở bàng quang, xong đổ nước tiểu ấy đi, lấy bình nước tiểu sạch, ghi tên bệnh nhân, số giường. Cho bệnh nhân chứa tất cả các nước tiểu ngày hôm đó trong bình. Ðến 8h sáng hôm sau báo bệnh nhân đi tiểu lần cuối vào bình. Sau đó đo số lượng nước tiểu 24 giờ. Ghi vào hô sơ.

- Cần dặn bệnh nhân hứng nước tiểu mỗi khi đi tiểu.

- Blnh nước tiểu đậy kín để chỗ mát.

- Tránh cho nước tiểu phân hủy, dùng các dung dịch:

+ Cho thymol trong rượu 1% 1ml/100ml nước tiểu.

+ 1 giọt phenol trong 30ml nước tiểu.

b) Kiểm tra tế bào và ký sinh trùng.

- Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng nước hoặc thuốc sát khuẩn và nước chín.

- Bệnh nhân đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu. Lấy phần giữa cho vào ống nghiệm. Nên lấy vào buổi sớm.

- Gửi ngay lên phòng xét nghiệm: để tránh amoniac trong nước tiểu trở thành kiềm làm hủy hoại tế bào.

c) Tìm vi khuẩn:

Nữ: thông tiểu, thủ thuật phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

Nam:

+ Sát khuẩn quy đầu, đầu niệu đạo, rửa lại bằng nước vô khuẩn.

+ Bỏ nước tiểu đầu, lấy phần giữa.

+ Cho nước tiểu vào ống nghiệm vô khuẩn.

Nhớ hơ miệng ống nghiệm trước và sau khi lấy nước tiểu trên ngọn lửa đèn cồn.

- Trẻ em gái sơ sinh:

+ Rửa kỹ bộ phận sinh dục.

+ Ðắp lên âm hộ một lớp bông thấm nước vô khuẩn.

+ Sau khi trẻ tiểu xong, vắt bông lấy nước tiểu.

- Trẻ em trai:

+ Rửa bộ phận sinh dục ngoài.

+ Ðể dương vật trẻ vào ống nghiệm vô khuẩn, cố định bằng băng dính.

d) Lấy nước tiểu theo giờ.

Tùy theo chỉ định, thường áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Có thể lấy nước tiểu từ 6-12h; 12-18h; 18-24h; 24-6h.

Lấy tất cả nước tiểu bệnh nhân đi tiểu hoặc:

- Từ trước bữa ăn sáng đến bữa ăn trưa.

- Từ trước bữa ăn trưa đến trước bữa ăn tối.

- Từ trước bữa ăn tối đến 24h.

- Từ 24h đến trước bữa ăn sáng.

Chứa nước tiểu trong một bình riêng lắc đều, lấy 50ml nước tiểu gửi ngay lên phòng xét nghiệm.

Lấy nước tiểu 1 giờ hoặc 2 giờ trong trường hợp:

- Bệnh nhân bị nhiễm acid.

- Bệnh nhân hôn mê (Tìm đường và aceton)

Lưu ý:

- Lấy nước tiểu trước khi ăn.

- Lấy nước tiểu khi tiêm Insulin.

2.3.3 Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ:

- Rửa sạch tất cả dụng cụ với xà phòng và nước.

- Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn.

2.3.4 Ghi hổ sơ:

- Ngày giờ lấy bệnh phẩm.

- Loại xét nghiệm.

- Tên điều dưỡng viên thực hiện

CáC ÐUờNG ÐưA THứC ĂN VàO CƠ Thể BệNh NHÂN

2.1. Ăn bằng đường miệng

2.2. Ăn qua ống thông (qua đường mũi hoặc miệng)

2.3. ỐNG thông qua da vào thẳng dạ dày.

2.4. Qua đường tĩnh mạch.

2.5. ỐNG thông qua hậu môn (ít sử dụng, kém hấp thu và ít có hiệu quả)

3. Kỹ THUậT CủA TừNG ÐườNG Ðưa ThứC ăn.

3.1. Cho ăn bằng đường miệng.

3.1.1 ÁP dụng

Bệnh nhân tỉnh, nuốt được nhưng không ăn được.

3.1.2 Chuẩn bị dụng cụ:

Một khay: bát, đĩa, thìa, đũa, dao, dĩa (nếu cần)

- Khăn ăn, cốc uống nước.

- Thức ăn

- Thức tráng miệng (trái cây hoặc bánh ngọt)

3.1.3 Chuẩn bị bệnh nhân.

Thông báo và giải thích cho bệnh nhân dể bệnh nhân chuẩn bị trước

- Sắp xếp lại giường bệnh nhân cho gọn gàng.

- Chuẩn bị tư thế bệnh nhân thích hợp.

- Rửa tay cho bệnh nhân.

3.1.4. Tiến hành:

- Ðiều dưỡng rửa tay.

- Lấy thức ăn ra đĩa hoặc bát cho thích hợp.

- CÓ THỂ CHO gia vị lên trên thức ăn nếu cần thiết.

- Xếp thức ăn vào khay cho đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn.

- Ðặt khăn ăn lên khay.

- Mang khay thức ăn để bên giường bệnh nơi thích hợp (trước mặt bệnh nhân)

- Choàng khăn ăn trước ngực bệnh nhân.

- Lấy cơm và thức ăn vào bát, khuyến khích bệnh nhân ăn và bón cho bệnh nhân ăn từng thìa một (nếu bệnh nhân không tự ăn được) cho đến khi hết.

- Cho bệnh nhân ăn tráng miệng bằng hoa quả hay bánh ngọt.

- Lau miệng cho bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân xúc miệng và uống nước

- ĐẶT BỆNH NHÂN Ở tư thế thoải mái

- Thu dọn khay ăn.

3.1. 5. Thu dọn dụng cụ và bảo quản:

- ĐỔ THỨC ăn thừa vào thùng chứa.

- Rửa sạch khay và các dụng cụ khác bằng nước và xà phòng.

- Lau khô và để nào nơi quy định.

3.1.6. Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ ăn.

- Khẩu phần ăn.

- SỐ LƯỢNG: Loại thức ăn - bệnh nhân tự ăn hay cần giúp đỡ.

- Lý do bệnh nhân ăn ít hay không ăn.

- Thức ăn gì bệnh nhân không ăn được.

- Tên người cho ăn.

3.1.7. Những điều cần lưu ý:

- Phải loại bỏ những yếu tố làm bệnh nhân ăn mất ngon (vệ sinh buồng bệnh, môi trường).

- Khi cho bệnh nhân ăn phải có thái độ ân cần, vui vẻ, luôn động viên để bệnh nhân ăn được nhiều, ăn hết khẩu phần.

- Ðảm bảo bệnh nhân ăn đúng giờ quy định, không nên kéo dài bữa ăn quá lâu nếu thức ăn bị nguội phải hâm nóng lại.

- Ðảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi cho bệnh nhân ăn; dụng cụ sạch, tráng bằng nước sôi trước khi dùng. Nếu bệnh nhân không ăn ngay phải dùng lồng bàn đậy lại.

- Trong khi cho bệnh nhân ăn nên giải thích, hướng dẫn những vấn đề về dinh dưỡng, chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân.

3.2.1. ÁP dụng:

- Bệnh nhân hôn mê.

- Bệnh nhân uốn ván nặng.

- Chấn thương vùng hàm mặt, gãy xương hàm phải cố định.

- Ung thư lưỡi, họng, thực quản.

- Bệnh nhân từ chối không chịu ăn hoặc ăn ít.

- Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch không bú được, bú bị sặc.

3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ

a) Khay vô khuẩn

- ỐNG THÔNG Levin (trẻ nhỏ dùng thông Nelaton)

- Bơm tiêm 50ml

- Gạc

- Ðè lưỡi (nếu cần)

- Cốc đựng dầu nhờn (dầu Parafin)

- Phễu

b) Khay sạch

- Lọ cắm 2 kẹp

- Bình đựng dung dịch thức ăn (số lượng tùy thuộc vào bệnh lý và chỉ định của bác sĩ), nhiệt độ thức ăn 37oC.

- Cốc nước chín.

- 1 tấm nylon

- 1 khăn bông

- Băng dính, kéo cắt băng

- ỐNG NGHE

- Bát đựng thức ăn

- Lọ dầu nhờn

c) Khay quả đậu

3.2.3. Chuẩn bị bệnh nhân

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân biết về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân an tâm và hợp tác.

- Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết.

- Tư thế bệnh nhân thoải mái, thuận tiện cho kỹ thuật.

3.2.4. Tiến hành:

- Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh nhân.

- Kéo bình phong che dể tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.

- Cho bệnh nhân ngồi quay mặt về phía người làm thủ thuật hoặc nằm đầu cao (nếu bệnh nhân nằm), trẻ sơ sinh, bệnh nhân hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp dể tránh thức ăn trào vào đường hô hấp.

- Choàng tấm nylon trước ngực bệnh nhân và quanh cổ, phủ khăn bông ra ngoài.

- Vệ sinh mũi nếu dặt ống qua dường mũi.

- Ðiều dưỡng viên rửa tay.

- ĐỔ DẦU nhờn ra cốc.

- Ðo ống thông, đánh dấu mức đo và cuộn ống lại (tránh chạm ống thông vào người bệnh) đo từ đỉnh mũi đến dái tai và từ dái tai đến mũi xương ức.

- Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông.

- Ðặt khay quả dậu dưới cằm và má bệnh nhân.

- Ðưa ống thông vào dạ dày qua đường mũi hoặc đường miệng bằng cách:

Một tay điều dưỡng cầm đầu ống thông (kiểu cầm bút)

Một tay cấm phần ống còn lại (đã cuộn).

Nhẹ nhàng đưa ống vào một bên lỗ mũi bệnh nhân. Khi ống tới họng thì bảo bệnh nhân nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống vào đến mức đánh dấu (tới cánh mũi hoặc môi).

- Trong khi đưa ống thông vào nếu bệnh nhân có phản ứng (ho sặc sụa hoặc tím tái khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.

- Kiểm tra ống thông: bảo bệnh nhân há miệng xem ống có bị cuộn ở trong họng không.

CÓ 3 CÁCH kiểm tra ống dẫn để chắc chắn ống vào tới dạ dày:

a) Lắp bơm tiêm vào đầu ống hút thử xem có dịch dạ dày không.

b) Nhúng đầu ống vào chén nước xem có sủi bọt không (nếu có sủi bọt theo nhịp thở là đưa nhầm ống vào đường khí quản).

c) Dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông đồng thời dùng ống nghe để xem hơi có vào dạ dày không.

- CỐ ÐỊNH ống thông vào mũi và má bệnh nhân bầng băng dính

- Cho ăn.

- Lắp phễu hoặc bơm tiêm 50ml vào đầu ngoài của ống thông hoặc ống Levin.

- ĐỔ VÀO phễu một ít nước chín cho chảy qua ống thông.

- ĐỔ THỨC ăn vào phễu, có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống đồng thời theo dõi bệnh nhân..

- Sau khi cho ăn xong, đổ vào ống một ít nước chín để làm sạch lòng ống tránh thức ăn lên men, làm tắc ống.

- Ðậy nút ống thông lại hoặc lấy gạc buộc đầu ngoài của ống, gập ống lại nhằm giữ ống kín để thức ăn không bị trào ra ngoài ống.

- CỐ ÐỊNH ống thông vào phía đầu giường bệnh nhân bầng kim băng. Ðể lại đoạn ống để bệnh nhân xoay trở dễ dàng, không làm tuột ống ra ngoài.

- Rút ống thông (nếu không cần dể lưu đến bữa sau)

- Tháo bỏ tấm nylon và khăn bông.

- Lau mặt và miệng cho bệnh nhân

- Theo dõi bệnh nhân sau khi ăn (quan sát hiện tượng trào ngược).

- Sửa lại giường cho bệnh nhân và cho bệnh nhân nầm ở TƯ THẾ THOẢI MÁI.

3.2.5. Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ cho ăn.

- Loại thức ăn, số lượng

- Tình trạng của bệnh nhân khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn.

- Tên người làm thủ thuật.

3.2.6. Những điều cần lưu ý:

- Phải chắc chắn là ống thông đã vào đúng dạ dày thì mới bơm thức ăn.

- Phải theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.

- Những lần ăn sau cũng phải kiểm tra lại xem ống thông đó có còn ở trong dạ dày không.

- Phải vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên trong suốt quá trình đặt ống thông cho ăn (nếu lưu ống).

- Mỗi lần thay ống thông cho ăn thì đổi luôn cả lỗ mũi đặt ống.

- Không đặt ống qua đường mũi nếu bệnh nhân bị viêm mũi, CHẢY MÁU CAM, POLYP Ở MŨI.

- ĐỘ CAO Ở ÐẦU KHI CHO ĂN Ở ÐỘ 80O.

- Tùy từng trường hợp mà ống thông có thể lưu từ 24 giờ đến 48 giờ.

ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA

1. ÐạI CưƠNG

- Trong cơ thể con người tỷ lệ cân đối của dịch khác nhau phụ thuộc vào tuổi, người béo, gầy, chiều cao...

- Tất cả các dịch quan trọng trong cơ thể (dung dịch muối...) được chuyển hóa thành các thành phần điện giải ion (-) và (+) phối hợp cho đến khi cơ thể có sự cân bằng và dịch đó chuyển dộng liên tục trong cơ thể giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng tới nuôi tế bào và đưa chất thải bỏ ra ngoài tế bào.

- Bình thường lượng nước đưa vào trong cơ thể bằng lượng nước thoát ra: Thận và phổi có trách nhiệm lớn đối với việc điểu chỉnh cân bằng dịch.

- Khi cơ thể bị bệnh có nhiều kiểu mất dịch:

Do bệnh nhân có dẫn lưu vết thương, có dẫn lưu (drain) và các ống thông sau khi mổ, do bỏng, sốt, ỉa chảy, nôn, mất lượng máu quá nhiều do tai nạn làm cho cơ thể mất đi sự cân bằng dịch. Vậy người điều dưỡng phải biết nguồn dịch và nguồn điện giải. Sự đáp ứng cho các nhu cầu nguồn đó bằng thức ăn, rau quả.

Thức ăn chiếm khoảng 1/2 nhu cầu bình thường.

- Thành phần nước trong rau tươi chiếm 90%, trong hoa quả tươi chiếm 85%.

- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.

NA+: CÓ Ở muối, cá, phomat

K+: thịt, cá

Mg++: Ðậu, bơ

Ca++: Sữa, phomat

Thức ăn lỏng chiếm gần một nửa của dịch

OXY HÓA THỨC ĂN CŨNG SINH RA NƯỚC.

2. XáC ÐịNH NGUồN DịCH VàO RA

Các nguồn nước trung bình của người lớn.

+ Nguồn vào 2600 ml / ngày:

Nguồn nước tiêu thụ: 1500ml

Nước trong thức ăn: 750ml

Oxy hóa: 350ml

Tỉ lệ 4:2:1

+ Nguồn ra 2600 ml / ngày:

Nước tiểu thải qua thận: 1500ml

Phổi (hơi nước): 400ml

Da: 500ml

Mồ hôi: 100ml

Phân: 10-200ml

Nhưng trên bệnh nhân, một số vấn đề ta thừa nhận rằng:

+ Quá nhiều nước (phù)

+ Mất nước.

Nên người điều dưỡng phải biết theo dõi và đo lượng nước ra và lượng nước đưa vào với nhiều lý do khác nhau (sau mổ, truyền tinh mạch, có những ống dẫn lưu (drain), và những ống thông đặc biệt... để đảm bảo lượng dịch vào hoặc hạn chế lượng dịch vào.

3. QUY TRìNH Kỹ THUậT

3.1. Chuẩn bị dụng cụ.

Bảng theo dõi dịch vào và dịch ra có ghi chi tiết.

Bút chì để ghi

Dụng cụ để đo lường

Ca (có vạch chia độ), cốc, bát...

Cốc có chân, ống đong, bộ túi nylon, các dụng cụ này đều có vạch chia độ rõ ràng để biết được số lượng chính xác.

3.2. Chuẩn bị bệnh nhân.

Giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân không tỉnh) biết tầm quan trọng của việc đo lượng dịch vào và ra để họ giữ lại nước tiểu, chất nôn, dịch ở các lọ dẫn lưu... và ghi cẩn thận thức ăn, nước uống (đặc lỏng), hoa quả... giúp người điều dưỡng, làm cho kết quả càng chính xác.

3.3. Tiến hành.

Ghi tên bệnh nhân, ngày tháng trên phiếu theo dõi và đật ngay cạnh giường.

- Ðo lượng dịch vào từ các đường:

+ Ðường miệng: thức ăn, sau bữa ăn, ghi lại tất cả vào bảng theo dõi lượng đưa vào bằng bát, cốc, ấm..., thống kê chi tiết tất cả những thức ăn vào bằng đường miệng như kem..., nước cam, chanh..., ghi vào bảng theo dõi rồi chuyển đổi ra đơn vị đo lường các thức ăn thành mililit.

- Các đường khác:

+ Truyền tĩnh mạch

+ Tiêm

+ Cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt vào dạ dày

Cộng lại tất cả dịch trên để tính lượng dịch đưa vào chính xác.

- Ghi lượng dịch ra bao gồm:

+ Nước tiểu, các loại dịch được dẫn lưu ra ngoài cơ thể, NƯỚC MẤT QUA MỒ HÔI, HƠI THỞ, phân, muốn đo được ta phải dùng các biện pháp đo lường đặc biệt.

+ Ðo nước tiểu: dặn bệnh nhân đi đái vào bô.

Khi đo đổ tất cả lượng nước tiểu ở các túi nylon, bô, chai... vào bình chia đô đo chính xác (chú ý để nơi có bề mặt bằng phẳng hãy đọc kết quả, đọc ở ngấn phía trên), ghi vào phiếu theo dõi mỗi lần đo (khi hết ca cộng lại lượng nước tiểu 24 giờ).

* Dùng ống đong có chia độ ghi số đo tất cả các đường thải dịch.

* Chất nôn.

* Chất dịch tiết qua các ống thông

* Lượng phân (đặc biệt là khi ỉa chảy, đo giống đo nước tiểu).

Sau khi đo xong ghi kết quả vào phiếu theo dõi và đổ các chất đó vào nhà vệ sinh rửa sạch ống đo hoặc bô để vào nơi quy định.

* Ðo nhịp thở (nếu bệnh nhân thở nhanh sẽ mất nước nhiều hơn là thở bình thường).

* Ðo nhiệt đô (nếu bệnh nhân sốt cao sẽ mất nước)

* Ghi lại tình trạng mồ hôi toát ra.

* Cân bệnh nhân hàng ngày bằng ghế cân hoặc giường cân.

Tổng kết lượng dịch vào, ra cuối ca hoặc sau 24 giờ, ghi chép tính toán cẩn thận, chính xác.

Ðặt phiếu theo dõi dịch vào - ra cạnh giường sau 24 giờ.

Tất cả các thông tin này người điều dưỡng phải nắm được vì có nguồn bài tiết phải tính toán theo công thức để tính lượng nước mất và giúp cho lượng dịch trong cơ thể được cân bằng.

Chú ý:

+ KHÔNG ÐƯỢC ÐỔ HẾT DỊCH Ở các lọ dẫn ra.

+ Nếu bệnh nhân đi lại được, nhắc và giải thích họ biết sự cần thiết của việc theo dõi dịch vào và ra yêu cầu họ phải thực hiện nghiêm túc.

Bảng quét

Các khu vực nước và sự vận chuyển nước trong cơ thể.

DTH: Dịch tiêu hóa, BH: Bạch huyết, DNT: Dịch não tủy, DK: DỊCH KHỚP..., DỊCH KHÁC

Bảng theo dõi dịch vào - dịch ra

Ngày ...... tháng ...... năm ......

Họ tên bệnh nhân

Chẩn đoán

Cân nặng

Dịch vào

Dịch ra

Thời gian

Uống

Ăn

Truyền

Nôn

Thở

Nước tiểu

Phân

Mô tả

8 giờ

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 giờ đêm

1 giờ sáng

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng cộng

(giờ)

Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.

- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thường kêu: "tôi không thở được" hoặc "tôi cảm thấy là bị nghẹt thở".

- Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở

- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn

- Vật vã kích thích

- Giảm thị lực

- Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn

- Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ

- Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.

- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.

Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCOa tăng PaO2 giảm

1.3. Lưu ý khi sử dụng oxy liệu pháp.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy thì thường được chỉ định sử dụng dưới các hình thức khác nhau như: qua ống thông mũi hầu, qua mặt nạ hoặc lều oxy, phương pháp lều oxy hiện nay ít khi được sử dụng.

Oxy là một khí không màu, không mùi, không vị. Trong không khí oxy chiếm tỷ lệ xấp xỉ 21%. Oxy rất cần cho sự sống nhưng việc sử dụng oxy cũng có những mặt trái của nó vì:

- Oxy là một chất khí dễ cháy, nổ: phải đề phòng cháy, nổ.

- Khi sử dụng oxy thì khả năng nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường khí oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máy hô hấp đã bị thương sẵn, cần đề phòng nhiễm khuẩn.

- Oxy là một khí khô nên nếu không được làm ẩm thì thở oxy sẽ làm khô các tế bào bộ máy hô hấp do vậy giảm sức đề kháng với sự nhiễm khuẩn.

- Khi nồng độ oxy trong máu cao thì lại gián tiếp ức chế trung tâm hô hấp thậm chỉ dẫn đến ngừng thở.

- Cần điều chỉnh lưu lượng chính xác

2. NGUY? TắC Sử DụNG OXY

2.1. Sử dụng đúng lưu lượng.

- Sử dụng lưu lượng oxy theo chỉ định và phương pháp thích hợp (vì lượng oxy vừa đủ thì có tác dụng cứu sống người bệnh) nhưng lượng oxy quá nhiều thì có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

2.2. Phòng tránh nhiễm khuẩn.

- Dụng cụ vô khuẩn

- Thay ống thông và đổi bên lỗ mũi 8 giờ/1ần

- Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 3-4 giờ/1ần

- Luôn giữ ống thông khô (tránh tắc ống)

2.3. Phòng tránh khô đường hô hấp.

- Làm ẩm oxy bằng dung dịch sạch

- Ðộng viên bệnh nhân thường xuyên uống nước (uống ít một mỗi lần hoặc nhấp giọng nhiều lần.

2.4. Phòng chống cháy nổ.

+ Dùng biển "cấm lửa" hoặc "không hút THUỐC" TREO Ở KHU VỰC đang cho bệnh nhân thở oxy.

+ Căn dặn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách thăm không được sử dụng vật phát lửa như: bật lửa, diêm, nến, đèn dầu....

+ Các thiết bị dùng điện phải có dây tiếp đất để TRÁNH SỰ PHÁT TIA LỬA ÐIỆN.

3. QUY TRìNH Kỹ THUậT.

3.1. Thở bằng ống thông mũi hầu.

3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân hít vào qua đường mũi để tránh làm loãng nồng độ oxy.

- Ðặt bệnh nhân nằm tư thế thích hợp, thoải mái (thông thường bệnh nhân được đặt ở tư thế nửa nằm nửa ngồi) nhưng phải đảm bảo đường hô hấp được thông thoát.

3.1.2. DỤNG CỤ.

ống thông mũi hấu dùng 1 lần hoặc ống thông Nelaton vô khuẩn cỡ số thích hợp: Trẻ em dùng cỡ số 8 hoặc 10.

Người lớn nam giới dùng cỡ số 12 hoặc 14.

Người lớn phụ nữ dùng cỡ số 10 hoặc 12.

- Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế, dây dẫn, ống nối tiếp...

- Bình làm ấm đựng nước cất hoặc nước chín (đổ nước 1/2 bình)

- Dầu nhờn vô khuẩn hoặc cốc đựng nước chín

- Gạc (2-3 miếng)

- Băng dính, kéo

- Kim băng

- Ðèn pin hoặc đèn soi và cái đè lưỡi.

3.1.3 Kỹ thuật

Các bước

- Rửa tay

- Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ.

- Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh. Nhận định bệnh nhân.

- Ðánh giá về tình trạng chung của bệnh nhân, lưu ý tình trạng về hô hấp tuần hoàn.

Ðể biết về tình trạng bệnh nhân trước khi áp dụng thủ thuật.

- Hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân, chú ý giải thích về tầm quan trọng của thủ thuật sắp làm. Thông báo cho bệnh nhân và người nhà về những quy tắc an toàn trong khi bệnh nhân đang thở oxy.

- Hút đờm dãi cho bệnh nhân, nếu cần thiết rồi đặt bệnh NHÂN Ở TƯ THẾ NỬA NẰM NỬA ngồi hoặc nằm ngửa kê gối mỏng dưới vai phù hợp với bệnh để làm thông đường hô hấp và giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Tư thế Fowler hoặc bán Fowler cho phép sự giãn nở tốt hơn của lồng ngực.

- Lắp ráp hệ thống thở oxy và kiểm tra lại sự hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Mở van điều chỉnh lưu lượng oxy tới 3 lít/phút. Nhúng một đầu ống thông vào cốc nước nếu thấy có bóng nổi lên chứng tỏ sự thông suốt của toàn bộ hệ thống. Sau khi thử xong, đóng van lại (H.130)

- Ðo và đánh dấu ống thông

Cách đo: Ðo từ đỉnh mũi tới dái tai. Sau khi đo xong thì dùng mảnh băng dính để đánh dấu điểm vừa đo. Ðể đảm bảo đầu ống thông được đưa vào đúng vị trí, không bị sâu quá hoặc nông quá (H.131).

- Bôi trơn đầu ống thông:

+ Bơm kem bôi trơn tan trong nước ra miếng gạc vuông rồi xoay xoay đầu ống qua đó (không được dùng các loại dầu bôi trơn thông thường như glycerin hoặc paraffine...)

+ Nếu không có kem hòa tan trong nước thì chỉ cần nhúng đầu ống vào cốc nước sau đó vẩy nhẹ cho hết nước đọng.

- Vặn van điều chỉnh lưu lượng lên 3 lít/phút trước khi đưa ống thông vào.

- Nhẹ nhàng đưa ống thông vào một bên lỗ mũi cho tới khi điểm đánh dấu chạm vào bờ lỗ mũi. Có thể dùng đè lưỡi và đèn soi để kiểm tra vị trí của đầu ống thông. Nếu thấy đầu ống thông ở vị trí cạnh với lưỡi gà thì phải rút ống thông lại một chút cho đến khi không nhìn thấy thì thôi (H.132).

Bôi trơn đầu thông để đưa ống vào được dễ dàng, tránh GÂY TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC NHẦY Ở mũi. Không dùng các loại dầu bôi trơn thông thường (dầu khoáng) để đề phòng trường hợp bệnh nhân hít phải có thể gây kích thích nặng ở phổi hoặc viêm phổi dạng mỡ (Lipoid pneumonia).

Luồng oxy đi qua ống thông sẽ tránh được sự tắc ống thông do dịch xuất tiết trong khi đưa ống thông vào.

Phải kiểm tra vị trí đấu ống vì nếu đầu ống ở quá sâu thì bệnh nhân sẽ nuốt vào nhiều oxy gây chướng bụng và khó chịu...

- Dán băng dính cố định ống thông có thể dán vào một bên mũi và má hoặc dán vào đỉnh mũi và trán. Gài kim băng để cố định ống vào vỏ gối hoặc áo của bệnh nhân.

- Dán băng dính và cài kim băng để khi bệnh nhân cử động cũng không làm thay đổi vị trí của ống thông.

- Ðiều chỉnh lưu lượng theo chỉ định

- Ðánh giá lại tình trạng bệnh nhân về màu da, tình trạng, tính chất hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn khác như mạch và huyết áp.

- Treo bảng "cấm lửa" vào vị trí dễ nhìn thấy nhất và kiểm tra lại các quy tắc an toàn xem đã được thực hiện chưa.

- Thu dọn dụng cụ: đưa các dụng cụ sạch về vị trí cũ. Xử lý các dụng cụ bẩn theo quy định.

- Ghi chép vào hồ sơ chăm sóc.

Nội dung ghi chép:

+ Tình trạng bệnh nhân trước khi thở oxy

+ Thời gian bắt đầu thực hiện thủ thuật, lưu lượng oxy/phút

+ Tình trạng bệnh nhân sau khi làm thủ thuật và trong quy trình thở oxy

+ Người thực hiện: ký tên

3.2. Thở oxy qua mặt nạ

Mặt nạ là một dụng cụ phủ kín miệng và mũi bệnh nhân và được dùng để cho bệnh nhân thở oxy trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mũi, hầu. Thở bằng mặt nạ có thể cung cấp một nồng độ oxy cao (tham khảo bảng dưới đây). Một số ít được thiết kế để có thể cung cấp oxy đạt tới nồng độ 90%. Tuy nhiên người ta ít khi cchỉ định cho thở oxy với nồng độ cao hơn 60% để đề phòng mối nguy hiểm do ngộ độc oxy.

Thở oxy qua mặt nạ không nên áp dụng trong các trường hợp sau:

Bệnh hô hấp, tuần hoàn gây khó thở tím tái kinh niên.

Hen phế quản

Lao xơ lan rộng

Nồng độ oxy tính theo lưu lượng lít/phút

Qua ống thông mũi hầu

Qua mặt nạ

1 lít – 24%

2 lít – 28%

3 lít – 32%

4 lít – 36%

5 lít – 40%

5-6 lít – 40%

6-7 lít – 50%

7-8 lít – 60%

3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

Như chuẩn bị bệnh nhân ơe phần thở oxy qua ống thông mũi hầu.

3.2.2. Dụng cụ:

- Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế

- Bình làm ẩm, đựng nước cất hoặc nước chín

- Mặt nạ theo chỉ định cỡ số thích hợp (dùng loại mặt nạ có bình thở lại hoặc không có bình thở lại là tùy thuộc vào từng bệnh nhân cần nồng độ oxy cao hay thấp).

- Dây dẫn, ống nối tiếp.

3.2.3. Kỹ thuật các bước:

- Thực hiện các bước từ 1-6 như trong kỹ thuật cho thở oxy qua đường thông mũi hầu.

- Ðộng viên bệnh nhân tự cầm và điều khiển mặt nạ theo chỉ dẫn (nếu bệnh nhân tự làm được).

- Ðưa mặt nạ về phía mặt bệnh nhân và áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng.

- Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định.

- Ðiều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt bệnh nhân.

- Mặt nạ phải áp sát với mặt bệnh nhân để sao cho càng ít oxy thoát ra qua khe hở giữa mặt nạ với da mặt càng tốt.

- Cố định băng co giãn quanh đầu bệnh nhân. Buộc băng vừa phải không chật quá làm mặt nạ bị xê dịch khỏi vị trí đúng.

- Thực hiện tiếp các bước 14-17 như trong kỹ thuật thở oxy qua đường mũi hầu, cần lưu ý một số điểm sau:

- Phải quan sát da mặt của bệnh nhân ở VÙNG ÐẶT MẶT NẠ ÐỂ XEM CÓ BỊ KÍCH thích do dị ứng với chất cao su hoặc nhựa cao su hoặc nhựa của mặt nạ không?

- Sau khoảng 1 giờ 30 phút - 2 giờ phải tháo mặt nạ ra lau khô lại mặt nạ và lau mặt cho bệnh nhân. Hoặc khi thấy mặt nạ đọng nhiều mồ hôi muối thì phải tháo ra lau khô ngay. Ðể làm cho bệnh nhân thoải mái dễ chịu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: