Phân tích khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ


ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Phân tích khổ 3

Mở bài

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 được in trong tập thơ Điên là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của cô gái Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương xứ Huế thơ mộng trữ tình. Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng, khổ cuối bài thơ đã bộc lộ tâm trạng mơ tưởng, hoài nghi của tác giả qua hoài niệm cảu khách đường xa (hoặc qua hoài niệm về người thôn Vĩ trong mộng ảo xa xôi)

Giới thiệu chung

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời gắn với mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử, cảm xúc từ chính tâm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi kèm lời thăm hỏi, động viên khi tác giả mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ có liên quan đến một tình cảnh riêng, một nỗi niềm riêng nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn hơn một tình yêu đôi lứa. Gần 80 năm nay, nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ thể để trở thành tiếng lòng khao khát yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống của con người nói chung trong cuộc đời.

Thân bài

Nếu khổ thơ thứ hai mở ra không gian thôn Vĩ bên dòng sông Hương cùng với hình ảnh gió, mây, sông nước chất chứa nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ trước thực tại phũ phàng thì đến đây "bến sông trăng" và thuyền trăng đã "đưa" thi nhân vào mộng ảo. Trong cõi "mơ" vô thức ấy, thi nhân như chìm vào hoài niệm về người thôn Vĩ với bao nỗi khát khao mong chờ

" Mơ khách đường xa, khách đường xa"

Chính là người tình xa mà nhà thơ đã nhắc đến trong 8 khổ đầu với vẻ đẹp "lá trúc chen ngang mặt chữ điền" dịu dàng đầy nữ tính. Hình bóng ấy giờ đây cũng xuất hiện ở khổ thơ cuối nhưng lại trở nên xa xăm, mờ nhạt như trong cõi mộng. Từ "mơ" đã gọi lên nhạc điệu chơi vơi, cảm giác mong lung hư ảo. Đây là trạng thái vô thức cho thấy con người đang chìm vào ảo giác để đến với "khách đường xa". Điệp ngữ "khách đường xa" lặp đi lặp lại hai lần trong một giọng điệu khắ khoải, tha thiết kết hợp với nhịp thơ 4/3: "Mơ khác đường xa / khách đường xa" đã làm người trong mộng càng lúc càng trở nên xa xôi hơn. Vì vậy, khiến cho nỗi mong ngóng của thi nhân càng da diết lại càng như bị đẩy lùi vô vọng.

Bởi vì sự cách xa giờ đây không chỉ là trong không gian khi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh ở Quy Nhơn, còn người thôn Vĩ lại đang ở Huế mà còn là khoảng cách về thời gian giữa một bên là quá khứ chưa lời ước hẹn và một bên là hiện tại bệnh tật bi thương. Khoãng cách ấy càng khó lấp đầy bởi một tình yêu vô vọng ở thi nhân.

Chỉ một từ "em" trong câu thơ thứ hai đã cụ thể hóa hình ảnh bóng người đẹp khách đường xa. Tất cả mơ tưởng về em chỉ còn đọng lại trong sắc áo:

"Áo em trắng quá nhìn không ra"

Tà áo trắng đặc trưng của người thiếu nữ thôn Vĩ, người thiếu nữ xứ Huế nói chung trong hiện thực đã được ảo hóa thành sắc trắng nhạt nhòa, sắc màu tựa hiện thực đã chuyễn thành sắc màu tâm lý: "Áo em trắng quá" đến mức "nhìn không ra" vẽ đẹp cũa màu áo trắng tinh khôi, hồn nhiên của em ngày xưa với thi nhân giờ đây quá tầm với, càng dõi theo lại càng xa cách. Cũng giống như cách diễn tả sắc xanh ở khổ thứ nhất: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" , sắc trắng ở đây cũng được tác giả cực tả ở một mức độ tuyệt đối, tột cùng khiến cho người thôn Vĩ hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ như gần mà như xa, như thực mà như mơ, vừa thân thiết gần giũ lại vừa khuất lấp xa vời.

Không chỉ "áo em trắng", sương trắng, khói trắng mà hình ảnh con người cũng mờ ảo nhạt nhòa bởi thi nhân cảm nhận bằng nỗi niềm tâm trạng hoài nghi, vừa hy vọng vừa như trách móc lại vừa thoáng một nỗi buồn xa vẵng cô đơn:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà".

" Nhân ảnh" là chỉ bóng người, bóng hình người con gái ấy giờ đây đã trở nên mờ nhạt trong sương khói của đất trời. "Ở đây" có thể là Huế vì Huế được biết đến là một vùng đất của khói sương, và sương khói ấy đã làm cho hình bóng của em trờ nên tan loãng, mờ nhạt. Còn nếu "ở đây" là Quy Nhơn thì sương khói ấy chính là sương khói cuộc đời đang giăng kín khiến nhà thơ cảm thấy đầy mặc cảm trước những cách trở, chia lìa cảu số phận, không chỉ "sương khói" của thời gian "sương khói" của không gian mà còn là sương khói cảu mối tình vô vọng đã làm mờ nhân ảnh khiến mọi khoảng cách về mối tình đời của nhà thơ khao khát mờ nhạt, xa vời. Thi nhân cảm thấy sự tồn tại cảu cuộc đời này là quá ngắn ngủi, mong manh. Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ cất lên trong nỗi bâng khuâng, hoài nghi đến tuyệt vọng: "ai biết tình ai có đậm đà".

Đại từ phiếm chỉ "ai" lặp đi lặp lại hai lần như để nhà thơ trực tiếp giải bày bao nỗi tâm tư, bao niềm day dứt về tình người và tình đời. "Ai" là em, người thôn Vĩ hay "ai" chính là Hàn Mặc Tử. "Ai biết tình ai có đậm đà?" là một câu hỏi đồng thời là lời khẳng định vừa bâng khoâng, thắc mắc về người em xa xôi, vừa xác nhận tình yêu nồng nàn của mình. Biết tình người có đậm dà, tha thiết hay cũng mờ ảo nhạt nhòa như khói sương đêm trăng. Câu thơ là tiếng than tuyệt vọng trước thân phận bi thương và duyên phận lỡ là, ngang trái của thi sĩ họ Hàn tài hoa bạc mệnh, cũng là lời đáp cho câu hỏi mở đầu bài thơ: "Ai biết ... mà trở về chơi thôn Vĩ". Câu hỏi cuối khép lại bài thơ trong nỗi hoài nghi, ngậm ngùi, tuyệt vọng nhưng ta vẫn thấy ở đó niềm khát khao tha thiết của thi nhân đối với tình người, với cuộc đời trần thế. Đây chính là giá trị nhân văn, là giá trị nhân sinh cao đẹp cảu khổ thơ nói riêng và nhà thơ nói chung.

Kết bài

Với 3 khổ thơ xinh xắn, ngôn ngữ trong sáng, tao nhã, hình ảnh biểu hiện nội tậm, bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ mà đặc biệt là khổ thơ cuối đã đi từ tình cảnh riêng, tâm trạng riêng của Hàn Mặc Tử để tìm đến những sự đồng cảm lớn lao và ở lại trong trái tim độc gải bao thế hệ. Bài thơ đã trở thành tiếng lòng khát khao yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống cảu Hàn Mặc Tử nói riêng, con người nói chung trong cuộc đời.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thơ-ca