ĐC
1. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của d. một sự vật đơn giản hay lớp các sự vật cùng
2. Phép phủ định của phán đoán: Là thao tác lôgíc nhờ đó tạo ra phán đoán mới có giá trị lôgíc ngược với ...........
a. giá trị lôgíc của phán đoán ban đầu.
3. Suy luận là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ ..........
d. một hay nhiều phán đoán đã có.
4. Diễn dịch là suy luận đi từ những tri thức về ...
c. cái chung đến tri thức về cái riêng.
5. Diễn dịch trực tiếp là loại suy diễn xuất phát từ .............., rút ra kết luận từ tiền đề đó được gọi là suy diễn (diễn dịch) trực tiếp.
a. một tiền đề
6. Phép đối lập vị từ là một loại suy diễn trực tiếp, trong đó kết luận được rút ra bằng cách giữ nguyên giá trị của tiền đề ......................; còn vị trí đối lập với vị từ của tiền đề thành chủ từ của kết luận và đổi chất của tiền đề ấy.
d. khi chuyển chủ từ của tiền đề thành vị từ của kết luận
7.Chứng minh là một thao tác lôgíc để khẳng định tính chân lý của một luận điểm nào đó, .............................. mà tính chân lý đã được thực tiễn xác nhận.
e. bằng cách dựa vào những luận điểm
8. Chứng minh trực tiếp là tìm luận cứ, xây dựng luận chứng nhằm .........................., hoặc vạch rõ tính không chân thực của một luận đề cần bác bỏ.
b. trực tiếp vạch ra tính chân thực của một luận đề cần chứng minh
9.Bác bỏ là thao tác lôgíc nhằm vạch ra căn cứ lôgíc khẳng định ..................... Thực ra bác bỏ cũng là chứng minh, nhưng là chứng minh không phải chỉ ra tính chân thực của luận đề mà vạch ra tính giả dối của nó.
c. tính giả dối của luận đề
10. Luận chứng của bác bỏ là những cách thức, những phương pháp cùng với những quy luật, quy tắc được sử dụng trong .......................để rút ra tính giả dối của luận đề bác bỏ.
a. quá trình liên kết các luận cứ bác bỏ
11.Quy luật lô gíc của tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại của ................................cấu thành của tư tưởng hoặc giữa các tư tưởng trong quá trình tư duy
c. các bộ phận
12.d. Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp vào từng giác quan các thuộc tính riêng biệt của sự vật
13.c.Tri giác là sự tổng hợp của nhiều cảm giác đem lại, là sự phản ánh trọn vẹn, trực tiếp tất cả các thuộc tính của sự vật thông qua các giác quan và nhờ sự kết hợp của những giác quan ấy.
14.a. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được lưu giữ lại trong trí nhớ (sau khi đã được tri giác giữ lại hoặc tái hiện lại trong bộ óc khi sự vật không còn tồn tại trực tiếp trước con người). Biểu tượng đã mang tính chất gián tiếp, là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính.
15.b. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản, khác biệt của sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật, hiện tượng nhất định. Khái niệm thường được biểu hiện bằng từ hoặc cụm từ.
16.
a. Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức. Phán đoán thường là khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm nào đó liên quan đến đối tượng tư duy trên cơ sở liên kết hai hay nhiều khái niệm. Phương tiện biểu đạt phán đoán thường là một câu hay mệnh đề.
17.
d. Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức. Có hai cách lập luận cơ bản là suy luận hay luận chứng. Suy luận là quá trình tư duy xuất phát từ những phán đoán đã biết, gọi là tiền đề để rút ra những phán đoán mới, gọi là kết luận.
18.
d. Hình thức lôgíc của tư duy là cấu trúc chung, là phương thức chung liên kết giữa các thành phần của tư tưởng với nhau. Đó là sự phản ánh cấu trúc chung của các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa sự vật, hiện tượng với các thuộc tính của nó.
19.Các qui tắc, qui luật của lôgíc hình thức là sự phản ánh ......................... giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng không phụ thuộc vào thành phần giai cấp, dân tộc
a. những mối liên hệ
20.
a. Lôgíc hình thức chỉ nghiên cứu những tư tưởng, khái niệm phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của nó, bỏ qua sự hình thành, biến đổi phát triển của các khái niệm, tư tưởng đó. Đặc điểm này cũng nói lên sự hạn chế của lôgíc hình thức.
21.
a.Từ hay cụm từ là hình thức ngôn ngữ để biểu thị khái niệm, là phương tiện ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về những dấu hiệu của đối tượng được khái niệm phản ánh.
22.Nội hàm của khái niệm là tổng hợp những thuộc tính bản chất (còn gọi là dấu hiệu cơ bản) của ........................................được phản ánh trong khái niệm.
a.đối tượng hay lớp các đối tượng
23.Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những đối tượng ...................được phản ánh trong khái niệm.
d. có thuộc tính bản chất
24.Hai khái niệm đồng nhất là hai khái niệm có ................... hoàn toàn trùng nhau.
d. nội hàm tương ứng với nhau và có ngoại diên
25.Quan hệ bao hàm là quan hệ giữa hai khái niệm mà ...................của khái niệm khác.
c. ngoại diên của khái niệm này chứa trong nó ngoại diên
26.Hai khái niệm giao nhau là hai khái niệm mà nội hàm của chúng ...............và ngoại diên của chúng có một số đối tượng chung.
c.không loại trừ nhau
27.Quan hệ cùng phụ thuộc là quan hệ giữa các khái niệm mà ..............................., ngoại diên của chúng chỉ là những bộ phận của ngoại diên một khái niệm khác.
d.ngoại diên của chúng không có đối tượng chung
28.
c. Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa hai khái niệm trong đó, nếu một phần tử đã thuộc về ngoại diên của khái niệm này thì không thuộc về ngoại diên của khái niệm kia; ngược lại, nếu không thuộc về ngoại diên của khái niệm kia thì chắc chắn thuộc về ngoại diên của khái niệm này.
29.Hai khái niệm đối lập là hai khái niệm mà nội hàm của chúng có những thuộc tính trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng chỉ là ....................của ngoại diên một khái niệm khác.
a.hai bộ phận
30.Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh những .......................... trong hiện thực.
a.đối tượng hoặc một lớp đối tượng xác định
31.Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các ......................của đối tượng.
c.thuộc tính, các quan hệ
32.
a.Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối tượng, của các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng.
33.d. Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự không tồn tại của đối tượng, của dấu hiệu hay quan hệ của nó
34.Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của chúng ....................................của khái niệm khác
b. quy định sự tồn tại
35. Khái niệm không quan hệ là khái niệm phản ánh đối tượng mà sự tồn tại của nó ............................vào khái niệm khác.
d. mang tính độc lập, không phụ thuộc
36.Khái niệm riêng (hay khái niệm đơn nhất) là khái niệm mà ngoại diên của nó chỉ chứa ..........................
a. một đối tượng cụ thể duy nhất
37.Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên của nó chứa ................ đối tượng trở lên.
a. một lớp từ hai
38.Khái niệm tập hợp là khái niệm mà ngoại diên của nó chứa lớp đối tượng đồng nhất như là .....................................
a.một chỉnh thể, không thể tách rời
39.d. Khái niệm loại là khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con.
40.c. Khái niệm hạng là khái niệm có ngoại diên là lớp con được phân chia từ khái niệm loại.
41.b. Mở rộng khái niệm là thao tác lôgíc nhờ đó ngoại diên của khái niệm từ chỗ hẹp trở nên rộng hơn bằng cách bớt một số thuộc tính của nội hàm, làm cho nội hàm nghèo nàn hơn.
42.b.Thu hẹp khái niệm là thao tác lôgíc nhờ đó ngoại diên của khái niệm từ chỗ rộng trở nên hẹp hơn bằng cách thêm vào nội hàm một số thuộc tính mới, làm cho nội hàm phong phú hơn.
43. Có mấy quy tắc định nghĩa khái niệm:c. Bốn
44.d. Phán đoán là hình thức lôgíc cơ bản của tư duy, là sự liên kết các khái niệm, nhằm khẳng định hoặc phủ định một dấu hiệu nào đó của đối tượng tư duy mà ta có thể xác định được giá trị đúng (hay chân thực) hoặc sai lầm (hay giả dối) của nó.
45.Chủ từ và vị từ của phán đoán được gọi là các thuật ngữ của phán đoán. Giữa chủ từ và vị từ là một liên từ làm nhiệm vụ .........................................của phán đoán được gọi chung là hệ từ lôgíc.
d. liên kết hai thành phần
46. Có mấy cách phân loại phán đoán đơn:b. Ba
47. Trong hình vuông lô gíc, phán đoán khẳng định chung xảy ra hai trường hợp trong
a. quan hệ bao hàm và đồng nhất.
48.Trong hình vuông lôgíc, phán đoán khẳng định riêng, chủ từ và vị từ trong phán đoán I chân thực chỉ tồn tại xảy ra hai trường hợp ở
b. quan hệ bao hàm và quan hệ giao nhau
49. Trong hình vuông lôgíc, phán đoán phủ định riêng, chủ từ và vị từ chỉ chân thực trong
b. quan hệ bao hàm và quan hệ giao nhau
50. Phép phủ định của phán đoán là thao tác lôgíc nhờ đó tạo ra phán đoán mới có giá trị lôgíc ................với giá trị lôgíc của phán đoán ban đầu.
d.ngược
51. Phép hội của phán đoán (phán đoán liên kết) là hai phán đoán P, Q có thể liên kết với nhau bằng liên từ lôgíc “VÀ” lập thành ....................... Phán đoán này được gọi là phép hội của hai phán đoán P, Q.
d.một phán đoán phức
52. d. Phép đảo ngược là suy luận dạng diễn dịch trực tiếp, kết quả ta thu được phán đoán mới từ phán đoán ban đầu trong đó chất và giá trị phán đoán không thay đổi. Chủ từ và vị từ đổi vị trí cho nhau
53:a.Trong phép chuyển hóa, chủ từ giữ nguyên. Số lượng ngoại diên trong khái niệm đứng làm chủ từ cũng được giữ nguyên. Giá trị của tiền đề không thay đổi. Chất của phán đoán thay đổi vì từ nối của nó được thay bằng từ nối đối lập. Vị từ của kết luận được thay bằng vị từ đối lập.
54. a.Trong phép đối lập vị từ, giá trị của phán đoán không thay đổi. Chất của phán đoán thay đổi, bởi vì từ nối của nó thay đổi. Chủ từ chuyển thành vị từ, còn vị từ đối lập chuyển thành chủ từ. Lượng từ có thể thay đổi hoặc không thay đổi phụ thuộc vào mối quan hệ giữa khái niệm đứng làm chủ từ và khái niệm đứng làm vị từ thuộc vào quan hệ nào.
55. Có mấy qui tắc chung của tam đoạn luận, chọn đáp án đúng nhất vàe. Tám
56. d. Suy diễn từ hai tiền đề cũng là một kiểu tam đoạn luận. Khác với tam đoạn luận truyền thống, các tiền đề của kiểu suy diễn này không có dạng : A, E, I, O, mà là các phán đoán phức.
57. Tìm đáp án đúng nhất :
P ® Q
P
Q
Quy tắc này là:
a. quy tắc kết luận
58. Tìm đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống:
P ® Q
ù Q
ù P
c. quy tắc kết luận phản đảo
59. Tìm đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống:
P ® Q
Q ® R
P ® R
b. quy tắc bắc cầu kéo theo
60. P Ú Q
ù P
Q d. quy tắc lựa chọn
61. Trong suy luận quy nạp, thông thường tiền đề là những ..................., còn kết luận lại là những phán đoán chung, phán đoán phổ biến.
d. phán đoán riêng
62. b. Suy luận tương tự là suy luận căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.
63. Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh tính .........................trên cơ sở chứng minh tính không chân thực của phản luận đề.
a. chân thực của luận đề
64. Chứng minh phản chứng là kiểu chứng minh trong đó ta xác lập tính .............................và theo luật bài trung, ta rút ra tính chân thực của luận đề.
d. không chân thực của phản đề
65. Chứng minh loại trừ là kiểu chứng minh gián tiếp trong đó .......................được rút ra bằng cách xác lập tính không chân thực của tất cả các thành phần trong phán đoán lựa chọn.
c.tính chân thực của luận đề
66. Bác bỏ luận đề là loại bác bỏ trong đó xác định luận đề nào đó là giả dối hay không chính xác. Đây là loại bác bỏ có sức thuyết phục nhất, vì nó ...................
a. trực tiếp loại bỏ luận đề.
67. a. Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thực, không đầy đủ của luận cứ; luận cứ không chân thực không đầy đủ thì luận đề không thể đứng vững, luận đề cũng bị bác bỏ.
68. Bác bỏ luận chứng là vạch ra những sai lầm, vi phạm các ....................trong quá trình chứng minh.
d. quy tắc, quy luật lôgíc
69. Có mấy quy tắc với luận đề, tìm đáp án đúng nhất và:a. ba
70. Có mấy quy tắc với luận cứ, tìm đáp án đúng nhất và:a. ba
71. Có mấy quy tắc với luận chứng, tìm đáp án đúng nhất và:a. ba
72. a. Để đảm bảo tính chính xác và chân thực trong quá trình lập luận thì mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất. Nói cách khác, trong quá trình lập luận, mỗi tư tưởng (khái niệm hay phán đoán) phải đồng nhất với chính nó.
73. Quy luật cấm mâu thuẫn là với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái ngược nhau thì không thể ..............................
a. đồng thời cùng đúng.
74. c. Quy luật bài trung cho rằng: Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ mà có hai phán đoán phủ định nhau, thì chúng không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán phải đúng, phán đoán kia sai, không có cái thứ ba.
75. Quy luật lý do đầy đủ được phát biểu như sau: Mỗi tư tưởng .................... là chân thực nếu có lý do đầy đủ.
d.được thừa nhận và sử dụng
76. Có mấy hình thức cơ bản trong tư duy biện chứng, chọn đáp án đúng:b. bốn
77. Biện chứng chủ quan (tức là tư duy biện chứng) và biện chứng khách quan, về thực chất là ......................................; tư duy có thể phản ánh tồn tại một cách đúng đắn, chân thực.
d. thống nhất với nhau, bởi vì tư duy của con người và tồn tại khách quan là có tính thống nhất
78. Có mấy quy tắc cơ bản của lôgíc biện chứng, tìm đáp án đúng nhất và:a. năm
79. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho ............................trong quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật
a. quy nạp và diễn dịch
80. d. Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó.
81. b.Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ.
82.c.Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn
83.
b. Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.
84. Hãy xác định các câu đúng (đ):
1. S Nhận thức cảm tính theo thứ tự gồm: cảm giác, biểu tượng, tri giác.S
2. S Nhận thức lý tính theo thứ tự gồm: cảm giác, tri giác, biểu tượng.S
3. Đ Nhận thức lý tính theo thứ tự gồm: khái niệm, phán đoán, suy luận.
4. Đ Nhận thức cảm tính theo thứ tự gồm: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
5. S Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên của nó chỉ chứa một đối tượng cụ thể duy nhất.
6. S Chúa là khái niệm vô hạn
7. S Nước là khái niệm hữu hạn.
8. Đ Ma là khái niệm rỗng.
9. Đ Nhân dân là khái niệm tập hợp.
10. Đ Chúa là khái niệm rỗng.
86. c. Lôgíc biện chứng không bác bỏ lôgíc hình thức, mà chỉ vạch rõ ranh giới của nó, coi nó như một hình thức cần thiết nhưng không đầy đủ của tư duy lôgíc. Trong lôgíc biện chứng, học thuyết về tồn tại và học thuyết về sự phản ánh tồn tại trong ý thức liên quan chặt chẽ với nhau.
87. Tìm đáp án đúng nhất :
Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác. Tư duy lôgíc tự giác đem lại những lợi ích sau :
a. Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn, tư duy con người chủ động, tự giác và thông minh hơn.
b. Giúp con người tìm ra những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đạt tới chân lý khách quan; phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư tưởng của người khác.
c. Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.
d. Vạch ra thuật đánh tráo khái niệm
h. cả a,b,c,d
88. Có mấy cách phân chia theo nội hàm của khái niệm, tìm đáp án đúng nhất và:
a. ba
89. Có mấy cách phân chia theo ngoại diên của khái niệm, tìm đáp án đúng nhất và: b. bốn
90. Có mấy kiểu định nghĩa khái niệm, tìm đáp án đúng nhất và:b. bốn
96. Tìm đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống:
Xét phán đoán P ® Q, khi P đúng thì Q cũng đúng, khi đó P được gọi là ..........của Q.
a. điều kiện đủ
b. điều kiện cần
c. điều kiện cần và đủ
97. Xét phán đoán ù P ®ùQ, khi ùP đúng thì ù Q cũng đúng, khi đó P được gọi là ........ của Q.
a. điều kiện đủ
98. * S là P S không là P (S không là P ).
* S không là P S là không P ( S là P ).
b. phép chuyển hoá
99. Trong hình vuông lô gíc, phán đoán I có thực hiện được phép đối lập vị từ không?
b. không
100. Trong hình vuông lô gíc, phán đoán O thực hiện phép đối lập vị từ trong quan hệ nào
c. cả a và b
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top