dcxcd.zyx

 

Chương1

1.      ĐN, Phân Loại,Vai trò của xe chuyên dụng

a.       ĐN

Xe chuyên dùng là xe mặt đất có thể di chuyển bằng bánh hơi hoặc bằng bánh xích được thiết kế để  thực hiện những nhiệm vụ vận tải chuyên biệt

b.      P Loại

 Xe chuyên dùng:

Xe vận tải chuyên dùng

Xe đặc chủng chuyên dùng

Xe vận tải chuyên dùng là xe có thùng hàng được thiết kế đặc biệt dùng để chở các loại hàng hóa có trạng thái vật lý như chất lỏng ,chất khô dạng hạt ,hàng thực phẩm tươi sống ….

Xe đặc chủng chuyên dùng là xe có công năng riêng biệt  được xác định cho từng mục đích khác nhau như xe cẩu ,xe cứu hộ xe chữa cháy….

+ Ngoài ra còn có xe vừa có chức năng xe vận tải chuyên dùng  vừa có chức năng xe dặc chủng như xe ép rác,xe trộng dưỡng bê tông, xe bán xăng lưu động

+Xe siêu trọng địa hình

c.       Vai trò

-Ra đời do nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội: Trong vận chuyển hoang hóa xe tải chuyên dùng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an toàn hàng hóa;

-          Nếu sử dụng xe chuyên dùng có thể giảm giá thành do không phải đóng gói bảo đảm môi trường  giao thông sạch sẽ, hạn chế được tổn thất, rút ngắn thời gian vận chuyển , tiết kiệm được 4/5 thời gian, không phải dùng công nhân bốc dỡ trong điều kiện độc hại;

-Tuy nhiên  vận chuyển bằng xe chuyên dụng có thể làm tăng giá thành  do giảm tải trọng định mức, tăng khối lượng bảo dưỡng và chở hàng một chiều .

2.      Phân loại hàng hóa

Có 5 nhóm hàng hóa như sau:

       Nhóm 1: có chiều dài , thể tích lớn;

       Nhóm 2: Hàng hóa hàng rời bao gồm:

   + Hàng rời thông thường (đất ,vật liệu trơ);

   + Hàng rời cần bảo vệ sự tác động  của môi trường ;

   + Hàng rời dạng lỏng sệt (bê tông tươi,vữa,nhữa đường nóng…).

       Nhóm 3 : Có dạng gồm:

   + Thực phẩm mau hỏng;

   + Sản phẩm công nghiệp gia dụng ( đồ gỗ );

   + Nguyên liệu ban đầu cho công nghiệp nhẹ và thực phẩm (sợi len,bột,đường).

       Nhóm 4: Có hai dạng gồm

   + Hàng lỏng dễ cháy và ăn mòn (dầu mỏ), hàng có ga(bia,sữa);

   + Hàng có dạng bột: Hút ẩm cao;

       Nhóm 5: Hàng có kích thích lớn (kính tấm,g iá bê tông cốt thép, dây cáp, ống thép), cần chở ở vị trí thẳng đứng

 

 

 

Chương2 : Đai cương về cơ sở và thiết bị chuyên dùng

Câu 1: phân loại và đặc điểm xe cơ sở

a.      Ô tô tải

Rất đa dạng: thùng để hở,xe có khả năng thồng qua lớn, đầu kéo.

Về cấu trúc xe gồm phần khung,cabin bao hàm nội thất hình dáng khí động học. Phần động lực là động cơ đốt trong,httl gồm :lh,hs,biến mô,vs, cầu.cơ cấu di động gồm bánh xe hoặc bánh xích. Hệ thống gầm gồm HTtreo,Ht lái,HT phanh.

Thông số đặc trưng của xe tải là tải trọng tác dụng lên 1 cầu xe tùy theo tình hình đường xá thường là 60-100KN. -> nhiều cầu

 

b.      Máy kéo(xích và bánh lốp)

* Máy kéo: để kéo hàng nặng trên nền đất, nước hoặc đường tạm thời (off road) dùng như một đầu kéo rơ moóc  hay là máy cơ sở của các máy xây dựng .

* Máy kéo xích có áp lực riêng lên  nền đất nhỏ, hiệu suất kéo và khả năng bám cao nên có khả năng thông qua tốt hơn bánh lốp .

* Tốc độ thấp không quá 12km/h nhưng máy kéo bánh lốp linh hoạt hơn với 40km/h.

* Áp lực lên đất của máy kéo bánh lốp từ 0.2 → 0.35 MPa còn máy kéo xich là 0.1 MPa

* Máy kéo gồm có khung, hệ thống truyền lực, xích bánh lốp và hệ thống lái .

*  Hệ thống truyền lực của máy kéo có thể là cơ khí, cơ thủy lực.

Hệ thống truyền lực máy kéo

Ly hợp ma sát, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính, ly hợp chuyển hướng , phanh đai,  truyền lực cuối cùng , bánh chủ động

c.       Đầu kéo

      Đầu kéo một hay hai trục:máy xây  dựng hay dùng để  kéo rơ moóc ;

       Đầu kéo bánh lốp có sức kéo và  tốc độ lớn(50km/h ,có thể hơn) và có tính cơ động cao cho các máy  xây dựng dùng làm máy cơ sở . 

       Đầu kéo được lắp từ cụm chi tiết và được thống nhất hóa cao của máy kéo và ô tô  có tải trọng lớn làm cho chúng có tải trọng cao

 

* Những năm gần đây xuất hiện đầu kéo một và hai trục lắp động cơ- bánh xe có đường kính lớn 3m,chiều rộng lốp tới 1 m,tự động thay đổi áp suất lốp  tùy theo điều kiện mặt đường…

•       Đầu kéo hai trục gồm các bán khung nối với nhau bằng khớp bản lề .Các bán trục có thể xoay được nờ sy lanh thủy lực hoạt động hai chiều như đầu kéo một trục .

•        Đầu kéo có thể có một hoặc hai trục dẫn động,bố trí  một hoặc hai động cơ

'

•       Đầu kéo có thể xoay quanh đường trục sơ mi rơ moóc một góc 90 độ về hai phía nhờ các xi lanh thủy lực  gồm hộp trích công suất ,biến tốc thủy lực  ,hộp số ,trục các đăng cầu chủ động chứa bên trong bộ truyền  lực chính và bộ vi sai,các bán trục và hộp giảm tốc hành tinh  nằm trong may ơ của bánh xe chủ động

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2: hệ thống di chuyển xe chuyên dung

Hệ thống di chuyển có nhiệm vụ biến chuyển động quay của động cơ truyền tới bánh chủ động thành sự di chuyển của xe máy,đỡ toàn bộ trọng lượng của xe máy và truyền lực xuống đất

a)      Hệ thống di chuyển bằng xích

Hệ thống di chuyển bằng bánh xích được sử dụng rộng rài trong các máy xây dựng có công suất nhỏ, khối lượng xe từ 1-2 tấn cho tới máy công suất lớn hàng trăm tấn.

Ưu điểm: Cho phép đỡ tải lớn, áp lực lên nền đất tương đối thấp, tính cơ động cao;

Nhược điểm: khối lượng lớn tốn vật liệu chế tạo, tuổi thọ thấp, sữa chữa tốn kém, hiệu suất truyền động thấp không làm việc trên mặt đường bằng và mặt đường đã hoàn thiện. Gây ồn.

b)      Hệ thống di chuyển bằng lốp

Hệ thống di chuyển bánh lốp  có một trục hoặc hai trục chủ động. Đối với xe hạng nặng có thể có 3 trục với hai trục chủ động hoặc 3 trục chủ động.  Tốc độ di chuyển cao gần bằng tốc độ ôtô tải có tính năng cơ động cao và tuổi thọ cao, dễ sửa chữa hơn hệ thống di chuyển bằng xíchChất lượng của hệ thống di chuyển bằng bằng bánh lốp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố vào cấu tạo của loại lốp

Để cải thiện : Đường kính lớn,mặt cắt rộng  và hình vòng, bề mặt tiếp xúc lớn, tạo lực bám tốt phù hợp với đất yếu, tơi, lốp .Với đất cứng thì lực cản di chuyển se làm giảm tuổi thọ lốp

 

 

 

 

Câu 3: các cách bố trí động cơ trên xe chuyên dụng

1.      Bố trí một động cơ dùng cơ cấu truyền lực như ly hợp, hộp số khớp nối trục truyền, đai xích truyền lực cho động cơ công tác.Cách này khá phổ biến nhưng nếu động cơ hỏng tất cả dừng hoạt động, hiệu suất truyền lực thấp;

2.       Bố trí  nhiều động cơ   cùng loại trên cùng  1 máy ,thông thường là động cơ điện, động cơ thủy lực và mỗi động cơ  giữ một chức năng  công tác của máy;

3.      Bố trí hỗn hợp nhiều động cơ trên một máy .Thường có bố trí sau :

      Một động cơ chính (động cơ đốt trong ) quay máy phát điện, cung cấp điện cho từng động cơ riêng biệt  của mỗi cơ cấu công tác.

      Một động cơ  xoay chiều quay máy phát điện một chiều, cung cấp điện một chiều cho động cơ điện một chiều trên từng cơ cấu.

Một động cơ chính quay  máy nén khí cung cấp khí nén cho các  động cơ khí nén hoặc quay bơm thủy lực, xy lanh thủy lực

 

 

 

CHƯƠNG 3 XE CHUYÊN DỤNG

            Câu 1 Xu thế phát  triển vận tải ô tô

Khi công nghiệp và các ngành kinh tế phát triển tập trung , giao thông đường dài có ý nghĩa to lớn .Xe kéo mooc có vai trò chủ đạo trong vận tải đường dài. Loại xe keó mooc có lợi thế chuyên môn cao cả về cấu trúc lẫn sử dụng.

Xe mooc thường có một đầu kéo hai cầu được thiết kế theo yêu cầu truyền lực cơ bản,còn mooc kéo 3 cầu được thiết kế theo yêu cầu vận tải-> sử dụng vận tải linh hoạt, đa năng nhưng khó khăn trong việc bố trí hệ thống điện, điện tử.

Hộp số trong HTTL có xu thế tự động hoặc bán tự động nhưng cũng kéo theo công suất tiêu hao nhiên liệu.

Li hợp cơ khí cũng đang được nghiên cứu để đóng ngắt tự động hoặc bán tự động.

Do phải chạy trong đường trường nên vấn đề an toàn được đặt ra nghiêm ngặt, người ta có xu thế thiets kế hỗ trợ HT Lái, cabin hiện đại, tiện nghi, làm việc thuận lợi.

Trong tương lai nguồn động lực diesel là không thể thay thế

Các hệ thống phanh phải được điều khiển điện tử

Câu 2 cơ sở thiết kế xe tai     

a)      Tải trọng và kích thước cho phép: là các tham số tiêu chuẩn đảm bảo cho các xe không gây cản trở giao thông và không làm hỏng đường xá. Những thông số này giới hạn quay vòng , tải trọng cho phép tại 1 trục. Kích thước cho phép được quy định theo tiêu chuản 96/53/EWG và có 1 số sai lệch cho phép nhất định với kích thước chính dài, rộng , cao.

Tải trọng cầu cho phép : tất  cả các xe chay trên đường công cộng theo tiêu chuẩn châu âu 96/53?EWG. treo cân bằng, cầu kép có khoảng cách bé hơn 1m được coi là cầu đơn. Tải trọng toàn bộ cho phép là tổng tải trọng cho phép trên các cầu,trong đó ít nhất 25% là tải trọng của cầu chủ động.

b)      Kết cấu xe và thùng xe :

Thùng xe rất đa dạng,do trong thực tế có yêu cầu khác nhau về vận tải , về luật gaio thông và kết cấu chung

Một số yêu cầu đặc biêt: Khi lưu hàh trên các đường các nhau, bán kính quay vòng được hạn chế theo tiêu chuẩn đường. chiều dài càng lớn thì bán kính quay vòng càng lớn.

Ngoài ra khi thiết kế cần chú ý tới góc thoát trước, thoát sau để đảm bảo khả năng thông qua.

 

 

Câu 3: các vấn đề về khung,vỏ và khung phụ xe tải

·         Vật liệu chế tạo khung thường là thép, các loại thép hợp kim nhôm được dung là S235JR, S355JR,S500MC….

·         Thùng là bộ phận được thiết kế trở hang , đặt trên  khung xe. Khi thiết kế thùng xe phải chú ý đến cấu trúc khung không để ảnh hưởng tói tuổi thọ khung

·         Cần chú ý tới điểm ỳ của vỏ và khung : không được khoan, hàn tùy tiện đối với khung, không thay đổi hệ thống treo, không thay đổi chiều dài cơ sở, không lắp them các thiết bị phụ lên khung

·         Không hàn khung phụ với khung chính ; phải thiết kế các bulong chịu lực động. nhưng thay đổi với khung là không được phép

·         Việc gia cố khung phụ  có mục đích phân bố ứng suất uốn trên khung

·         Đầu khung phụ , nơi tỳ vào khung chính  không được gay ứng suất tập trung cho khung chính.

·         Lien kết khung phụ với khung chính không được hàn mà phải lien kết bằng bu long đàn hồi và hụ thuộc thùng xe.

·         Trong nhiều trường hợp, để hạ thấp trọng tâm người ta không thiết kế khung phụ nếu khung chính đủ cứng vững. khi đó phải chọn 3 điểm tựa và tựa đàn hồi

 

Câu 4 an toàn thụ động và tích cực trên xe tải

·         An toàn tíc cực:là những biện pháp hạn chế tai nạn giao thông. Bao gồm các lĩnh vực an toàn động lực học, an toàn quan sát chiếu sang,an toàn thao tác trong cabin, điều kiện môi trường. Những phần tử đảm bảo an toàn tíc cực là

-          ABS hệ thống chống hãm cứng bánh xe

-          ARS hệ thống điều khiển lực kéo

-          EBS  điều khiển phanh khí điện tử

-          Phanh thường trực

-          Chương trình ổn định ESP

-          Điều khiển khoảng cách ACC

-          An toàn điều kiện làm việc: tạo môi trường đảm bảo cho người lái duy trì sức khỏe trong quá trình làm việc,vị trí ghế ngồi có thể điều khiển, giảm chấn ghế ngồi,chống ồn và hệ thống điều hòa

-          An toàn góc quan sát và ánh sang là các khả năng quan sát chính xác các tín hiệu cần thiết khi điều khiển xe như gương, chiếu sáng , âm thanh, màu sắc, thứ  tự các núm đkhiển

·         An toàn thụ động: những biện pháp giảm thiệt hại cho tai nạn giao thông gây ra.bao gồm

-          an toàn thụ động bên trong: túi khí, vô lăng mềm

-          An toàn bên ngoài gồm kích thước và góc lượn ngoài cabin phù hợp theo tiêu chuẩn ECE-R61. Tấm chắn bên cho xe tải phòng gió cuốn xe nhỏ bên cạnh.

 

 

 

Câu 5 vấn đề khí động của xe tải và đoàn xe

Lực cản không khí được xác định theo công thức =cA(p)

Tiết diện ca bin khác nhau thì hệ số cản động khác nhau Cd=0.88(hcn),0.36(hcn lượn góc),0.36(nhọn.thoi)

Ảnh hưởng của góc vát cabin và độ lệch chiều cao cabin với thùng xe.

ảnh hưởng của khoảng không giữa cabin và thùng xe

ảnh hưởng của góc dốc tấm chắn phụ đối với hệ số cản khôn gkhi….

 

CHƯƠNG 4 XE MÁY CÔNG TRÌNH

Câu 1 đặc điểm xe công trình

-          Là những loại máy móc thiết bị, được sử dụng để thực hiện các công việc trên công trường: đào đất, chuyển đất đá, san lấp, đào hào, đầm đất

-          Tùy vào cấu tạo, mỗi xe công trình có thể thực hiện được một số công việc khác nhau. Mỗi máy chỉ có thể phát huy hiệu quả cao nếu nó được lựa chọn các công việc phù hợp về loại đất, cấp đất,điều kiện làm việc, cự ly vận chuyển. việc sd các thiết bị công trình không phù hợp với đk công việc cụ thể sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn

-          Do ưu điểm của hệ thống truyền động thủy lực, ngày nay xe máy công trình dẫn động bằng thủy lực đã thay thế gần hết các loại dẫn độngbằng cơ học( cáp, thanh răng) trước đây

-          Nhờ có tiến bộ khoa học kt và những cải tiến không ngừng công năng của xe máy công trình ngày càng mạnh: máy ủi hiện đại,cs lớn có thể xới nhiều loại đá mà trước đây phải dùng mìn.

-          Có thể kể đến các loại máy công trình như: Đào, Xúc, Ủi , cạp, san

-          Xe máy công trình bao gồm phần xe cơ sở, thường là mấy xích và máy kéo bánh lốp và đi cùng một số bộ phận công tác: gầu ngửa, gầu xấp, gầu kéo, gầu ngoạm, gầu san,,…..

Câu 2; Máy đào 1 gầu:a)Máy đào thủy lực gầu xấp di chuyển bằng xích

-          Buồng lái rộng rãi, yên tĩnh có tầm nhìn bao quát, có điều hòa và giảm chấn

-          Tính nắng hoạt động cao: htđiều khiển đảm bảo điều khiển nhẹ nhàng,cx,thuận tiện

-          Bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, thuận lợi. chẩn đoán hư hỏng nhờ hệ thống kiểm soát điện tử -> giảm chi phí bảo dưỡng,sc.

-          Ht thủy lực: các hẹ thống thủy lựcđược cải tiến có áp suất cao hơn, làm tăng lực dẫn động từ xl tới cần,tay gầu,gầu. do đó tăng năng suất

-          Động cơ được trang bị tua bin tăng áp, làm mát sâu để đảm bảo cháy hết nhiên liệu. ht phun nhiên liệu trực tiếp cho từng vòi phun, bơm cao áp cho từng xl. Đc có bộ đk tự động có thể tác động bằng nut bấm, phù hợp với tải trọng ngoài, đảm bảo tính ktnl.giảm ô nhiễm

-          Hệ thống gầm: chống lật cao, ít bảo dưỡng, tuổi thọ cao

-          Khung con lăn đỡ xích hoạt động êm dịu, dễ làm sạch, độ bền lớn

-          Cần và tay gầu: được thiết kế dạng không tạp trung ứng suất. một máy có thể lắp nhiều kích thước khác nhau

-          Gầu:tính năng hoạt động cao, 1 máy có thể lắp nhìu gầu. thường được chế tạo bằng thép độ bền lớn, tăng khả năng chất tải.

b.      Máy đào thủy lực gầu ngửa.,dc xích

-          Máy đào gầu ngửa chủ yếu đào đất cao hơn mặt bằng máy đứng

-          Chu kỳ làm việc gồm 2 hành trình: (1) có tải: đào đất, quay, vận chuyển đất,và dỡ tải.

(2)ko tải: quay về vị trí ban đầu

c.       Máy gầu ngoạm

-          theo hệ thống dẫn động, máy đào gầu ngoạm chia làm 2 loại :dẫn động bằng cáp và dẫn động bằng thủy lực

câu 3: máy đào nhiều cầu

là loại máy công trình hoạt động lien tục thường dùng để đào rãnh, đặt đường ống, đạt cáp hoặc đào giao thông hào trong quân sự. trong xây dựng thủy lợi có thể dùng đào hoặc nạo vét kênh mương.Trong khai thác đất, khoáng sản => dùng ở các mỏ lộ thiên. Về cấu tạo

·         cấu tạo máy đào nhiều gầu kiểu roto

·         máy đào nhiều gầu kiểu xích

câu 4:  máy xúc lật

Là loại máy tự hành có tính vạn năng. Khi thay thế các bộ phận công tác khác nhau có thể làm được công việc khác như:

·         bốc xúc các vật rời, các vật liệu khối lớn

·         làm nhiệm vụ như máy ủi hoặc máy xúc

·         xêp dỡ hang hóa ở nhà ga,bến cảng, kho bãi

·         máy xúc lật có thể dùng để xúc hoặc đào và vận chuyển đất

·         căn cứ vào cơ cấu di động, máy xúc lật được chia làm 2 loại

-          máy xúc lật có cơ cấu di chuyển xích, thích hợp với nên đất yếu, công việc ko yc d/c nhiều

-          máy xúc lật có cơ cấu di chuyển bánh lốp, thích hợp với điều kiện bề mặt công tác chắc bền,dc nhiều

câu 5 máy ủi

Trong các loại xe máy công trình, máy ủi là máy rất quan trọng và đa năng, có thể được sử dụng để thực hiện các công việc sau: đào và vận chuyển đá hiệu quả ở cự ly 50-150m, san lấp mặt bằng, san nền công trình, định hình mặt đường, vun hoặc san rải vật liệu; bóc các lớp bề mặt nhỏ lộ thiên, đào kênh mương, lắp răng xới đất rắn hoặc nhổ gốc cây , làm việc kết hợp với máy cạp khi đào và vận chuyển đất bền chắc

·         máy ủi bánh lốp chỉ dùng di chuyển trong thành phố, làm việc ở những nơi có công việc không tập trung, yêu cầu độ di chuyển lớn, trên đất nên tương đối chắc

·         máy ủi xích chiếm đa số trong các trường hợp sd.

-          Động cơ diesel có tính năng hoạt động, độ tin cậy và khả năng quá tải cao. Một số được trang bị phun nliệu điện tử hoặc điện tử thủy lực

-          Phanh và ly hợp được làm mát bằng dầu để nâng cao độ tin cậy và tuồi thọ

-          Một số máy trang bị cơ cấu lái hành tinh có thể thay đổi bán kính quay vòng

-          Kết cấu được bố trí tiện lợi bảo dưỡng, sửa chữa

Câu 6 Máy cạp

v  Máy cạp là máy đào chuyển đất dùng để bóc lớp đất trên mặt trong xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, khai thác mỏ và các công trình công nghiệp khác.

v  Máy cạp chuyển đào được đất từ cấp I - IV.

v  Đối với đất cấp cao hơn thì phải xới bằng  máy xới hoặc máy ủi có răng.

v    Do tính kém cơ động nên hiện nay máy cạp kéo theo rất ít được sử dụng. Hầu hết các loại máy cạp đang được sử dụng là máy cạp lốp tự hành, với công suất từ khoảng 130 ¸ 550 kW, dung tích thùng từ 7 ¸ 34 m3

        Loại này có các đặc điểm chính sau:

      Một số loại được trang bị động cơ với vòi phun đtu, truyền động thuỷ lực nên có cấu tạo rất gọn.

      Ht tl biến mô bán tự động, có khoá vi sai, nối cứng cả hai bánh dẫn động để tăng lực kéo.

      HT  thuỷ lực tác động hai chiều làm tăng k/n ấn sâu của lưỡi cắt, đóng nắp thùng và xả vật liệu.

      Máy cạp loại này có cả cơ cấu kéo và đẩy nên khi làm việc với đất bền chắc, các máy cạp có thể giúp nhau chất tải mà không cần máy ủi đẩy chất thải.

Câu 7 máy san

Máy san là loại xe máy công trình tự hành, di chuyển bằng bánh lốp, điều khiển bằng thuỷ lực, có thể làm các công việc sau:

•       Dọn mặt bằng, san lấp hố rãnh, bạt ta-luy, bóc lớp đất thực vật có chiều dày tới 30 cm; san nền đường, sân bay, bảo dưỡng đường thi công.

•       Căn cứ vào công suất và trọng lượng, máy san được chia làm các loại:

Nhẹ:               trọng lượng 7 - 9 tấn,      công suất 55 – 66    kW

Trung bình:    trọng lượng 13 - 15 tấn,  công suất 88 – 110  kW

Nặng:            trọng lượng trên 19 tấn,  công suất 185 ¸ 225 kW

 

 

 

 

 

 

Câu 8 máy đầm

v  Đầm đất là tác dụng lên đất những tải trọng lặp đi lặp lại để gây cho nó hai loại biến dạng: thuận nghịch và không thuận nghịch.

ü   Biến dạng thuận nghịch là biến dạng mà khi thôi không tác dụng tải trọng đất trở về trạng thái ban đầu.

ü  Biến dạng không thuận nghịch: là biến dạng khi thôi không tác dụng tải trọng, đất không có khả năng trở về hình dạng ban đầu.

ü  Mục đích của đầm đát là tác dụng tải trọng động tạo ra biến dạng dư của đất là lớn nhất. Sức bền của các hạt đất lớn hơn nhiều  lực liên kết giữa chúng.

ü  Vì vậy khi đầm tải trọng đầm thắng lực liên kết và lực ma sát giữa các hạt đất, đẩy chúng dịch chuyển lại gần nhau, đẩy nước và không khí ra ngoài làm chặt đất chứ không phải phá vỡ bản thân các hạt đất.

ü  Công dụng của đầm nén là làm chặt đất, làm tăng dung trọng của đất trong công trình được đầm nén, chống thấm, chống nứt nẻ bề mặt, làm tăng khả năng chịu tải công trình.

ü  Máy đầm có rất nhiều loại, sau đây chỉ giới thiệu một số loại đầm chủ yếu được dùng trong công tác đất.

-          Đầm đất chấn động quả lăn nhẵn

-          Các loại máy đầm rung hiện đại có một số đặc điểm cấu tạo chủ yếu sau:

Các máy đầm có trống đầm chủ động có van phân chia lưu lượng thuỷ lực thống nhất hoặc bơm kép và sơ đồ thuỷ lực cung cấp lực kéo chủ động cho cả trống đầm và các bánh sau, làm việc tốt với mọi điều kiện đất nền, làm tăng khả năng di chuyển của máy với nhiều loại đất và điều kiện đất đầm khác nhau, nâng cao khả năng lên dốc của máy;

Các ghế ngồi điều chỉnh được, rộng rãi, và có giảm xóc tốt, người lái cảm thấy thoải mái trong suốt ca làm việc. Các cần điều khiển và trang bị trong ca bin đều thuận tiện về tầm với điều khiển, việc nhìn bao quát làm tăng năng suất đầm nén;

      Biên độ dao động và lực quán tính ly tâm cao giúp cho máy có thể làm việc với năng suất cao;

      Các tấm làm sạch được lắp ở cả phía trước và phía sau các trống giữ cho bề mặt trống sạch trong quá trình chuyển động tiến lùi.

Đầm bánh hơi

Đặc điểm:

       Máy đầm bánh hơi được dùng đầm đất có kích thước nhỏ và vừa, phù hợp với đất có dạng hạt hoặc dạng tấm.

       Đầm bánh hơi không phù hợp với công việc đầm yêu cầu năng suất cao, có bề dầy lớp đất đầm lớn.

       Lực đầm nén được tạo ra do các bánh hơi tác dụng từ phía trên lớp đất đầm xuống làm tăng dung trọng của đất. Để đầm được các loại đất khác nhau, có thể thay đổi lực đầm bằng cách thay đổi tải trọng đầm hoặc áp suất bánh hơi.

       Việc bố trí các hàng lốp trước và sau so le nhau có tác dụng nhào trộn, làm phẳng và làm kín bề mặt đầm nên tạo ra khả năng chống thấm qua bề mặt công trình.

       Tải trọng đầm phân bố đều hơn và chiều sâu đầm lớn hơn so với đầm lăn ép quả lăn cứng, có thể tới 40 đến 45 cm. Chiều sâu đầm phụ thuộc và diện tích tiếp xúc với đất của bánh hơi.

       Đầm bánh hơi có thể dùng với những loại đất  đá có độ ẩm tương đối lớn, đất dính và đất có lẫn dăm.

Câu 9 cơ cấu quay vòng xe xích và hệ thống truyền lực

      Các xe xích thường có tổ hợp truyền lực và cơ cấu quay vòng tích hợp, bảo đảm có thể chuyển động tịnh tiến khi tăng tốc, phanh và quay vòng với các bán kính quay vòng khác nhau, từ quay vòng tại chỗ cho đến những bán kính quay vòng bất bất kỳ

      Để thực hiện chức năng đó, hệ truyền lực xe xích bố trí cùng với cơ cấu quay vòng, cho phép hai dải xích chuyển động với các vận tốc khác nhau ở hai giải xích và có thể vận tốc ngược nhau để quay vòng tại chỗ. Nhờ có bộ truyền lực cạnh là cơ cấu hành tinh và được điều khiển bởi các phanh giải hoặc ly hợp mà ta có thể điều khiển vận tốc các giải xích một cách vô cấp

      Hệ thống truyền lực xe tăng T62 là hệ thống truyền lực cơ khí có cấp, bao gồm những cụm kết cấu sau: hộp truyền lực (Ghi ta) ,ly hợp chính, hộp số cơ khí, cơ cấu quay vòng, truyền động cạnh.

      Để giảm kích thước của khoang động lực và truyền lực cần bố trí động cơ và hộp số có trục song song, vì vậy cần phải có hộp truyền lực giữa chúng. Hộp truyền lực thực chất là cặp bánh răng để truyền mô men có tỷ số nhỏ hơn 1 nên mô men truyền ra trục chủ động của ly hợp giảm dần và giảm kích thước của ly hợp.

      Ly hợp chính có nhiệm vụ sau đây truyền mô men xoắn từ động cơ đến hộp số; cắt dòng lực từ động cơ đến hôp số khi cần thiết; là cơ cấu an toàn cho hệ thống truyền lực. Trong hệ thống truyền lực, ly hợp là kết cấu nằm giữa động cơ và hộp số. Trong quá trình hoạt động khi cần thiết ta vẫn có thể ngắt mô men từ động cơ đến hộp số như khi sang số, khi phanh gấp. Ly hợp là cơ cấu truyền ma sát nên khi quá tải các tấm ma sát có thể trượt tương đối với nhau bảo đảm là cơ cấu an toàn trong hệ thống truyền lực.

        Ly hợp chính có 3 phần cơ bản: phần chủ động nối với trục bị động của hộp truyền lực, phần bị động nối với trục chủ động của hộp số, cơ cấu điều khiển đóng mở ly hợp. Phần chủ động gồm nhưng chi tiết sau: tang chủ động có răng trong để lắp đĩa ma sát và vành răng khởi động nối với trục khuỷu nhờ bánh răng hình tang trống.

      Hai phần liên kết với nhau bằng các bu lông. Đĩa chủ dộng lắp vào tang gồm 10 đĩa ma sát bằng thép có then ngoài ăn khớp với then hoa của tang bị động. Phần bị động gồm những kết cấu sau: tang bị động có then trong để lắp với trục chủ động của hộp số và then ngoài để lắp các đĩa ma sát, các đĩa ma sát ăn khớp then với tang bị động. Kết cấu tạo lực ép gồm đĩa ép, lò xo ép và chốt lò xo.

-          Cơ cấu quay vòng

Cơ cấu quay vòng có các nhiệm vụ: đảm bảo quay vòng xe; giảm tốc độ của xe hoặc phanh xe.

Các cơ cấu quay vòng có 2 tỷ số truyền trở lên có thể thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực nhờ cơ cấu quay vòng mà không cần sang số

Cơ cấu quay vòng và phanh dừng của xe tăng T-62 là  cơ cấu quay vòng kiểu hành tinh hai bậc.

Kết cấu chính của cơ cấu quay vòng kiểu này gồm  dãy hành tinh và các kết cấu điều khiển quá trình làm việc của dãy hành tinh đó.

Cơ cấu quay vòng và phanh dừng của xe tăng T-62 gồm hai dãy hành tinh đặt ở hai đầu trục bị động của hộp số đảm bảo sự khác nhau về vận tốc để thực hiện quá trình quay vòng xe.

Dãy hành tinh bao gồm các kết cấu chính sau:

Ø  Bánh răng ngoại luân 27 nối với trục bị động của hộp số nhờ ống răng 35 và khớp nối răng 36. Bánh răng ngoại luân 27 được gá và quay trên hai ổ bi cầu 39;

Ø  Bánh răng hành tinh 25 quay trên chốt 32 của giá hành tinh 34. Giá hành tinh 34 ăn khớp then hoa với trục 7 của truyền động cạnh. Ngoài ra giá hành tinh 34 còn được nối với tang phanh dừng 28 và tang ngoài của ly hợp khoá 23.

Các phần từ đkhiển bao gồm

ü     Phanh chuyển hướng để phanh bánh răng mặt trời với thân xe;

ü  Ly hợp khoá để khoá bánh răng mặt trời và giá hành tinh;

ü  Phanh dừng để phanh giá hành tinh với thân xe;

ü  Bánh răng mặt trời 45 được chế tạo liền khối với tang phanh chuyển hướng 22 và tang trong của ly hợp khoá 16. Ngoài ra chốt lò xo ép 14, lò xo ép 15 và đĩa ép 17 cũng được liên kết với bánh răng mặt trời 45;

ü  Ly hợp khoá là ly hợp nhiều đĩa, ma sát khô giữa thép với thép, dùng để khoá bánh răng mặt trời và giá hành tinh;

ü  Phanh dừng và phanh chuyển hướng là phanh dải, kiểu bơi . Phanh dừng dùng để phanh giá hành tinh. Phanh chuyển hướng dùng để phanh bánh răng mặt trời với thân xe.

 

 

 

Chương 5 Xe Địa Hình

Câu 1 xe vận tải địa hình siêu trọng

* Nhiệm vụ  là chuyên chở đất đá từ tầng khai thác ra bãi thải; đưa đất đá đào lò lên mặt mỏ; chuyên chở khoáng sản từ nơi khai thác tới địa điểm tập trung. Vận tải mỏ đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ

      Ưu điểm của việc vận tải mỏ bằng ôtô là tính cơ động cao, vận tốc tương đối cao so với các loại vận tải khác nên cho năng suất lớn, vốn đầu tư cơ bản thấp hơn so với vận tải đường sắt từ  lần

       Nhược điểm  là chi phí sản xuất lớn; sửa chữa bảo dưỡng phức tạp (chi phí sửa chữa chiếm  % giá thành vận tải); giá ô tô và các phụ tùng thay thế đắt do phải nhập ngoại; đường chóng hỏng làm cho giá thành vận tải ôtô có thể tăng cao.

      → Xu hướng phát triển của ô tô vận tải mỏ là tăng sức chở của nó, nhằm tăng năng suất

      * Phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết: Chi phí cho công việc bảo dưỡng sửa chữa những loại xe này rất đắt; do xe có tải trọng lớn lên khả năng phá đường mạnh (chi phí cho san lấp đường tăng lên).

* Đường xấu ảnh hưởng trực tiếp tới công suất của xe, tuổi thọ các chi tiết trên xe giảm nhanh mà điển hình là một số loại xe: Volvo, Comatsu, CAT773E, CAT777D

Câu 2 hệ thống khung treo

•       Do phải hoạt động trong vùng mỏ đường không bền vững, xe phải quay vòng hẹp  nên xe dễ bị lật

•        Để hạn chế trượt và lật, các xe vùng mỏ thường có kết cấu ngắn, bánh to, liên kết của bánh xe với thân xe phải cứng vững (chuyển động tương đối của bánh xe và thân xe là bé)

→hệ thống treo của xe mỏ thường là thuỷ khí

•       Hệ thống treo sau:Cấu tạo của cụm treo sau được minh hoạ trên hình 5.5

Xy lanh treo sau được bắt chặt giữa các điểm tựa phía sau của thân xe và vỏ trục sau.

 Xy lanh treo sau là một xy lanh thuỷ khí. Xy lanh treo sau được đặt vào đúng vị trí hai đường tâm thanh dọc sườn xe của khung. Một điểm tựa được bắt chặt vào mặt trước của vỏ trục, đầu còn lại được nối liền với khung bởi các khớp cầu

Xy lanh treo sau có tác dụng chống xóc giữa bánh sau và khung xe. Xy lanh treo sau, đỡ toàn bộ phần sau của xe mà bao gồm cả tải trọng.

Các phần tử chính của trụ treo sau là một xy lanh và một ti đẩy. Xy lanh được bắt chặt vào vỏ trục sau với một khớp cầu. Ti đẩy được bắt vào thân sau của khung cũng bởi một khớp cầu.

 

Câu 2 Hệ thống phanh

* Đặc điểm hoạt động trong vùng mỏ, hệ thống phanh cần phải được thiết kế bảo đảm các yêu cầu sau đây: Hệ thống phanh phải bao gồm 4 dòng hoạt động độc lập có độ tin cậy cao:

Dòng phanh chính ( phanh chân ): Dòng phanh này có nhiệm vụ giảm tốc độ hoặc dừng hẳn ô tô đang chuyển động khi cần thiết. Dòng phanh này được điều khiển bằng chân thông qua tổng van phanh chân (van chân phanh);

Dòng phanh rà: Dòng phanh này được sử dụng khi cần phanh xe trên một quãng đường có dốc dài liên tục hoặc phanh xe khi tốc độ còn cao. Nó được điều khiển bằng tay thông qua van điều khiển phanh rà;

Dòng phanh tay: Phanh tay có nhiệm vụ giữ cho xe ở trạng thái dừng trong thời gian dài. Phanh tay được điều khiển bằng tay thông qua van ON-OFF phanh tay;

Dòng phanh khẩn cấp: Phanh khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi  dòng phanh chính gặp sự cố. Chế độ phanh này có thời gian tác dụng nhanh hơn phanh chân và tạo ra được lực phanh cực đại trong một thời gian ngắn

Cả 4 dòng phanh trên được bố trí trên cùng một hệ thống phanh của xe bao gồm:

                          Cơ cấu phanh;

                          Hệ thống làm mát;

                          Hệ thống dẫn động.

•       Xe vận tải mỏ làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt, tải trọng lớn trong khi nền đường không ổn định

→Hệ thống phanh phải làm việc liên tục, kéo dài, dễ dẫn đến hư hỏng cơ cấu phanh

•       Mặt khác do cơ cấu phanh sau là phanh nhiều đĩa nên khi nhả phanh các đĩa phanh thường có xu hướng bị dính sinh ra nhiệt lớn

•       Khi phải làm việc liên tục, cơ cấu phanh nóng lên ngoài việc giảm hệ số ma sát gây giảm hiệu quả phanh, việc các đĩa phanh nóng lên cùng với chế độ tải lớn sẽ làm giảm tuổi thọ của các bề mặt ma sát

•       Nếu các đĩa phanh làm việc trong điều kiện ma sát khô thì chế độ làm việc rất khốc liệt sẽ làm cho các đĩa phanh mòn nhanh.

→Sử dụng hệ thống làm mát phanh bằng dầu kết hợp với hệ thống làm mát hộp số tự động để làm mát cho cơ cấu phanh sau. Với hệ thống làm mát này thì cơ cấu phanh đĩa thiết kế ở trên được ngâm trong dầu làm mát, với chế độ làm việc ma sát ướt.

Dẫn động phanh

      Cơ cấu phanh trước của xe là phanh đĩa và phanh sau là phanh nhiều đĩa làm việc trong dầu. Do mô men phanh yêu cầu lớn nên để giảm lực bàn đạp phanh cho người lái  người ta đã thiết kế hệ thống dẫn động thuỷ lực điều khiển bằng khí nén

Câu 3 phanh chân, phanh rà

Phanh chân

Phần điều khiển khí nén gồm có tổng van phanh chân, các rơle phanh, các van xả khí nhanh. Tổng van phanh chân được gắn liền với bàn đạp phanh (cơ cấu điều khiển trên buồng lái) là thiết bị quan trọng của hệ thống phanh, nó xác định các trạng thái làm việc của cơ cấu phanh: phanh, nhả phanh, rà phanh. Tổng van phanh chân là một cụm thực hiện nhiệm vụ:

•          Gắn liền với cơ cấu điều khiển ( bàn đạp phanh ) điều khiển đóng mở dòng khí nén ;

•          Cấp khí nén cho các bầu phanh bánh xe khi nhấn bàn đạp và thoát khí nén trong các bầu phanh khi nhả phanh ;

•          Tạo nên sự thay đổi áp suất khí nén cung cấp cho bầu phanh bánh xe ;

•          Gây cảm  giác cho người lái theo các trạng thái  mở van khí nén. Đây chính là nhiệm vụ thể hiện tính tuỳ động, chép hình của tổng van phanh chân.

Phanh rà* Phanh rà được thiết kế nhằm hỗ trợ lái xe khi phải phanh trong thời gian dài. Sơ đồ hệ thống phanh rà như trong hình 5.22.

      Phanh Tay:Phanh tay gồm 3 cụm chính: van ON-OFF điều khiển phanh tay, van phanh tay và phanh khẩn cấp, cơ cấu phanh sau như hình 5.26.

       Van ON-OFF điều khiển phanh trước và van ON-OFF điều khiển phanh tay có nhiệm vụ ngừng hoặc cấp khí cho bầu phanh của xi lanh chính phanh trước (21) bằng việc đóng, mở các cửa cấp khí.

Phanh khẩn cấp

       Hệ thống phanh khẩn cấp gồm van điều khiển phanh khẩn cấp, van chuyển đổi, van phanh tay và phanh khẩn cấp, xi lanh chính phanh trước và cơ cấu phanh.

      Van điều khiển phanh khẩn cấp (7), hình 5.12, có nhiệm vụ điều khiển việc cấp, ngắt khí tới van chuyển đổi (14), van  phanh tay và phanh khẩn cấp bằng việc đóng, mở cửa cấp khí. Van điều khiển phanh khẩn cấp được điều khiển bằng chân thông qua bàn đạp.

 

 

 

 

 

 

Chương 6 XE CÔNG TRƯỜNG BÁNH ĐỘC LẬP

Câu 1  khái niệm và đặc điểm

Khái niệm: Khái niệm xe siêu trường siêu trọng xuất phát ban đầu do những hạn chế lưu hành trên hệ thống giao thông công chính. Hai thông số xác định xe siêu trường đối với hệ thống giao thông là tải trọng và cung quay vòng. Điều này liên quan đến khả giới hạn chịu tải của cầu đường và hành lang tự do mà các xe có thể lưu hành

Khi công nghiệp phát triển, phải vận chuyển những sản phẩm siêu trọng liền khối hoặc phải chở những tổ hợp quân sự siêu trọng. Vì vậy xe siêu trường siêu trọng ngày càng phát triển đa dạng

Chúng ta tạm thời phân loại như sau:

·         Theo tính chất của đường lưu hành:

-          Xe siêu trường siêu trọng lưu hành trong hệ thống giao thông công chính. Tải trọng của những xe này bị giới hạn do tải và hành lang quét cho phép của hệ thông giao thông. Về kết cấu thường là xe 2 hoặc 3 cầu. Một số xe vừa lưu hành trên đường vừa chạy trên công trường ( off-road ).

-            Xe siêu trường siêu trọng chạy trên công trường (off-road ). Loại xe này có giải tải trọng khá rộng, từ 10 tấn cho tới vài trăm tấn. Về kết cấu có xe giống xe thông thường nhưng tải trọng lớn nên không được lưu thông trên hệ thống đường bộ như CAT’777D của Mỹ. Cũng có những yêu cầu riêng cho xe mỏ vì phải chạy trong điều kiện đèo dốc, quay vòng trên cung quay vòng bé.

-          Trên công trường và trong quân sự còn một loại xe chuyên dụng, đó là các xe có bánh độc lập: truyền lực động lập, phanh độc lập, treo độc lập, lái độc lập cho từng bánh xe. Các xe này là xe nhiều cầu (4 cầu trở lên), mỗi cầu có nhiều hơn 4 bánh độc lập. Được gọi là xe công trường bánh độc lập

·         Theo kết cấu:

-          + Xe siêu trọng thông dụng: giống các xe truyền thống nhưng tải trọng lớn như xe CAT’777.

-          + Xe siêu trọng có bánh xe độc lập.

Sau đây là một số xe của các nước trên thế giới đã chế tạo cho các mục đích khác nhau.( xe chở tên lửa,xe mooc dùng trong quân đội, xe 4 cầu chở ống dẫn dầu của LX, đầu kéo chạy địa hình

Ø  Đặc điểm  Mục tiêu ban đầu của việc chế tạo các xe siêu trọng là vận chuyển các tổ hợp quân sự: trên xe siêu trọng đặt vũ khí như tên lửa, bệ phóng và các thiết bị điều khiển. Đó là các thiết bị phóng di động tĩnh tại, có thể thọc sâu, linh họat di động và được phối hợp tác chiến với các đợn vị khác như  không quân và hải quân

Ø  Trong dân sự người ta tận dụng các nghiên cứu của quân sự để chế tạo các xe siêu trọng chở các thiết bị siêu trọng trên công trường. Đặc điểm sử dụng của loại xe này là xe địa hình ( off-road ), đường gồ ghề với mấp mô lớn, nền đường không bền vững.

Vì vậy xe siêu trọng địa hình cần có các yêu cầu sau:

      Xe có nhiều bánh xe với bán kính lớn để phân tải và giảm áp lực đường. Vì vậy xe có thể được thiết kế nhiều cầu, nhiều hơn 4 cầu, và mỗi cầu có thể có nhiều hơn bốn bánh xe. Xuất phát từ đặc điểm này mà các hệ thống  sau cũng phải đựợc thiết kế đặc biệt theo phương án bố trí hệ thống di động.

      Hệ thống treo phải treo độc lập hoặc cân bằng phương dọc và ngang. Hệ thống treo là hệ có điều khiển mức (độ cao), tức là hệ thống treo tích cực. Mục tiêu của thiết kế treo là bảo đảm cho thân xe cân bằng, ít lắc ngang và dọc nhưng các bánh xe vẫn bám đường (các bánh xe không bị treo).

       Khi chọn hệ thống di động nhiều bánh xe thì vấn đề quay vòng cũng được đặt ra: điều khiển lái ở tất cả các bánh xe một cách độc lập, bảo đảm cung quay vòng bé và trong một số trường hợp xe có thể di chuyển ngang.

       Với thiết kế nhiều bánh xe của xe địa hình thì khoảng cách các bánh xe rất lớn cho nên hệ thống phanh cũng được thiết kế động lập cho các bánh xe.

      Hệ thống động lực và truyền lực- nói gọn là hệ truyền lực, cũng phải được thiết kế đặc biệt. Hệ truyền lực phải là hệ lai: Hybrid Transmission. Nguồn động lực được tạo ra từ động cơ Diesel, được khuếch đại qua hộp số thủy cơ và thường là điều khiển số tự động.

Câu 2 truyền động điện, thủy tĩnh

Truyền động điện

Ø  Qua thực tế nghiên cứu người ta thấy khả năng truyền lực cơ khí độc lập cho từng bánh xe theo yêu cầu của xe siêu trọng địa hình gần như cạn kiệt. Ngày nay người ta sử dụng hai phương án dẫn động là điện và thủy lực

Ø  Các chuyên gia xe siêu trong rất thích sử dụng loại dẫn động điện và cơ điện. Tính ưu việt của nó là dòng lực liên tục, dễ tự động điều khiển và lực điều khiển bé. Với tính chất đó ta có thể dễ dàng tạo ra đặc tính kéo phù hợp theo điều kiện sử dụng và cuối cùng là không phụ thuộc khoảng cách truyền lực

Ø  Hệ thống truyền động điện gồm ba phần tử là động cơ đốt trong-biến mô thủy lực tao ra mô men xoắn thay đổi theo số vòng quay động cơ; máy phát được cấp mô men từ động cơ đốt trong tạo ra dòng điện thay đổi cấp điện cho một động cơ điện tạo ra mô men ( điện ) làm quay bánh xe. Động cơ điện được đặt trong bánh xe và có thể có bộ truyền động cơ khí. Vì vậy người ta gọi nó là bộ truyền cơ điện

 

 

 

Truyền động thủy lực

      Hệ thống truyền lực thủy lực thể tích có một số tính chất ưu việt cần tận dụng trong một số lĩnh vưc:

      Kết cấu đơn giản, có khả năng truyền động vô cấp khi số vòng quay thay đổi và mô men xoắn;

       

      Có khả năng tăng tốc, phanh và đảo chiều nhanh nhờ mô men quán tính của các thiết bị thủy lực nhỏ;

      Có khả năng phanh hoàn toàn máy thủy lực mà không cần một khâu ma sát nào;

      Công suất lớn và trọng lượng/công suất của nhỏ ( 0,5 – 1,5 kg/kW ), động cơ thủy lực ( 0,2 – 0,5 kg/kW, kích thước nhỏ nhưng lực đẩy lớn;

      Tỷ số truyền lớn nên không cần hộp giảm tốc cơ khí;

      Ổn định làm việc khi số vòng quay nhỏ, có khả năng tạo ra mô men khởi động lớn cho xe khi làm việc ở vận tốc bé;

      Có khả năng tự động điều khiển theo các thuật toán cho trước;

      Độ nhạy cao và chính xác khi điều khiển;

      Làm việc trong dầu nên tổn hao ma sát bé, ít bị mài mòn;

      Khả năng tiêu chuẩn hóa và lắp lẫn cao.

Câu 3 Hệ thống treo

      Hệ thống treo xe nhiều cầu địa hình là hệ treo độc lập, thường có ba dạng là cơ cấu dạng nến, cơ cấu đòn và nến, cơ cấu hai đòn ngang ( hình 6.24). Khi thiết kế hệ thống treo người ta căn cứ vào không gian treo; chế độ tải trọng của treo, loại truyền lực, kiểu quay vòng để chọn kiểu treo.

Nguyên lý trụ treo:Với hệ treo khí, thủy khí hoặc thủy lực hoặc cơ khi thủy lực, cơ khí khí nén thường các phần tử đàn hồi, cản  đều được thiết kế trong một cụm, gọi tắt là trụ treo.

Trụ treo thủy khí: Trong sơ đồ hình   6.31 ta có hai buồng khí trơ W, Wq giữ vai trò là phần tử đàn hồi; lượng khí không thay đổi. Biến dạng của khi tương ứng với hành trình động. Các van thủy lực và dầu giữ vai trò giảm chấn thủy lực. Với các hệ treo có điều khiển, lượng dầu được thay đổi để điều khiển mức.

Trụ treo thủy lực: Hình 6.32 phù hớp cho hệ thống treo điều khiển mức

 

 

 

 

 

 

Chương 7  Ô tô đặc chủng

Đặc điểm xe cứu hỏa

v  Các ôtô cứu hỏa chuyên dùng làm công tác phục vụ công cộng: chữa cháy, tham gia vào các hoạt động cứu hộ trên mặt đất.

        Đặc điểm cơ bản của ôtô cứu hỏa là không tham gia vào công tác vận tải thông thường.

      Các trang thiết bị và công nghệ ứng dụng trên xe cứu hỏa không phải là để vận chuyển hàng hóa bình thường mà là được dùng để phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ được giao.

      Các trang thiết bị này được lắp đặt cố định, có kích thước nhỏ gọn, tận dụng kích thước tối đa của sàn ôtô trong khuôn khổ nhất định và phải đảm bảo được tính năng cơ động.

Do tính chất và nhiệm vụ của xe cứu hỏa nên nó được xếp vào loại phương tiện giao thông được ưu tiên khi lưu thông trên đường với đèn và còi ưu tiên

•       Chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa của ôtô cứu hỏa gắn liền với chế độ bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng lắp đặt trên xe.

•        Chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa của ôtô cứu hỏa được xác định theo thời gian hoạt động và thời gian niêm cất trong kho.

•        Do đặc thù của công tác phòng phòng cháy và chữa cháy nên thời gian chủ yếu của ôtô cứu hỏa là được bảo quản trong kho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: