DD-cau 20
Câu 20: các VR gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Virut cúm (Influenza)
Có 3 loại virut cúm: A, B, C. Các loại virut cúm dễ bị diệt ở nhiệt độ thông thường, chịu đựng tốt ở nhiệt độ thấp.
Virut cúm có 3 loại kháng nguyên: S, H và N.
Virut cúm A có khả năng thay đổi kháng nguyên N và H, tạo ra những typ virut mới nên virut cúm A là nguyên nhân gây ra các vụ đại dịch cúm
Nguồn bệnh: Trong thời gian có dịch thì người là nguồn bệnh. Ngoài dịch thì nguồn dự trữ virut cúm A là động vật. Hiện nay nguồn dự trữ virut cúm A (H5N1) là các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim...)
Đường lây: Bệnh cúm lây trực tiếp giữa người và người qua đường hô hấp.
Cơ thể cảm thụ: Mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với virut cúm. Người già, người có bệnh mãn tính ở đường hô hấp dễ bị nhiễm cúm nặng, có nhiều biến chứng, tỉ lệ tử vong cao.
Các virut gây bệnh viêm đường hô hấp cấp
Trong số hơn 200 loại virut, thuộc 8 nhóm khác nhau, có 5 loại hay gây bệnh viêm đường hô hấp cấp trong bệnh viện.
Virut Rhino: Gây bệnh ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tuổi.
Virut Corona: Có thể gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp dưới ở các trại tân binh và làm nặng thêm những trường hợp viêm phế quản mãn. Virut corona được coi là thủ phạm gây bệnh dịch viêm đường hô hấp diễn biến nặng (SARS).
Virut hô hấp hợp bào (RSV): Là tác nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh. Lứa tuổi hay mắc bệnh là trẻ 1 - 6 tháng tuổi, gặp nhiều ở trẻ 2 - 3 tháng tuổi. Khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm RSV.
*ở trẻ lớn hơn và người lớn, nhiễm RSV thường gặp nhưng lâm sàng nhẹ hơn. ở người cao tuổi có thể gặp viêm phổi nặng do RSV.
*RSV có thể lây nhiễm tới 20 - 25% cho nhân viên làm việc ở khoa nhi, khoa sản phụ; 40% thành viên trong gia đình có thể cùng một thời gian lây nhiễm RSV.
Virut A cúm : Đây là loại vi rút gây bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ đứng vào hàng thứ 2 sau RSV. Trẻ sơ sinh ngay từ tháng tuổi thứ nhất, khi còn kháng thể thụ động nhận được từ mẹ vẫn có thể mắc bệnh.
Virut Ademo: Gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và người lớn. Biểu hiện viêm hầu họng, viêm kết mạc mắt và sưng đau các hạch ở vùng cổ (APC). Virut Ademo có thể gây viêm ngoài đường hô hấp như viêm bàng quang xuất huyết, viêm kết mạc mắt...
Virut viêm gan (Hepatitis Viruses)
Hiện nay có 7 loại vi rút viêm gan được ghi nhận:
*Virut viêm gan A (HAV).
*Virut viêm gan B (HBV).
*Virut viêm gan C (HCV).
*Virut viêm gan D (HDV), còn gọi là virut Delta.
*Virut viêm gan E (HEV).
*Virut viêm gan G (HGV).
*Virut viêm gan sau truyền máu (TTV)
Các virut viêm gan có sức chịu đựng cao ở ngoại cảnh và với hóa chất.
*Virut viêm gan A: Sống được trong môi trường PH=3 hay thấp hơn trong 1 giờ. ở nhiệt độ 600C trong 1 giờ, để lạnh -200C đến -700C virut sống được hàng năm và không mất hoạt tính gây bệnh; virut chỉ bị bắt hoạt hoàn toàn bằng chloramin nồng độ 1 mg/lít sau 30 phút hay ở nhiệt độ 1000C sau 30 phút.
*Virut viêm gan B: Có sức đề kháng cao hơn cả virut viêm gan A, có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong vòng 6 tháng, ở nhiệt độ 1000C trong 20 phút, ở 580C trong 24 giờ. Kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B (HBsAg) rất bền vững, vẫn tồn tại 20 năm ở -200C. Virut viêm gan B bị bất hoạt bởi Formalin 5% sau 12 giờ. Muốn hủy virut hoặc HBsAg phải khử trùng rất kĩ bằng đun sôi 30 phút hoặc sấy khô, hấp ướt.
*Virut viêm gan C: Có sức đề kháng giống virut viêm gan B.
Các virut viêm gan lây theo đường tiêu hóa và đường máu, thời kỳ nung bệnh thường kéo dài. Các virut lây theo đường máu có thể có nhiều phương thức lây truyền khác: Lây từ mẹ sang con, lây do quan hệ tình dục, lây do truyền máu và các sản phẩm của máu, qua ghép tổ chức, qua dụng cụ y tế...
*Bệnh viêm gan virut có thể chỉ do một loại virut viêm gan hoặc do đồng nhiễm 2 hoặc nhiều hơn loại virut khác nhau gây ra. Các trường hợp đồng nhiễm 2 loại virut (HBV - HDV, HBV - HCV, HBV - HEV) thậm chí 3 loại virut (HBV - HCV - HDV, HBV - HDV - HEV) đã được ghi nhận, trong đó đồng nhiễm HBV - HDV thường gặp hơn cả và hay gặp thể bệnh viêm gan kịch phát.
Khả năng gây bệnh:
*Phần lớn các trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh viêm gan A thường diễn biến lành tính, khỏi hoàn toàn, không chuyển thành mãn tính, không có tình trạng người bệnh mang virut. Tỷ lệ tử vong do viêm gan A nặng khoảng 1/1000 - 1/10000 bệnh nhân. Tuy nhiên có thể gặp viêm gan A tái nhiễm.
*HBV có tính lây nhiễm cao, chỉ với 0,01 - 0,001 ml huyết thanh nhiễm HBV đã có thể lây được bệnh. HBV là tác nhân gây viêm gan virut quan trọng nhất. Hàng năm trên thế giới có khoảng 380 triệu người nhiễm HBV mãn tính, trong đó 10% có triệu chứng viêm gan cấp, 90% nhiễm virut không có triệu chứng. Nguy cơ mắc ung thư gan ở người mang HBV mãn tính cao gấp 100 lần so với những người không mang HBV.
*Khoảng 75% số trường hợp sau khi nhiễm HCV không có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ chuyển thành mãn tính cao (50% - 70%). Nhiễm phối hợp HBV và HCV có nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan cao hơn gấp nhiều lần so với nhiễm một loại virut.
*Phụ nữ có thai nhất là trong ba tháng cuối bị nhiễm HEV dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính, tỷ lệ tử vong cao.
*Khoảng trên 70% trường hợp nhiễm HGV không có biểu hiện lâm sàng.
Virut Dengne
Sốt xuất huyết Dengne là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengne gây ra và muỗi Aedes acgypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và sốt xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, những thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành.
Virut Dengne có 4 tup huyết thanh: D1, D2, D3 và D4.
Nguồn bệnh là bệnh nhân, những người mắc thể nhẹ, ít được quản lý là nguồn bệnh quan trọng.
Đường lây truyền: Qua muỗi Acdes.
*Muỗi Acdes Aegypti là loại muỗi vằn, là trung gian truyền bệnh chủ yếu, có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, ưa đốt người, đốt dai, đốt nhiều lần đến khi no máu.
*Muỗi Acdes Aegypti và A.polynesiensis có nhiều ở nông thôn, trong rừng là trung gian truyền bệnh thứ yếu.
Thời kỳ nung bệnh của sốt xuất huyết Dengne ngắn (từ 4 - 10 ngày). Bệnh nhân nằm viện dễ mắc bệnh khi môi trường bệnh viện có nhiều ổ nước đong muỗi Acdes sinh sản và phát triển nhanh. Nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh. Bệnh nhân có bệnh mãn tính ở cơ quan tuần hoàn tiêu hóa hô hấp...mắc bệnh sốt xuất huyết Dengne dễ diễn biến nặng, có sốc, xuất huyết nặng (sốt xuất huyết Dengne độ III, IV).
Virut gây bệnh suy giảm miễn dịch ở người
HIV:HIV có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi các yếu tố lý, hóa và các khử trùng thông thường.
AIDS:Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Nguồn bệnh: Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.
Đường lây: HIV có thể tìm thấy trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tủy, nước tiểu, sữa mẹ. Có 3 phương thức lây truyền đã được xác định là:
*Lây truyền qua đường máu.
*Lây truyền qua đường tình dục.
*Lây truyền từ mẹ sang con.
*Ngoài các phương thức lây truyền trên, hiện nay chưa xác định được các phương thức lây khác như đường hô hấp, qua muỗi hoặc côn trùng đốt, hôn, dùng bát đũa chung.
Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi chuyển thành AIDS khoảng 10 năm. Một số bệnh nhân có thể chuyển thành AIDS trong vòng vài tháng. Một số khác có thể kéo dài 15 - 20 năm. Virut HIV gây suy giảm miễn dịch, tiến triển tiềm tàng làm mất sức đề kháng của cơ thể, cuối cùng dẫn tới bệnh lý nhiễm trùng cơ hộ hoặc bệnh lý ung thư và tử vong.
Cơ thể cảm thụ: Mọi người đều có thể bị bệnh. Bệnh nhân, nhân viên y tế các khoa ngoại dễ nhiễm HIV do dụng cụ không được tiệt khuẩn, do các dụng cụ y tế như kim tiêm, kim lấy máu, dao mổ, dụng cụ nhổ, chữa răng nhiễm HIV.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top