DCOT TTLSVN Mos

Đề cương ôn tập môn tiến trình lịch sử Việt Nam.

Câu 1: Nêu hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của các hiệp ước mà triều Nguyễn đã kí với Pháp từ năm 1862 đến năm 1884 (4 hiệp ước: Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hắc Măng, Pa tơ nốt).

Trả lời:

Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).

Hoàn cảnh lịch sử.

Sau một thời gian dài chuẩn bị cho âm mưu xâm lược Việt Nam thì rạng sáng ngày 1/9/1858, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chính thức bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Triều đình nhà Nguyễn cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Quảng Nam, ra Đà Nẵng chặn giặc. Nguyễn Tri Phương chủ trương bao vây giặc bằng cách xây dựng một tuyến phòng thủ dài hơn 4km. Chiến thuật này đã giam chân pháp trong 5 tháng liền, bị tiêu hao, bị bệnh dịch hoành hành, khả năng tiếp ứng từ đất liền hoàn toàn không có.

Trong tình trạng ấy, chỉ huy quân Pháp Giơnuiy quyết định chuyển hướng, chuyển đại quân vào tấn công Nam Kỳ, mục tiêu trước tiên là Gia Định.

9/2/1859, quân giặc tới Vũng Tàu. Từ ngày 10/2, chúng bắt đầu tấn công dọc sông Cần Giờ vào Gia Định. Ngày 16 và 17/2, Giơnuiy đã chiếm được thành Gia Định.

Tuy chiếm được Gia Định nhưng với lực lượng có hạn, Giơnuiy không thể đánh rộng ra ngay được. Trước sự vây hãm của quân triều đình nhà Nguyễn, Giơnuiy liền quyết định dùng thuốc nổ phá thành Gia Định, đốt trụi kho hàng, đưa quân xuống đóng dưới tàu chiến đậu trên sông để tránh bị đột kích.       

Từ tháng 5 đến tháng 8/1859, quân Pháp lại sa lầy ở Đà Nẵng. Nhưng lúc này trong triều đình lại có sự phân hoá, tư tưởng sợ giặc, “chủ hoà“ bắt đầu lan ra làm phân tán lòng người.

Nước Pháp sa lầy trong chiến tranh xâm lược ở Xyri, quân Pháp buộc phải rút chạy khỏi Đà Nẵng. Ngày 23/3/1860, Đà Nẵng được giải phóng sau 1 năm 6 tháng 22 ngày bị giặc Pháp chiếm. Trong khi đó, cơ hội để hất quân địch ra khỏi Gia Định cũng rất lớn; đối diện với đại quân của Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp chỉ có hơn 1000 quân Pháp  rải trên một tuyến dài 10km. Nhưng quân ta vẫn nằm im trong phòng tuyến Chí Hoà mới xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm“.

Năm 1861, Pháp có đk thuận lợi hơn trước, tháng 2 năm 61, Đô đốc Sácne  tới Nam kỳ với 4000 quân và 70 tàu chiến tăng viện. đêm 23/2/61, Sácne đánh thẳng vào Đại Đồn. sau 2 ngày chiến đấu, quân địch bị diệt 300 tên, nhưng quân đội triều đình cũng chịu tổn thất lớn.

Quân Pháp lấn tới, mở cuộc hành binh đẫm máu dọc sông Bảo Định, lần lượt chiếm được các tỉnh Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861) và Vĩnh Long (23/3/1862).

Ngày 25/6/1862, Đô đốc Bôna mới sang thay Sácne, thay mặt chính phủ Pháp, tuyên bố lập ra chế độ Soái phủ ở Nam Kỳ, đánh dấu bước mở đầu chế độ thuộc địa ở đây.

Như vậy, ở Nam kỳ, Pháp đã chiếm được 4 tỉnh là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

Lúc này, ở Bắc kỳ đang diễn ra các cuộc nổi dậy đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc…)

 đây là hai mối nguy hại ảnh hưởng đến triều đình nhà Nguyễn. khi so sánh hai mối nguy này, triều đình Tự Đức đã quyết định đưa ra phương án giải quyết: giảng hoà với thực dân Pháp để có thể đưa quân đi đàn áp tiêu giệt các cuộc nổi dậy ở đất bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

Ngày 5/6/1862, hiệp ước Nhâm Tuất đã được kí kết tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời cua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đai tá Don Carlos Palanca Guttiere.

Nội dung của hiệp định.

Hiệp ước Nhâm Tuất có 12 khoản, trừ các điều khoản có tính chất ngoại giao thì còn 8 khoản được coi là quan trọng hơn cả với nội dung chính như sau:

Triều đình thừa nhận việc cai quan 3 tỉnh miền đông thuộc nước Pháp.

Bồi thường cho Pháp 20 vạn quan chiến phí (tương đương 280 vạn lạng bạc).

Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Quan Lạt và Quảng Yên cho người Pháp thông thương.

Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia tô, bãi bỏ lệnh cấm Đaoh này trước đây.

Phía Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc dân chúng thôi chống Pháp.

Hệ quả.

Bước đầu thể hiện sự đầu hàng của triểu đình Tự Đức. tạo điều kiện cho Pháp lấn tới.

Sau bản Hoà ước này, nhiều quan lại trong triều đình đã tỏ ra bất mãn, phản đối sự yếu đuối của triều đình, các cuộc nổi dậy của dân chúng cũng ngày một nhiều.

Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Hoàn cảnh lịch sử.

Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quyết định xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ. đến năm 1867, chúng cũng đã chiếm được 3 tỉnh còn lại.

Sau khi củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc kỳ, Pháp đã quyết định từng bước tiến ra bắc với mục đích chiếm lấy Bắc kỳ. Để thực hiện ý đồ này, Pháp đã đưa ra những yêu sách rất ngang ngược đến triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ. Không được triều đình Huế chấp nhận, Pháp đã đưa quân ra và chiếm lần lượt Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương.

Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn tới vi phạm vào bản hoà ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký. Vì thế đã dẫn đến việc Pháp đã thay thế hoà ước Nhâm Tuất bằng bản hoà ước mới là bàn hoà ước Giáp Tuất 1974, với các điều khoản có lợi cho Pháp hơn.

Nội dung bản hoà ước.

Bản hoà ước Giáp Tuất 1974 được ký tại Gia Định ngày 15 tháng 3 năm 1974gồm có 22 điều khoản.

Bản hiệp ước có hai điểm chính là:

+ triều đình thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ, nói cách khác triều đình công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp.

+ Pháp đồng ý trao trả Hà nội và các tỉnh đã bị chiếm ở Bắc Kỳ cho triều đình Huế.

+ các điểm khác như: triều đình phải mở các cửa biển Thị Nại (Bình Định), Ninh Hải (Hải Phòng), mở cảng sông Hồng cho người Pháp thông thương; tăng thêm nhiều quyền hạn về tôn giáo, kinh tế xã hội cho giáo hội Công giáo; cột chặt việc ngoại giao của Việt Nam vào nước Pháp,… 

Hệ quả.

Đã lộ rõ bản chất đầu hàng bán nước của triều đình nhà Nguyễn; thông qua bản hoà ước này, triều đình đã cấu kết với Pháp đàn áp nhân dân, làm cho >< nhân dân và triều đình tở nên gay gắt.

Điều nà gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước  triều đình trở thành đối tượng cần đánh đổ cùng thực dân Pháp, phong trào nhân dân đã có thực tiến để đi tới nhận thức mới mẻ: chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.

Hiệp ước Hácmăng.

Hoàn cảnh lịch sử.

Đầu thập niên 80, tình hình ở Bắc Kỳ càng thêm rối loạn khi Pháp chủ trương xâm lược và tìm cách gây hấn. Năm 1882, thủ phủ Hà Nội thất thủ; Pháp chiếm toàn miền trung châu Bắc Kỳ. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tay của Trung Quốc được đặt vào trình trạng báo động. Một mặt Nhà Thanh cho tăng cường việc phòng bị biên ải, mặt khác quân Thanh vượt biên giới Bắc Kỳ khi triều điình Huế gửi thư cầu viện. dưới danh nghĩa giúp triều đình nhà Nguyễn, chúng đã mở đầu cuộc chiến tranh Pháp – Thanh. Trong khi đó quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ cũng phối hợp với quân Thanh đánh Pháp.

Cũng vào thời gian này, vua Tự Đứ băng hà (19/7/1983) mà không có con nối ngôi. Việc triều đình rối ren, các quan phụ chính thì tranh nhau quyền lợi. Lợi dụng tình hình rối ren này, quân Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế. Cuộc chiến đấu ở Huế cũng chỉ kéo dài được 4 ngày. Ngày 22/8/1883, vua Hiệp Hoà chấp nhận đầu hàng.

Nội dung.

Bản hoà ước được hai bên ký kết ngày 25/8/1883.

Bản hoà ước gồm 27 điều lệ, với các nội dung chính:

+ Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao thiệp với nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.

+ Nam Kỳ là xứ thuộc điạ từ năm 1874 nay được mở rộng gồm cả tỉnh Bình Thuận thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.

+ Pháp có quyền đóng quân ở Đèo Ngang, của Thuận An.

+ Trung Kỳ, tức các tỉnh từ Khánh Hoà ra đến Đoè Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt 3 tình Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.

+ Khâm sứ Pháp ở Huế có quyền ra vào tự do yết kiến vua.

+ Ở Bắc Kỳ (gồm cả 3 tình Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt Nam nhưng đại để việc nội trị không ảnh hưởng.

+ buộc triều đình Huế rút quân khỏi Bắc Kỳ. Việc thuế má cũng do Pháp điều hành.

Hệ quả.

Với 27 điều khoản trong hoà ước, Việt Nam từ đây đã hoàn toàn là thuộc địa của Pháp. Việc Việt Nam ký hoà ước Hác măng đã tạo điều kiện cho Pháp lấn tới hơn nữa, hoàn thành công cuộc xâm lược của chúng.

Hoà ước Patơnốt.

Hoàn cảnh lịch sử.

Sau khi ký hoà ước Hácmăng 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, … kế tiếp lên ngội trong thời gian ngắn. líc này ở Bắc Kỳ , quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thánh về Trung Quốc. Tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. tháng 8/1884, với lợi thế về quân số và trang bị, quân Pháp đã thắng lớn trên chiến trường Bắc Kỳ, tiêu diệt 2000 quân Thanh ở Lạng Sơn.

Cuối cùng, Hiệp ước Thiên Tân lần thứ 2 được ký vào ngày 9/6/1885 giữa Patơnốt và Lý Hồng Chương, giúp quân Pháp loại bỏ nhà Thanh ra khỏi vấn đề Việt Nam.

Trước đó dựa vào bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, chính phủ Pháp đã cử Patơnốt – đại diện Cộng Hoà Pháp đến Huế sửa lại Hiệp ước Hácmăng 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn.

Nội dung.

Hiệp ước Patơnốt được ký ngày 6/6/1884 tại Huế, gồm 19 điều khoản.

Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bàn hoà ước Hácmăng ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:

+ chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt: Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.

+ Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc về Nam Kỳ hoàn lại cho Trung Kỳ.

Hệ quả.

Viiệc triều đình nhà Nguyễn ký bản hiệp ước Patơnốt đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến ở Việt Nam . Các vua triều Nguyễn còn tồn tại sau đó chủ yếu do thực dân Pháp lập nên như một con bài cần thiết cho sự thống trị của bộ máy thực dân của chúng.

Thực dân Pháp chấm dứt giai đoạn xâm lược 30 năm, chúng đã hoàn toàn xâm lược đượcViệt Nam. Nhưng sau Patơnốt, phòng trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh. Hiệp ước Patơnốt lại mới chỉ là đánh dấu bước mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

Câu 2: nêu những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam qua hai đợt khai thác thuộc địa.

Trả lời:

Trong quãng thời gian xâm lược Việt Nam, Pháp đã tiến hành tổng cộng hai cuộc khai thác thuộc địa là Khai thác thuộc địa lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914 và cuộc kai thác thuộc địa lần thứ hai từ năm 1919 đến 1929.

Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc đia này đã dẫn đến rất nhiều biến chuyển cả về kinh tế và xã hội Việt Nam.

Về Kinh tế:

Trong khai thác thuộc địa 1 các ngành được chú trọng đầu tư là công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải và công nghiệp chế biến.

Trong khai thác thuộc địa lần hai, các ngành được chú trọng đầu tư là công nghiệp khai khoáng và nông nghiệp, đặc biệt là đồn điền trồng cây công nhiệp.

Để tập trung phát triển các ngành trên, Pháp đã đầu tư một lượng tương đối lớn tiền vào Việt Nam, trong khai thác thuộc đia lần thứ nhất là 426 triệu phrăng, đến khai thác thuộc địa lần thứ hai đã lên đến gần 4 tỷ phrăng.

Ngành khai thác mỏ:

Trong cả hai cuộc khai thác thuộc địa, ngành này đếu được đầu tư mạnh và mang đến cho Pháp nguồn lợi nhuận lớn;

Pháp đặc biệt chú trọng đến khai thác mỏ than, các công ty khai thác than được thành lập.

Các mỏ sắt, thép, đồng , kém,…cũng được khai thác, sang khai thác thuộc địa lần hai còn được đầu tư thêm về nhân công và đẩy nhanh tiến độ khai thác.

Các ngành công nghiệp chế biến:

Các nhà máy được xây dựng, số lượng tăng lên nhanh chóng, quy mô sản xuất cũng được mở rộng.

Chủ yếu là các nhà máy dệt, xi măng, nước ngọt, rượu bia, giấy, da thuộc,in,…

Một số trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Hồng Gai, Hà Nội, Nam Định, Vinh, Bến Thuỷ,… dần dần hình thành; riêng Sài Gòn, ngoài việc là một trung tâm công nghiệp còn là một trung tâm công nghiệp chế biến và thương mại quan trọng.

Đến cuộc khai thác thuộc địa lần hai, một nền công nghiệp với hai bộ phận là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đã coi như được hình thành ở Việt Nam.

Nông nghiệp:

Trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tuy nông nghiệp chưa phải là lĩnh vực được quan tâm nhất, nhưng tư bản Pháp cũng hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Vì vậy Pháp đã đề ra chính sách cướp đoạt ruộng đất. Đến năm 1913, Pháp đã cướp đoạt của người dân đến 470.000 ha đất, dữ dội nhất ở Nam Kỳ.

Trong khai thác thuộc địa lần thứ hai, nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chú trọng đầu tư lớn nhất; từ số lượng đất đai cướp được từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cộng thêm số đất chiếm trong cuộc khai thác lần thứ hai  các đồn điền cao su, cà phê, chè,.. rất lớn đã được lập; đặc biệt là trồng cây cao su, đến năm 1930 diện tích trồng cây cao su đạt 78.620 ha; các công ty, tập đoàn kinh doanh cây cao su cũng được thành lập.

Thương nghiệp:

Trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất, để độc chiếm thị trường, thực dân Pháp công bố các đạo luật về thương mại năm 1887 và 1892, coi Đông Dương là thuộc địa đồng hoá về thương mại, giành vị trí độc quyền cho các công ty lớn của Pháp.

Sang đến cuộc khai thác thuộc địa lần hai, thương nghiệp có bước phát triển mới, ngoại thương phát triển mạnh; hàng hoá của Pháp cũng tăng mạnh trên thị trường; các quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh, xuất hiện các chợ lớn (Bến Thành – Sài Gòn, Đông Ba – Huế, Đồng Xuân – Hà Nội)

Giao thông vận tải:

Đến năm 1919, đường sắt xuyên Đông Dương đã xong một số đoạn quan trọng, đã hoàn tất 21 tuyến „đường thuộc địa“ và đặc biệt là hệ thống cảng biển, xây dựng các cây cầu quan trọng, mở các con kênh mới,…

Sang cuộc khai thác thuộc địa lần hai, để phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển nguyên nhiên liệu, lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước,… các đoạn đường sắt đã được xây dựng thêm; hệ thống giao thông đường thuỷ tiếp tục được khai thác; các cảng biển được nâng cấp, xây mới; các đô thị được mở rộng và dân cư đông đúc hơn trước.

Tài chính:

Chính sách thuế khoá gồm thuế trực thu và thuế gián thu; sang khai thác thuộc địa ần 2 còn tăng thuế.

Ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc và kinh doanh tiền tệ, thành lập năm 1875 với số vốn 8 triệu phrăng đến đầu chiến tranh là 20 triệu phrăng.

Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, bao chùm và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế Đông Dương là hệ thống ngân hàng, mà đứng đầu là Ngân hàng Đông Dương; từ năm 1912 đến năm 1930, ngân sách Ngân hàng Đông Dương tăng 3 lần; Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, chủ đoạ trong phát hành tiền giấy, cho vay lãi và góp vốn thành lập các công ty, đồn điền, các nhà máy.

Về chính trị, văn hoá, giáo dục.

Trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Pháp tập trung vào 3 mặt chủ yếu

Nhập cơ sở vật chất kỹ thuật ấn loát, tạo điều kiện để văn minh phương tây chế ngự dần, loại bỏ dần chữ hán và nho học: đưa máy in hiện đại vào Sài Gòn, xuất bản báo tiếng Pháp, báo chữ quốc ngữ; cấm đọc và thi chữ Hán. Theo đó các hình thức sinh hoạt văn hoá mới theo lối phương Tây ra đời.

Đào tạo lớp trí thức mới Tây học ( tầng lớp „thượng lưu trí thức“), ngày càng tăng về mặt số lượng và trình độ. (nhưng không phải tất cả các trí thức Tây học đều phục vụ cho thực dân, ngược lại đầu thế kỷ lại xuất hiện lớp trí thức tây học yếu nước, là đầu tàu trong cuộc tiếp xúc văn hoá đông tây ở VN.

Cổ suý những tư tưởng thân Pháp, vong bản, chống đối, ngăn cản những tư tưởng tiến bộ kể cả tư tưởng dân chủ tư sản Pháp

Nói chung, đây là giai đoạn xã hội thuộc địa đang ổn định thời, mở đầu cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên trong xã hội nước ta lại đang nhen nhóm một xu hướng cứu nước mới, hệ quả trực tiếp mà cuộc khai thác thuộc địa đem lại.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: thực dân Pháp đề ra 6 chính sách về chính trị, văn hoá và giáo dục

Thực dân Pháp tăng cường chính sách „chia để trị“: mọi quyền lực nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành.

Bộ máy đàn áp, cảnh sát, nhà tù tăng cường hơn trước và hoạt động ráo riết.

Thực dân Pháp thi hành một vài cải cách chính trị, hành chính: đưa thêm người Việt vào làm việc trong các công sở của Pháp.

Văn hoá – giáo dục có thay đổi: hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.

Thực dây Pháp ưu tiên khuyến khích cho xuất bản các loại sách báo cổ vũ cho chủ trương „Pháp – Việt đề huề“.

Các trào lưu tư tưởng, khoa học- kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương tây,… có điều kiện tràn vào Việt Nam; các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và văn hoá nô dịch cùngt ồn tại, đan xen.

Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, dẫn đến phân hoá: xuất hiện một số giai cấp mới bên cạnh những giai cấp cũ với cuộc sống và thái độ chính trị khác nhau đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Tính chất xã hội cũng có sự thay đổi: xã hội Việt Nam đã thực sự là một xã hội thuộc địa, một xã hội mà các yếu tố tư bản chủ nghĩa dưới dạng thực dân xen kẽ với những quan hệ sản xuất phong kiến mà bọn thống trị cố gắng duy trì.

Biến đổi cấu trúc xã hội: nhiều đô thị mọc lên, đặc biệt sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, một hệ thống đô thị kiểu Phương Tây đã được hình thành với 5 cấp độ; gắn với sự hình thành nhiều cộng đồng dân cư thuộc nhiều quốc tịch sinh sống, làm ăn.

Tính chất thuộc địa thể hiện rõ trong sự tổ chức cai trị, quản lý dân sự.

Về toà án: có 2 hệ thống là Toà án Pháp và Toà án Việt.

Ngoài ra còn có toà án đặc biệt là Hội đồng đề hình chủ yếu đàn áp phong trào yêu nước . Năm 1917, Pháp thành lập Sở Liêm phóng Đông Dương (tức là Sở Mật thám) và Sở Hiến binh, chủ yếu cho „an ninh dân sự“.

Các giai cấp cũ xảy ra sự thay đổi to lớn:

Giai cấp địa chủ phong kiến:

Mất vai trò giai cấp thống trị có chủ quyền, nói chung đã trở thành chỗ dựa và tay sai cho chủ nghĩa thực dân.

Thực dân Pháp khuyến khích địa chủ mới, địa chủ tư sản hoá chiếm hữu nhiều ruộng đất.,

Hơn nữa giai cấp đại chủ còn có sự phân chia thành 3 bộ phận trong khai thác thuộc địa hai là: đại địa chủ, trung địa chủ và tiểu địa chủ; trong đó đại đại chủ là tay sai trực tiếp của Pháp, dựa vào Pháp; trung và tiêu địa chủ vẫn bị thiệt thòi, chèn ép, vì vậy cũng có ý thức dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai, trở thành một lực lượng tham gia cách mạng.

Giai cấp nông dân:

Có sự phân tầng rõ rệt: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông; bị cướp đoạt ruộng đất, một bộ phận bị bần cùng hoá.

Nông dân bị bóc lột, chèn ép bằng nhiều thủ đoạn, nhất là chính sách thuế khoá và phu phen tạp dịch .

Mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến tay sai và thực dân Pháp ngày càng gay gắt

nông dân trở thành lực lượng chính đông đảo nhất tham gia phong trào cách mạng.

Bên cạnh những giai cấp cũ như nông dân và địa chủ, đã xuất hiện thêm nhiều giai cấp mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Tiểu tư sản:

Gồm rất nhiều tầng lớp khác nhau: học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức, buôn bán nhỏ, thợ thủ công, dân nghèo thành thị,…

Được hình thành đầu thế kỷ XX ở nước ta. Giai cấp tiểu tư sản chủ yếu sống tập trung ở các thành thị, sau chiến thanh thế giới thứ nhất có sự tăng nhanh về mặt số lượng.

Đây là giai cấp có tinh thần dân tộc, dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai.

Đặc biệt trong giai cấp tiểu tư sản có một bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước. vì vậy họ trở thành lực lượng hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do  của dân tộc.

Trong phong trào yêu nước thời kỳ đầu thế kỷ XX, người đại diện và lãnh đạo khuynh hướng dân tộc tư sản là một tầng lớp đặc biệt – các sỹ phu tư sản hoá, các sỹ phu yêu nước tiến bộ.

Giai cấp tư sản.

Đã xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và chính thức trở thành giai cấp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất..

Trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một số chủ xưởng, viên chức trung lưu, cao cấp… đã phát triển nền kinh tế tư bản ở Việt Nam theo hướng dân tộc, với sự hình thành của những hiệu buôn, công ty đầu tiên; bên cạnh đó còn là những nhà xưởng tiến hành buôn bán với quy mô lớn, hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh giao thông đường thuỷ và đường bộ,…

Trong khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản có sự phân hoá thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc;

Tư sản mại bản: là những chủ tư bản lớn, có quan hệ gắn bó mật thiết với thực dân Pháp, cấu kết chặt chẽ với Pháp về cả kinh tế lẫn chính trị, trở thành tay sai cho Pháp.

Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập, địa vị kinh tế và chính trị so với tư sản mại bản vô cùng nhỏ bé nên bị thực dân Pháp và tư sản mại bản chèn ép có tinh thần dân tộc dân chủ, cũng tham gia chống Pháp và tay sai.

Giai cấp công nhân:

Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và tăng nhanh về mặt số lượng sau chiến tranh thế giới thứ nhất. (trước chiến tranh là 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn người)

Giai cấp công nhân ra đời là để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá thuộc địa của Pháp. Vì vậy ở Việt Nam, công nhân là giai cấp mới đầu tiên ra đời trong cái nôi thuộc địa, ra đời trước cả giai cấp tư sản.

Là giai cấp đại diện cho vô sản, bị thực dân Pháp và giai cấp tư sản bóc lột, chèn ép; hơn nữa giai cấp công nhân cũng có quan hệ mật thiết, gắn bó máu thịt với nông dân, lại kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc và sớm được tiếp cận, tiếp thu trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Như vậy, qua hai cuộc khai thác thuộc địa, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự thay đổi cơ bản như sau.

Về kinh tế: qua hai cuộc khai thác thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; thực dân Pháp có sự đầu tư nhất định về cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề lao động,… tuy nhiên thực chất đây chính là một cơ cấu kinh tế thuộc địa mất cân bằng, thể hiện rõ nét ở tỷ lệ giữa khu vựa công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa các vùng các miền của đất nước; hơn nữa nền kinh tế thuộc địa vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.

Về xã hội: sau hai cuộc khai thác thuộc địa, xã hội ViệtNam có sự chuyển biến lớn, đã chính thức trở thành một xã hội mang tính chất thuộc địa với sự xuất hiện của các tầng lớp mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, các giai cấp cũ lại có sự biến đổi lớn. Với sự hình thành và hoàn thiện hệ thống đô thị kiểu phương tây, trong xã hội Việt Nam đã dần xuất hiện nền văn minh đô thị, một nền văn minh tiên tiến thúc đẩy xã hội Việt Nam tiến tới.

Về văn hoá tư tưởng: nền văn hoá Pháp Việt sau nhiều lần cải cách và tìm kiếm những mô hình hợp lý đã phát huy tác dụng; các cơ sở in ấn, xuất bản đã xuất hiện ở khắp các thành phố lớn, hàng loạt những tờ báo, tạp chí tiếng Pháp và chữ quốc ngữ ra đời. tạo nên tiền đề để tiếp nhận những trào lưu tư tưởng mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật , những loại hình văn học phương tây tràn vào Việt Nam. Bên cạnh đó văn hoá mới cũng tạo điều kiện cho nền văn học hiện thực phê phán xuất hiện, trở thành một công cụ để tuyền truyền cách mạng.

Câu 3: nêu quá trình chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám (1939 – 1945).

Trả lời:

Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chỉ diễn ra trong thời gian 15 ngày (14 – 28/8/1945) và đã dành được thắng lợi. Có được thắng lợi đó là do Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã biết kết hợp nhuần nhuyễn các điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan thuận lợi. Trong đó yếu tố quyết định làm nên thắng lợi là chúng ta đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi vấn đề cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó việc xây dựng lực lượng (lực lượng chính trị, vũ trang và căn cứ địa cách mạng) đã được Đảng ta khẩn trương thực hiện từk hi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ và càng được đẩy mạnh hơn nữa kêr từ sau hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII năm 1941.

Sự chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh cách mạng.

Ngay sau khi chiến thanh thế giới lần thứ II bùng nổ, trước sự chuyển biến to lớn của tình hình trong nước và thế giới, Đảng đã triệu tập Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/1939, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/1940 và Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII tháng 5/1941để chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh cách mạng. Chuyển từ nhiệm vụ đòi các quyền tự do dân sinh dân chủ sang nhiệm vụ giải phóng dân tộc và coi đây là nhiệm vụ chính cấp bách hàng đầu Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Đông Dương. Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc xây dựng lực lượng cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã được tiến hành khẩn trương.

Xây dựng lực lượng chính trị.

Để giành được độc lập dân tộc, phải tập hợp được rộng rãi các lực lượng dân tộc, tiến tới xây dựng Mặt trận thống nhất dân tộc.

Tháng 11 năm 1939, trong Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng đã đề ra chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đề Đông Dương nhằm: đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đôgn Dương để chĩa mũi nhọn vào kẻ thù trước mắt là Chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập dân tộc hoàn toàn cho các dân tộc ở Đông Dương.  

Tháng 5 năm 1941, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước Đông Dương; vì vậy ở Việt Nam đã thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt minh) để „liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo già trẻ giá trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.“

Ngày 19/5/1941: Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh) ra đời. Tháng 10/1941, Tuyên ngôn, Chương trình và điều lệ Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Sau khi thành lập, Đảng đã vận động quần chúng tham gia vào Mặt trận Việt Minh, Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp các châu của Cao Bằng đều có các Hội cứu quốc, trong đó có 3 châu hoàn toàn.

Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng được thành lập.

Ở các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung, ở Hà Nội, Hải Phòng, hầu hết các Hội phản đế đều chuyển thành các Hội cứu quốc, đồng thời các hội cứu quốc mới cũng được thành lập.

Năm 1943, Đảng đề ra bản đề cường Văn hoá Việt Nam để tranh thủ tập hợp các tầng lớp như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc … vào Mặt trận cứu nước.

Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá cứu quốc Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt Trận Việt Minh.

Đảng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương có tinh thần chống phát xít tham gia.

Báo chí của Đảng và Mặt trận Việt Minh cũng hoạt động tích cực: tờ Việt Nam độc lập, tờ Giải phóng, Chặt xiềng,… góp phần vào việc tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống thủ đoạn chính trị và văn hoá của địch.

với tất cả chủ trương, biện pháp trên, chúng ta đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu , đông đảo ở khắp thành thị, nông thôn, để khi thời cơ thuận lợi đến, Đảng ta đã có thể phát động quần chúng nhân dân nhanh chóng đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Xây dựng lực lượng vũ trang.

  Đây là công việc được Đảng ta đặc biệt coi trọng.

Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, mộ tbộ phận vũ trang khởi nghĩa được chuyển sang xây dựng thành các đội du kích hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Bước sang năm 1941, những đội du kích ở khu căn cứ này lớn mạnh lên, thống nhất lại với nhau tạo thành trung đội Cứu quốc quân I (14/2/41).

Từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942: Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích trong vòng 8 tháng để đối phó với sự vây quét của địch, sau đó lại phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng, xây dựng cở sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

Ngày 15/9/1941: trung đội Cứu quốc quân II ra đời.

Cuối năm 1941: Nguyên Ái Quốc quyết định thành lập Đội tự vệ vũ trang . Người còn tổ chức các lớp huấn luyện về chính trị, quân sự, học tập cách đánh du kích, kinh nghiệm du kích ở Nga, Tàu.

25/12/1944: trung đội Cứu quốc quân III ra đời.

ở căn cứ Cao Bằng, những đội tự vệ vũ trang, đội du kích được thành lập ngày càng nhiều. Năm 1943 Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban „xung phong nam tiến“ để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.

7/5/44: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp „sửa soạn khởi nghĩa“.

10/8/44: trung ương Đảng kêu gọi nhân dân „sắm vũ khí, đuổi thù chung“.

22/12/44: theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyền truyền giải phóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sau khi ra đời, đội đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần

Ngày 11/3/45: trong phong trào kháng Nhật cứu nước, tù chính trị ở nhà lao Ba Tở đã nổi dậy, thành lập chính quyền Cách mạng và đội du kích Ba Tơ.

Từ ngày 15 – 20/4/45: Ban thường vụ trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Cách mạng Bắc kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự và chính trị, phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ địa Cách mạng.

Uỷ ban quân sự Cách mạng Bắc kỳ được thành lập để chỉ huy các chiến khu miền bắc và giúp đở cả nước về mặt quân sự.

Ngày 15/5/45: Cứu quốc quân (gồm cả đội I, II, III)  và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã thống nhất thành Việt Nam giái phóng quân.

Công việc chuẩn bị lực lượng vũ trang chu đáo đã góp phần quan trọng cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

Xây dựng căn cứ địa.

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, công tác xây dựng căn cứ địa Cách mạng được Đảng ta đặc biệt quan tâm.

Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng thành căn cứ địa Cách mạng đầu tiên.-

Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa là dựa trên cở sở lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.

Trong những vùng căn cứ cách mạng hàng ngày diễn ra các hoạt động sản xuất, xây dựng, chiến đấu, hoạt động của các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang.

Tháng 5 năm 1945, trong không khí sục sôi trước ngày Tổng khởi nghĩa, Hồ Chí Minh đã rời Pác Bó – Cao Bằng đến Tân Trào – Tuyên Quang. Người chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.

4/6/45: theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là khu giải phóng Việt Bắc, gồm hầu hết các tỉnh Cao Bắc Lạng, Thái Hà Tuyên và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái,…

Tân Trào được chọn làm thủ đô khu giải phóng . Sau đó uỷ ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập.

Đây được coi là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Tập dượt khởi nghĩa.

Từ đầu năm 1943, Hồng quân Liên Xô đã chuyển sang phản công phát xít Đức, sự thất bại của phe phát xít đã trở nên rõ ràng. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

+ ở Bắc kỳ: các đoàn thể Việt Minh, các hội cứu quốc được xây dựng và củng cố.

+ ở Trung kỳ: phong trào của Việt Minh phát triển mạnh.

+ ở Nam kỳ: Việt Minh đã có cơ sở ở Sài Gòn, Gia Địn, Tây Ninh và nhiều tỉnh khác.

+ ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai: cứu quốc quân hoạt động mạnh, tuyên truyền vũ trang, gây dựng cơ sở chính trị, mở rộng khu căn cứ.

nhờ sự chuẩn bị toàn diện, chu đáo, khẩn chương nên khi có thời cơ khách quan thuận lợi: Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Đảng ta đã nhanh chóng phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lập ra  nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.

Câu 4: qua 3 chiến dịch: Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950 và Điện Biên Phủ 1954, hãy làm sáng tỏ bước phát triển của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở nước ta diễn ra từ năm 1946 đến năm 1954. Tuy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 8 năm (có thể coi là ngắn so với kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến 1975) nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Qua ba chiến dịch: Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới 1950 và đặc biệt là chiến dịch lịch  sử Điện Biên Phủ 1954, ta có thể tổng kết sự phát triển ấy qua các tiêu chí sau:

Chủ trương của Đảng: thay đổi ngày càng linh hoạt và đúng đắn qua mỗi chiến dịch.

Quá trình chuẩn bị của ta ngày càng hoàn thiện và nhanh chóng, thê hiện phát triển của lực lượng vũ trang và sự vững mạnh của hậu phương.

Hình thức đấu tranh phong phú hơn.

Kết quả và ý nghĩa đạt được ngày càng cao và bài học đạt được sau mỗi chiến dịch.

a)Chủ trương của Đảng.

Mỗi một chiến dịch lại diễn ra trong một hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng tình hình trong nước và tình hình thế giới giai đoạn thay đổi liên tục, đòi hỏi Đảng ta phải nắm bắt được thời cơ và đưa ra được những chủ trương, đường lối phù hợp với tình hình cụ thể, giải quyết được nhiệm vụ mà hoàn cảnh đặt ra cho kháng chiến.

a.1)Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Sau một năm kể từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ, thực dân Pháp tuy đã chiếm đóng được các đô thị và làm chủ các tuyến đường giao thông quan trọng, song chúng đã không thực hiện được ý đồ tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài, Pháp ngày càng mở rộng phạm vi chiếm đóng. Bên cạnh đó, chúng cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc dàn lực lượng để canh giữ.

Tháng 3 năm 47, chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương. Bôlae đã vạch kế hoạch tấn công lên Việt Bắc nhằm:

+ đánh phá căn cứ địa của ta, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và lực lượng chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta.

+ giành thắng lợi về mặt trận quân sự, dựa vào đó xây dựng một chính phủ bù nhìn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ phá hoại cở sở kinh tế, kho tàng, mùa màng, cướp thóc lúa,… nhằm triệt đường tiếp tế hàng hoá, làm hạn chế khả năng cách mạng của ta.

rõ ràng thực dân Pháp muốn thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Ngày 7/10/47, Pháp đã huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tấn công lên Việt Bắc, chia làm ba cánh quân (quân dù, quân bộ và quân thuỷ).

Đứng trước tình hình đó, 15/10/1947, thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “ta phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. Chỉ thị này tuy nhằm thằng vào cuộc tấn công của Pháp, nhưng mới chỉ là chủ trương giải quyết tạm thời vấn đề trước mắt, hơn nữa còn mang tính bị động.

a.2) Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thêm nhiều thuận lợi:

+ 1/10/1949: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.

+ 14/1/1950: chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước.

trong tháng 1/1950, Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là thắng lợi to lớn của Cách mạng Việt Nam, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự đồng tình của nhân dân thế giới.

Khó khăn: trước những khó khăn của Pháp về kinh tế, tài chính và quân sự, Mỹ đã ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương:

+ 13/5/49: được sự đồng ý của Mỹ, Pháp đã đề ra và thực hiện bản kế hoạch Rơve với các nội dung chính:

Tháng 6/49: Pháp đưa nhiều vũ khí mới vào Việt Nam, tập trung quân ở nam và trung bộ.

Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung.

Thiết lập hành lang đông – tây (Hải Phòng – Hà Nội -  Hoà Bình – Sơn La) nhằm cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.

Chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Việt Bắc lần hai để giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh.

+ về phía Mỹ:

7/2/50: Mỹ công nhận chính phủ Bảo Đại do Pháp thành lập.

8/5/50: Mỹ đồng ý viện trợ về kinh tế, quân sự cho quân đội Pháp, từng bước nắm quyền kiểm soát chiến tranh ở Đông Dương.

trước tình hình đó, Đảng đề ra chủ trương:

Tháng 6/50: để phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, Đảng, Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông nhằm:

+ tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

+ khai thông biên giới Việt Trung, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới.

+ mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, thúc đẩy kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để chỉ đạo, động viên bộ đội chiến đấu.

Như vậy, nếu so với chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, ta nhận thấy sự khác biệt giữa hai chủ trương đấu tranh. Trong chiến dịch Biên giới, nhận thấy hành động chuẩn bị của giặc Pháp, động thái của Mỹ, Đảng ta đã nhanh chóng vạch ra chủ trương để đối phó, hơn nữa còn chủ động mở chiến dịch tấn công địch. Điều này đã dần thay đổi vị thế của quân ta trên chiến trường, dần nắm được thế chủ động trong cuộc kháng chiến.

a.3) Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau chiến dịch biên giới thu đông 1950, Mỹ và Pháp lại càng cấu kết với nhau chặt chẽ, đưa ra những âm mưu mới.

23/12/50: Mỹ ký với Pháp hiệp định “phòng thủ chung Đông Dương”_ Mỹ chính thức viện trợ về kinh tế - quân sự - tài chính cho quân Pháp và tay sai, qua đó từng bước thay thế Pháp ở Đông Dương.

9/51: Mỹ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mỹ.

Thực hiện âm mưu trên, từ 1950 đến 1954, ngân sách viện trợ của Mỹ trong tổng số ngân sách cho cuộc chiến tranh ngày càng tăng (19% 73%); 6/12/50: Pháp cử tướng Đờ lát đờ tát xi nhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội Viễn chinh kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, cùng với một bản kế hoạch mới do Pháp và Mỹ cùng đề ra.

với bản kế hoạch này, Pháp và Mỹ đã đẩy chiến tranh ở Đông Dương lên một quy mô lớn hơn; làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.

Sau chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến của ta cũng đã bước sang giai đoạn mới, quân ta bắt đầu giành được thế chủ động trên chiến trường. Để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng  nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (11 – 19/12/51) ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Qua đại hội, Đảng đã xác định rõ đường lối chống Pháp của mình.

Để đối phó với kế hoạch Đờlát đờ tátxinhi, đối phó với những đợt càn quét lớn của địch và giữ vững thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ, đẩy địch vào sâu thế bị động, Đảng và chính phủ đã đề ra chủ trương “tích cực đánh vận động”. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, quân ta đã chủ động mở liên tiếp 3 chiến dịch. Sau đó là đến các chiến dịch lớn hơn như chiến dịch Hoà Bình đông xuân 51 – 52, chiến dịch Tây Bắc thu đông 52, chiến dịch thượng Lào xuân hè 53. Các chiến dịch này đều đạt được kết quả như chủ trương mà Đảng đặt ra, quân ta đã giứ vững và phát huy được thế chủ động trên chiến trường chính bắc bộ.

Trước sự thất bại và sa lầy của Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương, ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

7/5/53: với sự thoả thuận của Mỹ, Pháp đã cử tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Viễn chinh Pháp ở Đông Dương với bản kế hoạch quân sự Nava. Cả Pháp và Mỹ đều hy vọng sẽ giành được thắng lợi quân sự quyết định trong vòng 18 tháng để kết thúc chiến tranh trong danh dự. 

Trước âm mưu và hàng động mới của địch, tháng 9/53: bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự Đông xuân 53-54. Quân ta đã mở hàng loạt chiến dịch tấn công địch ở hầu khắp chiến trường Đông Dương. Bằng 4 cuộc tiến công ở 4 hướng chiến lược khác nhau, ta buộc tướng Nava phải phân tán lực lượng quân cơ động thành 5 nơi tập trung quân khác nhau, làm phá sản ý định tập trung quân cơ động chiến lược để phòng ngự ở Bắc bộ, tấn công chiến lược ở Nam trung bộ của Nava. Qua đó ta đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

Tuy gặp thất bại trong các chiến dịch Đông xuân 53 – 54, nhưng dã tâm xâm lược của Pháp và Mỹ rất lớn, chúng vẫn không bỏ cuộc. 20/11/53: phát hiện thấy hướng tiến công của quân chủ lực ta vào khu vực Tây bắc và thượng Lào, thực dân Pháp đã điều một lượng lớn quân đội theo hướng đó, chiếm bằng được Điện Biên Phủ. Chúng đã nhận thấy vị trí ý nghĩa chiến lược to lớn của khu vùng này: Điện Biên Phủ là một thung lũng nằm ở vùng núi rừng Tây bắc, gần biên giới với Lào, chỉ cần có thể kiểm soát được nơi này, đồng nghĩa với việc có thể khống chế cả bốn nước Việt Nam, Lào, Miến Điện và Trung Quốc.

Pháp và Mỹ đã đầu tư xây dựng Điên Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm quân sự được coi là mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ với lực lượng lúc đông nhất là 16200 lính cúng với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Với cách bố phòng như vậy, các tướng tá của Pháp, Mỹ đều chủ quan cho rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá, một “Véc – đoong của thế kỷ XX”, là một con nhím khổng lồ giữa núi rừng Tây Bắc. Và chúng ngạo mạn tuyên bố rằng: “Nếu bộ đội của ta đánh lên Tây bắc sẽ không tránh khỏi bị nghiền nát.”

Đứng trước tình hình này, ngày 6/12/1953: Trung ương Đảng họp, phân tích tình hình thuận lợi khó khăn giữa ta và địch, đã quyết định thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ tư lệnh, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ_một trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch với mục đích: tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây, giải phóng vùng Tây bắc, tạo điều kiện giải phóng bắc Lào, đồng thời tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương.

Như vậy, đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta đã có thể nhận ra rõ ràng sự phát triển trong đường lối, chiến lược của Đảng. từ thế bị động, phản kháng lại hành động tấn công, Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngày càng nắm bắt được tình hình, nhanh chóng phân tích và đề ra được chiến lược đấu tranh đúng đắn, giúp quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường, từ việc đề ra chiến lược đấu tranh chống lại khó khăn trước mắt đã chuyển sang sách lược lâu dài. Hơn thế nữa, từ việc đấu tranh vì lợi ích dân tộc, bảo vệ đất nước Việt Nam, dần dần sự đấu tranh của quân ta đã phát triển thành đấu tranh mang tính chất quốc tế, tầm nhìn rộng ra khu vực, giúp đỡ những nước láng giềng với ta, vì lợi ích chung của cả khu vực.

b) Công tác chuẩn bị.

b.1) Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Để đối phó với sự tấn công của địch, chuẩn bị cho phản công, người già và trẻ em đã được di tản đến nơi không xảy ra chiến sự; các cơ quan, xưởng máy được chuyển về nơi an toàn. Dân quân khẩn trương luyện tập, ngày đêm canh gác. Lực lượng vũ trang cũng khẩn trương làm quen trận địa.

Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, do địa hình hiểm trở nên tư tưởng cán bộ nhân dân chủ quan, hơn nữa còn nằm trong thế bị động, bị địch tấn công và chiến tranh mang tính chất phản công nên trong quá trình chuẩn bị còn vội vàng, vũ khí còn thô sơ lạc hậu, vì vậy quân ta tuy giành chiến thắng nhưng cũng tổn thất tương đối.

b.2) Chiến dịch Biên giới 1950.

Để chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Bên ta, để chuẩn bị cho kế hoạch tấn công địch, các đơn vị thuộc đại đoàn 308, trung đoàn 209, 174, 4 đại đội pháo binh cùng lực lượng vũ trang của liên khu Việt Bắc và Cao Bằng, Lạng Sơn đã bí mật tập trung ở khu vực biên giới Đông Bắc giáp Trung Quốc, tấn công bất ngờ lực lượng quân địch ở đây.

Vì lần này, chiến tranh mang tính chất tấn công nên công tác chuẩn bị được tiến hành bí mật, khi tấn công đảm bảo được tính chất bất ngờ, làm địch không kịp trở tay, vì vậy nên khi quân ta được lệnh nổ sung mở màn chiến dịch Biên giới, chỉ mất có 2 ngày đã hoàn toàn làm chủ trận địa, chiếm lấy cụm cứ điểm Đông Khê – vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ của địch. Hơn nữa, do có sự chuẩn bị cẩn thận, được lên kế hoạch tỉ mỉ chính xác mà kết quả, quân ta đã hoàn toàn làm thất bại kế hoạch phản công thâm hiểm của địch, đạt được những kết quả có ý nghĩa to lớn.

b.3) Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Trước sự phá sản bước đầu trong kế hoạch quân sự Nava, địch quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành tâm điểm kế hoạch. Vì vậy, muốn kết thúc chiến tranh, ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng cho địch một đòn quyết định.

Ngày 6/12/1953: Trung ương Đảng họp, nhận định: Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ  là dễ bị cô lập.  nó xa hậu phương của địch, mọi tiếp tế vận chuyển đều dựa vào đường hàng không nên nếu ta mà cắt đứt được chi viện bằng đường hàng không thì Điện Biên Phủ sẽ rơi vào thế hoàn toàn bị cô lập.

Về phía ta, ta hoàn toàn có thể mở chiến dịch và tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vì: sau hàng loạt cuộc tấn công chiến lược giai đoạn 53 – 54 giành thắng lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời cơ cho quân ta mở cuộc tấn công vào Điện Biên Phủ; hậu phương của ta tuy xa nhưng vững mạnh và đang chuyển mình trong cách mạng ruộng đất nên có thể khắc phục được những khó khăn, đảm bảo sự chi viện cho chiến trường.

Bộ chính trung ương Đảng đã thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Công tác chuẩn bị được bắt đầu từ cuối năm 53. Để phục vụ cho chiến dịch, ta đã huy động 55000 quân, hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27000 tấn gạo, 628 ô tô vận tải, thuyền bè, xe đạp, xe trâu bò ngưa, … để vận chuyển vũ khí, lương thực, đan dược,… phục vụ cho chiến dịch.

đến đầu thàng 3/1954, công tác chuẩn bị cho chiến dịch mới hoàn tất.

Như vậy, nếu so sánh về mặt thời gian và mức độ, quy mô thì ta nhận thấy, công tác chuẩn bị cho các chiến dịch ngày càng hoàn thiện, ngày càng nhanh chóng và đầy đủ, chiền dịch sau lại tốt hơn chiến dịch trước. Chiến dịch Tây Bắc là chiến dịch mang tính chất phòng thủ nên lực lượng vũ trang của ta còn chưa thực sự là lực lượng chính quy. Chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công có quy mô lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, với sự tham gia của các đơn vị thuộc đại đoàn, trung đoàn, đại đoàn pháo binh,… Còn chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân cả nước: lực lượng bộ đội được huy động đông nhất, 55000 quân gồm 5 đại đoàn, cùng với các tiểu đoàn thuộc đơn vị công binh, vận tải thông tin, quân y phối thuộc, còn có 26000 dân công hoả tuyến, cùng với trang bị hiện đại nhất và hàng loạt các loại phương tiện vận tải, đảm bảo tiến hành chiến dịch liên tục, dài ngày. Sức người sức của chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ đã thể hiện rõ sự phát triển của quân đội, cũng như sự vững mạnh của hậu phương ta trong kháng chiến trống thực dân Pháp.

c)Hình thức đấu tranh.

Trong chiến dịch Tây Bắc, ta chọn cách đánh du kích, tập kích địch ở những khu vực địa hình trọng yếu “mạnh ta yếu địch” như khu vực địa rừng, núi, sông hiểm trở. Đối phó với quân dù nhảy dù xuống các khu vực Chợ Đồn, Chợ Mới,.. ta chủ động bao vây, tấn công địch; với quân bộ, ta phục kíchchặn đánh địch trên đường số 4, tại những địa hình hiểm trở tiêu biểu như trận đèo Bông Lau; với cánh quân thuỷ, ta chặn đánh địch trên những khúc sông hiểm trở.

Trong chiến dịch Biên giới, ta thực hiện kế hoạch “đánh điểm, diệt viện”, sử dụng số quân ít hơn so với địch, lựa chọn chính xác vị trí then chốt trong hệ thống phòng thủ của địch  thể hiện sự khôn khéo của ta. Với những cánh quân rút lui, cánh quân tiếp viện của địch, ta cũng chủ động truy kích, phục kích chặn đánh quyết liệt.

Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu vào ngày 13/3/1954, diễn ra 3 đợt tấn công và kết thúc vào ngày 7/5/1954, kéo dài 54 ngày đêm. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng vũ trang của ta sử dụng kết hợp rất nhiều hình thức đấu tranh khác nhau: có tấn công trực tiếp đánh giáp lá cà với địch, kết hợp sử dụng các laoij vũ khí hiện đại, có tập kích địch, dùng bom mìn, lựa chọn địa hình chiến lược để tấn công,…

d)Kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm.

Chiến dịch Việt Bắc 1947.

Sau hơn 2 tháng chiến đấu dũng cảm, quân ta đã buộc thực dân Pháp phải rút quân khỏi Việt Bắc, ta đã tiêu diệt và bắt sống được 6000 tên địch. Bắn rơi nhiều máy bay, đánh chìm nhiều tầu chiến, cano, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Các cơ quan đầu não của ta được bảo toàn, bộ đội chủ lực có thêm kinh nghiệm chiến đấu, trưởng thành.

Tuy Pháp chiếm được một số vị trí ở đường số 3 và số 4 nhưng chúng đã không thể thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, buộc phải đánh lâu dài với ta. Với chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947_chiến dịch phản công lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đã bước sang một giai đoạn mới.

Chiến dịch Biên giới 1950.

Kết thúc chiến dịch Biên giới, ta đã tiêu diệt được hơn 8000 tên địch, giải phóng được tuyến biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập dài 750km với 35 vạn dân, vùng căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng; chiến thắng này còn chọc thủng “hành lang Đông – Tây” của Pháp, phá vớ thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc, kế hoạch Rơve của địch đã chính thức phá sản.

Như vậy, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là với Trung Quốc được khai thông. Chiến dịch biên giới đánh dấu bước trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là chiến dịch tiến công có quy mô lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Chiến dịch Biên giới tạo ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: ta nắm được quyền chủ động chiến lược tiến công địch trên chiến trường chính, địch ngày càng rơi vào thế bị động.

Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 54 ngày đêm (13/3/54 – 7/5/54). Đến ngày 7/5/54, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch đã hoàn toàn bị tiêu diệt, ta tiêu diệt và bắt sống 16200 tên, toàn bộ kho tàng, vũ khí của địch bị tịch thu hoặc bi phá huỷ, 57 máy bay bị bắn rơi.

Trong khi bộ đội tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã phối hợp nhịp nhàng, tiến công địch khắp nơi, làm cho quân Viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ thêm cô lập, tuyệt vọng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp cao nhất của chiến cuộc Đông Xuân 53 – 54, là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện căn bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao đạt được thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mos